Chương 3. Dinh dưỡng khoáng của thực vật (tt)

Dạng hấp thu: - H2PO4- và HPO42- là dạng có ý nghĩa sinh học. Dạng cây dễ hấp thu là H2PO4- . - Trong cây, tồn tại ở dạng PO43- là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng

ppt29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3. Dinh dưỡng khoáng của thực vật (tt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA THỰC VẬT (tt) NỘI DUNG: 4. Vai trò sinh lý của nguyên tố khoáng thiết yếu: 4.1 Photpho 4.2 Lưu huỳnh 4.3 Kali 4.4 Canxi 4.5 Magie Nhóm 1 (2) trình bày: Photpho 4. Vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng thiết yếu 4.1 Photpho Dạng hấp thu: - H2PO4- và HPO42- là dạng có ý nghĩa sinh học. Dạng cây dễ hấp thu là H2PO4- . - Trong cây, tồn tại ở dạng PO43- là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng 4.1 Photpho Vai trò của P trong cây + Là thành phần của axit nucleic, có vai trò trong quá trình di truyền, phân chia tế bào và sinh trưởng của cây. + Là thành phần của photpholipit. Đây là hợp chất cấu tạo nên màng sinh học trong tế bào. + Có mặt trong ADP, ATP. Đây là các chất dự trữ và trao đổi năng lượng sinh học trong cây. 4.1 Photpho Vai trò của P trong cây (tt) + Tham gia vào nhóm hoạt động của các enzim oxi hoá khử: NAD, NADP, FAD, FMN... Là các enzim quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp, đồng hoá nitơ... + Có mặt trong các chất phổ biến trong quá trình trao đổi chất: hexozơphotphat, triozơphotphat, pentozơphotphat. 4.1 Photpho Biểu hiện khi cây thiếu P: - Lúc đầu lá có màu xanh đậm sau chuyển màu vàng. - Hiện tượng bắt đầu từ mép lá và lá phía dưới trước. Vd: ở lúa, thiếu P lá nhỏ, hẹp, có màu lục đậm, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài… Biểu hiện khi cây thiếu P: Nhóm 3 (4) trình bày: Lưu huỳnh 4.2 Lưu huỳnh Dạng hấp thu: - Dạng S vô cơ mà cây hút là sunfat (SO42-) tan trong dung dịch đất. - Dạng S hữu cơ được VSV đất phân giải thành dạng sunfat cho cây hấp thụ. Vậy dạng cây hấp thu là sunfat 4.2 Lưu huỳnh Vai trò của S đối với cây: + Là thành phần của xystin, xystein, metionin. Các axit amin này là thành phần bắt buộc của protein, tạo nên các liên kết disunfit (-S-S-) bảo đảm tính ổn định về cấu trúc của phân tử protein 4.2 Lưu huỳnh Vai trò của S đối với cây:(tt) - Tham gia vào hợp chất: cofecment A (CoA-SH). CoA-SH kết hợp Axetil tạo hợp chất Axetil-CoA có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi lipit, hô hấp... - Có mặt trong 1 số vitamin quan trọng như biotin, thiamin. 4.2 Lưu huỳnh Khi đủ S: cây sinh trưởng thuận lợi. Khi thiếu S: biểu hiện xuất hiện ở lá non trước. Triệu chứng đặc trưng: lá vàng úa, gân lá vàng mà thịt lá còn xanh, sau chuyển sang vàng 4.2 Lưu huỳnh Khi thiếu S Nhóm 5(6) trình bày: Kali 4.3 Kali Dạng K cây hấp thu và phân bố của K trong cây - K trong đất ở dạng K+. Có 3 dạng, dạng cây hấp thu là dạng tan trong dung dịch và dạng có thể trao đổi. - Trong cây, K tồn tại dưới dạng K+ tự do linh động. Phân bố nhiều ở bộ phận còn non đang sinh trưởng. - Là nguyên tố dùng lại. 4.3 Kali Vai trò của K đối với cây Điều chỉnh các đặc tính lí hoá của keo NSC. Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng. - Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe. - Tăng tính chống chịu của cây. 4.3 Kali Vai trò của K đối với cây (tt) - Hoạt hoá nhiều enzim tham gia vào các biến đổi chất, đặc biệt là quá trình quang hợp, hô hấp: ATP-aza, RDP- cacboxylaza,... - Điều chỉnh sự vận động ngủ của 1 số lá cây họ đậu và trinh nữ 4.3 Kali Thiếu K: - Biểu hiện: lá ngắn, hẹp, xuất hiện chấm đỏ, lá bị khô, héo rũ. - Triệu chứng thiếu xuất hiện trước tiên trên lá già. Ví dụ: Lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, hạt lép, lững, dễ đổ... 4.3 Kali Thiếu K Ở ngô, thiếu K đốt ngắn, mép lá nhạt dần chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng, .. Nhóm 7 trình bày : Canxi 4.4 Canxi Dạng Ca trong đất và trong cây: Trong đất, Ca là cation trao đổi được hấp thụ trên bề mặt keo đất. Nồng độ H+ môi trường tăng, Ca2+ vào dung dịch đất trung hoà độ chua đất và cây hấp thu. - Trong cây, Ca liên kết với một số chất hữu cơ. Là nguyên tố " không dùng lại" 4.4 Canxi Vai trò của Ca đối với cây + Tham gia vào hình thành nên thành tế bào. Ca kết hợp với axit pectinic tạo pectat canxi giúp gắn chặt các tế bào với nhau. + Tham gia vào hình thành nên màng tế bào 4.4 Canxi Vai trò của Ca đối với cây (tt) + Hoạt hóa nhiều enzim: photpholipaza, adeninkinaza,... + Trung hòa độ chua và đối kháng với nhiều cation khác trong cây, loại trừ độc tố tinh khiết của các cation trong chất nguyên sinh: H+ , Na+ ,... 4.4 Canxi Triệu chứng thiếu Ca: - Mô phân sinh đỉnh thân và rễ bị hại nghiêm trọng, sinh trưởng bị ức chế, rễ ngắn hoá nhày và chết. - Triệu chứng đặc trưng khi thiếu Ca: lá mới ra bị dị dạng, đỉnh lá bị uốn móc. Triệu chứng thiếu Ca thường biểu hiện ở lá non trước. Nhóm 8 trình bày: Magie 4.5 Magie Mg trong đất. Ở dạng tan trong dung dịch đất, dạng trao đổi và giữ chặt trên keo đất. MgCO3, MgCO3.CaCO3 là dạng có khả năng cung cấp Mg cho cây 4.5 Magie Vai trò của Mg đối với cây Là thành phần của diệp lục Hoạt hoá nhiều enzim. Đặc biệt là 2 enzim trong quá trình cố định CO2 là RDP-cacboxylaza và PEP-cacboxylaza. Tham gia vào hình thành thành tế bào, quá trình tổng hợp protein, điều chỉnh sự hút các cation 4.5 Magie * Thiếu Mg - Bệnh vàng lá do thiếu diệp lục, làm chậm sự ra hoa. Triệu chứng điển hình: gân lá còn xanh nhưng thịt lá bị vàng. Tổn thương xuất hiện từ lá dưới lên lá trên. Là nguyên tố dùng lại 4.5 Magie Thiếu Mg Lá non vàng, các gân lá vàng Lá có màu xanh đậm Lá non bị dị dạng Lá già bị khô mép, héo rũ