Tóm tắt. Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn mang đặc trưng riêng
của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô. Chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnh
vật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác
giả đã bày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại mới.
Chùm thơ vừa là sự tiếp nối của truyền thống văn học trung đại Việt Nam, nhưng
lại có những nét đặc sắc riêng của thi sĩ họ Đoàn. Điều này khiến cho thơ ca Đoàn
Nguyễn Tuấn có giá trị bất biến trong lòng người đọc, đồng thời khẳng định vị trí
của ông trong Văn học trung đại Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chùm thơ Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 101-108
This paper is available online at
CHÙM THƠ THĂNG LONG TAM THẬP VỊNH
CỦA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
Nguyễn Thị Hòa
Trường Phổ thông trung học Hữu Lũng, Lạng Sơn
Tóm tắt. Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn mang đặc trưng riêng
của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô. Chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnh
vật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác
giả đã bày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại mới.
Chùm thơ vừa là sự tiếp nối của truyền thống văn học trung đại Việt Nam, nhưng
lại có những nét đặc sắc riêng của thi sĩ họ Đoàn. Điều này khiến cho thơ ca Đoàn
Nguyễn Tuấn có giá trị bất biến trong lòng người đọc, đồng thời khẳng định vị trí
của ông trong Văn học trung đại Việt Nam.
Từ khóa: Đoàn Nguyễn Tuấn, Thăng Long tam thập vịnh, thiên nhiên, con người
Thăng Long.
1. Mở đầu
Hải Ông thi tập là tập thơ lớn nhất của Đoàn Nguyễn Tuấn [2]. Nội dung cho thấy
“tác giả là người trầm mặc, thanh cao, chân thành, giản dị, yêu quý quê hương Tổ quốc;
hình tượng nghệ thuật trong sáng, ít điển cố; hơn nữa, câu thơ lại chải chuốt, thanh thoát,
gợi cảm" [3].
Hải Ông thi tập là tập hợp của nhiều chùm thơ: Vịnh sử, Yên Đài thu vịnh, Thăng
Long tam thập vịnh... Đọc phần dịch Thăng Long tam thập vịnh ta thấy Đoàn Nguyễn
Tuấn là thi nhân tài hoa, chẳng kém gì các tác giả thơ ca thời Trần, thời Lê, như Nguyễn
Trung Ngạn, Phạm Ngộ, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích. . .
Thăng Long tam thập vịnh mang đặc trưng riêng của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô.
Tất cả những địa danh được nói đến trong chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnh
vật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác giả đã
bày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại Quang Trung.
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Nguyễn Thị Hòa, e-mail: nguyenthihoakhanh@gmail.com
101
Nguyễn Thị Hòa
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thiên nhiên Thăng Long
Nhà thơ dành sự quan tâm lớn đến những địa danh đẹp nhất ở kinh thành như: Tây
Hồ, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Kim Âu, Tô Giang, Nhị Hà, Bến Nhật Chiêu, Đò Đồng bến sét,
Thành Đại La, Quốc Tử giám, Đình Văn, Trấn Võ quán, Làng hoa Võng Thị, Làng gốm
Bát Tràng và các con phố như Trúc Bạch, Hòe Nhai, Thụy Phường...
Thăng Long vốn nổi tiếng với những hồ nước. Thi nhân họ Đoàn đã ghi lại khoảnh
khắc đáng nhớ khi ngắm cảnh Hồ Tây qua bài Tây Hồ cán ty (Chuội tơ ở Hồ Tây):
Dâm đàm thủy sắc chính liên y, Sắc nước Hồ Tây Gợn lên lăn tăn,
Kiều thượng quan hoàn cán trạc thì. Giữa lúc đứng trên cầu xem chuội lụa.
Thái triệt long ca phô luyện chử, Màu thấu hang rồng phô nơi bến lụa;
Cầm hồi thước phố dục hà ky. Gấm vây bãi thước, giặt tại ghềnh ngân.
