I. MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện. Thực tiễn lịch sử và khoa học lịch sử trên 90 năm qua khẳng
định, trên nền tảng tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài
viết khái quát về quá trình hình thành, những thành tựu và truyền thống cách mạng cơ
bản, vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Qua đó,
góp phần làm sáng rõ giá trị của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; công lao
to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - “Cội nguồn lý luận”, ánh sáng soi đường cho mọi thắng lợi của cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
313|
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- “CỘI NGUỒN LÝ LUẬN”, ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG CHO
MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TS. Phạm Thanh Xuân
Trường Đại học Hoa Lư
ThS. Trương Mạnh Tiến
Trường ĐHSP Hà Nội - Phân hiệu Hà Nam
Tóm tắt
Bài viết nhìn lại quá trình 90 năm lãnh đạo và phát triển đất nước, đồng
hành cùng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bài viết, chúng tôi
nghiên cứu khái quát về quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam,
điểm lại các truyền thống và thành tựu cách mạng cơ bản trong quá trình
lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo và phát triển, đất nước, dân tộc.
I. MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện. Thực tiễn lịch sử và khoa học lịch sử trên 90 năm qua khẳng
định, trên nền tảng tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài
viết khái quát về quá trình hình thành, những thành tựu và truyền thống cách mạng cơ
bản, vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Qua đó,
góp phần làm sáng rõ giá trị của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; công lao
to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
II. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Trên thế giới, Cách mạng tháng Mƣời Nga vĩ
đại (1917), “mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài ngƣời, nhƣ mặt trời soi sáng
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|314
khắp năm châu”, bừng tỉnh toàn nhân loại, thắp sáng niềm tin, hy vọng cho các dân tộc
thuộc địa và nhân loại tiến bộ. Nhƣng vẫn còn đó “một vết nhơ trong lịch sử loài
ngƣời”, khi chủ nghĩa tƣ bản biến thành chủ nghĩa đế quốc, đi xâm lƣợc khắp hoàn cầu
- hàng trăm quốc gia, dân tộc trở thành thuộc địa, vẫn đang rên xiết dƣới gót sắt của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Ở Việt Nam, các phong trào yêu nƣớc, các con đƣờng cứu
nƣớc đã diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp theo các khuynh hƣớng, lập trƣờng tƣ
tƣởng khác nhau; nhƣng dân tộc ta vẫn chƣa vƣợt qua trình trạng bi thảm “là thuộc địa
của thực dân Pháp, phát xít Nhật kéo dài gần 90 năm”; “khủng hoảng sâu sắc về đƣờng
lối cứu nƣớc và giải phóng dân tộc”. Tình hình đen tối nhƣ không có đƣờng ra: “Cha
ông xƣa từng đấm nát tay trƣớc cửa cuộc đời/ Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá/... Cả
dân tộc đói nghèo trong rơm rạ/ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mƣa rơi!”[1]. Cứu
nƣớc, giải phóng các dân tộc thuộc địa trở thành nhu cầu rộng lớn mang tính thời đại,
khách quan, sục sôi, bức bách của lịch sử, mà Việt Nam không phải là trƣờng hợp
ngoại lệ.
2.1.2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nƣớc, tiến bộ, gần gũi
với nhân dân, yêu lao động, quý trọng con ngƣời, đề cao sự học; trong một vùng quê và
dân tộc giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Mang theo vốn học vấn chắc chắn, năng
lực tuy duy sắc sảo, óc phê phán tinh tƣờng, lời căn dặn của cha: “Con làm dân mất
nƣớc chớ bao giờ quên đƣợc nợ nƣớc thù nhà”, “Nƣớc mất không tìm đƣờng cứu nƣớc,
tìm gặp cha phỏng có ích lợi gì” và khát vọng cháy bỏng độc lập cho Tổ quốc, tự do
hạnh phúc cho đồng bào, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã thực hiện “một cuộc
trƣờng chinh vạn dặm, thiên sơn vạn thủy, kéo dài 3 thập kỷ, đi xuyên qua 4 châu lục, 3
đại dƣơng, với biết bao gian khổ, vất vả, hiểm nguy”, để tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân.
