Trình bày khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Phân biệt tài sản và nguồn vốn
Trình bày nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng rút gọn)
Trình bày các dạng thay đổi Báo cáo tài chính khi phát sinh các nghiệp vụ (dạng đơn giản)
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Mục tiêu:
Trình bày khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Phân biệt tài sản và nguồn vốn
Trình bày nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng rút gọn)
Trình bày các dạng thay đổi Báo cáo tài chính khi phát sinh các nghiệp vụ (dạng đơn giản)
2.1. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
2.1.1.1. Khái niệm
Tổng hợp: Là việc sử dụng số liệu đã được phản ánh trên sổ sách kế toán để lập các báo cáo tài chính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Cân đối: Là phương pháp kế toán được sử dụng trong quá trình xử lý số liệu và tính cân đối được biểu hiện trong quá trình ghi sổ kép, trong quá trình tổng hợp các quá trình hoạt động.
Tổng hợp và cân đối là hai mặt của một phương pháp kế toán, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và không tách rời nhau.
2.1.1.2. Ý nghĩa
Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán cho phép kế toán xử lý số liệu và cung cấp thông tin khái quát nhất về doanh nghiệp. Đó là thông tin về tài sản, công nợ và nguồn vốn và những thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin được xử lý từ các báo cáo kế toán nhờ vào phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán sẽ rất hữu ích cho những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp này được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
2.1.1.3. Hệ thống bảng cân đối kế toán
Có 3 loại bảng cân đối kế toán chủ yếu:
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet). Bảng này thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, thể hiện:
Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng này thể hiện sự cân đối giữa doanh thu và chi phí, thể hiện:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu và thu nhập – Tổng chi phí
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay lưu kim-Statement of cash flow). Bảng này thể hiện sự cân đối thu, chi tiền của doanh nghiệp, thể hiện:
Tiền đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền còn lại cuối kỳ
2.1.1.4. Tài sản và nguồn vốn
2.1.1.4.1. Tài sản
a. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật, dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác.
Ví dụ:
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Hàng hóa, thành phẩm
Các tài sản ngắn hạn khác . . . .
b. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trên một năm.
Ví dụ:
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định vô hình
Đầu tư tài chính dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Bất động sản đầu tư
Các tài sản dài hạn khác…
2.1.1.4.2. Nguồn vốn
a. Nợ phải trả
Là một nguồn vốn bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải trả thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai. Nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Là tất cả các khoản nợ doanh nghiệp phải trả trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản sau:
Phải trả ngắn hạn người bán
Phải trả công nhân viên (lương, các khoản trích theo lương,…)
Phải trả cho nhà nước (thuế…)
Phải trả cho ngân hàng (vay ngắn hạn)
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn,…
Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời hạn trả nợ sau một năm hoặc sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. Nợ dài hạn bao gồm các khoản sau:
Phải trả dài hạn người bán
Vay dài hạn, nợ dài hạn cho đầu tư phát triển
Vay và nợ dài hạn khác: Thuê tài sản dài hạn, nợ tiền đặt cọc dài hạn,…
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
Là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư đóng góp vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận chưa phân phối
Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ hình thành trong quá trình kinh doanh.
2.1.1.4.3. Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản nguồn vốn biểu hiện ở chỗ: bất kỳ một tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn, hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể biểu hiện thành một hoặc nhiều tài sản khác nhau.
Từ đó ta có phương trình kế toán cơ bản sau:
Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu (1)
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả (2)
Nợ phải trả = Tài sản – Vốn chủ sở hữu (3)
2.2. Báo cáo tài chính
2.2.1. Bảng cân đối kế toán
2.2.1.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh khái quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định (cuối tháng, quý hoặc năm).
Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm sau:
- Thông tin mang tính tổng hợp
- Các chỉ tiêu trong báo cáo được trình bày dưới hình thức giá trị.
- Thông tin thu nhận được từ báo cáo này mang tính thời điểm
Mục tiêu của bảng cân đối kế toán:
- Phản ánh giá trị kế toán tất cả tài sản của doanh nghiệp
- Phản ánh tổng các khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn
- Phản ánh giá trị kế toán thực tế về nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tóm lại, số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó tại thời điểm nhất định. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thể hiện phương pháp tổng hợp để lập báo cáo kế toán đồng thời thể hiện phương pháp cân đối của kế toán.
2.2.1.2. Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn:
Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần này phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân thành:
Phần A: Tài sản ngắn hạn
Phần B: Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
Phần A: Nợ phải trả
Phần B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Hai bên của Bảng cân đối kế toán phản ánh hai mặt khác nhau của tài sản, một bên thể hiện giá trị, một bên thể hiện nguồn hình thành của giá trị, nên giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét về mặt lượng thì bao giờ cũng có:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tính chất bằng nhau thể hiện tính cân đối là nguyên tắc cơ bản của Bảng cân đối kế toán.
