Sự phân chia này thể hiện rằng hoạt động sản xuất gạo ở Điện Biên không đồng nhất: tồn tại sự chênh lệch lớn giữa năng suất lao động (năng suất/ đơn vị lao động) và hiệu quả sử dụng đất (năng suất/ đơn vị diện tích đất) từ hệ thống sản xuất này sang hệ thống khác. Sự chênh lệch này liên quan đến năng lực sản xuất tối đa vốn có của từng hệ thống canh tác. Canh tác trên đất nương dốc được thực hiện một cách thủ công bởi vì người ta không thể đưa gia súc kéo cày lên khu vực dốc như vậy. Do vậy, một nông dân chỉ có thể thực hiện tối đa 1/2 ha. Độ màu mỡ của đất chỉ do những cây trồng thoái hóa tạo nên trong quá trình làm lại đất. Nông dân vùng cao chỉ có một diện tích đất hạn chế để canh tác cho nên họ phải quay trở lại canh tác trên những mảnh đất của mình trước khi rừng được tái sinh. Chính vì thế mà độ màu mỡ của đất bị suy giảm và năng suất chỉ đạt từ 1,2 đến 1,7 tấn thóc/ ha. Còn hoạt động canh tác dưới ruộng có sự hỗ trợ của máy kéo, gia súc và công cụ như cái cày. Các hoạt động sản xuất khác nhau (tưới tiêu, cày bừa, làm cỏ.) chiếm nhiều công sức những lại mang lại năng suất cao hơn rất nhiều so với canh tác ở trên nương. Lúa ruộng cho năng suất khoảng từ 6 đến 7 tấn thóc/ ha với một nông dân có khả năng thực hiện từ 0,2 đến 0,4 ha cùng với những công cụ canh tác (máy cày hay gia súc).
Đó là lý do vì sao chỉ có 18% tổng sản lượng là thóc nương (trên 56% tổng diện tích canh tác) trong khi đến 82% sản lượng thóc còn lại là thóc ruộng (chỉ trên diện tích 44% tổng diện tích canh tác lúa gạo của cả tỉnh).
20 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuỗi giá trị gạo điện biên, đặc điểm chính và đề xuất phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO ĐIỆN BIÊN,
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN
PHÂN TÍCH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠO CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN: CƠ SỞ
Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam. Khoảng 46% trong tổng số dân 440.000 người đang sống dưới mức thu nhập 200.000 đồng một tháng trong năm 2005. (biểu đồ 1. Tình hình nghèo đói của tỉnh Điện Biên năm 2005).
Đa số người dân của tỉnh Điện Biên tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất gạo nói riêng.
Gạo Điện Biên đang ngày càng có danh tiếng ở khu vực Tây Bắc và Hà Nội, ở đó ngày càng có nhiều người sẵn sàng trả giá cao hơn để mua gạo ăn hàng ngày.
Sở Thương mại và Du lịch Điện Biên, với sự hỗ trợ của Chương trình “Tiếp cận Thị trường cho Người nghèo” của SNV, cam kết giảm tỷ lệ nghèo thông qua việc phát triển các hoạt động kinh tế của các ngành khác nhau của tỉnh và trong trường hợp này là ngành nông nghiệp.
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NGÀNH GẠO ĐIỆN BIÊN
SẢN XUẤT GẠO CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
Sự đa dạng hệ thống sản xuất gạo
Trong năm 2005 khoảng 32.000 ha của tỉnh Điện Biên được sủ dụng cho hoạt động sản xuất gạo, trong đó 56% (18.000 ha) là đất nương, đất dốc (thường được biết là “nương”), 44% (14.000 ha) là đất bằng, ruộng bậc thang ít nhiều có hệ thống thủy lợi (thường được biết là “đất ruộng”) có hệ thống sản xuất hiệu qủa cao (năng suất/ ha cao) với hai vụ canh tác mỗi năm, được cày bằng máy hoặc bằng sức kéo của trâu bò (biểu đồ 2: Sản xuất gạo ở Điện Biên: loại đất và diện tích giao đât năm 2004).