Gần 10 năm sau, ngày 16 - 17/7/1920, Ngƣời đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cửa
ngõ của vấn đề dân tộc thuộc địa thông qua Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (Luận cƣơng của V.I. Lênin).
Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng
nhất, bênh vực các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. Đó là một học thuyết khoa học, cách
mạng, đồ sộ, vĩ đại - một lâu đài, mở cửa tứ hƣớng, bát phƣơng, ngƣời ta có thể đi vào
chủ nghĩa Mác - Lênin bằng nhiều con đƣờng, cửa ngõ khác nhau, Nguyễn Ái Quốc
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin bằng con đƣờng, cửa ngõ - vấn đề dân tộc thuộc địa
thông qua Luận cƣơng của Lênin. Luận cƣơng của V.I. Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc
giải tỏa khát vọng cháy bỏng cứu nƣớc, cứu dân. “Ngƣời ta có thể đọc hàng trăm quyển
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
315|
sách cổ, kim, Đông, Tây, nhƣng không ở đâu có một chiến lƣợc rành rọt về vấn đề dân
tộc thuộc địa nhƣ trong Luận cƣơng của Lênin”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra sự biến đổi mang tính chất bƣớc ngoặt, căn bản,
về chất trong tƣ tƣởng, tình cảm; quan điểm, lập trƣờng; phƣơng pháp và hành động
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc; giúp Ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng
dân tộc đƣợc coi là duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Ngƣời đã đi từ “chủ nghĩa
yêu nƣớc” đến “chủ nghĩa Mác - Lênin”, từ ngƣời “yêu nƣớc”, trở thành “ngƣời cộng
sản”; từ “Ái Quốc”, đến “Chí Minh”, từ Ngƣời đi “tìm đƣờng”, trở thành ngƣời “chỉ
đƣờng”, “dẫn đƣờng” của cả dân tộc. Giáo sƣ Trần Văn Giàu dùng hình ảnh “Ruộng
đồng đã có nƣớc trƣớc khi nƣớc sông đẩy lên”, để diễn tả sự tiếp nối, sự chuyển hóa,
hòa quyện nguồn mạch tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc với tinh hoa trí tuệ thời
đại trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và cũng là trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt
Nam, khi Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin: “Ruộng đồng đã có nƣớc”
(Chỉ vốn văn hóa Quốc học truyền thống, phƣơng Đông, phƣơng Tây phong phú trong
hành lý trí tuệ, hành trang tinh thần của Nguyễn Ái Quốc, của dân tộc trƣớc khi đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin); “nƣớc sông đẩy lên” (để diễn tả bƣớc phát triển mang tính
chất bƣớc ngoặt, căn bản, về chất của tƣ tƣởng Nguyễn Ái Quốc, của dân tộc khi đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin).