Kết cấu của báo cáo: Bảng cân đối kế toán có thể được lập theo 2 cách:
Cách 1: lập theo chiều ngang (lập theo mẫu chữ T)
+ Bên trái gọi là tài sản: Được dùng để phản ánh các loại tài sản
+ Bên phải gọi là nguồn vốn: Dùng để phản ánh các nguồn hình thành tài sản
Bảng Cân đối kế toán
Ngày …… tháng …… năm
Đơn vị tính:………..
TÀI SẢN
Số đầu năm
Số cuối kỳ
NGUỒN VỐN
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Loại A: Tài sản ngắn hạn
Loại B: Tài sản dài hạn
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tổng nguồn vốn
* Người ta sắp xếp các chỉ tiêu theo mức độ lưu hoạt (hay mức độ thanh khoản), tiền đứng đầu, kế tiếp là các khoản có thể qui thành tiền nhanh nhất.
Cách 2: Lập bảng cân đối kế toán theo chiều dọc. Phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn.
Bảng Cân đối kế toán
Ngày …… tháng …… năm
Đơn vị tính:………..
TÀI SẢN
Số cuối năm
Số đầu năm
Loại A: Tài sản ngắn hạn
Loại B: Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
NGUỒN VỐN
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Mẫu Bảng cân đối kế toán dạng đầy đủ theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày......tháng ... năm ....
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số
cuối năm
Số
đầu năm
A
B
C
1
2
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
1. Tiền
111
V.01
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
V.02
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*)
129
(…)
(...)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
1. Phải thu của khách hàng
131
2. Trả trước cho người bán
132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
135
V.03
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
(…)
(...)
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng tồn kho
141
V.04
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(…)
(...)
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
V.05
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210+220+230+240 +250 +260)
200
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V.06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
220
1. Tài sản cố định hữu hình
221
V.08
- Nguyên giá
222
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(....)
(.....)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
V.09
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
(....)
(.....)
3. Tài sản cố định vô hình
227
V.10
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
(....)
(.....)
4. Chi phí xây dựng dở dang
230
V.11
III. Bất động sản đầu tư
240
V.12
1. Nguyên giá
241
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
(....)
(.....)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
V.13
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
259
(....)
(.....)
V. Tài sản dài hạn khác
260
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V.21
3. Tài sản dài hạn khác
268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
V.15
2. Phải trả cho người bán
312
3. Người mua trả tiền trước
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
V.16
5. Phải trả người lao động
315
6. Chi phí phải trả
316
V.17
7. Phải trả nội bộ
317
8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
V.18
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
11. Qũy khen thưởng phúc lợi
323
II. Nợ dài hạn
330
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
V.19
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
9. Qũy phát triển khoa học và công nghệ
339
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
V.22
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
(....)
(....)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Qũy đầu tư phát triển
417
8. Qũy dự phòng tài chính
418
9. Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
421
12. Qũy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Nguồn kinh phí
432
V.23
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440= 300 + 400)
440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
1- Tài sản thuê ngoài
24
2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4- Nợ khó đòi đã xử lý
5- Ngoại tệ các loại
6- Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số".
(3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Số cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X".
Mẫu Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ
Qúy...năm
Tại ngày......tháng ... năm ....
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số
cuối năm
Số
đầu năm
A
B
C
1
2
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
IV. Hàng tồn kho
140
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210+ 220+ 230+ 240 + 250+ 260)
200
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
II. Tài sản cố định
220
III. Bất động sản đầu tư
240
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
V. Tài sản dài hạn khác
260
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
II. Nợ dài hạn
330
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400 )
440
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.2.1.3. Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến bảng cân đối kế toán
Trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp , các loại tài sản và nguồn vốn thường xuyên biến động (tăng lên hay giảm xuống) do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sự biến động này đã làm cho Bảng cân đối kế toán ở những thời điểm khác nhau cũng có những thay đổi tương ứng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến sự biến động của tài sản và nguồn vốn theo bốn trường hợp sau đây:
* Trường hợp 1: Một tài sản tăng, một tài sản giảm
Trong trường hợp này, một tài sản này tăng lên đồng thời sẽ làm cho một loại tài sản khác giảm xuống. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán không đổi nhưng tỷ trọng của các loại tài sản chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.
Ví dụ 1: Trích yếu Bảng cân đối kế toán ngày 30/6/200N của một doanh nghiệp
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TÀI SẢN
Số tiền
NGUỒN VỐN
Số tiền
Loại A: Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Hàng tồn kho
Loại B: Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
1.500.000
850.000
650.000
5.000.000
5.000.000
Loại A: Nợ phải trả
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Phải trả, phải nộp khác
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Qũy đầu tư phát triển
850.000
500.000
300.000
50.000
5.650.000
5.630.000
20.000
Tổng tài sản
6.500.000
Tổng nguồn vốn
6.500.000
Trong tháng 7/200N phát sinh nghiệp vụ chi tiền mặt mua hàng hóa nhập kho 8.000.000 đồng. Khi đó:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: 850.000.000 – 8.000.000 = 842.000.000(đ)
- Hàng tồn kho: 650.000.000 + 8.000.000 = 658.000.000 (đ)
- Tổng tài sản vẫn là: 6.500.000.000 (đ)
Tỷ trọng của hai loại tài sản này trước lúc nghiệp vụ mua hàng phát sinh:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: 850.000.000 / 6.500.000.000 = 13,1(%)
- Hàng tồn kho: 650.000.000 / 6.500.000.000 = 10(%)
Tỷ trọng của hai loại tài sản này sau khi nghiệp vụ mua hàng phát sinh:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: 842.000.000 / 6.500.000.000 = 12,95(%)
- Hàng tồn kho: 658.000.000 / 6.500.000.000 = 10,12(%)
* Trường hợp 2: Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng
Trong trường hợp này, một tài sản này tăng lên đồng thời sẽ làm cho một loại nguồn vốn khác tăng lên tương ứng. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán sẽ tăng lên và tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và nguồn vốn đều có sự thay đổi.
