I.Chuẩn bị kinh doanh :
1. xây dựng bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh:
Bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh
Câu 1 : Bạn đã từng ăn cơm Việt Nam chưa:
a. rồi
b. chưa
Câu 2: Bạn thường sử dụng gạo có xuất xứ từ :
a. Thái lan
b. Trung Quốc
c. Việt Nam
d. Quốc gia khác
Câu 3 : Bạn đã từng dùng gạo của Việt Nam chưa?
a. Rồi
b. Chưa
Câu 4: Bạn đã từng dùng sản phẩm gạo nào của Việt nam :
a. Gạo Tám thơm
b. Nếp cái hoa vàng
c. Bắc hương
d. Loại khác
54 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chọn một sản phẩm và một thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỌN MỘT SẢN PHẨM VÀ MỘT THỊ TRƯỜNG
BÀI THỰC HÀNH MÔN : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI : CHỌN MỘT SẢN PHẨM VÀ MỘT THỊ TRƯỜNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO VỚI KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU
HÀNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I.Chuẩn bị kinh doanh :
1. xây dựng bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh:
Bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh
Câu 1 : Bạn đã từng ăn cơm Việt Nam chưa:
a. rồi
b. chưa
Câu 2: Bạn thường sử dụng gạo có xuất xứ từ :
a. Thái lan
b. Trung Quốc
c. Việt Nam
d. Quốc gia khác
Câu 3 : Bạn đã từng dùng gạo của Việt Nam chưa?
a. Rồi
b. Chưa
Câu 4: Bạn đã từng dùng sản phẩm gạo nào của Việt nam :
a. Gạo Tám thơm
b. Nếp cái hoa vàng
c. Bắc hương
d. Loại khác
Câu 5: Bạn thấy gạo Việt Nam như thế nào :
a. Rất tốt
b. Tốt
c. Bình thường
d. Không tốt
Câu 6: Khi mua gạo bạn quan tâm tới vấn đề gì:
a. Xuất xứ
b. Bao bì
c. Giá cả
d. Chất lượng
Câu 7: lý do bạn chọn gạo VN là :
a. Giá cả
b. Bao bì
c. Chất lượng
d. Lý do khác
Câu 8 :Bạn thuộc lứa tuổi nào :
a. < 15 tuổi
b. 15 => 25 tuổi
c. 25 => 40 tuổi
d. > 40 tuổi
Câu 9 : thu nhập của bạn so với mức trung bình của xã hội :
a. cao hơn
b. bằng
c. thấp hơn
Câu 10 : Bạn thích màu sắc nào nhất :
a. trắng
b. đen
c. trầm
d. màu khác
Câu 11 : Bạn là người gốc gì :
a. châu á
b. châu âu
c. châu phi
d. nơi khác
Câu 12 : Bạn thường mua gạo khi nào :
a. Khi hết
b. Thích thì mua
c. Khi có việc cần
d. Dịp khác
Câu 13 : Bạn thường mua gạo ở đâu :
a. trung tâm thương mại
b. siêu thị
c. chợ
d. nơi khác
Câu 14: Bạn thích loại gạo như thế nào :
a. gạo dẻo
b. gạo thơm
c. gạo thường
d. gạo khác
Câu 15 :ý kiến của bạn về gạo VN:
Câu 16 :theo bạn , để gạo VN có thể cạnh tranh được cần khắc phục những
điểm gì ?
....
2.Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị truờng và những nội dung cần tập
trung tập huấn cho nhân viên điều tra
* Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị truờng
- Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tiếp thị
- Nhanh nhẹn, thật thà có khả năng làm việc độc lập
- Nhân viên phải biết cách thăm dò thị truờng để biết khách hang có những
ai và hiểu rõ nhu cầu của thị truờng đối với mặt hang mà mình định bán ra
- Người thăm dò thị truờng phải biết những động cơ tâm lý và phản tâm lý,
thái độ và mô thức hành động của khách hàng, sự trung thành của họ đối
với một nhãn hiệu để xem khái niệm quảng cáo nào ăn khách nhất có thể
làm chủ trụ cho chiến dịch quảng cáo.
