Sóng tiếp nhận năng lượng từgió, khi gió thổi trên mặt biển. Bão có thểtruyền một
lượng rất lớn năng lượng tạo thành sóng, các sóng này sau đó chuyển động hàng ngàn
kilomét tới vùng bờbiển. Năng lượng sóng, được tích lũy trên một vùng bờbiển rộng,
khi đi tới dải sóng vỡ ở gần bờ sẽ được giải phóng. Phần lớn năng lượng sóng sẽtiêu
tán do hiện tượng sóng vỡxảy ra ởgần bờ, tại thời điểm sóng vỗlên các vách đá hoặc
lên trên bãi biển cát. Đây là nguồn năng lượng quan trọng nhất, hơn tất cảcác nguồn
năng lượng khác có tác dụng tới vùng bờbiển; và cũng là nguyên nhân chính tạo nên
dòng chảy ởgần bờvà vận chuyển trầm tích; cũng nhưtham gia vào quá trình khống
chếsựdiễn biến hình thái bờbiển
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Động lực học bờ biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
ĐỘNG LỰC HỌC BỜ BIỂN
3.1 SÓNG VỠ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG SÓNG VỠ
Sóng tiếp nhận năng lượng từ gió, khi gió thổi trên mặt biển. Bão có thể truyền một
lượng rất lớn năng lượng tạo thành sóng, các sóng này sau đó chuyển động hàng ngàn
kilomét tới vùng bờ biển. Năng lượng sóng, được tích lũy trên một vùng bờ biển rộng,
khi đi tới dải sóng vỡ ở gần bờ sẽ được giải phóng. Phần lớn năng lượng sóng sẽ tiêu
tán do hiện tượng sóng vỡ xảy ra ở gần bờ, tại thời điểm sóng vỗ lên các vách đá hoặc
lên trên bãi biển cát. Đây là nguồn năng lượng quan trọng nhất, hơn tất cả các nguồn
năng lượng khác có tác dụng tới vùng bờ biển; và cũng là nguyên nhân chính tạo nên
dòng chảy ở gần bờ và vận chuyển trầm tích; cũng như tham gia vào quá trình khống
chế sự diễn biến hình thái bờ biển.
Chương 3 sẽ giới thiệu quá trình tiêu tán năng lượng sóng ở gần bờ. Chương này sẽ
xem xét hiện tượng sóng vỡ, các đặc trưng của sóng vỡ. Đặc biệt là sự hình thành dòng
chảy do hiện tượng sóng vỡ trong vùng sóng đổ. Các hiện tượng phức tạp hơn có liên
quan tới phân bố lưu tốc của dòng chảy dọc bờ trên chiều rộng của vùng sóng vỡ, và
phân bố lưu tốc của dòng chảy dọc bờ của một phổ sóng sẽ được giới thiệu. Phần cuối
của chương 2 sẽ đánh giá sự tương tác giữa dòng chảy dọc bờ do sóng vỡ gây ra với
các dao động mực nước ven bờ và ảnh hưởng của gió và thủy triều tới dòng chảy dọc
bờ.
CÁC DẠNG SÓNG VỠ
Khi sóng chuyển động tới gần bờ
và đi vào vùng nước nông có độ sâu
bằng xấp xỉ hai lần chiều cao sóng, do
ảnh hưởng của địa hình đáy, sóng trở
nên mất ổn định. Khi đỉnh sóng vượt
qua chân sóng và mất cân bằng, sóng
bị đổ (hay còn gọi là sóng vỡ), và tan
thành hàng ngàn bong bóng nước và
bọt khí (hình 3-1). Người ta thường
cho rằng, sóng vỡ là vì chúng bị kéo
trên đáy biển cho đến khi chuyển động
hướng về phía trước bị vấp và đỉnh
sóng đổ nhào xuống dưới. Trong thực tế
không đúng như vậy.
Hình 3-1 Sóng vỡ dạng bổ nhào, một
dạng sóng vỡ trong tự nhiên, sóng bị
cuộn tròn và cuốn về phía trước.