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Ngƣời tìm ra chân lý: Muốn cứu nƣớc, giải
phóng dân tộc trong thời đại mới, không có con đƣờng nào khác là con đƣờng cách
mạng vô sản. Con đƣờng cách mạng vô sản muốn thắng lợi trên hết, trƣớc hết phải có
Đảng cộng sản. Muốn có Đảng cộng sản phải có sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn
chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nƣớc. Song, sự kết
hợp ấy để cho ra đời Đảng cộng sản ở “xứ Đông Dƣơng thuộc địa” diễn ra rất khó
khăn, phức tạp, lâu dài - do sự ngăn cấm quyết liệt của chủ nghĩa thực dân, do điều
kiện lịch sử đặc thù của Đông Dƣơng. Vì vậy, một mặt, Ngƣời đã ra sức tuyên truyền
chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nƣớc bằng nhiều con đƣờng khác nhau đƣờng bộ,
đƣờng biển (Mật thám Pháp báo về Bộ thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đang thực hiện, một
dự án chủ nghĩa cộng sản trên biển, phải kiểm tỏa con đƣờng này lại nếu không
Nguyễn Ái Quốc sẽ tạo ra những phép màu đáng kinh ngạc), đƣờng đào tạo cán bộ
(phƣơng tiện tuyên truyền sống, gọi thanh niên yêu nƣớc Việt Nam sang Quảng Châu
đào tạo rồi đƣa về nƣớc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin... Mặt khác, Ngƣời xác
định rõ, nếu không có Đảng cộng sản thì sẽ không có cách mạng, nhƣng ở Việt Nam do
điều kiện hoàn cảnh lịch sử đặc thù nếu thành lập ngay Đảng cộng sản thì sẽ là nóng
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|316
vội, chủ quan, thất bại. Từ đó, Ngƣời thực hiện “một bƣớc quá độ, chạm chu chuyển
trung gian” - thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925, tại Quảng Châu -
Trung Quốc) để xúc tiến các điều kiện chín muồi thành lập Đảng cộng sản.
2.1.3. Sự ra đời và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã
từng bƣớc xâm nhập vào Việt Nam. Giáo sƣ Trần Văn Giàu khẳng định: Ngƣời ta
thƣờng nói: Mặt trời tuy sáng nhƣng không soi sáng đƣợc phía bên trong cái chậu úp.
Hoàn cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, không đến nỗi phía bên trong
cái chậu úp (sự bƣng bít, ngăn cấm của các thế lực thực dân, đến quốc), chủ nghĩa Mác
- Lênin qua bàn tay và khối óc tài tình của Nguyễn Ái Quốc đã chọc xuyên qua “lƣới
sắt” của chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm nhập vào Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin
xâm nhập, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng trong phong trào cách mạng Việt Nam,
phong trào công nhân, phong trào yêu nƣớc Việt Nam nói chung và sự cần thiết phải
thiết lập vai trò lãnh đạo của các tổ chức cộng sản. Đến cuối năm 1929 đầu năm 1930,
ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dƣơng Cộng sản Đảng; An Nam
Cộng sản Đảng, Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn. Nhận chỉ đạo của Quốc tế cộng sản,
nắm rõ tình hình, nhu cầu cách mạng trong nƣớc, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội
nghị thành lập Đảng (06/01 - 07/02/1930) tại Hƣơng Cảng - Trung Quốc. Hội nghị thành
lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra chính thức trong 5 ngày (02 - 07/02/1930),
Hội nghị đã phê phán những hạn chế, khuyết điểm, nêu cao tinh thần đoàn kết của các
tổ chức cộng sản và thống nhất: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; cử Ban chấp
hành Trung ƣơng lâm thời; thảo luận và thông qua: Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa nhƣ một Đại hội - Đại hội thành lập Đảng.
Kết quả của Hội nghị đem đến niềm vui lớn cho dân tộc: “Năm hai mƣơi của thế kỷ hai
mƣơi/ Tôi sinh ra nhƣng chƣa đƣợc làm ngƣời/ Nƣớc đã mất, cha đã làm nô lệ/ Ôi
những ngày xƣa mƣa xứ Huế, mƣa sao buồn vậy hỡi mƣa rơi!?/ Ngẩng đầu lên không
thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nƣớc mắt/ Từ vô vọng mênh mông đêm tối/ Ngƣời
đã đến chói chang nắng dội/ Trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu” [2]; “Tháng hai nắng
hửng mùng ba/ Từ trong gian khổ Đảng ta ra đời” [3; tr.45]; “Hỡi sông Hồng tiếng hát
bốn nghìn năm!/ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?/ Buổi đất nƣớc của Hùng Vƣơng
có Đảng/ Mỗi ngƣời dân đều đƣợc thấy Bác Hồ” [4].
