-Trẻxác định được phía trước –phía sau, phía trên –phía dưới
của đồvật so với bản thân.
- Ôn nhận biết và gọi tên một sốphương tiện giao thông và phạm
vi hoạt động của chúng.
- Phát triển ngôn ngữ, m ạnh dạn phát bi ểu và trình bày ý kiến của
mình rõ ràng.
-Giáo dục trẻbiết vâng lời cô, cùng chơi với bạn, biết nhường
nhịn bạn.
6 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Giao thông Đề tài: Quanh bé có những gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Quanh bé có những gì?
Lớp : Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ xác định được phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới
của đồ vật so với bản thân.
- Ôn nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông và phạm
vi hoạt động của chúng.
- Phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn phát biểu và trình bày ý kiến của
mình rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, cùng chơi với bạn, biết nhường
nhịn bạn.
II. Chuẩn bị:
- Một số phương tiện giao thông đồ chơi, bảng nỉ hoặc bảng rôki
có phân chia phạm vi hoạt động của các phương tiện giao thông.
- Thẻ hình các phương tiện giao thông, dây treo đồ chơi (hoặc thẻ
hình, tranh vẽ phương tiện giao thông).
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Xung quanh tôi có gì?
Cho trẻ ngồi thành 2 hàng ngang. Cô ngồi đối diện hoặc cùng
hướng với trẻ, sao cho có thể quan sát trẻ dễ nhất.
Một chiếc máy bay để trên bàn cô, một chiếc máy bay treo trên
cánh quạt trần hoặc treo trên trên nhà, một chiếc ô tô màu xanh để ở kệ
bên trái của trẻ. Một chiếc ô tô màu vàng để ở kệ bên phải của trẻ. Hai
chiếc ca nô để ở kệ phía sau lưng trẻ.
(Nếu trong lớp không có đồ chơi trên, trước đó cô có thể cho trẻ
tô màu tranh các phương tiện giao thông khổ A3, để sử dụng làm đồ
dùng dạy học trong tiết học này).
Trò chơi: Tay tôi chỉ hướng nào?
Cô hô hướng nào thì trẻ đưa tay về hướng đó (ôn lại các hướng
trong không gian đối với bản thân trẻ).
Phía trước của tôi ở đâu? (Trẻ đưa 2 tay về phía trước)
Bên trái của tôi hướng nào? (Trẻ lấy tay trái chỉ sang bên trái)
Bên phải của tôi hướng nào? (Trẻ lấy tay phải chỉ sang bên phải)
Bên trên của tôi hướng nào? (Trẻ lấy 2 tay giơ lên trên)
Tương tự như vậy khi cô nói bên dưới, trẻ lấy hai tay chỉ xuống
đất, đằng sau trẻ vòng tay ra sau.
Cô hỏi: phía trước mặt các con có phương tiện giao thông gì?
Phía bên trái các con có phương tiện giao thông gì?
Để quan sát các vật bên trái các con phải làm gì? (nhìn sang trái)
Phía bên phải các con có phương tiện gì? Làm sao để biết bên
phải có phương tiện gì?
Phía sau lưng các con có phương tiện gì?
Các con có nhìn thấy đằng sau của mình không? Làm sao để nhìn
thấy?
Phía trên đỉnh đầu các con có phương tiện gì?
Hoạt động 2: Tại sao vật đổi hướng?
Cô cho các trẻ đứng dậy nhưng không thay đổi vị trí, cùng vận
động tại chỗ với cô một chút, sau đó tất cả đứng nguyện vị trí và quay
ra sau.
Cô chuyển vị trí ra trước mặt trẻ.
Lúc này hướng ngồi của trẻ đã thay đổi.
Cô tiếp tục đàm thoại để trẻ quan sát xem các phía của trẻ có
phương tiện giao thông gì?
phía trước mặt các con có phương tiện giao thông gì?
Phía bên trái các con có phương tiện giao thông gì?
Để quan sát các vật bên trái các con phải làm gì? (nhìn sang trái)
Phía bên phải các con có phương tiện gì? Làm sao để biết bên
phải có phương tiện gì?
Phía sau lưng các con có phương tiện gì?
Các con có nhìn thấy đằng sau của mình không? Làm sao để nhìn
thấy?
Phía trên đỉnh đầu các con có phương tiện gì?
Trò chuyện với trẻ và gợi ý cho trẻ biết tại sao có sự thay đổi
hướng của các phương tiện giao thông?
Đó là do hướng ngồi của trẻ thay đổi.
Hoạt động 3: Hoạt động 3: Phương tiện nào ở đâu?
Chi trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm có một rổ đựng các thẻ phương
tiện giao thông.
Cô yêu cầu mỗi nhóm chọn các thẻ hình và dán đúng khu vực
hoạt động của phương tiện giao thông đó.
Có thể kết hợp với các hình thức vận động: bật qua vòng về đích
dán hình hoặc đi thăng bằng.v.v…
Yêu cầu trẻ trả lời về vị trí các phương tiện giao thông.
Nhóm 1: máy bay nằm ở phía nào so với ca nô, xe máy
Nhóm 2: ca nô, máy bay nằm ở phía nào so với xe máy
Nhóm 3: ca nô, xe máy, nằm ở phía nào so với máy bay