56
Hình 3-2 Các dạng sóng đổ xảy ra
ở gần bờ: sóng bạc đầu, sóng bổ
nhào, sóng vỗ bờ
Hình 3-3 Sóng vỡ trên bãi biển, hình
dạng sóng được chụp lại bằng máy ảnh
có tốc độ chụp nhanh trong phờng thí
nghiệm. Mũi tên trên hình vẽ chỉ vị trí khi
sóng bắt đầu vỡ
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành với điều kiện ma sát rất nhỏ và
các nghiên cứu trên mô hình tính biến dạng sóng đã chỉ ra rằng, cùng với một
dạng sóng vỡ như nhau, các tính toán phân tích có thể bỏ qua thành phần ma sát.
Thực tế là, sóng vỡ khi mái trước sóng trở nên quá dốc, nhất là ở phần sát đỉnh sóng,
do vận tốc chuyển động của các chất điểm nước tại đỉnh sóng lớn hơn vận chuyển
chuyển động của hình dạng sóng làm cho phần đỉnh dâng lên trước.
Ba dạng sóng vỡ thông thường được thừa nhận (như hình 3-2) là sóng bạc đầu, sóng
bổ nhào và sóng vỗ bờ (spilling, plunging, and surging). Sóng bạc đầu (spilling
breakers) là các sóng dựng đứng từ từ cho đến khi đỉnh sóng mất ổn định và đổ xuống
tạo thành đám bọt khí và bong bóng trắng xóa ở mặt trước sóng. Sóng bổ nhào
(plunging breakers) là các sóng có mặt trước gần như thẳng đứng, mũi sóng cuộn lên
trên và đổ nhào về phía trước tạo thành một tấm màn nước (hình 3-1 và 3-2). Sóng vỗ
57
bờ (surging breakers) dựng đứng như thể sắp đổ nhào, nhưng vì chân sóng vỗ vào tới
mặt bãi thế nên đỉnh sóng bị đổ sập và biến mất ngay sau đó.
Theo Galvin (1968) thì có 4 dạng sóng vỡ khác nhau (như hình 3-3), ngoài 3 dạng
sóng đã được nêu ở trên thì còn một dạng sóng vỡ khác là sóng đổ (collapsing breaker),
là dạng vỡ trung gian giữa sóng bổ nhào và sóng vỗ bờ. Trong thực tế các dạng sóng vỡ
xảy ra liên tục, dạng này nối tiếp dạng khác nên rất khó áp dụng kiểu phân loại này. Hơn
thế nữa, trong cùng một ngày, khi quan sát trên bãi biển, thông thường có thể nhìn thấy
các dạng sóng vỡ khác nhau, lúc là sóng bạc đầu, khi là sóng bổ nhào. Các dạng sóng vỡ
này phụ thuộc vào chiều cao của từng con sóng và sự tương tác giữa sóng với đáy biển
nơi sóng vỡ.
Nhìn chung, sóng bạc đầu (spilling breakers) hay có khuynh hướng xảy ra ở bờ biển
có độ dốc nhỏ trong điều kiện sóng có độ dốc lớn; sóng bổ nhào thường xuất hiện ở
những bờ biển có bãi dốc và sóng có độ dốc trung bình; sóng vỗ bờ hay xảy ra ở bờ biển
rất dốc và độ dốc sóng nhỏ. Dựa trên cơ sở quan sát sóng vỡ trong máng sóng tại phòng
thí nghiệm, Galvin (1968) đã dự đoán được gần đúng loại sóng vỡ căn cứ vào tỷ số (H0
/L0S2) hay Hb/gT2S, trong đó chỉ số 0 nhằm chỉ các tham số sóng ở vùng nước sâu, Hb là
chiều cao sóng vỡ, S là độ dốc của bãi biển. Khi tỷ số không thứ nguyên trên tăng, dạng
sóng vỡ sẽ thay đổi từ sóng vỗ bờ đến sóng bổ nhào rồi sóng bạc đầu. Tỷ số trên được
Galvin sử dụng bằng cách kết hợp độ dốc bãi S với tỷ số độ dốc sóng, được biểu biễn
bằng biểu thức H0/L0 hoặc Hb/gT2 (trong đó L0 ≈ gT2/2π). Battjes (1974) đã sắp đặt lại
tỷ số này thành dạng biểu thức với các tham số sóng nước sâu và gần bờ, tỷ số này sau
này được gọi là chỉ số Iribarren - hay còn gọi là chỉ số sóng vỡ
Chỉ số sóng vỡ ở vùng nước sâu:
2
1
00
0
)/( LH
S=ξ (3-1a)
Chỉ số sóng vỡ ở vùng sóng đổ:
2
1
0 )/( LH
S
b
b =ξ (3-1b)
Sau khi tham khảo số liệu phân loại dạng sóng vỡ của Galvin (1968), có sử dụng đến
chỉ số Iribarren, Battjes (1974) đã đưa ra các giới hạn chỉ số sóng vỡ như sau:
Spilling (sóng bạc đầu) ξ0 < 0,5 ξb < 0,4
Plunging (sóng bổ nhào) 0,5 < ξ0 < 3,3 0,4< ξb < 2,0
Surging (sóng vỗ bờ) ξ0 > 3,3 ξb > 2,0
58
Hình 3-4. Trạng thái sóng vỡ tới hạn trong vùng nước nông, tỷ số chiều cao sóng
vỡ trên độ sâu sóng vỡ phụ thuộc vào độ dốc sóng và độ dốc bãi biển. Biểu đồ 3-4 thể
hiện trên cả 2 trục tỷ lệ 1/γb = hb/Hb và γb = Hb/hb,. "Độ dốc" sóng được biểu diễn bằng
Hb/gT2, giá trị này bằng “độ dốc sóng” ở vùng nước sâu Hb/L0 nhân với hệ số 2π.
ỚI HẠN SÓNG VỠ VÀ CHIỀU CAO SÓNG VỠGI
Như đã giới thiệu trong chương hai, theo lý thuyết sóng tuyến tính của Airy, các sóng
biên độ nhỏ sẽ mất ổn định và vỡ khi tỷ số γb = Hb/hb đạt tới giá trị giới hạn, mặc dù độ
lớn của giá trị giới hạn này (γb) vẫn còn gây nhiều tranh cãi về giá trị chính xác của nó
(nằm trong khoảng từ 0.73 đến 1.03). Giá trị thực đo của giới hạn sóng vỡ γb của các
sóng biên độ nhỏ được tiến hành trên các máng sóng trong phòng thí nghiệm cho thấy
nó dao động rất lớn, và phụ thuộc chủ yếu vào độ dốc của bãi biển (Ippen and
Kulin,1954; Kishi and Saeki,1966). Giá trị giới hạn của γb khi sóng vỡ phụ thuộc vào cả
độ dốc bãi biển và độ dốc của sóng ở vùng nước sâu. Với một con sóng có độ dốc sóng
đã biết, độ dốc bãi biển càng lớn thì giá trị của γb = Hb/hb càng cao tại thời điểm
sóng vỡ. Các nghiên cứu gần đây của Kaminsky and Kraus (1993) trên cơ sở xem
xét 17 tập số liệu thu được qua một loạt nghiên cứu khác nhau trong phòng thí nghiệm
đã đưa ra công thức kinh nghiệm:
0,2701,20bγ ξ= (3.2)
Tính toán giới hạn sóng vỡ phụ thuộc vào chỉ số Iribarren mô tả dưới dạng các tham
số sóng ở vùng nước nông trong phương trình (3.1a), bao gồm độ dốc bãi biển và độ dốc
sóng ở vùng nước sâu.
Tỷ số sóng vỡ giới hạn γb = Hb/hb được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng. Ví dụ như
dùng để phân tích sự biến dạng sóng khi chúng truyền từ vùng nước sâu vào bờ. Phân
59
γb , thời điểm giả thiết là sóng mất
ổn định và vỡ. Một ứng dụng khác có liên quan tới thiết kế công trình tường biển hoặc
đê chắn sóng. Trong trường hợp này, chiều cao sóng lớn nhất có thể xuất hiện, mà có thể
ảnh hưởng tới công trình, của 1 con sóng thiết kế, chịu sự chi phối của tỷ số sóng vỡ γb
= Hb/hb bị vỡ ngoài khơi.
Một số ứng dụng khác lại cần tính toán chiều cao sóng vỡ từ các tham số sóng nước
sâu mà không cần xét tới toàn bộ quá trình biến dạng sóng và hiệu ứng nước nông như
đã mô tả ở chương trước. Công thức dạng này được Munk (1949) đề xuất trước tiên với
giả thiết coi thông lượng sóng (energy flux) tại vùng sóng vỡ và thông lượng sóng tại
vùng nước sâu là như nhau. Munk ứng dụng lý thuyết sóng đơn tại vùng sóng vỡ với
giới hạn sóng vỡ γb = Hb/hb = 0.78 và sử dụng lý thuyết sóng của Airy để tính toán
mạch động năng lượng sóng ở vùng nước sâu, từ đó đưa ra tương quan:
3/1
000 )/(3,3
1
LHH
H b = (3.3)
giữa chiều cao sóng vỡ Hb tương ứng với chiều cao sóng H0 ở vùng nước sâu và độ
dốc sóng ở vùng nước sâu H0/L0. Phương trình (3.3) được biểu diễn trên hình 3-5 cùng
với các số liệu đo đạc sóng vỡ tại trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm của Munk
(1949). Có thể thấy rằng tương quan này là khá phù hợp với các số liệu thực đo khi giá
trị độ dốc sóng H0/L0 nhỏ, nhưng lại rất không phù hợp với độ dốc sóng lớn. Komar and
Gaughan (1972) cũng đã kiểm chứng lý thuyết sóng Airy khi dự báo chiều cao sóng vỡ,
mặc dù trong thực tế thì lý thuyết sóng Airy không thể ứng dụng được trong điều kiện
này. Trị số của giới hạn sóng vỡ γb = H b/hb , được xác định từ các quan trắc ngoài thực
địa chứ không được lấy bằng 0.78 theo lý thuyết sóng biên độ nhỏ như phương pháp của
Munk đã trình bày ở trên. Từ các đánh giá về mạch động năng lượng ở vùng nước sâu
và tại vùng sóng vỡ theo lý thuyết sóng Airy, Komar and Gaughan đã đi đến phương
trình
5/1
000 )/(
563,0
LHH
H b = (3.4)
Lúc này chiều cao sóng vỡ là hàm của độ dốc sóng với số mũ 1/5; khác với chỉ số mũ
1/3 trong phương trình (3.3) của Munk. Tương quan của Komar and Gaughan được lấy
sao phù hợp với số liệu thực đo tại thực địa và trong phòng thí nghiệm. Trong công thức
bán kinh nghiệm (3.4), hằng số 0.563 là kết quả tương ứng khi đường tương quan phù
hợp với các điểm thực đo nhất. Trên hình 3.-5, phương trình 3.4 được biểu diễn dưới
dạng đường liền nét, và nó được xem như là phù hợp với toàn bộ dải giá trị của độ dốc
sóng H 0 /L 0 , và cho kết quả tốt hơn so với phương trình 3.3 của Munk.
60
Hình 3-5 Đồ thị tương quan giữa chiều cao sóng vỡ với độ dốc sóng
ở vùng nước sâu
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu kể trên đều có một điểm hạn chế là chỉ dựa vào các
số liệu đo đạc trong các điều kiện sóng đã bị khống chế trong phòng thí nghiệm. Trong
các nghiên cứu của LeMehaute và Koh (1967); Kaminsky và Kraus (1993), tỷ số
H 0 /L 0 , có giá trị của hàm mũ lấy theo kinh nghiệm là ¼, là giá trị trung gian giữa 2 số
mũ 1/3 và 1/5 đã nhắc tới ở phần trước. Trên cơ sở phân tích lại các số liệu của Iversen
(1952), LeMehaute và Koh cũng phát hiện ra sự phụ thuộc của chiều cao sóng với độ
dốc bãi biển, nhưng điều này lại không được chứng tỏ trong các phân tích tiếp theo. Qua
phân tích lại 17 tập số liệu trong phòng thí nghiệm của mình, Kaminsky và Kraus đã đưa
ra một phương trình tương quan sử dụng các hệ số kinh nghiệm có dạng như sau:
28,0
000 )/(
46,0
LHH
H b = (3.5)
Phương trình tương quan 3.5 đã cho kết quả phù hợp nhất với các số liệu đo đạc hiện
có trong phòng thí nghiệm, nhưng có thể thấy trong hình 3-5, khi so sánh với các số liệu
thực đo tại hiện trường của Munk (1949) thì tương quan này lại cho kết quả thiên lớn
(lớn hơn khoảng 25% so thực tế), chiều cao sóng vỡ dự báo do vậy lớn hơn trong thực
tế. Phương trình tương quan (3.4) của Komar và Gaughan (1972) được xem như là phù
hợp nhất với các số liệu thực đo trong phòng thí nghiệm và cả ngoài thực địa.
Nếu loại bỏ các thành phần không thứ nguyên, phương trình Komar and Gaughan
(1972) sẽ có dạng mới như sau
1 225 5
00,39 ( )bH g T H= (3.6)
61
Phương trình này biểu diễn tương quan giữa chiều cao sóng vỡ gần bờ và độ sâu
nước tại vùng nước sâu H0 và chu kỳ sóng T. Hệ số hằng số 0,39 là hệ số kinh nghiệm
được lấy từ đường tương quan phù hợp nhất với các số liệu thực đo của Munk (1949).
Phương trình tương quan này cũng được biểu diễn trên hình 3-6 và có sự so sánh với các
số liệu trong phòng thí nghiệm và số liệu thực đo ngoài thực địa của Munk, cũng như
các số liệu đo đạc của Weishar và Byrne (1978). Chuỗi số liệu tổng hợp kéo dài gần như
trên phạm vi hàm bậc ba của chiều cao sóng vỡ cho thấy được tính xác thực về năng lực
tính toán dự báo của các phương trình tương quan trên.
Hình 3-6 Kiểm chứng phương trình (3.6) của Komar và Gaughan (1972) tính toán
dự báo chiều cao sóng vỡ từ các thông số sóng ở vùng nước sâu, bằng cách so sánh
với các liệu trong phòng thí nghiệm và số liệu thực đo ngoài hiện trường
3.2 DÒNG CHẢY HÌNH THÀNH DO SÓNG Ở VÙNG GẦN BỜ
Khi sóng chuyển động tới gần bờ và vỡ trên bờ biển dốc, chúng tạo thành
dòng chảy ở vùng gần bờ, các dòng chảy này biến đổi dưới nhiều dạng khác
nhau tùy thuộc vào đặc điểm sóng và trạng thái bờ biển (Basco,1982, 1983;
Komar and Oltman-Shay,1990). Các dòng chảy gần bờ có thể đạt tới độ lớn đáng
kể, gây nguy hiểm cho những người bơi trong khu vực mà nó hình thành. Các
62
dòng chảy gần bờ sẽ trở nên đặc biệt quan trọng khi chúng kết hợp với sóng và
làm vận chuyển bùn cát ven bờ. Do đó nó là một yếu tố rất quan trọng có vai trò
khống chế sự diễn biến và hình thái của bờ biển.
Theo Komar, có hai hệ thống
dòng chảy do sóng tạo thành ở vùng
ven bờ chính, đó là (1) hệ thống
dòng chảy tuần hoàn bao gồm dòng
tiêu (dòng tách bờ) kết hợp với dòng
chảy dọc bờ và (2) dòng chảy dọc
bờ hình thành khi sóng chuyển động
tới gần bờ theo một góc xiên so với
đường bờ. Các hệ thống dòng chảy
trên được mô tả tương ứng với hình
3-7(a) và hình 3-7(c). Hình 3-7(b)
mô tả dạng dòng chảy trung gian
giữa hai hệ thống dòng chảy đã nêu
ở trên. Trường dòng chảy có tác
dụng chi phối dòng chảy tuần hoàn
ở gần bờ phụ thuộc phần lớn vào các
sóng tới theo một góc nghiêng so
với đường bờ. Khi sóng vỡ với
đường đỉnh sóng thực sự song song
với hướng đường bờ trung bình,
dòng chảy được hình thành có dạng
dòng tuần hoàn như hình 3-7(a).
Dòng tiêu là một thành phần của
dòng tuần hoàn; trong đó dòng chảy
theo hướng về phía biển tính từ
vùng sóng vỗ. Nếu sóng vỡ tạo
thành một góc tương đối lớn so với
đường bờ, trong vùng sóng vỡ sẽ
hình thành dòng chảy có hướng
song song với đường bờ và bị giới
hạn giữa bờ biển và dải sóng đổ
như ở hình 3-7(c). Dòng chảy này
đặc biệt rất có ý nghĩa khi nó gây
nên hiện tượng vận chuyển bùn cát
Hình 3-7 Trường dòng chảy quan trắc ở
gần bờ, phụ thuộc phần lớn vào góc sóng
vỡ (αb)
a) Khi góc giữ đường đỉnh sóng song song
với đường bờ (αb = 0), dòng tuần hòa đơn
vị, bị chi phối bởi dòng tiêu có hướng về
phía biển.
c) Khi góc αb lớn, dòng chảy hình thành
do sóng vỡ có hướng song song với
đường bờ
63
theo hướng dọc bờ. Nó có thể vận chuyển bùn cát dọc bờ biển trên quãng đường
hàng trăm kilômét. Dạng trường dòng chảy trung gian, hình 3-7(b) thường xuất
hiện khi sóng vỡ tạo với đường bờ một góc nhỏ hoặc khi trường dòng chảy ở
khu vực gần bờ bị chi phối mạnh mẽ bởi điều kiện địa hình đáy biển.
Các dòng chảy này cho biết hướng dịch chuyển vùng cát trên bờ biển và làm thay đổi
hình dạng của đường bờ. Hình thái bờ biển thường phản ánh trường dòng chảy, và nó có
sự khác biệt đáng kể giữa hai thành phần dòng chảy trong hình (3-7). Hình dạng bờ biển
trở thành một yếu tố quan trọng có tác dụng khống chế và chi phối trường dòng chảy khi
có mặt cả hai yếu tố là địa hình và dòng chảy.
Cơ chế chung của việc hình thành dòng chảy gần bờ sẽ được xem xét ở phần tiếp
theo. Nhưng chủ yếu sẽ xem xét việc hình thành dòng chảy theo hướng dọc bờ. Phần
tiếp theo cũng sẽ xem xét sự tương tác giữa dòng chảy và hình thái bờ biển, nhưng vai
trò của hình thái bờ biển sẽ được nhấn mạnh hơn ở chương tiếp theo
DÒNG TIÊU VÀ DÒNG TUẦN HOÀN
Mô tả chi tiết về hệ thống dòng chảy tuần hoàn được trình bày trên hình 3-8. Dòng
tiêu là dạng dòng chảy có đặc trưng quan trọng nhất và có thể thấy được. Các dòng này
thường mạnh và hẹp, có hướng chảy về phía biển và đi qua vùng sóng vỡ, thường có tác
dụng vận chuyển các vật trôi nổi và bùn cát tạo thành những luồng dòng chảy có màu
sắc hoàn toàn khác biệt với vùng nước ở xung quanh nó. Dòng tiêu có hướng chảy ra
biển cũng chịu ảnh hưởng của sóng, do vậy mà sự xuất hiện của dòng tiêu đôi khi có thể
thấy rất rõ khi trường sóng khúc xạ bị biến đổi. Dòng chảy trong nội bộ của dòng tiêu có
thể đạt tới vận tốc lớn, các quan trắc về dòng chảy này cho thấy dòng chảy có hướng ra
phía biển có thể rất mạnh và gây nguy hiểm cho những người đang bơi trong khu vực có
dòng chảy.
