Chủ đề Lỗ thủng tầng ozone

 Là một chất khí trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh.  Là một dạng thù hình của oxi, trong phân tử của nó chứa 3 nguyên tử oxi. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ozone là chất khí có màu xanh nhạt, ozon hóa lỏng màu xanh thẫm ở -1720C và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193oC. Ozone có tính oxi hóa mạnh hơn oxi nhưng nó không bền dễ dàng phân hủy thành oxi phân tử và oxi nguyên tử, theo phản ứng:

doc38 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề Lỗ thủng tầng ozone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ™Ð&ј SINH THÁI MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: LỖ THỦNG TẦNG OZONE GVHD: Lê Thị Kim Oanh Lớp: K13M01 Nhóm: 6 SVTH : Lê Thị Lành Ngô Thảo Ngân Võ Thị Như Hằng Trần Thị Hải Đường Nguyễn Thị Hương Giang Lê Xuân Huỳnh Đức Trương Anh Tuấn Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009 MỤC LỤC I.ĐỊNH NGHĨA 1 Ozone (03) 2 Tầng ozone II.NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖ THỦNG TẦNG OZONE 1.Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone 2.Các chất CFC làm thủng tầng ozone khí quyển 3.Tên lửa có thể phá hoại tầng ozone 4.Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone III. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO THỦNG TẦNG OZONE 1.Sự suy giảm tầng ozone 2.Tầng ozone,thủ phạm khiến Trái Đất nóng lên 3.Lỗ thủng tầng ozone đang nhỏ lại IV.ẢNH HƯỞNG CỦA TẦNG OZONE 1.Tới môi trường 2.Tới con người 3.Tới động, thực vật V. ỨNG DỤNG CỦA OZONE 1.Ozone ứng dụng trong công nghệ cung cấp nước sinh hoạt 2. Ozone trong công nghệ nuôi trồng, trước hết là nuôi trồng thuỷ sản 3. Ozone trong chế biến , bảo quản thực phẩm 4. Ozone trong các ngành công nghiệp khác 5. Ozone trong làm sạch môi trường VI.CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HẠN CHẾ LỖ THỦNG TẦNG OZON 6.1. Thể Giới 6.2. Việt Nam VII.KẾT LUẬN LỖ THỦNG TẦNG OZONE I/. ĐỊNH NGHĨA: Ozone (03) Là một chất khí trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh. Là một dạng thù hình của oxi, trong phân tử của nó chứa 3 nguyên tử oxi. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ozone là chất khí có màu xanh nhạt, ozon hóa lỏng màu xanh thẫm ở -1720C và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193oC. Ozone có tính oxi hóa mạnh hơn oxi nhưng nó không bền dễ dàng phân hủy thành oxi phân tử và oxi nguyên tử, theo phản ứng: O3 = O2 + O Đặc tính hóa học của ozone là có khả năng phản ứng rất mạnh, phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn, sau kho xử lí bản thân nó lại biên thành dưỡng khí oxy, hoàn toàn không độc hại. Đặc biệt có tác dụng khử mùi hóa chất, mùi tanh của hải sản, khử màu của nhiều dung dịch. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng.Ozone được điều chế trong máy ozone khi phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên, ozone được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi ôxi hóa một số chất nhựa của các cây thông. @ Theo dạng tồn tại chia ra Khí  ozone  là ozone ở thể khí, nồng độ thấp không rõ màu, nồng độ cao có màu khói lam nhạt...Công nghệ ozone thường sử dụng  khí ozone và gọi tắt là Ozone (Ozon). Nước ozone  là ozone đậm đặc ở thể lỏng (có màu xanh lục). Hỗn hợp ozone thường là với không khí hay với nước. @Theo độ sạch chia ra Ozone tạp (bẩn) - ngoài ozone còn lẫn nhiều tạp khí, nhất là độc khí NxOy gây nguy cơ ung thư mà công luận đã cảnh báo. Những máy tạo khí ozone nạp trực tiếp không khí bẩn có bụi, mốc, hơi ẩm, nitơ, oxýt carbon, tạp khí khác... vào buồng phóng xung sét có điện áp cao tới vài vạn vôn, những khu vực gần đường dây siêu cao áp, những nơi có phóng