Hồ Tây được gợi tả từ điểm nhìn cao và xa. Một vùng trời nước mênh mông. Màu
nước xanh trong hòa với màu lụa như hoa thêu gấm sắc. Những dải lụa tơ tằm ai vừa dệt
xong, mang giặt ở ghềnh ngân, phơi trên bãi thước. Nhờ có nắng, sắc lụa ánh xuống lòng
hồ khiến thi nhân liên tưởng màu lụa thấu đến tận cung điện của Thủy tề Long vương.
Hình ảnh những nghệ nhân làng dệt bên Hồ Tây hiện ra chẳng khác nào nàng Chức Nữ
giặt lụa bên bờ sông Ngân Hà. Như vậy, Hồ Tây không chỉ đẹp bởi sắc nước xanh trong,
sóng gợn lăn tăn mà còn đẹp bởi có hoạt động của người lao động và đặc biệt là gắn với
huyền thoại vì thế nó càng trở nên ám ảnh hơn.
Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, hồ Tây, hồ Gươm đẹp và hấp dẫn người đọc là thế.
Đến với Kim Âu thủy Giám, thi sĩ để lại bức họa tuyệt vời bằng thơ:
Phật pháp, tiên lâu bích ngọc xâm, Màu ngọc biếc lan tới tháp Phật, lầu Tiên,
Giám hồ nhất thủy tự thâm thâm. Hồ như gương, một làn nước sâu thăm thẳm.
Viên hàm thu thự khai minh hạp; Tròn ngậm trời thu, mở ra hộp sáng,
Quang trạm thanh lưu hiện bích sầm. Ánh lắng dòng trong, thấy bóng non xanh.
Triêu húc sơ thăng lân toái ngọc; Khi vầng đông mới lên, sóng hồ như vảy ngọctan;
Lạc hà vãn chiếu ảnh sư câm. Lúc ráng chiều buông xuống, mặt hồ nhìntựa rây vàng.
Nhất sinh cố sự hà tu vấn, Chuyện cũ một đời người cần chi hỏi đến,
Trực đãi tiền thôn nguyệt nhất lâm. Chỉ đợi trăng soi xuống làng trước mặt.
(Gương nước Kim Âu)
Làn nước xanh ngọc của hồ Kim Âu như lan tới tháp Phật lầu Tiên. Mặt hồ trong
sáng tựa gương, chiếc gương tròn ngậm trời thu. Lòng hồ in bóng non xanh. Vừng đông
vừa hé rạng, những làn sóng như vảy ngọc tan. Ráng chiều buông xuống, mặt nước nhìn
tựa rây vàng. Vừa đọc thơ vừa cùng cảm nhận, độc giả nhận ra non sông đất nước đẹp vô
ngần. Tạo hóa ưu đãi cho đất Kinh thành biết bao! Ta thầm cảm ơn thi sĩ họ Đoàn sao tài
102
Chùm thơ Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn
hoa đến lạ!
Dòng Tô Lịch đã trường tồn với Sơn hà tráng nhĩ điện Nam bang (Non sông hùng
tráng trấn giữ nước Nam). Sông uốn quanh kinh thành là nơi cho ngựa uống nước, nơi con
tôm con cá tung tăng bơi lội:
Sơn hà tráng nhĩ điện Nam Bang, Non sông hùng tráng trấn giữ nước Nam,
Tô phái oanh hồi ẩm mã giang. Dòng Tô uốn quanh, là sông ngựa uống nước.
Túng hác ngư hà danh thức lịch, Tung tăng dưới khe, tên con tôm, con cá thảyđều biết hết,
Lâm lưu kỳ ký ảnh thành song. Cúi xuống dòng nước, bóng ngựa kỳ, ngựa kýmột hóa thành đôi.
(Ngựa uống nước dòng Tô)
Đứng bên con sông gắn bó với lịch sử, Đoàn Nguyễn Tuấn như thấy Thành biên hữu
sắc nghi long hóa (có sắc bên thành tưởng rồng biến hóa). Trước mặt nước mênh mang,
thi nhân cảm ơn Thánh đại hân kim vô dụng vũ (Đời thánh, mừng nay không phải dùng
võ) để tâm hồn mình được thanh thản hưởng nhàn.