Dòng tiêu được nuôi
dưỡng bởi các dòng chảy
có hướng dọc bờ bên trong
vùng sóng vỡ có độ lớn
dòng chảy nhỏ nhất bằng 0
tại điểm giữa của hai dòng
tiêu kế tiếp nhau, và đạt tới
giá trị lớn nhất ngay tại
điểm khi dòng tiêu đổi
hướng ra phía biển (hình 3-
8). Dòng chảy dọc bờ
ngược lại được nuôi
Hình 3-8 Hệ thống dòng chảy tuần hoàn
64
dưỡng bởi dòng chảy yếu hơn có hướng từ biển vào trong bờ bên trong dải sóng vỡ khi
xảy ra sóng vỡ. Do vậy mà dòng tuần hoàn gần bờ bao gồm dòng chảy dọc bờ có tác
dụng nuôi dưỡng các dòng tiêu; kéo dài qua dải sóng vỡ; khuyếch tán tại phần mũi dòng
tiêu, và dòng chảy hồi quy từ ngoài vào trong bờ sẽ thay thế phần nước bị dịch chuyển
khỏi bờ dưới tác dụng của dòng tiêu (Shepard and Inman, 1950a,1950b). Dạng lý tưởng
nhất của dòng tuần hoàn là dòng chảy được hình thành trong đó có dòng tiêu có hướng
vuông góc với bờ, dòng chảy trong vùng sóng vỡ có hướng dọc bờ nuôi dưỡng các dòng
tiêu đều theo cả hai phía (hình 3-8). Tuy nhiên, các dòng tiêu thường cắt ngang dải sóng
vỡ theo một đường chéo (hình 3-7(b)), và dòng chảy nuôi dưỡng dòng dọc bờ hoặc có
hướng khác nhau hoặc có cường độ dòng chảy khác nhau.
Các quan trắc đầu tiên về dòng tiêu được thực hiện bởi Shepard, Emery, và LaFond
(1941). Các quan trắc này đã phát hiện ra rằng vận tốc của dòng tiêu và quãng đường
mà nó chảy ra phía biển có quan hệ với chiều cao của sóng tới. Các nghiên cứu sau này
còn cho thấy vị trí của dòng tiêu có thể bị chi phối bởi địa hình đáy vùng ngoài khơi,
dòng tiêu nhìn chung thường xuất hiện bên ngoài vùng hội tụ sóng, bên ngoài vùng xuất
hiện các sóng cao nhất. Shepard and Inman (1950a, 1950b) qua một loạt các quan trắc
toàn diện ngoài hiện trường về dòng chảy tuần hoàn, đã nhận thấy rằng, mặc dù địa hình
đáy biển và các ảnh hưởng của nó tới hiện tượng khúc xạ sóng có thể có những chi phối
rất lớn tới vị trí của dòng tiêu dọc theo bờ biển, nhưng các dòng tiêu vẫn có thể xuất hiện
tại các bờ biển thẳng, dài với địa hình đáy đồng đều.
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH DÒNG
TIÊU
Hình 3-9 Sơ đồ minh họa sự hình
thành của dòng tuần hoàn do sự
biển đổi chiều cao sóng vỡ theo
hướng dọc bờ. Nó sinh ra sự biến
thiên tương ứng của cao trình mực
nước dâng do sóng trong dải sóng
vỡ. Dòng chảy dọc bờ, chảy từ nơi
có sóng và nước dâng cao tới nơi có
sóng và nước dâng thấp. Đây là
điểm hội tụ của dòng chảy và có sự
đổi hướng của dòng tiêu chảy ra
biển
65
Sự hình thành của dòng tiêu được giải thích theo phương pháp hiện đại trên cơ sở
phát triển các khái niệm về ứng suất tỏa của năng lượng sóng (radiation stress) của
Longuet-Higgins và Stewart (1964). Theo những phân tích và giải thích đầu tiên của
Bowen (1969a), dòng tuần hoàn chính là kết quả do sự biến thiên của chiều cao sóng
theo hướng dọc bờ, sự biến thiên này sẽ sinh ra sự chênh lệch về mực nước tại các vị trí
khác nhau dọc theo bờ biển. Cách giải thích này được hinh họa ở hình 3-9. Hay nói một
cách đơn giản là dòng chảy dọc bờ sẽ chảy từ nơi có mực nước cao, ở vùng có chiều cao
sóng và nước dâng lớn nhất tới nơi có có chiều cao sóng và độ cao nước dâng do sóng
nhỏ hơn, tại nơi này dòng chảy dọc bờ sẽ hội tụ và đổi hướng chảy về phía biển để tạo
thành dòng tiêu. Các phân tích của Bowen có xét tới cả việc khảo sát sự biến thiên của
chiều cao sóng dâng và sóng rút theo dọc bờ biển cũng như thành phần dọc bờ của ứng
suất tỏa (Syy).
Chiều cao nước dâng do thành phần Sxx về phía bờ của ứng suất tỏa được cân bằng
với gradient áp lực của của độ dốc mặt nước có hướng về phía biển ở vùng ven b