Chính sách và cải cách ngoại thương trên bình diện tổng thể nền kinh tế

Mọi quốc gia đều có lợi trong việc cải cách chính sách ngoại thương. Điều này đúng ngay cả với những nền kinh tếmởcửa nhất, bởi vì cho dù chính phủcó thểkhông làm biến dạng các động cơkhuyến khích, nhưng các chính sách của chính phủ ởnhiều nước khác đang làm biến dạng mức giá mà các nhà nhập khẩu của nền kinh tếmởnhận được trên các thịtrường quốc tế. Ngoài ra, chính mức giá tương đối mới có ý nghĩa quan trọng: các nhà sản xuất và người tiêu dùng của một mặt hàng cụthể đứng trước những động cơkhuyến khích mà có thểbị biến dạng không chỉbởi những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến giá của hàng hoá đó mà đôi khi còn bịbiến dạng bởi những chính sách ảnh hưởng đến giá của những sản phẩm thay thếhay sản phẩm bổtrợtrong việc sản xuất và tiêu dùng. Sựcan thiệp của chính phủtrên thị trường quốc tếcũng có những ảnh hưởng biến dạng đáng kể đối với các động cơkhuyến khích hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Lấy ví dụ, các nhà nông có thểnhận được giá quốc tếcủa hàng nông sản của họmà vẫn bịthiệt thòi bởi họphải chuyển từngoại tệsang nội tệvới một tỷgiá hối đoái thấp một cách giảtạo.

pdf9 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách và cải cách ngoại thương trên bình diện tổng thể nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH VÀ CẢI CÁCH NGOẠI THƯƠNG TRÊN BÌNH DIỆN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 1 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng CHÍNH SÁCH VÀ CẢI CÁCH NGOẠI THƯƠNG TRÊN BÌNH DIỆN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ Kym Anderson Mọi quốc gia đều có lợi trong việc cải cách chính sách ngoại thương. Điều này đúng ngay cả với những nền kinh tế mở cửa nhất, bởi vì cho dù chính phủ có thể không làm biến dạng các động cơ khuyến khích, nhưng các chính sách của chính phủ ở nhiều nước khác đang làm biến dạng mức giá mà các nhà nhập khẩu của nền kinh tế mở nhận được trên các thị trường quốc tế. Ngoài ra, chính mức giá tương đối mới có ý nghĩa quan trọng: các nhà sản xuất và người tiêu dùng của một mặt hàng cụ thể đứng trước những động cơ khuyến khích mà có thể bị biến dạng không chỉ bởi những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến giá của hàng hoá đó mà đôi khi còn bị biến dạng bởi những chính sách ảnh hưởng đến giá của những sản phẩm thay thế hay sản phẩm bổ trợ trong việc sản xuất và tiêu dùng. Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường quốc tế cũng có những ảnh hưởng biến dạng đáng kể đối với các động cơ khuyến khích hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Lấy ví dụ, các nhà nông có thể nhận được giá quốc tế của hàng nông sản của họ mà vẫn bị thiệt thòi bởi họ phải chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ với một tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu không chỉ những phương cách trực tiếp mà cả những phương cách gián tiếp mà trong đó chính sách ngoại thương và các chính sách có liên quan đến ngoại thương ảnh hưởng đến phúc lợi của dân chúng tại các nước đang phát triển. Mục đích của chúng ta là nhận diện tầm quan trọng của việc trang bị một tầm nhìn bao quát trên toàn bộ nền kinh tế khi xem xét ảnh hưởng của những chính sách thực tế tại nước nhà hay nước ngoài hay của những cuộc cải cách chính sách tiềm năng. Ứng với tầm quan trọng của nông nghiệp tại những quốc gia có thu nhập thấp, trong chương