Chủ trương nhận thức mới của Đảng

hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới công bố tháng 10 năm 1936. Trong chính sách mới cho rằng : “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng liên địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng.”. Tức là với 2 nhiệm vụ này không nhất thiết phải song song tồn tại, mà phải tùy hoàn cảnh mà đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu hoặc giải quyết các nhiệm vụ một cách liên tiếp, đồng thời xác định kẻ thù nào là nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của dân tộc mà đánh cho toàn thắng. Tóm lại: chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, xác định mục tiêu trước mắt của CM, từ đó đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành chính quyền, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh sau này.

doc3 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4654 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ trương nhận thức mới của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Chủ trương nhận thức mới của Đảng • Được thể hiện qua 4 nghị quyết của 4 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937), HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938) - Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: BCH TW xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa”, CQ46/11.08 VŨ NGỌC TÙNG nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiên đời sống. - Về kẻ thù cách mạng: chủ trương đánh đổ bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. - Xác định nhiệm vu trước mắt của CM : chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. - Xác định lực lượng CM: thành lập mặt trận nhân dân phản đế gồm mọi giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông - Đoàn kết quốc tế: Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn Phát xít ở Pháp và bọn phản đông thuộc địa ở Đông Dương. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức. Vừa đấu tranh công khai vừa nửa công khai, vừa hợp pháp vừa nửa hợp pháp. - Xây dựng tổ chức: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai Nhằm mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng bằng các hình thức và khẩu hiệu thích. - Nhận thức mới của Đảng vể mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Được thể hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới công bố tháng 10 năm 1936. Trong chính sách mới cho rằng : “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng liên địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng.”. Tức là với 2 nhiệm vụ này không nhất thiết phải song song tồn tại, mà phải tùy hoàn cảnh mà đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu hoặc giải quyết các nhiệm vụ một cách liên tiếp, đồng thời xác định kẻ thù nào là nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của dân tộc mà đánh cho toàn thắng. Tóm lại: chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, xác định mục tiêu trước mắt của CM, từ đó đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành chính quyền, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh sau này. Đảng cộng sản Việt Nam - Các kỳ đại hội Cập nhật lúc 09:01, Thứ Ba, 11/04/2006 (GMT+7) , (VietNamNet) - Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua chín kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. VietNamNet xin đăng lại từng kỳ Đại hội để độc giả theo dõi.    Bức ảnh Bác Hồ với cháy Ninh Thu chụp trước Đại hội Đảng lần thứ 2.   Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long, gần Hương Cảng (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra đường lối giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là đồng chí Trần Phú. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (từ ngày 27 đến 31-3-1935): Củng cố, phát triển lực lượng lãnh đạo toàn dân giành chính quyền. Sau cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt những người cộng sản. Tổng Bí thư Trần Phú cũng bị bắt và đã anh dũng hy sinh. Cơ quan đầu não của Đảng không còn. Theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, tháng 3-1934, Ban chỉ huy ở nước ngoài (Ban hải ngoại) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong làm Thư ký (Bí thư), Ban hải ngoại của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo và tổ chức lại cơ quan Trung ương của Đảng, chuẩn bị Đại hội I của Đảng. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935. Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đại hội đã nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc. Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân tộc ít người... và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 đồng chí. Ban Thường vụ có 5 đồng chí. Đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Thư ký (Tổng Bí thư). Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cử đồng chí Nguyễn ái Quốc làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh gìn giữ và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ cơ sở đến Trung ương. Đây là một điều kiện cơ bản và cần thiết để Đảng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới. Tháng 7-1936, đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) để xác định chủ trương mới của Đảng về các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng ở Đông Dương. Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị cử đồng chí Hà Huy Tập về nước tổ chức lại Ban Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư. Sau Đại hội I, việc củng cố tổ chức đảng, phát triển Đảng và phong trào quần chúng có chuyển biến mạnh mẽ. Sự chuyển hướng các hình thức hoạt động, sử dụng cả hợp pháp, nửa hợp pháp, đồng thời coi trọng công tác bí mật và đấu tranh bất hợp pháp trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936-1939, đã tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh giành quyền dân chủ, dân sinh, chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị quyết định mở rộng hơn nữa Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, quyết định điều chỉnh sự chỉ đạo chiến lược cách mạng Đông Dương cho phù hợp hoàn cảnh mới. Từ đó, phong trào cách mạng trong cả nước diễn ra sôi nổi, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến ở Đông Dương liên tiếp nổ ra, báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc của nhân dân ta. Đặc biệt, từ ngày 28-1-1941, Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, cho ra đời Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Hội nghị bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Sau hội nghị, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta. Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi, phong phú về nội dung và hình thức. Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền và đã thành công. Các Tổng Bí thư của Đảng thời kỳ này: Lê Hồng Phong (tháng 3-1935-1936); Hà Huy Tập (1936-1938); Nguyễn Văn Cừ (3-1938 đến 1-1940); Trường Chinh (5-1941 - 2-1951). Các Hội nghị Trung ương từ Đại hội I đến Đại hội II theo thứ tự ngày tháng: 7-1936;13 và 14-3-1937; 3 đến 5-9-1937; 29 và 30-3-1938; 11-1939; 5-1941; 9-3-1945; 13-8-1945; 18 và 19-12-1946; 1-1948; 1-1949; 1-1950.
Tài liệu liên quan