Sự phân chia này thể hiện rằng hoạt động sản xuất gạo ở Điện Biên không đồng nhất: tồn tại sự chênh lệch lớn giữa năng suất lao động (năng suất/ đơn vị lao động) và hiệu quả sử dụng đất (năng suất/ đơn vị diện tích đất) từ hệ thống sản xuất này sang hệ thống khác. Sự chênh lệch này liên quan đến năng lực sản xuất tối đa vốn có của từng hệ thống canh tác. Canh tác trên đất nương dốc được thực hiện một cách thủ công bởi vì người ta không thể đưa gia súc kéo cày lên khu vực dốc như vậy. Do vậy, một nông dân chỉ có thể thực hiện tối đa 1/2 ha. Độ màu mỡ của đất chỉ do những cây trồng thoái hóa tạo nên trong quá trình làm lại đất. Nông dân vùng cao chỉ có một diện tích đất hạn chế để canh tác cho nên họ phải quay trở lại canh tác trên những mảnh đất của mình trước khi rừng được tái sinh. Chính vì thế mà độ màu mỡ của đất bị suy giảm và năng suất chỉ đạt từ 1,2 đến 1,7 tấn thóc/ ha. Còn hoạt động canh tác dưới ruộng có sự hỗ trợ của máy kéo, gia súc và công cụ như cái cày. Các hoạt động sản xuất khác nhau (tưới tiêu, cày bừa, làm cỏ...) chiếm nhiều công sức những lại mang lại năng suất cao hơn rất nhiều so với canh tác ở trên nương. Lúa ruộng cho năng suất khoảng từ 6 đến 7 tấn thóc/ ha với một nông dân có khả năng thực hiện từ 0,2 đến 0,4 ha cùng với những công cụ canh tác (máy cày hay gia súc).
Đó là lý do vì sao chỉ có 18% tổng sản lượng là thóc nương (trên 56% tổng diện tích canh tác) trong khi đến 82% sản lượng thóc còn lại là thóc ruộng (chỉ trên diện tích 44% tổng diện tích canh tác lúa gạo của cả tỉnh).
Giống canh tác và năng suất của giống
Có rất nhiều giống khác nhau đang được canh tác tại Điện Biên: các giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc, các giống lúa thơm mới được giới thiệu gần đây ở tỉnh (Bắc Thơm số 7, Hương Thơm số 1), giống lúa thơm địa phương, và các giống gạo tẻ khác đã được giới thiệu cách đây khoảng 10 năm như IR64, các giống lúa nếp du nhập từ nơi khác và của địa phương, các giống lúa nương địa phương và các giống lúa nương có nguồn gốc từ Thái Lan. Hiện tại vẫn chưa thể có một danh sách đầy đủ những giống lúa đang được canh tác tại Điện Biên. Chính vì vậy, sản lượng thóc chỉ được tính toán và phân chia theo từng “loại” thóc khi chúng được đưa ra thị trường.
Sau đây là những giống sẽ được phân tích:
IR64: đây là tên giống cũng được tiếp cận thị trường dưới cái tên Điện Biên và Tây Bắc hoặc trong một số trường hợp có thể được giới thiệu dưới những tên khác mà chúng ta không biết bởi vì giống lúa này được trồng ở rất nhiều tỉnh khác nhau.
Lúa lai: đây là một tên chung đại diện cho rất nhiều giống khác nhau được giới thiệu từ những năm 1970 cho đến nay để tăng năng suất nhằm đạt được mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân. Giống này thường có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Gạo thơm: đây là giống được đưa ra thị trường dưới cái tên “Tẻ Thơm” và “Tám Thơm”. Hai tên này ám chỉ giống Bắc Thơm số 7 và Hương Thơm số 1, hai giống này được trồng trên đất ruộng và không phải là giống bản xứ của Điện Biên và cũng không thuộc nhóm những giống lúa thơm địa phương.
Tẻ Thái Lan là giống có hương thơm trung bình và bắt nguồn từ Thái Lan, hiện nay giống lúa này đang được trồng ngày càng nhiều ở trên nương.
Lúa nếp: ám chỉ những giống lúa nếp bản địa và du nhập từ nơi khác
ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU GẠO ĐIỆN BIÊN
Nhu cầu đối với gạo tẻ ở Việt Nam là tương đối ổn định bởi vì nó là lương thực chủ đạo cho khoảng 80 triệu người. Đối với một số khu vực thành thị, nhu cầu này có thể giảm xuống do sự thay đổi thói quen ăn uống, nhưng vẫn sẽ duy trì ở khoảng 160 kg đến 200 kg/ 1 người/ năm.
Nhu cầu gạo ở Khu vực Tây Bắc
Ở khu vực Tây Bắc với chủ yếu dân số là người dân tộc Thái, nhu cầu về gạo cũng có những đặc điểm khác biệt nho nhỏ. Gạo nếp là lương thực chủ yếu mang tính truyền thống của họ chứ không phải gạo tẻ. Do vậy, diện tích trồng lúa nếp ở đây lớn hơn đáng kể so với những khu vực khác trên cả nước. Mặc dù vậy, dân cư ở khu vực Tây Bắc không đông đúc như ở các tỉnh đồng bằng khác, ở một số khu vực hoạt động canh tác được thực hiện ở trên đất dốc, ruộng bậc thang, cho nên sản lượng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nữa, tới đây sẽ có những công trình lớn được xây dựng như đập nước ở Mường Lay, sẽ tạo nên một dòng lao động phi nông nghiệp tràn vào, do vậy một nhu cầu gạo lớn hơn sẽ không được đáp ứng. Do sản lượng sản xuất ra của người nông dân vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của họ hoặc những lao động ở thành thị mới chuyển đến, nên số dân cư này vẫn còn nghèo. Ngân sách hạn hẹp không cho phép họ mua được những loại gạo đắt tiền. Điện Biên là tỉnh có sản lượng gạo tương đối cao và có só lượng dư thừa để bán sang thị trường các tỉnh lân cận không đủ khả năng cung cấp như Sơn La, Lai Châu và Lào Cai. Vì những lý do trên, gạo được bán từ Điện Biên sang các thị trường này là những chủng loại có giá thấp: IR64, gạo lai, gạo nếp ruộng và một chút gạo thơm.
Nhu cầu gạo ở Hà Nội
Cuối cùng nhu cầu gạo thơm Điện Biên (Tẻ Thơm và Tám Thơm) nói riêng là cơ bản bởi vì nó đã có danh tiếng vượt ra khỏi tỉnh cũng giống như gạo Hải Hậu ở Nam Định hay gạo “hoa vàng” trong Miền Nam. Ba loại gạo này được biết đến với những tính chất đặc biệt thơm và “dẻo”.
Ở Hà Nội, tầng lớp “trung lưu” đang ngày càng tăng nhanh, họ sẵn sàng mua với giá cao hơn những loại gạo đáp ứng nhu cầu thưởng thức của họ. Gạo Tám Thơm và Tẻ Thơm Điện Biên cũng là hai trong số những sản phẩm này. Trong một số thị trường, những loại gạo này có thể được bán với giá 9.000 đồng/ kg. Hơn nữa, trong dịp Tết những người dân này sẵn sàng trả giá cao hơn để mua những loại gạo nếp và nếp thơm “tốt nhất” trên thị trường. Đây cũng là những loại mà Điện Biên có. Người ta coi là tốt nhất không chỉ vì hương vị của chúng mà người ta còn tin rằng chúng có nguồn gốc từ một môi trường “tự nhiên”, “sạch”, “đáng tin cậy”: vùng núi Tây Bắc.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KÊNH THỊ TRƯỜNG GẠO ĐIỆN BIÊN KHÁC NHAU
Tiêu thụ gạo Điện Biên
Biểu đồ 4. “Địa điểm tiêu thụ gạo Điện Biên” trình bày sự thị phần gạo (đơn vị tấn tương đương thóc) tự tiêu thụ trong tỉnh, được bán trong tỉnh, bán đến thị trường các tỉnh ở khu vực Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu và Lào Cai) và thị trường Hà Nội. Đặc điểm nổi bật ở đây là mặc dù gạo Điện Biên đang ngày càng có danh tiếng tốt ở các thị trường ngoại tỉnh, nhưng đa số sản lượng gạo lại chỉ được tiêu thụ trong tỉnh.