xạ hoặc sát máy gia tốc ... thường sinh ra ozone bẩn. Loại ozone này chỉ có thể dùng vào việc sát khuẩn, khử độc khí thải, nước thải, dụng cụ thô sơ, rác, nhà vệ sinh, chuồng trại, ao hồ chăn nuôi... Tuyệt đối không sục vào đồ ăn uống của người, nhất là đồ ăn sẵn, không xả vào tủ lạnh có thức ăn chín, không xả vào phòng đang có người dù nồng độ loãng dưới ngưỡng 0,1 ppm . Ozone (tức ozone thường) ngoài ozone, ôxy còn kèm tạp khí trong đó có độc khí NxOy, được tạo từ không khí đã được lọc bụi, sấy khô trước khi đưa vào buồng phóng sét, do đó ozone sạch hơn. Đa số các máy tạo ozone đơn giản thuộc loại này. Ozone ( an toàn  - tạp khí ( gồm cả độc khí và NxOy ) đều ở dưới ngưỡng cho phép, được tạo ra từ không khí đã lọc bụi, hút ẩm, và kích hoạt trước khi đưa vào buồng phóng điện tần số trung bình (vài trăm đến vài nghìn Hz), điện áp trung bình (dưới 6 -8 kV). Ozone an toàn dùng sát khuẩn khử độc không khí, làm sạch nước sinh hoạt, làm sạch sơ bộ rau quả thực phẩm bình thường, làm sạch dụng cụ bếp, và có thể dùng tắm rửa... Ozone sạch  - rất ít tạp khí. Ozone sạch thường mang điện tích âm, được tạo ra trên điện cực triệt điện tích từ không khí đã lọc tạp khí, lọc bụi, hút ẩm, làm lạnh và kích hoạt trước khi đưa vào buồng phóng điện sử dụng xung cao tần bất đối điện áp thấp dưới 5 KV (Sáng chế độc quyền VN1- 0005122 thời hiệu '2003 - '2023). Ozone sạch dùng sát khuẩn khử độc làm sạch nước ăn uống thông thường, làm sạch rau quả thực phẩm,… Ozone ( tinh sạch )- có hàm lượng ozone rên 50%, phần còn lại chỉ là ôxy, không có tạp khí. Ozone tinh sạch được tạo ra từ khí ôxy tinh sạch hay không khí đã tách hết ni tơ, hơi nước, bụi và các dị khí khác, hoặc bằng phương pháp điện phân. Ozone ( tinh khiết )- thể khí có hàm lượng ozone 80 % trở lên (phần còn lại chỉ là ôxy), phương cách phức tạp, giá cao, ít dùng. Tầng ozone Trong bầu khí quyển có tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới dao động trong khoảng độ cao 50km. Ở cao độ khoảng 25km trong tầng bình lưu này tồn tại một lớp không khí giàu ozone (O3) được gọi là tầng ozone. Tầng ozone là sự tập trung các phân tử ozone ở tầng bình lưu. Khoảng 90% lượng ozone trong khí quyển của chúng ta tập trung ở tầng bình lưu. Hàm lượng khí ozone trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 – 30 km khí ozone mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100000 trong khi quyển). Bề dày của tầng ozone được đo bằng đơn vị DU (1DU = 0,01mm) và có giá trị từ 290-310 DU trên toàn cầu. Nếu tầng Ozone bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozone. Chính vì lý do đó, việc bảo vệ tầng ozone là trách nhiêm của con người mà cũng là để bảo vệ chính mình. II. NGUYÊN NHÂN GÂY THỦNG TẦNG OZONE Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone Khí freon bị phân giải bởi tia cực tím trong tầng bình lưu, tạo ra gốc Clo tự do: C-F2-Cl2 UV C-F2-Cl + Cl ( (gốc Clo tự do) Gốc Clo tự do phản ứng với ozone ở màng ozone, làm giảm nồng độ ozone đồng nghĩa với việc loại trừ màng ngăn chặn tia cựa tím. Cl + O3 = ClO + O2 Những oxit nitric ( từ động cơ phản lực, sự nổ vũ khí hạt nhân, phân đạm trong công nghiệp…) phản ứng với ozone tạo ra dioxit nitro và oxi cũng làm hao hụt lượng ozone đáng kể. Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam cực xuất hiện một lỗ thủng rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện khí tầng ozone ở vùng trời Bắc cực có hiện tương mỏng dần có nghĩa chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan trực tiếp tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khí khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là gas). Nhờ có dung dịch hóa học này tủ lạnh mới làm lạnh được. dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozone. Không những tủ lạnh, máy lạnh cũng cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hóa chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng ozone. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạnh freon gây ra, các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozone, đe dọa sức khỏe của chính mình. Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozone, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ mặt trời xâm nhập vào Trái Đất. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozone. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozone của Trái đất. Lỗ thủng ozone Nam Cực là phần của tầng bình lưu Nam Cực mà mức độ ozone hiện tại đã giảm xuống chỉ còn 33% so với các trị trước năm 1975. Lỗ thủng ozone xuất hiện vào mùa xuân ở Nam Cực, từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12, khi gió tây mạnh bắt đầu thổi tuần hoàn trên lục địa và tạo thành bầu chứa khí quyển. Trong các "gió xoáy địa cực" này, hơn 50% ôzôn vùng phía dưới của tầng bình lưu bị phân hủy trong mùa xuân. Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80°C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ozone. Như đã giải thích ở phần trên, nguyên nhân chính của giảm sút ozone ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với cácbon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ozone. Sự giảm sút ozone do clo là chất xúc tác có thể xảy ra ở trạng thái khí nhưng sẽ tăng đột ngột khi có sự hiện diện của các đám mây tầng bình lưu trên địa cực. Các quá trình quang hóa tham gia tuy phức tạp nhưng đã được tìm hiểu tốt. Quan sát chủ yếu là thông thường phần lớn các clo trong tầng bính lưu ở trong các "hợp chất chứa" bền, chủ yếu là các hydro clorua (HCl) và clo nitrat (ClONO2). Mặc dù vậy trong mùa Đông và Xuân Nam Cực các phản ứng trên bề mặt của các phần tử mây chuyển hóa các hợp chất chứa này trở lại thành các gốc tự do có hoạt tính cao, Cl và ClO. Các đám mây cũng có thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2. Ánh sáng cực tím gia tăng trong mùa xuân tạo cho các hợp chất clo phản ứng hủy diệt trên 17% ôzôn trong khi các hợp chất brôm làm giảm sút thêm 33%. Vai trò của ánh sáng mặt trời trong giảm sút ozone chính là lý do tại sao giảm sút ozone ở Nam Cực lớn nhất vào mùa xuân. Trong mùa Đông, mặc dù có nhiều mây nhất, không có ánh sáng trên địa cực để thúc đẩy các phản ứng hóa học. Phần lớn các ozone bị phá hủy ở phía dưới của tầng bình lưu đối ngược với việc giảm sút ozone ít hơn rất nhiều thông qua các phản ứng thể khí đồng nhất xảy ra trước hết là ở phía trên của tầng bình lưu. Nhiệt độ sưởi ấm vào cuối Xuân phá vỡ các gió xoáy vào trong tuần tháng 12. Khi ấm lên, không khí giàu ozone bay về các vĩ độ thấp, các đám mây tầng bình lưu bị phá hủy, các quá trình làm giảm sút ozone ngưng lại và lỗ thủng ozone được hàn gắn trở lại. CFCs nặng hơn không khí, nếu CFCs hiện diện trong một căn phòng không có gió, nó sẽ lắng xuống sàn nhà. Bầu khí quyển chúng ta luôn luôn xáo động bởi gió, CFCs và không khí sẽ trộn lẫn vào nhau và cuối cùng chúng sẽ đến được tầng bình lưu. Hàng ngàn phép đo đạc trong nhiều thập kỷ đã chứng minh sự hiện diện của các chất khí nặng hơn không khí này ở tầng bình lưu. Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chế giống như CFCs. Các chất này rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa rơi xuống mặt đất. Một số sinh vật biển có khả năng tạo ra methyl chloride (hợp chất bền); tuy nhiên, nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng lượng chlorine ở tầng bình lưu. Theo các kết quả đo đạc cho thấy mặc dầu hoạt động của núi lửa El Chichon (1982) có làm tăng hàm lượng HCl ở tầng bình lưu lên 10% nhưng lượng này biến mất trong vòng 1 năm. Hoạt động của núi lửa Pinaturbo (1991) không làm tăng hàm lượng chlorine ở tầng bình lưu. Các nhà khoa học đã làm các phép tính chính xác cho thấy trong tổng lượng chlorine ở tầng bình lưu 3% là HCl (có lẽ từ các hoạt động của núi lửa), 15% là methyl chloride, 82% là các ODS (trong đó hơn phân nửa là do CFC11 và CFC12). Các chất CFC làm thủng tầng ozone khí quyển: Ở khoảng độ cao 11 - 50 km so với mặt biển được coi là tầng bình lưu của khí quyển. Trong tầng này dường như không còn mây nên bức xạ cực tím (UV) của mặt trời rất mạnh. Trong điều kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản ứng tạo ozone. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn (242nm) các phân tử oxy bị bẻ gãy thành các nguyên tử. O2 → O(3P) + O(3P) Sau đó O(3P) tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3 (ôzôn) O(3P) +O2 = O3 Trung bình ở độ cao 20 -25 km nồng độ O3 tối đa có thể đạt 7 ppm. Lớp này gọi là lớp giàu ozone. Ở các vùng cực, lớp này ở gần mặt đất hơn vài km so với ở vùng xích đạo. Lớp giầu ozone của khí quyển có khả năng hấp thụ mạnh các tia UV (nhất là ở vùng sóng 254nm) và cả các tia đỏ (ở vùng 600 nm) và sự hấp thụ này rất quan trọng trong quá trình phân phối năng lượng của khí quyển phía bên dưới, làm thay đổi quá trình đối lưu của không khí và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất vì chính các tia UV có tác động trực tiếp đến các phân tử ADN của các tế bào. Cũng vì lý do trên mà chiếc "áo" ozone được xem như lá chắn  bảo vệ sự sống trên mặt đất. Sự mỏng đi hoặc dầy lên của lớp giầu ozone trong khí quyển do nhiều yếu tố quyết định và đến nay người ta cho rằng một số chất tồn tại trong khí quyển như các NOx, các hợp chất clo-flo cacbon (CFC) có vai trò quan trọng trong việc phá huy tầng ozone. Các NOx có thể do con người (nền công nghiệp) hoặc do các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét...), nhưng các CFC thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt dộng của con người. Các CFC, đặc biệt CFCl3 (R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) đã được dùng lâu nay trong công nghiệp lạnh hoặc trong công nghiệp tạo bột xốp polyurethan. Hàng năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các chất này và một lượng không nhỏ của chúng bị phát thải vào không khí. R11, R12 không có chứa nhóm CH được gọi là các chất CFC "cứng". Chúng rất khó bị kết hợp hoặc phá huỷ nên chúng dần dần khuyếch tán khắp bầu khí quyển và tồn tại lâu hàng trăm năm. Chỉ có các CFC "mềm" như R22 mới bị phân  huỷ dần từng phần trong tầng đối lưu. Các CFC trong tầng bình lưu sẽ bị tác động của ta UV ngắn (< 230 nm)  và bị bật gốc clo Cl* ra. Cl* sẽ tiếp tục tác dụng với ozone (O3) và các gốc ôxy (*O*) để thành phản ứng tiếp diễn liên tục phá huỷ ozone CFC → Cl* Cl* + O3 → ClO* + O2 ClO* + *O* → Cl* + O2 Theo ước tính, hiện nay các phản ứng trên có thể làm mất từ 2-8% lượng ozone trong các tầng bình lưu dưới độ cao 100 km. Riêng ở vùng Nam Cực lượng mất ozone càng trầm trọng, nhất là vào mùa đông. Vì vào mùa đông có sự tạo các đám mây ty do các sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các tinh thể băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy ra các phản ứng dị thể giữa CFC, ozone và *O* để duy trì các phản ứng phá huỷ ozone. Ngoài ra còn một loạt phản ứng nữa liên quan đến sự có mặt của NO2 trong tầng bình lưu để tạo ra Cl* và phá huỷ ozone. Cũng vì lý do trên, các chất  CFC ngoài gây hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên nhân quan trọng làm mỏng lớp ozone của khí quyển và theo Nghị định thư