Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên theo con đường môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
Cacbon tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất CO2. Ở trong không khí, trên 1 ha diện tích bề mặt trái đất ước chừng có khoảng 2,5 tấn CO2. Nếu CO2 không được trả lại cho môi trường thì lượng CO2 có sẵn trong không khí chỉ đủ cung cấp cho sự sống tồn tại trong vài thế kỷ.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5400 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chu trình Cacbon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận - Nhóm 1 Lớp Sinh Thái Rừng - Nhóm 2 1.Chu trình sinh địa hoá ? 1.1 Định nghĩa: Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên theo con đường môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường 1.2 Phân loại 2.Chu trình cacbon 2.1 Con đường luân chuyển của cacbon: Cacbon tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất CO2. Ở trong không khí, trên 1 ha diện tích bề mặt trái đất ước chừng có khoảng 2,5 tấn CO2. Nếu CO2 không được trả lại cho môi trường thì lượng CO2 có sẵn trong không khí chỉ đủ cung cấp cho sự sống tồn tại trong vài thế kỷ. 2.1.1 Giai đoạn cấu tạo Thực vật có diệp lục có khả năng chuyển hoá khí cacbonic phân tán trong khí quyển hoặc kết hợp trong nước thành cacbon hữu cơ, tức là từ khí cacbonic chế tạo các chất hữu cơ (gluxit, lipit, vv.) 2.1.2 Giai đoạn tái tạo và tiêu thụ Những động vật, thực vật không có chất diệp lục, nấm… tiêu thụ cây xanh hoặc động vật khác để sinh sống. Chúng có thể là động vật ăn thịt, sinh vật kí sinh hay hoại sinh và chỉ có thể sử dụng cacbon dưới dạng hữu cơ. Chúng chuyển phần tử cacbon hữu cơ thành yếu tố hữu cơ đơn giản do tế bào đồng hoá rồi tập hợp thành những hợp chất hữu cơ đặc hiệu 2.1.3 Giai đoạn phân giải Giai đoạn phân giải: chất hữu cơ thực vật không được tiêu thụ, cặn bã và xác động vật trở lại đất, ở đó chúng được vi sinh vật hoại sinh khoáng hoá. Giai đoạn này gồm vô số chuỗi thức ăn, trong đó vi sinh vật nối tiếp nhau, sử dụng cặn bã của giai đoạn trước làm nguồn năng lượng và giải phóng khí cacbonic 2.1.4 Giai đoạn tích tụ Cacbon hữu cơ dự trữ trong đất nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ khoáng hoá dạng cacbon. Cacbon cũng được dự trữ từ chất cặn bã của thực vật và động vật (đá vôi, than đá, dầu hoả). Con người đốt than hay dầu hoả, giải phóng khí cacbonic; khí cacbonic lại được thực vật sử dụng. Chu trình cacbon trong tự nhiên 2.2 Vai trò của chu trình cacbon trong Hệ Sinh Thái Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật, là thành phần cấu tạo nên chất sống Vai trò quan trọng đối với cơ thể sống : chuyển hoá các nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống. Góp phần duy trì sự cân bằng trong khí quyển. 2.3 Nếu chu trình sinh- địa- hoá cacbon bị mất cân bằng thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?Nguyên nhân của sự mất cân bằng? Một số nguyên nhân: Chặt phá rừng bừa bãi Khí thải công nghiệp Cháy rừng Một số hậu quả: Lũ lụt Hiện tượng băng tan ở 2 cực Mưa axit Một số biện pháp khắc phục: Trồng rừng Sử dụng ngồn năng lượng sạch