Như chúng ta đã thấy ở phần 2.2, có một nhu cầu rất lớn đối với gạo thơm Điện Biên (4.000 tấn gạo tương đương thóc được tiêu thụ ở Hà Nội và có tiềm năng tăng lên gấp đôi, trong khi 33.000 tấn sản xuất ở Điện Biên chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh).
Kênh thị trường chính
Kênh “phi” thị trường: tự tiêu thụ
Số lượng: 83.000 tấn tương đương thóc: chiếm khoảng 69% sản lượng
Những người nông dân sản xuất dưới ruộng và trên nương chỉ sử dụng cho nhu cầu tiêu thụ của gia đình hoặc không có số lượng dư thừa để đưa ra thị trường. Cần phải nghiên cứu tính khả thi về sự dư thừa gạo và đánh giá thêm về đối với những đối tượng nông dân này..
Chế biến tại các máy xay sát của bản hoặc xã trên cơ sở nhu cầu. Nông dân mang một số lượng nhỏ thóc đến xay sát tại đây để lấy gạo đáp ứng nhu cầu lương thực của gia đình, cám (để chăn nuôi lợn) và trấu (để đốt).
Tiêu thụ bởi chính người sản xuất:
Người sản xuất dưới ruộng và trên nương
Người chế biến ở bản hoặc xã
Bản xà xã của Điện Biên
Thóc
69%
Sản lượng
Sản xuất
Gạo + cám + trấu
Tiêu thụ
Chế biến
Kênh thị trường “Điện Biên”
Số lượng: 13.000 tấn tương đương thóc: chiếm khoảng 11% sản lượng
Người nông dân sản xuất dưới ruộng và trên nương bán đi khi có nhu cầu về tiền và hiếm khi trên một cơ sở ổn định
Hoặc
Hoặc
thu mua bởi người thu mua ở bản hoặc xã
vận chuyển đến gần địa điểm tiêu thụ (gần khu vực thành thị của Điện Biên)
Chế biến bởi người chế biến ở Điện Biên
bán lẻ ở các chợ của thị xã Điện Biên và các cửa hanhg nhỏ
dự trữ bởi người chế biến ở bản hoặc xã
chế biến bởi người chế biến của bản hoặc xã
người chế biến bán lẻ cho nông dân khi họ không có đủ gạo đáp ứng nhu cầu của gia đình trước khi đến mùa vụ tới.
Cũng có suy nghĩ rằng người bán lẻ của Điện Biên cũng bán gạo về Hà Nội thông qua các kênh thị trường không chính thức. Chúng ta khó có thể dự đoán số lượng gạo được bán theo hình thức này.
Người tiêu dùng HN: Hộ gia đình & nhà hàng
Người sản xuất dưới ruộng và trên nương
Người chế biến
Bản và xã xủa Điện Biên
Sản xuất
Tiêu thụ
Chế biến
Dự trữ
Thu mua 1
Người thu mua cấp bản
Vận chuyển
Thu mua 2
Người thu mua cấp huyện có thuê vận chuyển
Dự trữ
Bán lẻ
Chế biến
Bán lẻ
Những khu đô thị của Điện Biên
Người chế biến kiêm bán buôn bán lẻ
Người bán lẻ “thuần túy”
Tiêu thụ
Hộ gia đình và nhà hàng
THÀNH PHÀN KHÔNG CHÍNH THỨC
Kênh thị trường “Tây Bắc”
Số lượng: 20.000 tấn tương đương thóc: chiếm khoảng 17% sản lượng
Người nông dân sản xuất dưới ruộng và trên nương bán thóc của mình đi khi có nhu cầu về tiền hoặc những người có cơ cấu sản xuất dư thừa.
Thu mua bởi những người thu mua cấp bản hoặc xã
Hoặc
Hoặc
Vận chuyển đến người chế biến ở các khu vực có đường giao thông chính
Chế biến thành gạo đánh bóng hoặc sơ chế thành gạo bóc trấu
Gạo đánh bóng được vận chuyển đến những người bán buôn ở các tỉnh Tây Bắc
Bán lẻ ở các tỉnh Tây bắc
Thu mua bởi những người thu mua thứ cấp đến từ các tỉnh Tây Bắc khác
Vận chuyển đến những người chế biến ở các tỉnh Tây bắc khác
Chế biến bởi những người chế biến ở các tỉnh Tây bắc khác
Gạo trắng được bán lẻ tại các tỉnh đó hoặc bán ra các tỉnh khác.
Điều gì xảy ra tiếp theo đối với thóc/ gạo bóc trấu hoặc gạo trắng đánh bóng một khi nó tiếp cận thị trường các tỉnh Tây bắc này thì lại không được biết. Có thể một phần trong số đó cũng được bán dưới cái tên “Điện Biên” tại thị trường Hà Nội thông qua kênh này, nhưng lại không có thông tin để chứng minh.
Người tiêu dùng HN: Hộ gia đình và nhà hàng
Người sản xuất dưới ruộng và trên nương
Bản và xã của Điện Biên
Sản xuất
Thu mua 1
Người thu mua cấp bản
Vận chuyển
Thu mua 2
Người thu mua cấp huyện có thuê vận cuyển
Dự trữ thóc
Bán lẻ
Chế biến 1
Bán buôn gạo bó trấu và gạo trắng
Khu vực đô thị của Điện Biên
Người chế biến 1 kiêm bán buôn
Bán lẻ
Tiêu thụ
Hộ gia đình và nhà hàng
Khu vực đô thị của Tây Bắc
Chế biến 2 & vận chuyển
Dự trữ thóc
Chế biến 2
Bán buôn và bán lẻ
Doanh nghiệp phối hợp, thực hiện hoạt động từ thu mua đến bán buôn
THÀNH PHẦN KHÔNG CHÍNH THỨC
Kênh thị trường “Hà Nội”
Số lượng: 4.000 tấn tương đương thóc: chiếm khoảng 3% sản lượng
Đây là con số rút ra dựa trên những lần trao đối với 4 người chế biến kiêm bán buôn lớn ở Hà Tây. Thông tin này lại không cho chúng ta biết số lượng gạo Điện Biên được bán đến thị trường Hà Nội thông qua các kênh không chính thức là trực tiếp từ người chế biến, bán lẻ của Điện Biên hay qua những tỉnh khác.
Người nông dân sản xuất dưới ruộng hay trên nương bán thóc đi khi họ có nhu cầu về tiền hoặc những người có cơ cấu sản xuất dư thừa.
Thu mua bời những người thu mua cấp bản hoặc xã
Vận chuyển đến những người chế biến ở các khu vực có đường giao thông chính
Sơ chế thóc thành gạo bóc trấu
Gạo bóc trấu được vận chuyển đến những người chế biến cuối cùng ở khu vực ngoại thành Hà Nôi, chủ yếu là Hà Tây
Gạo bóc trấu được chế biến thành gạo trắng đánh bóng, gạo vỡ và tấm
Tất cả cá sản phẩm được bán buôn cho các đại lý, đơn vị kinh doanh ăn uống và công ty thức ăn chăn nuôi.
Người sản xuất dưới ruộng hoặc trên nương
Bản và xã của Điện Biên
Sản xuất
Người thu mua 1
Người thu mua cấp bản
Vận chuyển
Thu mua 2
Người thu mua cấp huyện có thuê vận chuyển transporter
Dự trữ thóc
Bán lẻ
Chế biến 1
Bán buôn gạo bóc trấu hoặc gạo trắng
Khu vực đô thị của Điện Biên
Người chế biến 1 kiêm bán buôn
Đại lý & người bán lẻ
Tiêu thụ
Hộ gia đình và nhà hàngts
Dự trữ thóc hoặc gạo bóc trấu
Chế biến 2
Bán buôn và bán lẻ
Doanh nghiệp phối hợp, thực hiện hoạt động từ thu mua đến bán buôn
Hà Tây
Hà Nội
SO SÁNH CÁC GIỐNG GẠO ĐIỆN BIÊN
Đặc điểm/ tính chất
Tám Thơm
Tẻ Thơm
IR 64
Nếp ruộng
Tẻ nương
Nếp nương
Giống
Bắc Thơm số 7
Hương Thơm số 1, Di Hương
IR 64
C 97
Tẻ Thái Lan, Tẻ đỏ, Tẻ rau
Tan, Lập Lau Lan
Sản lượng TB (tấn/ha)
Đông - Xuân
6
7
6.5
5
Hè - Thu
6
6.3
6
5
Thời gian quay vòng (số ngày)
Đông - Xuân
130
110
130
Hè - Thu
115
100
120
Thích nghi
Khả năng thích nghi cao với đất có tính axit và các loại khí hậu
Số vụ trong năm
2
2
2
1
1
Trồng
Gieo vãi
Gieo vãi
Gieo vãi
Gieo vãi
Gieo vãi
Gieo vãi
Khả năng chống chọi bệnh
Thấp
Thấp
Cao
Yêu cầu về phân bón
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Tỷ lệ chế biến
Thóc -> gạo bóc trấu
74 - 76 %
75 - 77 %
74 - 76 %
75 - 78 %
76 - 79 %
75 - 78 %
Thóc -> gạo trắng
65 - 68 %
65 - 68 %
66 - 68 %
66 - 70 %
68 - 71 %
68 - 71 %
Khó khăn
Hương thơm sẽ bị mất đi sau khi xay sát khoảng 1 tháng.
Cần phải được chế biến ở gần các điểm tiêu thụ hoặc đóng gói kín không khí.
Không thơm
Khan hiếm
Khan hiếm và rất mang tính mùa vụ
Chất lượng
Dẻo, thơm
Dẻo, thơm
Dẻo, không thơm
Giá mua của người chế biến Điện Biên từ người thu mua
(VNĐ/ kg tương đương gạo)
5,300
5,000
4,800
6,800
Giá bán lẻ (VNĐ/kg gạo) tháng 2 – 3, 2006
Điện Biên
7,000
6,000
6,000
6,500
5,800
7500 - 9,000
Hà Nội
8,000 - 9,600
7,500 - 8,100
5,500 - 7,000
8,000 - 9,000
8,500 - 9,500
11,000 - 12,000
KẾT LUẬN CỦA PHÂN TÍCH
Phân tích chuỗi giá trị gạo Điện Biên đã đưa ra một số những hoạt động đề xuất. Những hoạt động này tập trung chủ yếu vào người sản xuất và cuối cùng nhằm mục tiêu tăng cường sản lượng gạo có sẵn đưa ra thị trường, nâng cao và đảm bảo chất lượng gạo ổn định.
Bước tiếp theo là xác định ưu tiên đối với những hoạt động này và thời gian thực hiện trong tương lai.
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO ĐIỆN BIÊN
CƠ SỞ CỦA SỰ CAN THIỆP
Tỉnh Điện Biên có sản xuất một số lượng gạo dư thừa để đem bán ra thị trường. Các tỉnh lân cận như Sơn La và Lai Châu đều phải mua gạo từ Điện Biên để bổ sung sự thiếu hụt về cơ cấu của mình. Gạo được bán đến thị trường các tỉnh Tây Bắc thường là những loại rẻ như IR64, gạo lai và một phần nhỏ gạo nếp. Mặc dù số lượng gạo bán ở thị trường Hà Nội chỉ chiếm 3% sản lượng của Điện Biên, nhưng giá bán lại cao bởi vì người tiêu dùng đánh giá cao những tính chất thơm ngon và dẻo của gạo, họ sẵn sàng trả giá cao hơn nếu sản phẩm họ mua được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng ổn định.
Người sản xuất gạo ở Điện Biên thuộc số những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam. Mặc dù có khả năng tăng được sản lượng, nhưng hệ thống canh tác (đặc biệt là ở trên nương) lại rất hạn chế về năng lực cho nên phương pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm với giá cao hơn.
Vì cả hai lý do trên, sản phẩm gạo của Điện Biên nên chú trọng vào kênh thị trường Hà Nội để bán được giá cao hơn là kênh thị trường các tỉnh Tây Bắc nơi mà người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến giá rẻ.
TÓM TẮT NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
Một số những thách thức đã được xác định trong chuỗi giá trị gạo thơm và gạo nương và kênh thị trường Hà Nội. Chính vì vậy những thách thức này, người sản xuất hiện nay chi có được ít lợi nhuận từ hoạt động sản xuất giống gạo ngon này, và nếu gạo Điện Biên ngày càng có tiếng tại thị trường Hà Nội, thị một khó khăn khác lại nảy sinh đó chính là nguy cơ bất ổn định về chất lượng và số lượng có sẵn.
Có 3 thách thức chính:
Thiếu luồng thông tin thị trường trong toàn chuỗi làm ảnh hưởng đến số lượng có sẵn bất ổn định (liên quan đến số lượng) và chất lượng không đồng nhất đối với sản phẩm gạo thơm và gạo nếp của Điện Biên tại thị trường Hà Nội (3.3.).
Xu hướng bán giả gạo Điện Biên đến người tiêu dùng sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng những loại khác bởi vì “đúng chủng loại” (3.4.)
Năng suất trên đơn vị diện tích đất và đơn vị lao động thấp, thach thức này hoàn toàn có thể khắc phục được để tăng cường số lượng dư thừa có thể đưa ra thị trường. (3.3.2.ii.a)
Dưới đây là những đề xuất cho những can thiệp tiềm năng, trong số đó người tham gia lựa chọn những đề xuất quan trọng nhất. Sự can thiệp đều ảnh hưởng đến người sản xuất hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng có một số những người tham gia khác nhau cung cấp dịch vụ. Nếu những người này có khó khăn hoặc trong công việc, thì nó cũng sẽ gây tác động tiêu cực đối với người nông dân. Vì lý do này, một số biện pháp can thiệp không liên quan đến người sản xuất mà lại là những người tham gia khác của chuỗi nhưng vẫn với mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi ích cho người sản xuất. SNV sẵn sàng hỗ trợ những hoạt động này theo yêu cầu của các bên liên quan.
NÂNG CAO LUỒNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG TRONG TOÀN CHUỖI
Cơ sở và mục tiêu chung
Ở mỗi cấp độ của chuỗi ở Điện Biên, người tham gia không quan tâm đến những đặc điểm chất lượng mà người bán buôn, người chế biến và tiêu dùng cuối cùng ở Hà Nội mong có được. Người sản xuất và thu mua ở bản không nhận thức được rằng gạo của họ sẽ được bán về thị trường Hà Nội và bán với giá bao nhiêu. Người chế biến của Điện Biên không đáp ứng được yêu cầu về công nghệ của những người bán buôn ở Hà Nội, chính vì vậy mà họ chỉ mua gạo sơ chế từ Điện Biên sau đó tinh chế ở Hà Tây. Người tiêu dùng thì không biết nguồn gốc chính xác của gạo, một số tỏ ra nghi ngờ rằng gạo có thể bị trộn lẫn. Những người bán buôn ở Hà Nội thường xuyên phàn nàn về sự sẵn có bất ổn định của gạo Điện Biên, họ không được thông báo về sản lượng gạo thu hoạch và ở khu vực nào. Mặt khác, mặc dù có trang thiêt bị để dự trữ gạo, nhưng người sản xuất vẫn buộc phải bán gạo vào thời điểm thu hoạch khi mà giá cả giảm xuống thấp nhất để hoàn trả nợ. Do vậy, họ không thể đáp ứng được nhu cầu của Hà Nội vào khoảng tháng ba khi mà giá cả tăng lên cao nhất.
Trong toàn bộ chuỗi từ người sản xuất cho đến người bán lẻ, những người tham gia đều có xu hướng nắm được mong muốn của khách hàng trực tiếp của mình về chất lượng (nhưng không phải lúc nào cũng vậy), nhưng chỉ có ít người hiểu được nhu cầu của những người tham gia khác trong chuỗi. Rõ ràng là còn thiếu những trao đổi, giao tiếp trong chuỗi như là về chất lượng của chủng loại gạo được ưa thích nhất, những khó khăn mà các bên liên quan gặp phải, số lượng gạo có sẵn... Cơ quan chính quyền của Điện Biên, cùng với các tổ chức quần chúng và các bên liên quan đóng vai trò chủ chốt trong việc điều phối môi trường chung nơi diễn ra các hoạt động giao dịch khác nhau.
Hoạt động
Liên kết người tham gia trong chuỗi giá trị gạo Điện Biên
Hoạt động 1: Họp nhóm “theo chiều