Trùng sốt rét mang những đặc điểm chung của Trùng bào tử máu
Kí sinh trong cơ thể động vật. Trong vòng phát triển có giai đoạn bào tử có vỏ bảo vệ.
Có cơ quan đỉnh giúp xâm nhập vào tế bào vật chủ. Không có bào quan chuyển vận, thức ăn được hấp thu qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4666 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chu trình phát triển của trùng sốt rét và bệnh sốt rét ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có một căn bệnh… Có từ xa xưa… Đã cướp đi mạng sống của hơn hai triệu người mỗi năm… CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRÙNG SỐT RÉTVÀ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM SEMINAR ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG LỚP K53A - SINH HỌC Hà Nội, 11/2009 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Vịnh Sinh viên thực hiện : Phan Hồng Anh Đoàn Diệu Linh Đào Trọng Khoa Trần Văn Hiếu NỘI DUNG CHÍNH 1.1. Vị trí phân loại 1.2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống 1.3. Phân loại TỔNG QUAN I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.1. Vị trí phân loại Ngành trùng bào tử Sporozoa Lớp Aconoidasida Bộ Trùng bào tử máu Haemosporida Họ Plasmodiidae Chi Plasmodium I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.2. Đặc điểm cấu tạo Trùng sốt rét mang những đặc điểm chung của Trùng bào tử máu Kí sinh trong cơ thể động vật. Trong vòng phát triển có giai đoạn bào tử có vỏ bảo vệ. Có cơ quan đỉnh giúp xâm nhập vào tế bào vật chủ. Không có bào quan chuyển vận, thức ăn được hấp thu qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Vòng đời thay đổi phức tạp nhưng có thể thấy có xen kẽ ba giai đoạn: sinh sản hữu tính, sinh bào tử và sinh sản vô tính (thường bằng liệt sinh). Giai đoạn lưỡng bội (2n) ngắn, giai đoạn đơn bội chiếm phần lớn vòng đời. I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.2. Đặc điểm cấu tạo I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.2. Đặc điểm cấu tạo Ngoài ra Trùng sốt rét còn mang các đặc điểm riêng của bộ: Kí sinh trong nội mô động vật có xương sống. Vật truyền bệnh là chân khớp hút máu. I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.2. Đặc điểm cấu tạo Có 2 màng lớp bọc ngoài và các sợi vi cơ. Đỉnh tế bào có chóp cứng nhận chất tiết và có khoảng 10-12 dải vi cơ bao quanh. Không bào tiêu hoá được hình thành ở lỗ thông màng tế bào (ở giữa cơ thể, gần nhân) I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.3. Phân loại Plasmodium falciparum Plasmodium vivax Plasmodium malariae Plasmodium ovale Có tất cả 4 loài Plasmodium gây bệnh: I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.3. Phân loại I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.3. Phân loại I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.3. Phân loại I. TỔNG QUAN VỀ TRÙNG SỐT RÉT 1.3. Phân loại II. CHU TRÌNH SỐNG CỦA TRÙNG SỐT RÉT Trong vòng đời của Trùng sốt rét có sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính (trong cơ thể người) và sinh sản hữu tính (trong cơ thể muỗi) Chu kì sống của Trùng sốt rét kéo dài từ 24 - 72h tuỳ từng loài II. CHU TRÌNH SỐNG CỦA TRÙNG SỐT RÉT 1 - 9:Bào tử trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của muỗi nhập vào các tế bào gan và phát triển mạnh, liệt sinh, phá huỷ các tế bào gan giải phóng các liệt trùng 10 - 20: Các liệt trùng thâm nhập vào tế bào hồng cầu, tiếp tục thực hiện quá trình sinh sản vô tính và phá vỡ hồng cầu, giải phóng các giao tử bào 21 - 30: Các giai đoạn sinh sản hữu tính của Trùng sốt rét hình thành hợp tử (trong cơ thể muỗi) 30 - 33: Các hợp tử bám trên thành dạ dày của muỗi, kết vỏ tạo thành kén trứng, sinh sản và biến đôi hình dạng cơ thể. 34 - 35 Khối kén trứng bị phá vỡ, giải phóng các trùng bào tử xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi II. CHU TRÌNH SỐNG CỦA TRÙNG SỐT RÉT III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh 3.1.1. Khái niệm Bệnh sốt rét là loại bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra, gây tác hại trầm trọng cho sức khoẻ và có khi gây tử vong. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi Bệnh thường phát vào mùa Hè – Thu (lúc muỗi hoạt động) III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh 3.1.2. Nguyên nhân gây bệnh Ở VN, Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax là 2 loài gây bệnh chủ yếu. Pl. falciparum (chiếm khoảng 80% số bệnh nhân) có vòng liệt sinh trong hồng cầu dài 48h, thời gian sốt kéo dài, thường gây bệnh nặng và tử vong. Pl. vivax (chiếm khoảng 20% người bệnh), cũng có vong liệt sinh trong hồng cầu dài 48h nhưng thời gian lên cơn sốt ngắn hơn, ít gây bệnh nặng tuy nhiên hay tái phát III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh Muỗi truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam gồm một số loài thuộc chi Anopheles, trong số đó thường gặp A. minimus (bọ gậy sống ở khe suối nước chảy) và A. balacensis (bọ gậy thích sống trong vùng nước tù