Chống Duyhring III - Chương 2: Lý luận

Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ luận điểm cho rằng sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội, rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và cái đó được trao đổi như thế nào. Do đó, phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta, không phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm của người ta về chân lý vĩnh cửu và chính nghĩa vĩnh cửu, mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi; cần phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng. Nhận thức đã thức tỉnh cho rằng những thiết chế xã hội hiện có là không hợp lý và bất công, rằng lý trí trở thành sự phi lý, điều thiện trở thành một sự khổ đau, thì điều đó chỉ là một triệu chứng nói lên rằng trong những phương pháp sản xuất và trong những hình thức trao đổi, đã lặng lẽ xảy ra những biến đổi không còn phù hợp với chế độ xã hội khuôn theo những điều kiện kinh tế trước đây nữa.

pdf20 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chống Duyhring III - Chương 2: Lý luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội Chương 2: Lý luận Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ luận điểm cho rằng sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội, rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và cái đó được trao đổi như thế nào. Do đó, phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta, không phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm của người ta về chân lý vĩnh cửu và chính nghĩa vĩnh cửu, mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi; cần phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng. Nhận thức đã thức tỉnh cho rằng những thiết chế xã hội hiện có là không hợp lý và bất công, rằng lý trí trở thành sự phi lý, điều thiện trở thành một sự khổ đau, thì điều đó chỉ là một triệu chứng nói lên rằng trong những phương pháp sản xuất và trong những hình thức trao đổi, đã lặng lẽ xảy ra những biến đổi không còn phù hợp với chế độ xã hội khuôn theo những điều kiện kinh tế trước đây nữa. Điều đó đồng thời cũng nói lên rằng những phương tiện để gạt bỏ những tai hoạ đã được phát hiện ra cũng phải có sẵn - dưới một hình thức ít nhiều phát triển - trong bản thân những quan hệ sản xuất đã biến đổi. Người ta cần không khải phát minh ra những phương tiện ấy từ đầu óc, mà trái lại cần phải thông qua đầu óc, phát hiện ra chúng ở trong những sự kiện vật chất hiện có của sản xuất. Vậy, do đó, tình hình của chủ nghĩa xã hội hiện đại phải như thế nào? Chế độ xã hội hiện có - điều này giờ đây hình như mọi người đều đã thừa nhận là do giai cấp thống trị hiện nay, giai cấp tư sản sáng lập ra. Phương thức sản xuất vốn có của giai cấp tư sản - mà từ thời Mác về sau người ta gọi là phương thức sản Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội xuất tư bản chủ nghĩa - không tương dung được với những đặc quyền địa phương và đặc quyền đẳng cấp, cũng như với những sợi giây ràng buộc cá nhân đối với nhau của chế độ phong kiến; giai cấp tư sản đã đập tan chế độ phong kiến và trên cảnh điêu tàn của chế độ đó, dựng lên chế độ xã hội tư sản, tức là vương quốc của tự do cạnh tranh, của tự do đi lại, của quyền bình đẳng giữa những người có hàng hoá, nói tóm lại của tất cả những cái mỹ miều của giai cấp tư sản. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giờ đây đã có thể phát triển một cách tự do. Từ khi hơi nước và những máy công cụ mới biến công trường thủ công cũ thành đại công nghiệp thì những lực lượng sản xuất được tạo ra dưới sự điều khiển của giai cấp tư sản đã phát triển nhanh chưa từng thấy và với một quy mô chưa từng có. Nhưng giống như công trường thủ công trước đây và ngành thủ công phát triển hơn nữa do ảnh hưởng của nó đã xung đột với những xiềng xích phong kiến của phường hội, đại công nghiệp trong giai đoạn phát triển đầy đủ hơn của nó cũng xung đột với những giới hạn chật hẹp trong đó phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giam hãm nó. Các lực lượng sản xuất mới đã vượt quá hình thức tư sản của việc sử dụng chúng; và sự xung đột ấy giữa các lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất không phải là một sự xung đột sinh ra từ đầu óc người ta như sự xung đột giữa tội tổ tông của con người và sự công bằng của chúa, mà là có thật, khách quan, ở bên ngoài chúng ta, độc lập đối với ý muốn hay hành động của chính ngay những người đã gây ra nó. Chủ nghĩa xã hội hiện đại chẳng qua chỉ là sự phản ánh của sự xung đột có thật ấy vào trong tư tưởng, là sự phản ánh trên ý niệm của sự xung đột ấy, trước hết vào đầu óc của giai cấp trực tiếp chịu đau khổ vì sự xung đột ấy, tức là giai cấp công nhân. Vậy thì sự xung đột ấy là ở chỗ nào? Trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là trong thời trung cổ, khắp nơi đều có nền sản xuất nhỏ, dựa trên cơ sở quyền tư hữu của những người lao động đối với những tư liệu sản xuất của họ: nông nghiệp của những tiểu nông, tự do hay nông Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội nô, thủ công nghiệp ở thành thị. Những tư liệu lao động - đất đai, nông cụ, dụng cụ thủ công - là những tư liệu lao động của cá nhân, chỉ nhằm cho việc sử dụng của cá nhân, do đó chúng nhất định phải nhỏ bé, tí hon, có hạn. Cũng chính vì thế mà thường thường chúng thuộc về bản thân người sản xuất. Tập trung, mở rộng những tư liệu sản xuất phân tán, nhỏ bé ấy, biến chúng thành những đòn bẩy hoạt động một cách mạnh mẽ của nền sản xuất hiện nay, đó chính là vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của kẻ đại biểu cho nó - tức là giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đã hoàn thành sự nghiệp ấy trong lịch sử như thế nào từ thế kỷ XV, qua ba giai đoan khác nhau: hiệp tác đơn giản, công trường thủ công và đại công nghiệp, điều đó Mác đã mô tả tỉ mỉ trong phần thứ tư của bộ "Tư bản". Nhưng giai cấp tư sản, như Mác đã chứng minh cũng trong phần ấy, không thể biến những tư liệu sản xuất có hạn ấy thành những lực lượng sản xuất hùng mạnh mà lại không biến chúng từ chỗ là những tư liệu sản xuất do cá nhân sử dụng thành những tư liệu sản xuất xã hội, chỉ có thể sử dụng được bởi một số đông người. Thay cho guồng quay sợi, khung cửi dệt tay, búa thợ rèn là máy xe sợi, máy dệt, búa chạy bằng hơi nước; thay cho xưởng thợ cá thể công xưởng đòi hỏi lao động chung của hàng trăm, hàng nghìn công nhân. Cũng như tư liệu sản xuất, bản thân sự sản xuất cũng biến đổi từ chỗ là một loạt động tác cá nhân thành một loạt động tác xã hội và sản phẩm cũng từ sản phẩm cá nhân biến thành sản phẩm xã hội. Sợi, vải, hàng kim loại hiện nay do các công xưởng sản xuất ra, đều là sản phẩm chung của nhiều công nhân, tức là những sản phẩm phải tuần tự qua tay của họ thì mới hoàn thành. Về những sản phẩm ấy, không một cá nhân nào có thể nói được rằng: Cái này là do tôi làm ra, đó là sản phẩm của tôi. Nhưng ở nơi nào mà sự phân công lao động tự phát trong xã hội