Ví dụ 2: Sử dụng lại bảng cân đối kế toán ngày 30/6/200N, trong tháng 7/200N, doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình chưa thanh toán cho người bán trị giá 20.000.000 đồng. Khi đó:
- Tài sản cố định hữu hình: 5.000.000.000 + 20.000.000 = 5.020.000.000(đ)
- Phải trả người bán: 300.000.000 + 20.000.000 = 320.000.000(đ)
Số tổng cộng của hai bên Bảng cân đối kế toán sẽ tăng thêm 20.000.000 đ.
6.500.000.000 + 20.000.000 = 6.520.000.000(đ)
Tỷ trọng của tất cả các loại tài sản, nguồn vốn thay đổi do trước khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thì tỷ trọng được tính trên số 6.500.000.000đ nhưng sau khi nghiệp vụ kinh tế này phát sinh thì tỷ trọng được tính trên 6.520.000.000đ
* Trường hợp 3: Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
Trong trường hợp này, một tài sản này giảm đồng thời sẽ làm cho một loại nguồn vốn khác giảm xuống tương ứng. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán sẽ giảm xuống và tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và nguồn vốn đều có sự thay đổi.
Ví dụ3: Sử dụng lại bảng cân đối kế toán ngày 30/6/200N, trong tháng 7/200N, doanh nghiệp chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn trị giá 50.000.000 đồng. Khi đó:
- Vay ngắn hạn: 500.000.000 – 50.000.000 = 450.000.000(đ)
- Tiền và các khoản tương đương tiền: 842.000.000 – 50.000.000 = 792.000.000(đ)
Số tổng cộng của hai bên Bảng cân đối kế toán sẽ giảm xuống 50.000.000 đồng.
6.520.000.000 - 50.000.000 = 6.470.000.000(đ)
Tỷ trọng của tất cả các loại tài sản, nguồn vốn thay đổi do trước khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thì tỷ trọng được tính trên số 6.520.000.000đ nhưng sau khi nghiệp vụ kinh tế này phát sinh thì tỷ trọng được tính trên 6.470.000.000đ.
* Trường hợp 4: Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn giảm
Trong trường hợp này, một nguồn vốn này tăng lên đồng thời sẽ làm cho một loại nguồn vốn khác giảm xuống. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán không đổi nhưng tỷ trọng của các loại nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.
Ví dụ 4: Sử dụng lại bảng cân đối kế toán ngày 30/6/200N và kết quả ví dụ 3, trong tháng 7/200N, doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 100.000.000 đồng. Khi đó:
- Vay ngắn hạn: 450.000.000đ + 100.000.000đ = 550.000.000đ
- Phải trả người bán: 320.000.000đ – 100.000.000đ = 220.000.000đ
- Tổng cộng nguồn vốn vẫn là: 6.470.000 đồng
Tỷ trọng của hai loại tài sản này trước lúc nghiệp vụ vay trả nợ phát sinh:
- Vay và nợ ngắn hạn: 450.000.000đ / 6.470.000.000đ = 6,96(%)
- Phải trả người bán: 320.000.000đ / 6.470.000.000đ = 4,95(%)
Tỷ trọng của hai loại tài sản này sau khi nghiệp vụ vay trả nợ phát sinh:
- Vay và nợ ngắn hạn: 550.000.000đ / 6.470.000.000đ = 8,5 (%)
- Phải trả người bán: 220.000.000đ / 6.470.000.000đ = 3,4 (%)
Từ kết quả của ví dụ 1 đến ví dụ 4, kế toán lập trích yếu bảng cân đối kế toán như sau:
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/7/200N
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TÀI SẢN
Số tiền
NGUỒN VỐN
Số tiền
Loại A: Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Hàng tồn kho
Loại B: Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
1.450.000
792.000
658.000
5.020.000
5.020.000
Loại A: Nợ phải trả
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Phải trả, phải nộp khác
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Qũy đầu tư phát triển
820.000
550.000
220.000
50.000
5.650.000
5.630.000
20.000
Tổng tài sản
6.470.000
Tổng nguồn vốn
6.470.000
2.2.1.4. Nhận xét chung về các trường hợp thay đổi của Bảng cân đối kế toán
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến một bên của Bảng cân đối kế toán thì s