đọng). III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.2. Các triệu chứng 3.2.1. Các triệu chứng thường gặp : Trước khi cơn sốt rét bắt đầu, người bệnh thấy mệt mỏi, ngây ngấy, có thể ngáp vặt. Sau đó thấy đau đầu, kèm theo đau người. Rét run kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Sau cơn rét run là sốt nóng, nhiệt độ tăng cao đến 41 42 độ. Trẻ em có thể có co giật, đầu nặng, tai ù. Cơn sốt kéo dài từ 1 đến 3 giờ. Sau cơn sốt nóng, mồ hôi bắt đầu túa ra, kèm theo khát nước đến khô họng. Cơn sốt có chu kì ngày 1 cơn hoặc 2 đến 3 ngày 1 cơn, thường đúng vào giờ sốt của cơn sốt trước. III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.2. Các triệu chứng 3.2.2. Các triệu chứng của bệnh sốt rét ác tính : Cơn sốt liên tục hoặc sốt dao động chồng cơn; Bệnh nhân thỉnh thoảng bỗng nhiên lú lẫn, mất định hướng một cách thoáng qua Người bệnh bị mất ngủ rất nặng, hầu như thức suốt đêm ngay từ ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai của bệnh; Mồ hôi chảy thành giọt; Trạng thái tinh thần li bì hoặc bị kích thích, vật vã; Nhức đầu rất dữ dội, luôn luôn kèm theo hành động nheo mắt, bóp trán; Nôn nhiều, nôn thốc tháo; Tiêu chảy toé ra nhiều nước; Xét nghiệm thấy mật độ ký sinh trùng sốt rét trên 40.000/ mm3 máu. III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.3. Hậu quả và tác hại Ký sinh trùng sốt rét khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những tổn thương như phá hủy hồng cầu, huyết tán làm giải phóng hemoglobine gây thiếu máu. Trong trường hợp sốt rét nặng, sốt rét ác tính, làm vàng da, tế bào và mô thiếu ôxy trầm trọng. Có sự rối loạn chuyển hóa do độc tố của ký sinh trùng sốt rét, rối loạn vi tuần hoàn trong các trường hợp nặng gây nên hậu quả làm tế bào và mô thiếu oxy, thoái hóa, hoại tử, tại các nội quan có phản ứng viêm. Gan là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với ký sinh trùng sốt rét nên có phản ứng sớm nhất. Khi bị mắc bệnh sốt rét, gan sưng to, đau là một triệu chứng thường gặp khi sờ nắn vì một số tế bào bị vỡ, các dây thần kinh bị va chạm. Các chức năng của gan như chống độc, dự trữ đường... đều có những thương tổn và bị biến đổi. III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.4. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới Xuất hiện phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là châu Phi, Bắc Nam Mĩ, Nam Trung Quốc, Đông Dương và Ấn Độ. Mỗi năm có từ 300-500 triệu người bị nhiễm sốt rét với khoảng 2 triệu người tử vong mỗi năm vì sốt rét. III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.4. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam Ở Việt Nam Nước ta nằm trong vùng sốt rét nặng của thế giới. Trước CMT8 bệnh phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền núi. Từ 1958 đến nay đã có nhiều đợt tập trung phòng chống bệnh ở những vùng rộng lớn nên số người bị bệnh giảm rõ rệt III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.5. Phòng chống 3.5.1. Phòng bệnh Hiện chưa có vaccin phòng sốt rét. Cách phòng bệnh chủ yếu là ngăn không cho muỗi đốt, bao gồm nằm màn tẩm thuốc diệt muỗi và phun thuốc diệt muỗi trong nhà, lấp cỏ bụi, không để nước tù đọng làm môi trường sống cho muỗi Điều trị dự phòng bằng các thuốc chống sốt rét . Bôi thuốc xua côn trùng như DEET lên vùng da hở và phun thuốc diệt muỗi tại nơi ở. Mặc quần áo bảo hộ. Nằm màn khi ngủ. III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.5. Phòng chống Minh họa một số biện pháp phòng bệnh III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.5. Phòng chống Năm 1955, WHO đã phát động chiến dịch diệt sốt rét toàn cầu. Trong 10 năm đầu kết quả rất khả quan, nhất là ở các nước giàu, châu Âu và châu Mĩ. Tuy nhiên, những năm tiếp theo càng ngày càng có nhiều khó khăn do xuất hiện những quần thể muỗi kháng hóa chất và trùng sốt rét kháng thuốc do muỗi thay đổi tập tính làm giảm tác dụng diệt của hóa chất và do khó khăn về kinh phí khi viện trợ nước ngoài giảm Theo thống kê năm 1955, toàn cầu còn khoảng 2 tỷ người (40% dân số thế giới) sống trong vùng sốt rét lưu hành và hàng năm còn khoảng 500 triệu người mắc bệnh trong số này, có khoảng 1,5-2,7 triệu người chết vì sốt rét III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.5. Phòng chống 3.5.2. Chữa bệnh Thuốc phổ thông được dùng từ nhiều năm nay để trị kí sinh trùng sốt rét là các thuốc có chất hoá học dựa vào hợp chất thiên nhiên như chloroquinine, ta vẫn gọi là ký ninh, chế tạo từ vỏ cây quina-quina gốc ở Nam Mỹ. Theo một số tài liệu, thuốc trị ký sinh trùng sốt rét tốt và hiệu nghiệm nhất hiện nay là Artemisine lấy từ loại cây thanh hao (quinghao) mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra đầu thập niên 1970 và áp dụng thành công trong các thử nghiệm lâm sàng và hiện được dùng rộng rãi. Trước 1975, trong chiến tranh, thuốc đặc trị sốt rét được sử dụng phổ biến là kí ninh và livaquinine III. BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM 3.5. Phòng chống