là hình thức cơ bản của sản xuất, thì ở đó sự phân công lao động ấy làm cho các sản phẩm mang hình thức những hàng hoá mà việc đem trao đổi chúng lẫn cho nhau, tức là việc mua và bán sẽ khiến cho những người sản xuất cá thể có thể thoả mãn được những nhu cầu nhiều vẻ của mình. Trong thời trung cổ, tình hình là như thế. Ví dụ, người Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội nông dân bán nông phẩm cho người thợ thủ công và mua của người này những sản phẩm thủ công nghiệp. Bây giờ một phương thức sản xuất mới đã thâm nhập vào trong xã hội những người sản xuất cá thể, những người sản xuất hàng hoá ấy. Trong sự phân công lao động tự phát, không có kế hoạch, đang thống trị trong toàn xã hội, phương thức sản xuất ấy đã xác lập sự phân công lao động tự phát, không có kế hoạch, đang thống trị trong toàn xã hội, phương thức sản xuất ấy đã xác lập sự phân công lao động có kế hoạch, được tổ chức trong mỗi công xưởng riêng biệt; bên cạnh nền sản xuất cá thể đã xuất hiện nền sản xuất xã hội. Sản phẩm của hai nền sản xuất ấy đều được bán trên cùng một thị trường, do đó được bán với giá ít ra cũng xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tổ chức có kế hoạch thì mạnh hơn sự phân công lao động tự phát; các công xưởng sử dụng lao động xã hội sản xuất ra những sản phẩm rẻ hơn sản phẩm của những người sản xuất nhỏ riêng lẻ. Sản xuất cá thể bị thất bại trong hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, sản xuất xã hội đã cách mạng hoá toàn bộ phương thức sản xuất cũ. Nhưng tính chất cách mạng ấy của sản xuất xã hội ít được hiểu đến nỗi, trái lại, nó đã được áp dụng để nâng cao và thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất xã hội đã xuất hiện gắn liền trực tiếp với một số những đòn bẩy nhất định, đã có từ trước, của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá: tư bản thương nhân, thủ công nghiệp và lao động làm thuê. Vì bản thân nó xuất hiện như là một hình thức mới của sản xuất hàng hoá cũng vẫn hoàn toàn có hiệu lực đối với nó. Trong nền sản xuất hàng hoá đã phát triển trong thời trung cổ, vấn đề sản phẩm của lao động phải thuộc về ai, thậm chí cũng không đặt ra. Thông thường thì người sản xuất cá thể làm ra sản phẩm từ những nguyên liệu của họ, thường là do họ sản xuất ra, bằng những tư liệu lao động của họ và bằng lao động thủ công của họ hay của gia đình họ. Người đó hoàn toàn không cần trước hết phải chiếm hữu sản phẩm đó: tự nó sản phẩm đó cũng thuộc về người ấy rồi. Do đó, quyền sở hữu sản phẩm là dựa trên lao động của bản thân. Ngay ở những nơi người ta nhờ đến sự giúp đỡ của người khác thì sự giúp đỡ ấy thường thường cũng vẫn chỉ là thứ Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội yếu và ngoài tiền công ra còn thường được đền bù bằng những cái khác: thợ học việc hay thợ bạn trong phường hội lao động để kiếm sống và nhận tiền công thì ít hơn là để học nghề nhằm đạt tới danh hiệu thợ cả. Nhưng tiếp đó là việc tập trung tư liệu sản xuất vào những xưởng thợ lớn và công trường thủ công lớn, việc biến chúng thành những tư liệu sản xuất trên thực tế là có tính chất xã hội. Nhưng các tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội vẫn được coi như thể là chúng vẫn là những tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động của cá nhân như trước. Nếu như từ trước tới nay, kẻ sở hữu tư liệu lao động chiếm hữu sản phẩm vì những sản phẩm ấy thường là sản phẩm lao động của bản thân người đó và lao động phụ của người khác chỉ là một ngoại lệ, thì giờ đây kẻ sở hữu tư liệu lao động vẫn tiếp tục chiếm hữu sản phẩm, mặc dầu sản phẩm này không còn là sản phẩm của người đó nữa, mà hoàn toàn là sản phẩm lao động của người khác. Như vậy, sản phẩm giờ đây do lao động xã hội sản xuất ra không phải do những người thực sự vận dụng các tư liệu sản xuất và thực sự sản xuất ra những sản phẩm ấy chiếm hữu, mà là do nhà tư bản chiếm hữu. Tư liệu sản xuất và sản xuất, về thực chất, đã trở thành có tính chất xã hội. Nhưng chúng vẫn phải phục tùng một hình thức chiếm hữu lấy sản xuất tư nhân của người sản xuất cá thể làm tiền đề, hình thức trong đó mỗi người đều là chủ nhân của sản phẩm của mình và đem những sản phẩm ấy ra thị trường. Phương thức sản xuất phải phục tùng hình thức chiếm hữu ấy, mặc dầu nó đã xoá bỏ tiền đề của hình thức chiếm hữu ấy. Trong cái mâu thuẫn ấy, cái mâu thuẫn đã mang lại tính chất tư bản chủ nghĩa cho phương thức sản xuất mới, đã chứa đựng sẵn những mầm mống của mọi sự xung đột hiện nay. Phương thức sản xuất mới càng thống trị trong tất cả các công trường sản xuất quyết định và trong tất cả các nước quyết định về mặt kinh tế, do đó càng chèn ép sản xuất cá thể đến mức chỉ còn là những tàn dư không đáng kể thì sự không tương dung giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa cũng phải thể hiện ra một cách càng nổi bật hơn. Như đã nói, những nhà tư bản đầu tiên tìm thấy hình thức lao động làm thuê đã có sẵn. Nhưng lao động làm thuê chỉ tồn tại với tư cách là một ngoại lệ, một công Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội việc phụ, một nghề làm thêm, một tình hình quá độ. Người làm ruộng thỉnh thoảng đi làm công nhật, có một mảnh đất vài moóc-ghen riêng của mình, chỉ trông vào đó cùng lắm anh ta cũng có thể sống được. Quy chế phường hội chăm lo để cho người thợ bạn hôm nay có thể trở thành người thợ cả ngày mai. Nhưng một khi các tư liệu sản xuất trở thành những tư liệu sản xuất xã hội và tập trung trong tay các nhà tư bản thì mọi việc đều thay đổi. Tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm của người sản xuất nhỏ cá thể ngày càng mất giá trị; anh ta chẳng còn cái gì khác ngoài việc đi làm thuê cho nhà tư bản. Lao động làm thuê, trước kia là một ngoại lệ và là một nghề làm thêm, nay trở thành thông lệ và là hình thức cơ bản của toàn bộ nền sản xuất; trước kia là một công việc phụ thì nay nó đã biến thành hoạt động duy nhất của công nhân. Người công nhân làm thuê tạm thời biến thành người công nhân làm thuê suốt đời. Hơn nữa số công nhân làm thuê suốt đời lại tăng lên một cách khổng lồ do sự tan rã đồng thời của chế độ phong kiến, việc giải tán các đoàn tuỳ tùng của bọn chúa phong kiến, việc đuổi nông dân khỏi đất đai của họ, v.v... Sự tách rời giữa một bên là những tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay những nhà tư bản, và bên kia là những người sản xuất bị đẩy đến chỗ không còn sở hữu gì nữa ngoài sức lao động của mình, đã hoàn thành. Mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Chúng ta đã thấy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào một xã hội gồm những người sản xuất hàng hoá, những người sản xuất cá thể mà quan hệ xã hội giữa họ với nhau được thực hiện thông qua sự trao đổi sản phẩm của họ. Nhưng mọi xã hội dựa trên nền sản xuất hàng hoá đều có đặc điểm là trong xã hội ấy, người sản xuất mất hết quyền lực đối với những quan hệ xã hội của chính bản thân họ. Mỗi người sản xuất cho bản