Montreal, người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất và sử dụng các chất này, đặc biệt là các CFC "cứng". Tên lửa có thể phá hoại tầng ozone Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozone, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ mặt trời xâm nhập vào trái đất. Tên lửa thải ra khí clo trên tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxy và tạo ra clo oxit, một chất phá hủy ozone. Ảnh: nasaimages.org Nhờ các đạo luật quốc tế mà những hóa chất có hại đối với tầng ozone như chlorofluorocarbon (CFC), methyl bromide đang giảm dần. Nhưng khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt trái đất khoảng 50 km). Tại đây clo phản ứng với oxy để tạo ra clo oxit - chất có khả năng hủy diệt ozone. Trong bối cảnh các vụ phóng vệ tinh, tàu vũ trụ trên khắp thế giới ngày càng tăng, những quả tên lửa sẽ sớm trở thành hiểm họa đáng sợ nhất đối với tầng ozone. “Tình hình hiện nay chưa đến mức khẩn cấp, song nếu chúng ta đợi thêm 30 năm nữa, mọi chuyện sẽ khác”, Darin Toohey, một nhà khoa học của Đại học Colorado (Mỹ), phát biểu. Hiện nay Mỹ, Liên minh châu Âu và Ấn Độ sử dụng cả nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn cho tên lửa của họ. Hỗn hợp này tồn tại dưới dạng bột hoặc tinh thể. Riêng Nga và Trung Quốc chỉ sử dụng nhiên liệu lỏng. Nhiều nhà khoa học cho rằng nhiên liệu lỏng trong tên lửa có mức độ gây hại đối với tầng ozone thấp hơn so với nhiên liệu rắn. “Những tên lửa trong tương lai sẽ sử dụng nhiên liệu lỏng và chúng sẽ bay lên trời với tần suất gấp 10 tới 100 lần hỏa tiễn ngày nay. Với tần suất cao như thế, tôi đoán rằng tầng ozone sẽ chịu tác động tiêu cực trong vòng 10 đến 20 năm nữa. Tuy nhiên chúng ta chưa có bằng chứng để chứng minh nhận định này”, Martin Ross, một nhà nghiên cứu khí quyển của tập đoàn Aerospace tại thành phố Los Angeles (Mỹ), phát biểu. Mỗi loại nhiên liệu trong tên lửa có mức độ ô nhiễm khác nhau. Một số nhiên liệu giải phóng các hoá chất vào tầng không khí thấp. Tại đây chúng nhanh chóng biến mất nhờ những cơn mưa. Một số loại khác thải hóa chất ở tầng bình lưu, nơi chúng tồn tại lâu hơn và phản ứng với hóa chất khác. Từ năm 1979 tới năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu suy giảm khoảng 5%. Vì tầng ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại từ mặt trời, sự suy giảm của nó trở thành một mối quan tâm toàn cầu. Các nước đã ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế và chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất carbon của clo và flo cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác. Sự suy giảm ozone thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ thủng ozone dùng để chỉ sự suy giảm ozone nhất thời hằng năm ở hai cực trái đất. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu (clo xuất hiện CFC và các khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy) chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tấm áo giáp của trái đất này. Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone: Lỗ thủng tầng Ozone tại Nam Cực. (Ảnh: natural.com) Các nhà khoa học Mỹ khẳng định khí gây cười đã trở thành mối họa lớn nhất đối với tầng ozone của trái đất. Nitơ oxit (N2O) là chất khí gây mê, giảm đau không màu có vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Nó được tạo ra từ phân động vật, quá trình xử lý rác thải, phân bón hóa học, động cơ đốt trong và các ngành công nghiệp. N2O không cháy nhưng có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống và có thể gây ngạt. Giới chuyên gia gây mê nha khoa thường gọi N2O là khí gây cười. Theo Telegraph, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tần
Tài liệu liên quan