Ở đất Thăng Long, sông Lô, núi Tản vốn là đề tài của bao thi sĩ. Trần Nghệ Tông
từng viết:
Viên Tản sơn thanh, Lô thủy bích, Sông Lô, núi Tản màu xanh biếc,
Thừa phong trực nhập ngũ vân phi. Theo gió bay vào năm sắc mây.
(Tiễn Bắc sứ Ngưu Lượng)
Hay trong thơ Phạm Sư Mạnh, vẻ đẹp sông Lô, núi Tản rất tự nhiên, nhuần nhị:
Ngọc nhĩ hàn quang xâm quảng dã, Dòng nước mát của sông Nhị tràn vào đồng nội,
Tản Viên tễ sắc chiếu Thăng Long. Vẻ tạnh của non Tản dọi về Thăng Long.
(Họa Minh sứ đề Nhĩ hà)
Cùng viết về sông Lô, núi Tản, Đoàn Nguyễn Tuấn mang đến cho người đọc không
chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa mà còn là những dự báo về vận hội tốt đẹp của đất
nước. Núi Tản trong mây gợi ra cảnh mây đùn ra ngùn ngụt, núi phô vẻ ẩn hiện mơ màng,
những ngấn đá ba tầng trở nên bao la mờ mịt:
Tây thùy tình vọng uất như huân, Tạnh trời, ngắm miền tây, ngùn ngụt như hun,
Ẩn hiện đê mê tản lĩnh vân. Mây trên núi Tản ẩn hiện mơ màng,
Tam cấp thạch ngân hồn ái đãi, Ngấn đá ba tầng bao la mờ mịt;
Bán không sơn sắc tự nhân uân, Sắc núi lưng trời khí tốt chan chan.
Cảnh hùng vĩ của mây núi khiến thi nhân dự cảm điều lành đang đến: vẻ lành, khí
tốt, điềm vua ta sống lâu. Có thể thấy, lòng ngưỡng mộ cảm phục nhà vua và tình yêu đất
nước đã khắc sâu trong trái tim thi nhân. Bởi thế, nhìn sắc núi, thưởng khí trời mà ông
103
Nguyễn Thị Hòa
cũng thấy dội lên bao điều tốt đẹp.
Thành Đại La trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn nổi bật vẻ đẹp của sự vững trãi: Hồng
trảo di tung ngật Đại La. . . Sự vãng, nhân phi, thành quách thị (Sừng sững thành Đại La,
vết chim Hồng còn để lại – Việc qua đi, người đổi khác mà thành quách vẫn còn đây).
Lũy tre bên thành như đám mây xanh trải khắp lá cành cùng với khói sương lan soi
xuống dòng Lô cả ba tháng xuân. Tường thành vững chắc, lũy tre Cây cao, cây thấp mãi
mãi bảo vệ núi sông này. Chúng tạo ra hình sông thế núi, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cùng với thành Đại La là lá cờ thành - biểu tượng của Tổ Quốc. Đến Thăng Long,
có lẽ hình ảnh gây sự chú ý đặc biệt cho Đoàn Nguyễn Tuấn là cờ thành treo nắng sớm.
Hiện ra trước mắt nhà thơ một cột cờ cao vút:
Kiến tác công phu đại hóa ky, Công phu xây dựng thay cho máy tạo hóa,
Ngũmôn lâu ngoại vọng nguy nguy. Trông cao chót vót, vượt hẳn lầu năm cửa.
Cao tiêu bách xích kình thiên lập, Cao vút trăm thước sừng sững đứng chống trời;
Trực chỉ trùng tiêu ủng nhật huy. Thẳng trỏ tầng mây, rực rỡ đỗ vầng dương.
Nhà thơ ngợi ca công đức người xây thành. Nhờ có vua sáng tôi hiền mà cột cờ
trăm thước được dựng lên. Chẳng biết tự bao giờ nhưng nó sừng sững đứng chống trời,
chỏ thẳng tầng mây, rực rỡ đỗ vầng dương. Cờ thành treo nắng sớm khẳng định vị thế
vững trãi của Tổ quốc, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc.
Trấn Võ quán - địa danh khá nổi tiếng ở Kinh thành Thăng Long. Vào một đêm
trăng đẹp, Đoàn Nguyễn Tuấn đã đến thưởng nguyệt và đề thơ:
Bảo đỉnh hương phiêu triện trúc bào, Đỉnh báu hương bay cuộn quanh khóm trúc,
Chân nhân linh tích trấn Nam giao. Dấu thiêng chân nhân trấn giữ cõi Nam.
Kiếm quang ủng tuệ ngưng đàm ảnh, Gươm tỏa ánh tuệ, in xuống bóng Đầm.
Thiềm phách minh sương hướng thụ
sao.
Trăng soi sáng sương đêm, đội trên ngọn
cây.
(Bóng trăng lay động trên quán Trấn Võ)
Cảnh vừa linh thiêng vừa oai hùng. Làn khói hương đang bay cuộn quanh khóm
trúc, ánh trăng soi sáng sương đêm, bóng gương tỏa ánh tuệ in xuống bóng Đầm. Một bức
tranh thơ thật thanh vắng nhưng đầy hào khí chiến thắng. Thiên nhiên nơi đây in đậm dấu
thiêng của lịch sử.
Tịch diệt thiền cơ kình lũ động, Chày kình luôn khuấy động cơ Thiền tịch diệt;
Vinh khô thế mộng điệp tần lao. Hồn bướm cứ nhọc vì mộng đời héo tươi.
Bất như nhất trạo thanh phong lý, Chi bằng một chèo bơi trong gió mát,
Nhất khúc Thương Lương tự giải
trào.
Hát khúc Thương Lương để đáp lại tiếng chê
cười.
(Bóng trăng lay động trên quán Trấn Võ)
Trước cảnh Trấn Võ quán, Đoàn Nguyễn Tuấn đã mơ ước được bơi chèo trong gió
104
Chùm thơ Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn
mát và hát khúc Thương Lương - một khúc hát ca ngợi cảnh nhàn tản của người đi ở ẩn.
Điều này cho thấy tâm hồn thi nhân thật trong sáng, cao đẹp.
Mùa xuân tới, cánh đồng hoa làng Võng Thị rực rỡ sắc màu, hoa nở ngập tràn mặt
đất. Đối với người dân nơi đây, hoa là nguồn sống cho cả làng. Và điều đáng lưu ý hơn cả
những cánh đồng hoa đang nở rộ trong cảnh đất nước thanh bình:
Thời bình, biến dã ế tang ma, Thời buổi thanh bình, khắp đồng rợp bóng dâu,
Nhất ấp sinh nhai mãn địa hoa. Nguồn sống cả làng, đó là hoa đầy mặt đất.
Bát mẫu địa phì đa noãn thổ, Tám mẫu ruộng màu, nhiều chỗ đất thuần;
Quần phương xuân cập thổ kỳ ba. Muôn hoa xuân tới đều trổ bông lạ.
(Ruộng hoa làng Võng Thị)
Đó còn là một thiên nhiên đẹp bởi không khí trong lành, tinh khiết, cỏ cây xanh tốt,
hoa tươi đua nở:
Tễ vũ, tình khai tế nhật lâm, Mưa tạnh, nắng bừng rừng cớm ánh trời,
Chân cơ hoảng nhược kiến thiên tâm. Cơ màu chân thực như thấy lòng trời.
Cảnh Châu Lâm sau cơn mưa với bầu trời sạch làu như rửa, không một gợn bụi.
Thêm vào đó: Khói nhẹ trong thôn bay phơn phớt trên nước; Cây xanh trước tháp tỏa
bóng râm trên hoa. Phải là người tinh tế, có tâm hồn thiết tha yêu quý thiên nhiên cảnh
vật, Đoàn Nguyễn Tuấn mới để lại những vần thơ vịnh cảnh đẹp đến vậy. Không chỉ miêu
tả những vẻ đẹp hùng vĩ của non sông đất nước. Đến với kinh thành Thăng Long, Đoàn
Nguyễn Tuấn còn cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, dân dã giống chốn thôn quê, gắn với
những thú vui tao nhã: câu cá, chăn trâu, thả ngựa....
Một ngày kia, qua bến Nhật Chiêu, thi nhân ngắm cảnh sông nước, thuyền câu:
Thành thị sinh nhai cảnh nghiệp ngư, Sinh ở thị thành lại làm nghề cá,
Thanh phong minh nguyệt bạn phù cư. Gió mát trăng thanh bạn cùng nhà nổi.
Bán giang yên lãng thiên tầm bích, Sóng mây nửa sông ngàn tâm xanh biếc;
Bách xích ti can nhất diệp hư. Cần dây trăm thước, một thuyền nhẹ tênh.
Đông bộ sa bình khan bạng duật Đông bộ cát phẳng, ngắm cảnh trai cò,
Tang Châu lạo tận lữ hà ngư. Tang Châu ngập hết, bạn cùng tôm cá.
Giang hồ quảng mạc nhân vô sự Sông hồ man mác, người thật an nhàn,
Hoán tửu quy lai thả phạn sơ. Đổi lấy rượu về, nhắm với con rau.
(Qua bến Nhật Chiêu)
Người đi câu thả hồn với gió mát trăng thanh, bầu bạn cùng nhà nổi, cá tôm, sóng
nước. . . Thú vui đi câu làm cho con người ta cảm thấy cuộc sống an nhàn mà vẫn đầy đủ.
Nhà thơ như hòa mình với người, với cảnh để tận hưởng ý vị thanh nhàn của cuộc sống.
Đó còn là cảnh Chăn trâu ở Linh Động được nhà thơ miêu tả thực như vốn có đời
thường. Tuy nhiên người chăn trâu chọn được vùng đất thiêng, nên rất nhàn. Vừa thong
dong thả trâu ra đồng, vừa gõ sừng hát véo von trước gió.
105
Nguyễn Thị Hòa
Ngưu phạn thùy gia chiếm địa linh, Chăn trâu, nhà ai chiếm được đất thiêng,
Hiêu hiêu quyến mẫu nhiệm nhân
canh. Đồng ruộng thong dong thả sức người cày.
Nhàn đề bất phóng Đào Lâm dã, Vó nhàn chẳng thả ra đồng Đào Lâm;
Phong thảo thường ngu Bát Nhã đình. Cỏ tốt thường vui nơi sân Bát Nhã,
Vật phụ bất phiền ưu Hán tướng, Của nhiều, chẳng cần phiền lòng thừa tướng
nhà Hán;
Nhân tài hà đãi tá Tề khanh. Người giỏi, đâu phải đợi mượn quan khanhnước Tề,
Nhất ban dật hứng thành nan họa, Hứng nhàn nói chung, thật là khó vẽ,
Liêu lượng phong tiền khấu giác thanh. Tiếng hát gõ sừng trâu véo von trước gió.
(Chăn trâu ở Linh Động)
Từ việc chăn trâu, nhà thơ muốn nói đến “hứng nhàn” và ngợi ca vẻ đẹp của người
lao động Việt Nam.
Dưới triều vua Quang Trung, văn hóa Thăng Long được khôi phục, kinh tế phát
triển, những làng nghề truyền thống nổi tiếng góp thêm vẻ đẹp cho kinh thành: nghề trồng
dâu, nuôi tằm, dệt lụa, nghề gốm sứ Bát Tràng, nấu rượu, trồng hoa... Tất cả đều tụ hội
trong thơ của thi sĩ họ Đoàn.
Bát Tràng nổi tiếng bởi có nghề gốm sứ truyền thống. Ngôi làng cạnh sông Lô với
những mái nhà cong san sát dọc triền đê. Đồ gốm mĩ nghệ thủ công được buôn bán trao
đổi với nước ngoài. Nhờ đó mà làng Bát Tràng đã sầm uất từ ngày đó:
Lô hà Nam há thủy ương ương, Sông Lô xuôi về Nam, đồng thăm thẳm mênh
mông,
Cách ngạn đê mê vọng Bát Tràng. Đứng cách bờ trông sang: làng Bát Tràng mờmờ.
Ngu khí tựu đào tư mậu dịch, Đồ vật nhà Ngu làm ra, lợi cho việc trao đổi;
Sở vân vô vũ tự phiêu dương Mây nước Sở không mưa vẫn thường tự bay cao.
Những nghệ nhân với đôi bàn tay vàng như đẹp hơn khi họ chở đất về mang theo cả
ánh nắng chiều mang cả gió trăng bốn mùa. Hai câu thơ cho thấy cuộc sống và công việc
của người lao động ở đây thật thi vị. Nắng, gió và trăng như bầu bạn cùng sẻ chia những
vất vả với con người.
Bằng sự quan sát và miêu tả tinh tế, bức tranh thiên nhiên ở Thăng Long đã hiện
lên với tất cả vẻ đẹp mà nó vốn có. Một vùng đất văn hiến rạng rỡ non sông . Tất cả những
địa danh nổi tiếng ở kinh đô đã hiện lên trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn. Ẩn lấp đâu đó sau
bức tranh là tâm hồn thi nhân sáng trong, sống gắn bó giao hoà với thiên nhiên, luôn mở
lòng đón nhận vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng và đặc biệt hơn cả là niềm tự hào về Thăng
Long và triều đại Quang Trung.
106
Chùm thơ Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn
2.2. Con người Thăng Long
Thăng Long trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn không chỉ đẹp bởi những địa danh gắn
với lịch sử văn hóa mà còn đẹp bởi con người nơi đây. Người Thăng Long hiện lên trong
thơ thi nhân họ Đoàn là những người thanh lịch, phong nhã, tài hoa. . .
Những khóa sinh Quốc Tử Giám vốn có sẵn tinh thần hiếu học, nay trời mở vận hội
văn minh, họ trở thành những ngôi sao Khuê rực sáng của trường:
Tổn ích tương hồi, đạo dũ tôn, Thêm bớt đắp đổi, đạo ngày càng xao
Ngô nhân tố tự hữu uyên nguyên. Bọn ta vốn tự có sẵn cội nguồn.
Xuân dung cựu phán hoàn quan thính, Xuân ấm trường xưa, quây quần học tập;
Thời tập tân quy trọng thảo luân. Ngõ hẻm nhiều năm nức tiếng học trò!
Lậu hạng đa niên phi sĩ vọng, Sân rồng hẹn ngày đáp lời vua hỏi.
Đại đình chỉ nhật đối vương ngôn. Lòng trời muốn mở vận hội văn minh;
Thiên tâm tương khải văn minh vận, Năm canh, sao Khuê rực sáng của trường.
(Khóa sinh ở trường Giám)
Bài thơ ngợi ca những nhân tài của đất nước đồng thời khẳng định vận hội mới của
dân tộc, tác giả ngợi ca triều đại Quang Trung.
Cô ca nữ phố Hòe Nhai đẹp hoàn hảo cả thanh lẫn sắc. Dáng yêu kiều, đôi mắt gợn
sóng thu. Giọng hát như chim oanh khéo lựa lời ca, chuyển điệu trăm chiều khiến lòng
người rung động: Điệu cổ thê lương nghẹn ngào sáo trúc, Một khúc Nam âm thảnh thơi
xướng họa:
Bách chuyển oanh hầu xảo lộng ca, Giọng oanh trăm chiều khéo lựa lời ca,
Khả lân mỹ mục quán thu ba. Mắt đẹp đáng yêu thường gợn sóng thu.
Tiêu sơ lư xá trì ty, trúc... Nhà cửa thanh nhã, tay nâng đàn sáo:
Uyển diễm kiều nương cưỡng ỷ la. Dáng đẹp yêu kiều gượng mang gấm vóc.
(Cô ca nữ phố Hòe Nhai)
Vẻ đẹp của người thả câu ở Bến Nhật Chiêu, với tâm hồn thanh thản nhẹ tênh, cuộc
sống bình dị vui với cảnh trăng thanh gió mát. Tài năng của người chăn trâu ở Linh Động
biết chọn vùng đất thiêng mà thả sức cấy cày. Chẳng nhọc lòng tốn sức cũng thành công.