này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp có thể có của các chính sách đối với khu vực này, nhấn mạnh vào nhu cầu phải xem xét tác động biến dạng giá các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra sản phẩm đối với các động cơ khuyến khích nhà sản xuất. Các ảnh hưởng trực tiếp của chính sách: nhìn từ góc độ một khu vực Trong lịch sử, chính phủ của các nền kinh tế nông nghiệp nghèo thường đánh thuế người nông dân bằng cách này hay cách khác (Krueger, Schiff và Valdés 1988). Đôi khi đó là một dạng thuế bằng hiện vật, như một tỷ phần sản lượng nông nghiệp phải nộp. Trong những bối cảnh khác, khi cây trồng để thu hoa lợi được xuất khẩu, nhà nước thường yêu cầu các nhà sản xuất phải bán sản lượng cho một cơ quan tiếp thị theo luật định và chỉ nhận được một phần của giá xuất khẩu mà thôi. Bằng cách nào đi chăng nữa, nhà nông vẫn chỉ nhận được ít hơn so với giá thị trường tự do của sản phẩm của họ. Ngoại trừ trong những trường hợp hiếm khi xảy ra, khi đó tất cả các khoản thuế này được trao lại cho nhà nông dưới hình thức những hàng hoá và dịch vụ mà bằng không họ phải mua bằng khoản thu nhập đã đóng thuế đó, động cơ khuyến khích sản xuất và tiếp thị hàng nông sản bị giảm sút. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 2 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng Chính phủ các nền kinh tế nông nghiệp này thường không hoàn lại tiền thuế đó cho các hộ gia đình nông dân, đặc biệt vào những thời kỳ đầu phát triển đất nước. Đúng hơn, các khoản thuế này có xu hướng được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trả lương công chức tương đối cao, trợ cấp tiêu dùng thực phẩm v.v. Cho tới gần đây, người ta vẫn tin rằng việc đánh thuế các nhà nông vì những mục đích trên sẽ không làm giảm sản lượng đáng kể vì các hộ gia đình nông dân thì nghèo và không có chọn lựa nào khác để sử dụng thì giờ, đất đai, và các nguồn lực khác của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm trong nửa thế kỷ qua cho thấy rằng nhà nông ngay cả trong những hoàn cảnh nghèo nhất cũng đáp ứng khá nhanh nhạy trước giá cả (Askari và Cummings 1977). Khi tiền thu được từ việc trồng các nông sản có thể mua bán bị giảm xuống, các hộ gia đình nông dân chí ít cũng chuyển một phần nguồn lực của họ sang sản xuất những sản phẩm khác hoặc tìm cách thư giãn nghỉ ngơi. Chỉ có những nông dân nghèo nhất mới chịu cám dỗ bởi những khoản thuế như vậy để làm việc chăm chỉ hơn, nhưng ngay cả cách phản ứng đó cũng vẫn có thể làm giảm phúc lợi khi họ có ít thời gian giải trí hơn, đời sống có thể kém khoẻ mạnh hơn và tuổi thọ ngắn hơn. Điều quan trọng là nguồn lực của các hộ gia đình nông dân bị chuyển ra khỏi việc sản xuất các mặt hàng bị đánh thuế, vì sự chuyển dịch như thế có nghĩa là các nguồn lực của xã hội không được sử dụng trong những lĩnh vực có lợi nhất. Lấy ví dụ, một nhà nông bị nản chí không muốn chuyên trồng cây thu hoa lợi nữa, sẽ phải chi tiêu ít hơn vào các sản phẩm khác và do đó sẽ ít có khả năng thúc đẩy những người khác chuyên môn hoá thực hiện những gì họ làm được giỏi nhất. Tương tự, điều quan trọng là nếu nhà nông phải trả tiền nhiều hơn cho các yếu tố đầu vào mua từ các khu vực phi nông nghiệp (ví dụ, do thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng này), khi đó họ sẽ mua ít nhập lượng đầu vào này hơn so với mức đầu vào tối ưu. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp này ít có tầm quan trọng kinh tế hơn so với ảnh hưởng gián tiếp của các chính sách bảo hộ khu vực công nghiệp và dịch vụ, như chúng tôi sẽ giải thích rõ trong phần kế tiếp. Lẽ dĩ nhiên, không phải mọi nhà sản xuất nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển đều đứng trước mức giá nông sản bị kìm chế một cách giả tạo. Thật vậy, các nhà sản xuất một số mặt hàng thực phẩm chủ chốt cạnh tranh với hàng nhập khẩu được hưởng sự bảo hộ trước sự cạnh tranh nhập khẩu mà làm tăng mức giá trong nước của các sản phẩm của họ lên cao hơn giá thị trường tự do. Một nghiên cứu thực nghiệm cho mười tám nước đang phát triển từ giữa thập niên 70 đến giữa thập niên 80 đã so sánh cách đối xử đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu với một số thực phẩm nhập khẩu chính (Krueger, Schiff và Valdes 1988). Các tác giả nhận thấy rằng giá trong nước của thực phẩm nhập khẩu bình quân cao hơn 20 phần trăm so với giá tại biên giới các nước, trong khi giá trong nước của các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu bình quân thấp hơn 11 phần trăm so với mức giá quốc tế. Cả hai kiểu biến dạng này đều có hại cho phúc lợi kinh tế quốc gia; trong khi mức giá xuất khẩu bị kìm chế dẫn đến quá ít nguồn lực được dành cho sản xuất những mặt hàng có thể xuất khẩu này, một chính sách bảo hộ chống lại hàng nhập khẩu đồng thời cũng khuyến khích sự phân bổ quá nhiều nguồn lực vào các ngành cạnh tranh nhập khẩu trong nông nghiệp, và nó cũng làm hại người tiêu dùng các mặt hàng có thể nhập khẩu này thông qua giá thực phẩm cao hơn. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 3 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng Nghiên cứu của Krueger, Schiff và Valdes có ý nghĩa gì đối với việc cải cách chính sách nông nghiệp tại một quốc gia đang phát triển trung bình? Giảm các biện pháp hạn chế xuất khẩu sẽ làm cho giá trong nước của nông sản xuất khẩu tăng lên thêm một phần tám, trợ giúp cho các nhà sản xuất những mặt hàng có thể xuất khẩu này nhưng lại làm thiệt thòi cho người mua các sản phẩm này trong nước (những người có thể là người chế biến ở các công đoạn tiếp theo sau). Cải cách đó cũng có thể khuyến khích những nhà sản xuất nông sản cạnh tranh nhập khẩu chuyển đổi việc sản xuất của họ sang những mặt hàng có thể xuất khẩu mà hiện đang có mức giá cao hơn. Nếu quốc gia này cũng giảm bớt các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm, các nhà sản xuất những mặt hàng có thể nhập khẩu cũng thấy giá sản lượng của họ giảm và sẽ xem xét việc chuyển đổi sang các nông sản khác. Sự chuyển đổi này càng khuyến khích hơn nữa việc sản xuất hàng có thể xuất khẩu trong nông nghiệp trong chừng mực mà các nguồn lực được sử dụng trong hai phân ngành nông nghiệp này có thể thay thế cho nhau. Cả hai loại cải cách này làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong khu vực thông qua khuyến khích sự khai thác lợi thế cạnh tranh nông nghiệp của đất nước nhiều hơn. Như vậy chính những cuộc cải cách mà làm tăng mạnh khả năng sinh lợi tương đối của các ngành mà trước đây không được khuyến khích do các chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ sẽ có xu hướng làm tăng phúc lợi. Các ảnh hưởng gián tiếp của chính sách: nhìn từ góc độ nhiều lĩnh vực liên quan với nhau Bài học trên không chỉ áp dụng trong phạm vi khu vực nông nghiệp mà còn có thể áp dụng cho các tương tác giữa nông nghiệp và các khu vực khác trong nền kinh tế. Đó là, nhà nông cũng có thể bị làm nản lòng, cho dù gián tiếp, thông qua