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bƣớc
ngoặt vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
317|
mốc son chói lọi trên con đƣờng phát triển của dân tộc; chấm dứt thời kỳ khủng hoảng
sâu sắc về đƣờng lối, lãnh đạo cách mạng, tình trạng cách mạng Việt Nam tách rời với
cách mạng thế giới; từ đây, cách mạng Việt Nam đã có Đảng - nhân tố hạt nhân, then
chốt, cốt lõi của hệ động lực quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam lãnh
đạo; với đƣờng lối đúng đắn, sáng tạo; trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới;
mở ra con đƣờng và phƣơng hƣớng phát triển mới cho dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời bắt nguồn từ nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, khách
quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, dân tộc và phát triển đất nƣớc; là kết
quả của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu
nƣớc. Tên của Đảng gắn liền với tên dân tộc, tên của đất nƣớc - Đảng Cộng sản Việt
Nam; tạo nên sự gắn bó tự nhiên, máu thịt giữa Đảng và dân tộc, giữa bản chất giai cấp
công nhân và đặc tính dân tộc ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam mới ra đời.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu sự trƣởng thành của phong trào cách
mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam (chiếm tỉ lệ khá nhỏ 1% trong
khối dân cƣ), nhƣng đã trƣởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; thể hiện vai trò
sáng lập, tài năng tổ chức, chỉ đạo cách mạng, thiên tài trí tuệ, tầm cao tƣ tƣởng của
Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc không phải là ngƣời Việt Nam đầu tiên đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, nhƣng là ngƣời có công đầu tiên trong việc tìm ra con đƣờng cứu
nƣớc và giải phóng dân tộc từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam, là ngƣời sáng lập và vạch ra Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành Cƣơng
lĩnh chính trị, đƣờng lối cách mạng ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời.
Điều đó cho thấy, vị trí, vai trò, tầm vóc to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam .
2.2. Thành tựu và truyền thống cách mạng cơ bản trong quá trình lãnh đạo cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2.1. Thành tựu cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngay từ thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn trung thành với
chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đã kết hợp đúng đắn mục tiêu đấu tranh
của phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc,
thật sự là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam. Với Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên đƣợc thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng và các Cƣơng lĩnh tiếp theo, với phƣơng pháp đấu tranh cách mạng thích hợp và
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|318
sáng tạo, với sức mạnh tổ chức, kỷ luật, năng lực tổ chức thực tiễn và sự chiến đấu
ngoan cƣờng, hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, luôn luôn đƣợc
nhân dân tin yêu, hết lòng bảo vệ, đùm bọc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân
dân giành đƣợc những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử và thời đại.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại
hàng nghìn năm; sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật gần 90 năm ở nƣớc ta;
làm hồi sinh một dân tộc, tái tạo một quốc gia; lập ra Nhà nƣớc dân chủ cộng hòa đầu
tiên trong lịch sử dân tộc, Nhà nƣớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á; đƣa
nhân dân ta từ địa vị nô lệ lầm than lên làm chủ đất nƣớc; đƣa đất nƣớc ta từ một nƣớc
thuộc địa nửa phong kiến thành một nƣớc độc lập; đƣa Đảng Cộng sản Việt Nam trở
thành Đảng cầm quyền; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch
sử đấu tranh của dân tộc ta; một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình trên thế
giới ở thế kỷ XX, “lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và
nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công đã nắm chính
quyền toàn quốc” [5], nêu gƣơng sáng cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Thắng lợi đó đem đến niềm vui lớn và cả niềm kiêu hãnh cho nhân dân, dân tộc Việt
Nam trƣớc bạn bè quốc tế: “Ôi hai tiếng đồng bào, Tổ quốc/ Đến hôm nay mới thuộc
về ta/ Trăm năm mất nƣớc mất nhà/ Hôm nay mới cất lời ca tiếng cƣời” [6]; “Biển sóng
trào lên thành đại hội/ Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng/ Xôn xao mặt đất, trăng là trăng/
Chảy xiết Ngân Hà, muôn sao vàng rực/ Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên, ôi náo nức/
Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần!/ Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần/ Chiều
chiến thắng phá tan quân quỷ sứ/ Ta đi dƣới bốn nghìn năm lịch sử/ Đêm nay tràn hoa
đỏ nhụyvàng tƣơi/ Ta đi đây, với thế kỷ hai mƣơi/ Mạch suối trẻ trong dòng ngƣời vô
địch” [7].