thân bằng những tư liệu sản xuất ngẫu nhiên có trong tay và để thỏa mãn nhu cầu trao đổi của cá nhân mình. Không ai biết được rằng bao nhiêu sản phẩm do mình sản xuất ra sẽ xuất hiện trên thị trường và bao nhiêu sản phẩm ấy nói chung sẽ tìm được người tiêu thụ: không ai biết được Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội rằng liệu có tìm được một nhu cầu thực sự cho sản phẩm của mình hay không, liệu có thu lại được chi phí sản xuất hay nói chung có thể bán được hay không. Tình trạng vô chính phủ thống trị trong sản xuất xã hội. Nhưng sản xuất hàng hóa, cũng như mọi hình thức sản xuất khác, có những qui luật riêng, vốn có của nó và không thể tách rời với nó. Và những quy luật ấy tự mở đường cho mình bất chấp tình trạng vô chính phủ ấy, ở ngay trong tình trạng ấy và thông qua tình trạng ấy. Những quy luật ấy biểu hiện ra trong hình thức duy nhất còn sót lại của quan hệ xã hội, tức là trong trao đổi, và chúng tác động đến những người sản xuất cá biệt với tư cách là những quy luật cưỡng chế của cạnh tranh. Do đó, bản thân những người sản xuất ấy lúc đầu cũng không biết đến những quy luật ấy và chỉ qua một kinh nghiệm lâu dài họ mới dần dần phát hiện ra chúng. Như vậy là những quy luật ấy thực hiện mà không thông qua những người sản xuất, với tính cách là những quy luật tự nhiên tác động một cách mù quáng của hình thức sản xuất của họ. Sản phẩm thống trị người sản xuất. Trong xã hội thời trung cổ, cụ thể là trong những thế kỷ đầu, sản xuất nhằm chủ yếu là để thỏa mãn sự tiêu dùng của bản thân. Nó thỏa mãn chủ yếu là những nhu cầu của người sản xuất và gia đình họ. Ở chỗ nào, như ở nông thôn có những quan hệ lệ thuộc thân thể thì sản xuất cũng còn thỏa mãn những nhu cầu của chúa phong kiến nữa. Do đó, ở đây không có trao đổi, và vì vậy sản phẩm cũng không mang tính chất hàng hóa. Gia đình người nông dân sản xuất ra hầu hết những vật họ cần dùng: cả công cụ và quần áo, cũng như thực phẩm. Chỉ khi nào họ sản xuất được một số dư ngoài nhu cầu của bản thân và ngoài số phải nộp cho chúa phong kiến dưới hình thức hiện vật, thì chỉ khi đó họ cũng sản xuất ra hàng hóa: số dư đó, được ném vào trao đổi xã hội, nhằm để đem bán, đã trở thành hàng hóa. Dĩ nhiên, những thợ thủ công ở thành thị ngay từ đầu đã buộc phải sản xuất để trao đổi. Nhưng họ cũng phải sản xuất ra phần lớn những vật phẩm cần thiết cho những nhu cầu của chính họ: họ có vườn rau và mảnh đất nhỏ; họ chăn gia súc của họ ở trong rừng của công xã, những rừng này ngoài ra còn cung cấp cho họ gỗ xây dựng và Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội chất đốt; phụ nữ thì kéo sợi lanh và len, v.v.. Sản xuất để trao đổi, tức là sản xuất hàng hóa, lúc đó chỉ mới xuất hiện. Vì thế mà trao đổi hạn chế, thị trường hạn chế, phương thức sản xuất ổn định, sự đóng cửa có tính chất địa phương đối với thế giới bên ngoài, sự thống nhất có tính chất địa phương ở trong nước; mác-cơ ở nông thôn, phường hội ở thành thị. Nhưng cùng với sự mở rộng của sản xuất hàng hóa và nhất là cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất ta bản chủ nghĩa thì những quy luật của sản xuất hàng hóa, từ trước tới nay vẫn còn ngái ngủ, liền bắt đầu tác động một cách công khai hơn và mạnh mẽ hơn. Những mối liên hệ cũ bị dãn ra, những chướng ngại cũ bị phá bỏ, những người sản xuất ngày càng biến thành những người sản xuất hàng hóa độc lập và phân tán. Tình trạng vô chính phủ trong sản xuất xã hội bộc lộ ra bên ngoài và ngày càng bị đẩy đến chỗ cùng cực. Nhưng công cụ chủ yếu nhất mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dùng để làm tăng thêm tình trạng vô chính phủ ấy trong sản xuất xã hội, chính là cái đối lập trực tiếp với tình trạng vô chính phủ; đó là sự tổ chức ngày càng tăng thêm của sản xuất, với tính cách là sản xuất xã hội ở trong từng xí nghiệp sản xuất cá biệt. Chính là nhờ cái đòn bẩy ấy mà phương thức sản xuất tư bản chủ ngiữ đã chấm dứt tình trạng ổn định hòa bình trước kia. Trong bất cứ ngành công nghiệp nào mà phương thức sản xuất ấy thâm nhập vào thì nó đều không để cho những phương pháp sản xuất cũ cùng tồn tại với nó. Ở nơi nào mà nó khống chế được nền thủ công nghiệp thì nó liền tiêu diệt nền thủ công nghiệp cũ. Địa bàn của lao động biến thành một bãi chiến trường, những phát kiến lớn về địa lý và những công cuộc thực dân hóa tiếp sau những phát kiến ấy làm tăng thêm gấp bội số thị trường tiêu thụ và đẩy nhanh việc biến thủ công nghiệp thành công trường thủ công. . Đấu tranh không phải chỉ nổ ra giữa những người sản xuất cá thể trong từng địa phương; những cuộc đấu tranh địa phương đến lượt chúng, lại phát triển thành những cuộc đấu tranh giữa các nước, thành những cuộc chiến tranh thương nghiệp trong thê kỷ XVII và XVIII. Cuối cùng đại công nghiệp và sự tạo ra thi trường thế giới đã làm cho cuộc đấu tranh lan rộng Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội khắp nơi và đồng thời đem lại cho nó một tính chất kịch liệt chưa từng thấy. Giữa những nhà tư bản cá biệt cũng như giữa cả những ngành sản xuất và giữa cà các nước, sự thuận lợi của những điêu kiện tự nhiên hoặc nhân tạo của sản xuất quyết đinh sự sống còn cửa họ. Kẻ thất bại bị loại trừ thẳng tay. Đó chính là quy luật của Darwin vẽ cuộc đấu tranh của sự sinh tồn cá nhân, được chuyền từ giới tự nhiên vào xã hội một tính chất mãnh liệt gấp bội. Quan điểm tự nhiên của thú vật biểu hiện ra đỉnh cao nhất của sự phát triển của loài người. Mâu thuẫn giữa sự sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa tái hiện ra thành sự đối lập giữa tính chất có tổ chức của sản xuất trong mỗi công xưởng riêng biệt với tình trạng vô chính phủ của sản xuất trong toàn thể xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vận dộng trong hai hình thức biểu hiện ấy của cái mâu thuẫn vốn có của phương thức ấy do nguồn gốc của nó, nó đi theo một "cái vòng luẩn quẩn" không có lồi thoát mà Fourier đã phát hiện ra trong phương thức ấy[93]. Tuy nhiên, điều mà Fourier chưa thể thấy được trong thời đại của mình là cái vòng ấy dần dần co hẹp lại, là nói cho đúng ra, sự vận động cửa sản xuất theo một đường xoáy trôn ốc và giông như sự vận động của các hành tinh, nó phải kết thúc bằng cách đâm vào trung tâm. Chính động lực của tình trạng vô chính phủ của xã hội trong sản xuất đang biến ngày càng nhiều đại da sô người ta thành những người vô sản, và chính quần chúng vô sản này cuối cùng lại sẽ chấm dứt tình trạng vô chính phủ của sản xuất. Chính động lực của tình trạng vô chính phủ của xã hội trong sản xuất đang biến cái khả năng cải tiến vô cùng tận những máy móc trong dại công nghiệp thành một quy luật cưỡng chế đối với từng nhà tư bản công nghiệp cá biệt, buộc họ phải không ngừng cải tiến máy móc của mình, nếu không thì sẽ bị diệt vọng. Nhưng cải tiến máy móc có nghĩa là làm cho một sô lao dộng của con người trở thành thừa. Nếu việc áp dụng và tăng thêm máy móc có nghĩa là thay hàng triệu người lao đ
Tài liệu liên quan