những biện pháp can thiệp chính sách phi nông nghiệp. Một nguồn gốc dẫn đến tình trạng nản lòng đó xuất phát từ sự bảo hộ các nhà sản xuất các mặt hàng phi nông nghiệp. Trong một nền kinh tế mà chỉ sản xuất hai loại mặt hàng, hàng có thể nhập khẩu và hàng có thể xuất khẩu, thì một khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu cũng tương đương với một khoản thuế đánh vào hàng xuất khẩu bất kỳ khi nào hai loại hàng này sử dụng những nguồn lực chung như lao động và vốn. Cả hai khoản thuế đều làm tăng giá hàng có thể nhập khẩu tương đối so với hàng có thể xuất khẩu theo một lượng bằng nhau, và chính tỷ số giá này sẽ xác định việc phân bổ nguồn lực giữa hai khu vực (Lerner 1936). Nói tổng quát hơn, khi giá trong nước của một số sản phẩm công nghiệp hay dịch vụ bị tăng lên một cách giả tạo bởi các biện pháp hạn chế nhập khẩu hay bởi các biện pháp trợ giá, nguồn lực sẽ bị rút sang những khu vực cạnh tranh nhập khẩu này bằng tổn thất của các ngành khác trong khu vực nông nghiệp, bao gồm cả những ngành xuất khẩu (Clements và Sjaastad 1984). Trong lịch sử, thuế quan công nghiệp từng là một nguồn đối xử phân biệt gián tiếp chống lại nông nghiệp, nhưng người ta cũng tìm thấy nhiều biện pháp gây biến dạng khác trong các ngành dịch vụ. Tầm quan trọng của nguyên nhân gây ra sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả này không được chú trọng đầy đủ, vì nó có những ý nghĩa quan trọng đối với cải cách. Hai ví dụ sẽ minh hoạ nhận định này. Một lần nữa, ta hãy xét một quốc gia trung bình trong nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 4 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng của Krueffer, Schiff và Valdés, giả sử khu vực nông nghiệp là khu vực xuất khẩu ròng (có nghĩa là đất nước này nhập khẩu ròng hàng phi nông nghiệp) và trong phạm vi nông nghiệp, phân ngành nhập khẩu thực phẩm gần như cũng lớn ngang với phân ngành xuất khẩu nông sản. Trong phạm vi ngành nông nghiệp, các biện pháp hạn chế mà làm giảm giá trong nước của nông sản có thể xuất khẩu mất 11 phần trăm và làm tăng giá trong nước của thực phẩm có thể nhập khẩu thêm 20 phần trăm sẽ làm tăng mức giá bình quân chung của nông sản lên không đến 10 phần trăm. Nếu chỉ nhìn từ góc độ một khu vực như trong phần trước, sẽ làm cho người ta tin rằng việc loại bỏ những chính sách nông nghiệp này và do đó làm giảm mức giá nông nghiệp bình quân sẽ cải thiện phúc lợi. Tuy nhiên, hoá ra một kết luận như thế chỉ rút ra được khi không có sự biến dạng nào trong phần còn lại của nền kinh tế. Nếu các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo trong nền kinh tế này được hưởng một tỷ suất bảo hộ danh nghĩa bình quân là 25 phần trăm chẳng hạn (ví dụ như là kết quả của mức thuế quan đồng đều 25 phần trăm), thì trước khi cải cách và bất kể sự hỗ trợ trực tiếp tích cực đối với các nhà nông, đã có quá nhiều nguồn lực trong nền kinh tế nằm trong hoạt động công nghiệp so với hoạt động nông nghiệp. Trong trường hợp đó, giảm hỗ trợ nông nghiệp có thể làm tình trạng phân bổ nguồn lực không hiệu quả này càng thêm tồi tệ chứ chẳng phải cải thiện nó. Để đảm bảo một cuộc cải cách chính sách nâng cao phúc lợi trong trường hợp này, trước tiên phải hạ thấp mức độ hỗ trợ công nghiệp bằng với mức hỗ trợ các nhà nông, giảm dần bảo hộ trong cả hai lĩnh vực một cách đồng thời.1 Nếu cảm thấy quá khó khăn về mặt chính trị khi hạ thấp bảo hộ thuế quan cho các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo, có lẽ sự cải thiện phúc lợi tương tự cũng sẽ đạt được thông qua tăng mức hỗ trợ nông nghiệp chăng? Trên lý thuyết là có thể, nhưng trong thực tế một chiến lược đền bù cho thuế quan như thế sẽ là không khôn ngoan, vì một số lý do. Thứ nhất, nếu mức hỗ trợ cho các ngành khác nhau trong phạm vi từng khu vực của hai khu vực mà không đồng đều, tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực trong nội bộ khu vực vẫn còn và có thể còn trở nên tồi tệ hơn khi mức hỗ trợ nông nghiệp bình quân gia tăng. Thứ hai, nền kinh tế lúc nào cũng được tạo thành bởi nhiều hơn hai khu vực này, nên các mức hỗ trợ tương tự cũng sẽ phải được dành cho các khu vực ngư nghiệp, khai khoáng và các khu vực khác để đảm bảo sự cải thiện chung về hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc gia. Thứ ba, giả sử sự trợ giúp nông nghiệp được cung cấp thông qua trợ cấp các nhập lượng đầu vào như phân bón và nước như trên thực tế thường xảy ra, ngay cả tại những nước nghèo. Hoá ra là chính sách hỗ trợ nông nghiệp thông qua nhập lượng đầu vào sẽ kém hiệu quả hơn và thậm chí còn phản tác dụng vì nó sẽ khuyến khích việc sử dụng chỉ một số loại nhập lượng thay vì tất cả các yếu tố đầu vào trong hoạt động nông nghiệp (Warr 1978). Tệ hại nhất là, các nhà sản xuất công nghiệp sẽ nhận thấy tình hình của họ trở nên bị tác hại nếu sự hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gia tăng, và nếu không có thay đổi gì trong các áp lực kinh tế chính trị đang xảy ra, người ta có thể cho rằng họ sẽ yêu cầu quay trở lại trạng thái trước đây, có lẽ thông qua một đợt tăng khác trong thuế quan công nghiệp. Rõ ràng sự đền bù thuế quan cho các nhà nông là một chiến lược cải cách rủi ro hơn nhiều để cải thiện việc sử dụng nguồn lực quốc gia so với chiến lược điều tốt hạng nhất là giảm thuế quan công nghiệp. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 5 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng Các ảnh hưởng gián tiếp bổ sung của việc làm biến dạng tỷ giá hối đoái Nghiên cứu của Krueger, Schiff và Valdés (1988) cũng xem xét mức độ mà sự thâm hụt tài khoản vãng lai không thể chống đỡ được, tỷ giá hối đoái chính thức bị định giá quá cao v.v thổi phồng một cách giả tạo giá trị đồng tiền của một quốc gia trên quan điểm của các nhà nông. Những chính sách như thế khuyến khích sản xuất (và làm nản lòng tiêu dùng trong nước) đối với những mặt hàng không thể ngoại thương so với những mặt hàng có thể ngoại thương và do đó tiêu biểu cho một nguồn gốc khác dẫn đến tình trạng không hiệu quả trong sử dụng nguồn lực quốc gia và không khuyến khích nông nghiệp. Về mặt thực nghiệm, đối với mười tám nước đã được Krueger, Schiff và Valdes nghiên cứu, các chính sách kinh tế vĩ mô này đã không làm nản lòng các nhà sản xuất nông nghiệp cho bằng sự bảo hộ công nghiệp. Tuy nhiên, chúng cũng gây thêm khó khăn cho các nhà nông. Hợp lại, tác động tiêu cực gián tiếp của các chính sách công nghiệp và kinh tế vĩ mô đối với các động cơ khuyến khích nhà nông nhiều hơn gấp hai lần rưỡi so với các ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp của các chính sách xuất khẩu nông sản trong thập niên 1974-84, tương đương với sự kìm chế giá hàng nông sản có thể xuất khẩu một khoảng bằng 38 phần trăm, so với chỉ có 11 phần trăm của các biện pháp trực tiếp. Tình trạng làm nản lòng một cách gián tiếp này cũng áp dụng cho các nhà nông cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Trong