Chùm thơ cũng lấp lánh vẻ đẹp người trồng hoa làng Võng Thị mang Nguồn sống cho cả
làng và làm đẹp cho Thăng Long bởi thành quả lao động của họ là hoa đầy mặt đất. Người
dệt lụa bên Hồ Tây với đôi bàn tay khéo léo Sấm sét phép lạ, tay chẳng sần sùi. Người
nấu rượu phường Thụy Khuê Xôi đồ thơm phức tỏa hương muôn hộc nấu thành một loại
rượu đặc biệt, khiến thi nhân họ Đoàn phải thốt lời khen ngợi: Ngon thay! Rượu Thụy là
tiên trong làng rượu.
Cuộc sống và công việc của những con người chốn kinh thành hiện lên rất đỗi chân
thực. Tuy nhiên, nổi bật ở họ là vẻ đẹp của sự tài hoa, khéo léo. Tất cả những con người
bình dị đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp của Thăng Long và in đậm dấu ấn trong thơ Đoàn
Nguyễn Tuấn.
107
Nguyễn Thị Hòa
3. Kết luận
Bằng tài năng sáng tạo đích thực và sự tiếp thu những thành tựu rực rỡ của thơ
Đường, Đoàn Nguyễn Tuấn đã để lại chùm thơ Thăng Long tam thập vịnh với sự phong
phú về cảnh sắc thiên nhiên. Thăng Long trong thơ ông đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa.
Khơi nguồn cảm xúc cho thơ là một tâm hồn sáng trong, bình dị, rất đỗi thân thương và
trĩu nặng tình yêu quê hương đất nước. Hầu như bài nào cũng thể hiện rõ niềm tự hào, tin
tưởng của tác giả vào vận hội đất nước và tài năng của vua Quang Trung.
Thay lời kết, chúng tôi xin dẫn lời đánh giá của tác giả Nguyễn Tuấn Lương: “Đoàn
Nguyễn Tuấn đã để lại một số lượng thơ khá lớn, ghi lại những cảnh vật, những cuộc gặp
gỡ đối đáp, ca ngợi di tích lịch sử, danh nhân. Có những đề tài muôn thuở đã để lại nhiều
thơ văn nhưng dưới ngòi bút của Đoàn Nguyễn Tuấn ta vẫn thấy ánh lên một nét mới, một
phong vị riêng khá hấp dẫn” [2].
Nội dung và nghệ thuật của chùm thơ vừa là sự tiếp nối của truyền thống văn học
trung đại Việt Nam, nhưng lại có những nét đặc sắc riêng của thi sĩ họ Đoàn. Điều này
khiến cho thơ ca Đoàn Nguyễn Tuấn có giá trị bất biến trong lòng người đọc. Đồng thời
khẳng định vị trí của ông trong Văn học trung đại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Văn Giáp (chủ biên), 1962. Lược truyện các tác gia Việt Nam. Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
[2] Nguyễn Tuấn Lương, 1982. Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải Ông thi tập. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội. (Các trích dẫn thơ trong bài đều theo sách này).
[3] Nguyễn Tuấn Lương, 1978. Một vài nét về Đoàn Nguyễn Tuấn qua Hải Ông thi tập.
Tạp chí Văn học, số 2.
[4] Nguyễn Đăng Na, 2007. Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam. Nxb Giáo
dục.
[5] Trần Nghĩa, 2010. Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long – Hà Nội. Nxb Hà Nội.
ABSTRACT
Thang Long Tam Thap Vinh verse of Doan Nguyen Tuan
Thang Long Tam Thap Vinh by Doan Nguyen Tuan presents the concept of cultural
homeland with its scenic beauty, history and culture. The most beautiful feature is the
people. The author expressed his love of his homeland and pride in the new age. Thang
Long Tam Thap Vinh follows Vietnamese medieval literacy tradition, but it also has many
special features. This affirms Doan Nguyen’s position in Vietnam medieval traditional
literature.
108