- Kỹ thuật nghiên cứu tâm lý khách hang
- Yêu thích kinh doanh và có khả năng giao tiếp tốt
Trình độ ngoại ngữ và một số ngoai ngữ khác
*Nội dung tập huấn cho nhân viên điều tra thị trường
-Tham gia khoá đào tạo của công ty tổ chức
-Mời chuyên gia nổi tiếng về giảng dạy và học hỏi kinh nhgiệm về điều tra
thị truờng
-Tìm hiểu về văn hoá, ngôn ngữ và pháp luật của các nước cần thâm nhập thị
truờng
3. Lựa chọn phuơng pháp nghiên cứu thị truờng và giải thích lý do sử dụng
phuơng pháp nghiên cứu đó
- Phuơng pháp nghiên cứu thị truờng :
+ Phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi có cấu trúc
+ Phuơng pháp điều tra định lưọng
+ Phuơng pháp điều tra phẩm chất
+ Phuơng pháp điều tra thực tế khách hang
Trong 3 phương pháp trên lựa chọn phưong pháp phỏng vấn trực tiếp với
bảng câu hỏi có cấu trúc
Lý do sử dụng phưong pháp :
+ Lấy thông tin chính xác , hữu ích , nhanh chóng
+ Phân tích đuợc nhóm khách hang mẫu đại diện cho thị truờng mục tiêu
+ Đảm bảo thông tin phản hổi tức thì, tỷ lệ phản hồi > 90%
+ Thị truờng cần phân tích để tìm kiếm thị truờng tiềm năng, chứ không phải
thị trường hiện tại. Vì vậy qua phưong pháp này ta định hướng đuợc thị
truờng tiềm năng
+ Phân khúc thị truờng huớng vào khách hang tiềm năng của doanh nghiệp
4. Xác định mẫu đối tuợng cần điều tra và giải thích lý do chọn mẫu nghiên
cứu đó
- Mẫu đối tuợng cần điều tra : hướng vào các khách hàng mục tiêu của công
ty : là những người gốc á và gốc phi có thu nhập trung bình và thấp tại Mỹ ,
thuộc độ tuổi : 15 => 40 tuổi.
- Lý do : đây là thị trường mục tiêu của công ty ở thị trường Mỹ vì lợi thế
của doanh nghiệp là giá cả thấp
5. Thu thập và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh đối với sản
phẩm May 10 tại thị trường Mỹ:
a.Yếu tố bên ngoài:
Môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở thị trường Mỹ:
* Môi trường pháp lý:
-Pháp luật kinh doanh của Mỹ
-Luật quốc tế: Mỹ và VN đều là thành viên của tổ chức WTO vì vậy VN
tuân thủ luật của tổ chức quốc tế này khi tham gia HDKDQT cũng như giải
quyết tranh chấp trong KDQT.
* Môi trường chính trị:
- Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một
cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền
của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ.". Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu
giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống
tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên
bang.[46] Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng
do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối
cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân
dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba
cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ
của chính quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền
quận và chính quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số trường hợp, các
viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra
duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ
lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức
nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành pháp
đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy nhiên có một số thẩm
pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi bầu cử là 18
và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc phải
tham gia bầu cử.
Phía bắc của Tòa Bạch Ốc, nơi cư ngụ và làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ
Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:
Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc
trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền
quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà
có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ.
Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết
các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ
nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách
cũng như luật liên bang.
Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong
đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng
viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật
mà họ cho rằng vi hiến.
Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc
hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại
50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân).
Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000 (lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là
năm 2010), bảy tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi
California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu
bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng nghị sĩ, được
bầu với nhiệm kỳ sáu năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm kỳ
cứ mỗi hai năm và các chiếc ghế trống đó ở Thượng viện sẵn sàng đưa ra
bầu cử. Tổng thống phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc
cử nhưng không được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ. Tổng thống không được
bầu trực tiếp, nhưng qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định
đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do
Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ
khi tự từ chức hay qua đời.
Phía trước của tòa nhà Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền
tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến
bởi ngành tư pháp đều bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ
cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang
và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân
sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm
bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm
trong tất cả các vụ án hình sự. Các Tu chính án Hiến pháp cần phải có sự
chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp được tu chính 27
lần; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án
14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ.
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt
chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp,
bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử
viên của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần
tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ
được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược
về năm 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương
nhiệm, Barack Obama, là một người thuộc Đảng Dân chủ. Theo sau các
cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006 và cuộc tổng tuyển cử năm 2008, Đảng Dân
chủ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai
thượng nghị sĩ độc lập (không thuộc đảng nào) — một là cựu đảng viên của
Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Mỗi
thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc
Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu
bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Trong
suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có
các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều không nổi
bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ chiếm
một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi
cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách
thức tới vị thế của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe
xã hội cánh tả James Weaver giành được 8,5% phiếu phổ thông và 22 phiếu
đại cử tri. Điển hình nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu
tổng thống Theodore Roosevelt thuộc đảng Cấp Tiến giành được 27,4%
phiếu phổ thông (88 phiếu đại cử tri), lãnh đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa
Eugene V. Debs giành được 6,1% phiếu phổ thông. Năm 1924, Robert M.
La Follette, Sr. thuộc đảng Cấp tiến giành được 16,1% phiếu phổ thông (13
phiếu đại cử tri). Năm 1948, Strom Thurmond của đảng Dixiecrat giành 39
phiếu đại cử tri.Năm 1968, George Wallace của đảng Độc Lập giành 46
phiếu đại cử tri.[47] Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20
triệu phiếu phổ thông, chiếm 18,9%.
Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là "center-right" hay
là bảo thủ và Đảng Dân chủ được xem là "center-left" hay cấp tiến, nhưng
thành viên của cả hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một
cuộc thăm dò tháng 8 năm 2007, 36 phần trăm người Mỹ tự nhận mình là
"bảo thủ," 34 phần trăm là "ôn hòa," và 25 phần trăm là "cấp tiến." Theo một
cách khác, tính theo số đông người lớn thì có 35,9 phần trăm tự nhận là
người thuộc Đảng Dân chủ, 32,9 phần trăm độc lập, và 31,3 phần trăm nhận
là người thuộc Đảng Cộng hòa.Các tiểu bang Đông Bắc, Ngũ Đại Hồ, và
Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến — họ được biết theo
cách nói chính trị là "các tiểu bang xanh." "Các tiểu bang đỏ" của miền Nam
và Rặng Thạch Sơn có chiều hướng bảo thủ.
*Môi trường kinh tế ;
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất
cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13
ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới.Đây là tổng sản
phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội
địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006.Hoa
Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư
về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.Hoa Kỳ
là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì.
Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của
Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm
vị trí hàng đầu về nhập cảng.Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới;
năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới.Tính theo phần trăm
tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà
số liệu sẵn có.]
Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính
phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa.Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với
khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành
thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo
lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường
công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.Hoa Kỳ là
nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng
nhất.Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới
cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối.
Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp
của thế giới.Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật
liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[70]
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)
Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng
chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc
nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm
2002, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch.Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách
chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới.So với châu Âu, tài sản của
Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong
khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn Sở Giao dịch Chứng khoán New York
lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.
Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần
trăm làm việc toàn thời gian.Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong
ngành cung cấp dịch vụ. Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và
trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu.Khoảng 12 phần trăm
công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây
Âu.Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân
hàng Thế giới.Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm
so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít
hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho một
người Mỹ trung bình tăng 199 giờ.[77] Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là
nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không
còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa
thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và
Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động
cao hơn.
*Môi trường văn hóa – con người:
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Mỹ là quốc
gia lớn hạng ba về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và
hạng ba về dân số trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng
chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên
thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là
trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP
danh định, và gần 21% sức mua tương đương).
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa
dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số
người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa
Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ
Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên.
Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền
thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây
Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.]Sự mở rộng biên cương về
phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di
dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông
Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ
châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết
quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một
cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà
người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm
mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó
những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng
biệt của mình.
Trong khi văn hóa Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ là một xã hội không giai
cấp,các nhà kinh tế và xã hội đã nhận dạng ra sự khác biệt văn hóa giữa các
giai cấp xã hội của Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến xã hội hóa, ngôn ngữ, và các
giá trị.Giai cấp nghiệp vụ và trung lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều
chiều hướng thay đổi xã hội cận đại như chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ
nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa đa văn hóa. Sự tự nhận thức về bản
thân, quan điểm xã hội, và những trông mong về văn hóa của người Mỹ có
liên hệ với nghề nghiệp của họ tới một cấp độ cận kề khác thường.Trong khi
người Mỹ có chiều hướng quá coi trọng sự thành đạt về kinh tế xã hội nhưng
nếu là một người bình thường hoặc trung bình thông thường cũng được xem
là một thuộc tính tích cực. Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ,
bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và là nhóm đa số lấy được bằng cử
nhân.Vai trò thay đổi của phụ nữ cũng đã làm thay đổi gia đình Mỹ.
b.Yếu bên trong: phân tích yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần
Gentraco
Gentraco Corporation (GENTRACO)
Địa chỉ: 121 Nguyễn Thái Học, TT Thốt Nốt, Huyện Thốt Nốt, TP. Cần
Thơ
Điện thoại: 071.3851246 - Fax: 071.3852118 - Email:
gentracohead@hcm.vnn.vn
Website: www.gentraco.com.vn
- Công ty Gentraco được thành lập vào năm 1980 và được cổ phần hóa
năm 1998 với tên gọi là Công ty Cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Hợp và Chế
Biến Lương Thực Thốt Nốt. Công ty đã đạt được chứng nhận ISO
9001:2000 và HACCP vào tháng 11.2006.
- Tài chính :
Vốn điều lệ của công ty là :
- Uy tín :
Gentraco là một trong những đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu ở Việt
Nam . Từ năm 2002 đến nay Công ty Cổ Phần Gentraco luôn đứng thứ 5
về xuất khẩu gạo và đứng thứ 4 năm 2006 -2008. Theo sự đánh giá của Hiệp
Hội Lương Thực Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Gentraco là nhà cung cấp
gạo lớn, đáng tin cậy trong những năm gần đây.
- Năng lực sản xuất :
Gentraco sản xuất tất cả các loại gạo chất lượng cao như gạo trắng hạt
dài 5%, 10%, 15%, 25%, 35% , 100% tấm, nếp và gạo thơm với lượng gạo
xuất khẩu khoảng 40,000 tấn/ tháng. Gạo thơm Gentraco hiện đang có mặt
tại thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, gạo thơm mang nhãn hiệu MISS
CAN THO và WHITE STORK cũng được bán ở thị trường trong nước.
Gentraco cũng trang bị hệ thống nhà xưởng với 3 xưởng sản xuất chính :
Xưởng 1:
• Tổng diện tích: 20,000 m 2
• Sức chứa: 30,000 tấn
• Công suất: 1,500 – 2,000