mẫu các quốc gia đang phát triển này, các nhà nông cạnh tranh với hàng nhập khẩu được hưởng mức bảo hộ danh nghĩa trực tiếp là 20 phần trăm trong thập niên đó, cho nên ngay cả những nhà nông được thiên vị nhất tại các quốc gia này cũng rơi vào tình trạng bất lợi bởi sự vượt trội của các ảnh hưởng gián tiếp bất lợi của các chính sách phi nông nghiệp đối với các động cơ khuyến khích nông nghiệp. Ý nghĩa trên bình diện tổng thể nền kinh tế của việc giảm thuế quan nhập khẩu trong trường hợp trên là gì? Chỉ riêng việc cắt giảm các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm không thôi có lẽ sẽ đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu, sẽ cải thiện việc phân bổ nguồn lực trong phạm vi khu vực nông nghiệp. Nhưng nó cũng sẽ giải toả những nguồn lực lưu động, khi đó có thể được chuyển vào các hoạt động phi nông nghiệp mà xét bình quân đang được bảo hộ nhiều hơn so với nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề hiệu quả chung của việc sử dụng nguồn lực quốc gia sẽ tăng hay giảm là một vấn đề thực nghiệm nếu chỉ có một phân ngành hạn chế nhập khẩu và sự biến dạng tỷ giá hối đoái được giải toả. Chỉ khi nào tự do hoá tất cả các ngành từng được bảo hộ thì các nguồn lực mới được chuyển tới những ngành và khu vực ít được bảo hộ hơn và do đó mới đảm bảo cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất hàng có thể xuất khẩu. Ngay cả khi đó, cũng có khả năng rằng các nguồn lực lưu động này sẽ chuyển vào sản xuất những mặt hàng không thể ngoại thương nếu đồng tiền vẫn còn bị định giá quá cao. Đây là lý do làm nên giá trị của một cuộc cải cách toàn diện, tự do hoá ngoại thương một cách đồng thời trong hàng hoá, dịch vụ, và tiền tệ. Thị trường các yếu tố sản xuất thì sao? Tầm nhìn từ góc độ tổng thể nền kinh tế đối với cải cách ngoại thương cũng sẽ không được hoàn thiện trừ khi người ta mở rộng ra cho các biện pháp hạn chế dòng chảy các yếu tố sản Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Bài đọc Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 2 Chính saùch vaø caûi caùch ngoaïi thöông treân bình dieän toång theå neàn kinh teá Bernard Hoekman 6 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang Hùng xuất. Các nhà lý thuyết trong những năm 50 đã chỉ ra khả năng ngoại thương hàng hoá có thể thay thế hoàn hảo cho ngoại thương các yếu tố sản xuất xét theo cả khối lượng hàng hoá ngoại thương và lợi ích phúc lợi từ ngoại thương (Mundell 1957). Tuy nhiên, khả năng lý thuyết đó chỉ đúng trong điều kiện hạn chế công bằng. Gần đây hơn, người ta đã chú ý đến khả năng ngoại thương một số yếu tố sản xuất sẽ bổ sung cho việc ngoại thương hàng hoá, chứ không phải thay thế (Markesen 1983). Điều đó có thể xảy ra khi các yếu tố sản xuất khác có tính chuyên biệt theo ngành và vì vậy, việc ngoại thương hàng hoá là không đủ để cân bằng giá các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia. Trong trường hợp đó, việc ngoại thương các yếu tố sản xuất lưu động trên thế giới có thể tạo ra thêm lợi ích phúc lợi từ ngoại thương. Nó cũng có thể xảy ra khi có sự khác biệt về công nghệ giữa các nước; khi đó mỗi nước sẽ nhập khẩu yếu tố sản xuất thâm dụng trong những ngành mà họ có lợi thế về công nghệ. Vì những lý do quốc gia và văn hoá, sự di cư thường xuyên của người lao động không được dễ dàng trong những thập niên gần đây, nhưng nhiều quốc gia đã trải nghiệm tình trạng di chuyển tạm thời của người lao động, mang đế
Tài liệu liên quan