Thắng lợi của 30 năm kháng chiến, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975),
bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực thực dân, đế quốc đã quay lại xâm lƣợc
nƣớc ta. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do, độc lập và đã giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến oanh liệt để
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đƣa cả nƣớc
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
319|
đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc chiến đấu thực dân Pháp, đỉnh
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ - “một chiến công vĩ đại, một mốc son chói lọi, nhƣ
một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX”; “bản hùng ca của cuộc chiến tranh
nhân dân thần kỳ”[8], “biểu tƣợng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạng Việt Nam”;
“đã đánh bại một đội quân xâm lƣợc nhà nghề”; “đập tan huyền thoại về tính bất khả
chiến bại” - của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; cắm cây thập tự chinh trên nấm mồ
của chủ nghĩa thực dân Pháp; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng 8/1945; giải
phóng hoàn toàn miền Bắc, Thủ đô Hà Nội. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”, “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”; là thắng lợi “Lần đầu
tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị nhân dân một nƣớc thuộc địa
đánh cho tan tành tả tơi và phải cút về nƣớc” [9]; góp phần giải tán một đế quốc thuộc
địa lớn; “đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” [8],
cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa trên thế giới. Cuộc chiến đấu
chống đế quốc Mỹ, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một trong những
cuộc chiến tranh yêu nƣớc “vĩ đại nhất, chói lọi nhất, một biểu tƣợng sáng ngời về sự
toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con ngƣời”[10]; lần lƣợt đƣơng
đầu và đánh bại các chiến lƣợc chiến tranh của đế quốc Mỹ - một đế quốc to, có tiềm
lực kinh tế và quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới; phƣơng tiện kỹ thuật chiến tranh
hiện đại, “không lực” - sức mạnh to lớn nhất của Mỹ tỏ ra có giới hạn khi đƣơng đầu
với con ngƣời; bị “cơn gió ngang” - truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam, dƣới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho tê liệt. Đó là thắng lợi của bản lĩnh, trí
tuệ, văn hóa, nghệ thuật chiến tranh, quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam; kết thúc
vẻ vang 30 năm đấu tranh lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng giải phóng dân tộc
và bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế
quốc trên đất nƣớc ta; giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thành phố Sài Gòn, bảo vệ
miền Bắc, thống nhất đất nƣớc, đƣa “đất nƣớc”, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó
là “một chiến công vĩ đại trong lịch sử thế giới, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế
to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [10], cổ vũ các dân tộc, nhân loại đấu tranh vì hòa
bình, tiến bộ, phát triển xã hội.
Thắng lợi của Đảng ta trong lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất
nƣớc (1986 - 2020). Trƣớc những khó khăn của cách mạng thế giới và trong nƣớc, với
bản lĩnh và trí tuệ của mình, 5 năm, trƣớc khi Liên Xô và các nƣớc Đông Âu sụp đổ
(1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|320
đất nƣớc (1986). Công cuộc đổi mới là quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện,
triệt để; mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa cách mạng, đạt đƣợc những thành tựu to lớn,
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu đó làm cho đất nƣớc, xã hội, con
ngƣời đều đổi mới; nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia và vị thế của Việt Nam
trên trƣờng quốc tế, tạo ra thế và lực mới để xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng “Dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, chứng minh sức sống dẻo dai
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả trong thời chiến lẫn trong thời bình. Dƣ luận quốc
tế nhiều lần nhấn mạnh thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam góp phần quyết
định tƣơng lai của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, mở ra triển vọng khắc phục
các cuộc khủng hoảng, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới