Chương 3 Những nguyên tắc phát triển bền vững

(22) Tỉ lệ che phủ rừng; (23) Tỉ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên; (24) Tỉ lệ đất nông nghiệp dưới tưới, tiêu; (25) Tỉ lệ đất bị suy thoái hàng năm; (26) Tỉ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải/chất thải rắn; (27) Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001.

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Những nguyên tắc phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02.11.2013 1 Nguyễn Quốc Phi Môi trường và phát triển bền vững  Tóm tắt chương 2:  Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển  Nông nghiệp và môi trường  Công nghiệp hóa và nguồn năng lượng  Đô thị hóa và môi trường  Các vấn đề của toàn cầu hóa  Tìm hiểu các vấn đề về môi trường liên quan đến một số lĩnh vực cụ thể (công nghiệp, giao thông, thương mại<)  Tìm hiểu các tác động môi trường của 1 lĩnh vực lựa chọn  Đưa ra 1 số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động Ch.2. Môi trường và phát triển 02.11.2013 2 - Mô tả mối quan hệ giữa môi trường và phát triển? (công thức IPAT) - Đánh giá mức độ tác động đến môi trường của 1 số lĩnh vực phát triển kinh tế cụ thể (công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế tạo, thủ công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông, thương mại...) - Đô thị hoá ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Phân tích những điểm tốt và xấu - Nêu những vấn đề của toàn cầu hoá đối với môi trường? Ch.2. Môi trường và phát triển Chương 3 Những nguyên tắc phát triển bền vững Môi trường và PTBV 02.11.2013 3 Mục tiêu: 1. Tìm hiểu các mô hình và nguyên tắc của PTBV 2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của PTBV Xác định những nguyên tắc cơ bản của PTBV, hài hoà lợi ích giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 3.1. Cơ sở của phát triển bền vững Những tác nhân chính:  Tốc độ khôi phục và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2  Sự cạn kiệt của một số nguồn tài nguyên thiên nhiên  Sự xuống cấp của môi trường sống  Sự mất cân bằng của các hệ sinh thái Các quốc gia bắt đầu quan tâm đến sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, đặt nền móng cho tiếp cận phát triển bền vững. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 4  Uỷ ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là “sự phát triển đáp ứng đuợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tuơng lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của chính họ”.  Báo cáo của WCED đã khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển và môi trường: “Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển, là những gì chúng ta làm để cố gắng cải thiện tất cả mọi thứ ở bên trong nơi chúng ta đang sống và do vậy, hai vế này không thể tách rời nhau” (Brundtland, 1987) Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio-92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg 2002: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 5 3.2. Mô hình và nội dung phát triển bền vững  PTBV là sự phát triển hài hoà về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.  Một số mô hình PTBV: Ch.3. Những nguyên tắc PTBV WCED, 1987 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 6 Villen, 1990 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Jacobs và Sadler, 1990 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 7 World Bank Ch.3. Những nguyên tắc PTBV UNDP Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 8 Mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  PTBV về kinh tế:  Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định;  Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ;  Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm tăng năng lực nội sinh. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 9  PTBV về xã hội:  Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động;  Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo;  Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  PTBV về môi trường:  Bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái tự nhiên;  Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;  Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 10  Khía cạnh đạo đức của PTBV:  Mọi người đều có các quyền cơ bản như nhau như quyền được sống, quyền được tự do, quyền được hưởng tài nguyên và môi trường của Trái đất.  Các thế hệ đều có quyền như nhau trong việc thỏa mãn các nhu cầu phát triển của mình. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Khía cạnh đạo đức của PTBV:  Các loài sinh vật tạo nên sinh quyển nằm trong khối thống nhất của các hệ tự nhiên của Trái đất phải được đảm bảo quyền tồn tại cho dù nó có ý nghĩa như thế nào đối với con người.  Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường Trái đất, cũng như việc bảo vệ con người vượt lên trên mọi ranh giới địa lý, xã hội, tư tưởng, văn hóa. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 11 3.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững Tuyên bố Rio (1992) gồm 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV: 1. Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên nhiên. 2. Phù hợp với Hiến chương LHQ và những nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế, các quốc gia có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình và có trách nhiệm đảm bảo rằng những hoạt động đó không gây tác hại gì đến môi trường của các quốc gia khác hoặc những khu vực ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 3. Cần phải thực hiện phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng những nhu cầu về phát triển và môi trường của các thế hệ hiện nay và tương lai; 4. Để thực hiện được sự PTBV, bảo vệ môi trường nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể tách rời quá trình đó; 5. Nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ nghèo nàn như một yêu cầu không thể thiếu được cho sự PTBV; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 12 6. Cần dành sự ưu tiên đặc biệt cho các nhu cầu của các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất và những nước dễ bị tổn hại về môi trường; 7. Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần “chung lưng đấu cật'” toàn cầu để gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của Trái đất; 8. Để đạt được sự PTBV và chất lượng cao hơn cho mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và đẩy mạnh những chính sách dân số thích hợp; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 9. Các quốc gia nên hợp tác để củng cố, xây dựng năng lực thông qua trao đổi kiến thức khoa học và công nghệ và bằng cách đẩy mạnh sự phát triển và thích nghi, truyền bá và chuyển giao công nghệ, kể cả những công nghệ mới và cải tiến. 10. Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan và ở cấp độ thích hợp; 11. Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, các tiêu chuẩn môi trường gắn với PTBV; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 13 12. Các nước nên hợp tác để phát huy một hệ thống kinh tế thông thoáng và giúp đỡ nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế và PTBV ở tất cả các nước; 13. Những biện pháp chính sách về thương mại với những mục đích môi trường không nên trở thành một phương tiện phân biệt đối xử độc đoán hay vô lý hoặc một sự ngăn cản trá hình đối với thương mại quốc tế; 14. Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 15. Các quốc gia nên hợp tác để ngăn chặn bất cứ một hoạt động nào gây nên sự thoái hóa môi trường nghiêm trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khỏe con người; 16. Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia; 17. Cần đẩy mạnh quốc tế hoá những chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 14 18. Đối với những hoạt động có thể gây những tác động xấu tới môi trường cần có sự đánh giá của một cơ quan quốc gia có thẩm quyền; 19. Các quốc gia cần thông báo ngay cho các quốc gia khác về bất cứ một thiên tai nào hay tình hình khẩn cấp nào có thể gây những tác hại đột ngột đối với môi trường của nước đó; 20. Các quốc gia cần phải thông báo trước, kịp thời và cung cấp thông tin có liên quan cho các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng về những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến môi trường vượt ra ngoài biên giới; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 21. Phụ nữ có một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường. Do đó, việc họ tham gia đầy đủ là cần thiết để đạt được sự PTBV; 22. Cần huy động tinh thần sáng tạo, những lý tưởng và sự can đảm của thanh niên thế giới để đạt được sự phát triển bền vững và đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người; 23. Nhân dân bản xứ, những cộng đồng của họ và các cộng đồng khác của địa phương có vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường về sự hiểu biết và tập tục truyền thống của họ; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 15 24. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc bị áp bức, và bị chiếm đóng cần phải được bảo vệ; 25. Các quốc gia cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường trong thời gian có xung đột vũ trang và hợp tác để phát triển môi trường hơn nữa; 26. Các quốc gia cần phải giải quyết mọi bất hoà về môi trường một cách hoà bình và bằng các biện pháp thích hợp theo Hiến chương LHQ; 27. Mọi quốc gia và dân tộc cần hợp tác trong việc thực hiện các nguyên tắc được thể hiện trong bản tuyên bố này. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Các nước tham gia công ước Kyoto 02.11.2013 16 3.4. Mục tiêu của phát triển bền vững Các mục tiêu sẽ đuợc thực hiện đến truớc năm 2015: 1. Xoá tình trạng nghèo đói cùng cực; 2. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; 3. Khuyến khích bình đẳng về giới và nâng cao địa vị của phụ nữ; 4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; 5. Nâng cao sức khoẻ sinh sản; 6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; 7. Bảo đảm bền vững về môi truờng; 8. Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Chương trình nghị sự 21 (Agenda21) chỉ ra các nhóm xã hội chính cần tham gia một cách tích cực nhất vào quá trình phát triển để đạt được mục tiêu PTBV, gồm:  Giới doanh nhân;  Nông dân;  Chính quyền địa phương;  Cộng đồng các nhà khoa học;  Các dân tộc ít người;  Phụ nữ;  Các tổ chức phi chính phủ (NGO). Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 17 3.5. Các chỉ tiêu về phát triển bền vững Chỉ tiêu phát triển bền vững thường được xây dựng và phân loại dựa theo các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế (quản lý) 3.5.1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc  Hội đồng PTBV của Liên Hợp Quốc (UNCSD, 1996) công bố dự thảo 134 chỉ tiêu cho các nước sử dụng để báo cáo cho thế giới về sự PTBV;  Năm 2001 UNCSD công bố khuôn khổ mới với 15 chủ đề và 58 chỉ tiêu cốt lõi PTBV: kinh tế 14 chỉ tiêu, xã hội 22 chỉ tiêu, môi trường 16 chỉ tiêu và thể chế 6 chỉ tiêu. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 18 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 19 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Bộ tiêu chí này được sử dụng trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các điều kiện riêng của mỗi nước và sẽ không liên quan tới bất cứ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật và thương mại;  Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam lựa chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia mình. 3.5.2. Bộ chỉ tiêu PTBV của một số nước  Dựa trên bộ chỉ tiêu do UNCSD công bố, mỗi quốc gia dựa vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng quốc gia để xây dựng một bộ chỉ tiêu thích hợp;  Do vậy mỗi quốc gia có bộ chỉ tiêu về PTBV riêng, khác nhau cả về số lượng và chủ đề, cụ thể: Indonesia - 21 chỉ tiêu, Úc - 22 chỉ tiêu, Vương quốc Anh - 20 chỉ tiêu, Phillippine - 43 chỉ tiêu, Trung Quốc - 80 chỉ tiêu, Thái Lan -16 chỉ tiêu, Thuỵ Điển - 30 chỉ tiêu, Mỹ - 32 chỉ tiêu... Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 20  Úc  Có 22 chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu Phát triển bền vững, các chỉ tiêu được lựa chọn dựa trên ba mục tiêu chính của Chiến lược Quốc gia về PTBV môi trường sinh thái: 1. Tăng cường lợi ích và phúc lợi của cá nhân và xã hội theo đường lối phát triển kinh tế nhằm bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai; 2. Tạo nên tính cân bằng trong và giữa các thế hệ; 3. Bảo vệ sự đa dạng sinh thái và duy trì các quá trình sinh thái quan trọng cũng như hỗ trợ nguồn sống. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Vương quốc Anh Ở Vương quốc Anh, 20 chỉ tiêu khung phát triển bền vững được dùng trong các báo cáo PTBV thường niên. Tám trong số các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến môi trường Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 21 Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Canada 5 chỉ tiêu chính: 1. Sự biến đổi khí hậu: lượng khí nhà kính do con người tạo ra như carbon dioxide, nitrous oxide<) trong bầu khí quyển của Trái đất; 2. Chất lượng không khí: Tỷ lệ phần trăm các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển so với mức tối đa cho phép; 3. Chất lượng nước: Tỷ lệ phần trăm dân số ở đô thị liên quan đến các nhà máy xử lý nước thải công cộng; 4. Sự đa dạng sinh học: Sự thay đổi về tình trạng các loài đang gặp nguy hiểm; 5. Các chất độc hại trong môi trường: Số lượng các chất độc hại này thải ra ở Canada. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 22  Liên minh Châu Âu (EU) 10 chỉ tiêu về môi trường: 1. Sự biến đổi khí hậu - khí nhà kính do con người thải ra; 2. Giao thông - liên quan đến các khí thải; 3. Cường độ sử dụng năng lượng; 4. Nguồn điện được thay mới (sạch/ô nhiễm); 5. Đa dạng sinh học - danh mục các loài chim trong sách đỏ; 6. Đánh bắt cá - đánh bắt vượt khỏi giới hạn an toàn; 7. Trồng trọt sử dụng chất hữu cơ; 8. Các chất thải rắn ở thành thị; 9. Các chất thải không khí - NOx, SO2, VOC, NH3; 10. Chất lượng không khí ở thành thị - PM và ozone. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 3.5.3. Bộ chỉ tiêu PTBV của Việt Nam a. Bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia  Lĩnh vực kinh tế: gồm 12 chỉ tiêu (1) GDP bình quân đầu người, tính theo VND (giá hiện hành) hoặc USD (giá hiện hành); (2) Tăng trưởng GDP, tính theo phần trăm (%); (3) Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ; được tính bằng tỉ trọng (%) đóng góp của 3 ngành trên vào GDP; (4) Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động, tính theo phần trăm (%); (5) Tỉ lệ đầu tư so với GDP, tính theo phần trăm (%); Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 23 3.5.3. Bộ chỉ tiêu PTBV của Việt Nam a. Bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia  Lĩnh vực kinh tế: 12 chỉ tiêu (tiếp) (6) Tỉ lệ vốn ODA và FDI trong vốn đầu tư toàn xã hội, tính theo phần trăm (%); (7) tỉ lệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai so với GDP, tính theo phần trăm (%); (8) Tỉ lệ đầu tư cho giáo dục so với GDP, tính theo phần trăm(%); (9) Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá, tính theo USD giá hiện hành hoặc qui đổi ra VND theo tỉ giá chính thức; (10) Tỉ lệ nợ so với GDP, tính theo phần trăm (%); (11) Tiêu thụ năng lượng/GDP hàng năm; (12) Tỉ lệ tái chế và tái sử dụng rác thải. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Lĩnh vực xã hội: Gồm 17 chỉ tiêu (13) Tổng dân số, tính theo triệu người; (14) Tỉ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo, tính theo phần trăm (%); (15) Chỉ số Gini về chênh lệch thu nhập; (16) Tỉ lệ tiền lương của nam so với nữ, tính theo phần trăm (%); (17) Tỉ lệ tử vong của các bà mẹ lúc sinh nở, tính theo phần trăm (%); (18) Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, tính theo phần trăm (%); (19) Tỉ lệ thất nghiệp thành thị, tính theo phần trăm (%); (20) Tuổi thọ (kỳ vọng sống), tính hàng năm; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 24 (21) Dân số được sử dụng nước sạch, tính theo phần trăm (%); (22) Tỉ lệ biết chữ của người lớn, tính theo phần trăm (%); (23) Tỉ lệ phổ cập THCS đối với tr ẻ em trong độ tuổi, tính theo phần trăm (%); (24) Tỉ lệ sinh viên đại học và cao đẳng trên 1.000 dân, tính theo phần trăm (%); (25) Tỉ lệ lao động qua đào tạo, tính theo phần trăm (%); (26) Tỉ lệ dân số tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại, tính theo phần trăm (%); (27) Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành phố, tính theo m2/người; (28) Số lượng tội phạm trong năm trên 100.000 dân; (29) Số tai nạn giao thông trong năm trên 100.000 dân. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Lĩnh vực tài nguyên - môi trường: Gồm 12 chỉ tiêu (30) Tỉ lệ che phủ rừng, tính theo phần trăm (%); (31) Tỉ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên, tính theo phần trăm (%); (32) Tỉ lệ nông nghiệp được tưới, tiêu, tính theo phần trăm (%); (33) Tỉ lệ đất bị suy thoái hàng năm, tính theo phần trăm (%); (34) Tỉ lệ khai khoáng (khoáng sản chính); (35) tỉ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải/rác thải rắn, tính theo phần trăm (%); (36) Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001; (37) Phát thải các khí nhà kính, tính theo tấn/năm; (38) Tỉ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 25 (39) Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ diệt chủng, tính bằng số lượng; (40) Sản lượng cá đánh bắt hàng năm, tính bằng nghìn tấn; (41) Tổn thất về kinh tế do thiên tai, quy đổi ra tiền.  Lĩnh vực thể chế: Gồm 3 chỉ tiêu (42) Số địa phương có Chương trình nghị sự 21; (43) Công cụ PTBV: Số lượng các văn phòng, cán bộ hoạt động trong các Văn phòng PTBV; (44) Huy động nguồn tài chính cho việc xoá đói giảm nghèo: Vốn ODA huy động cho xoá đói giảm nghèo các năm theo hướng PTBV. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV b. Bộ chỉ tiêu PTBV của các địa phương  Lĩnh vực kinh tế: Gồm 7 chỉ tiêu (1) GDP bình quân đầu người; (2) Tăng trưởng GDP; (3) Cơ cấu Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; (4) Tỉ lệ lao động nông nghiệp; (5) Tỉ lệ thu/chi ngân sách; (6) Kim ngạch xuất khẩu; (7) Tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 26  Lĩnh vực xã hội: Gồm 14 chỉ tiêu (8) Tổng dân số; (9) Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên; (10) Tỉ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo; (11) Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng/tử vong dưới 5 tuổi; (12) Tỉ lệ thất nghiệp thành thị; (13) Tuổi thọ bình quân; (14) Dân số được sử dụng nước sạch; (15) Tỉ lệ dân số được tiếp cận hệ thống vệ sinh; Ch.3. Những nguyên tắc PTBV  Lĩnh vực xã hội: 14 chỉ tiêu (tiếp) (16) Tỉ lệ biết chữ ở người lớn; (17) Tỉ lệ phổ cập THCS đối với trẻ em trong độ tuổi; (18) Tỉ lệ lao động được đào tạo; (19) Tỉ lệ dân số tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại; (20) Số người phạm pháp trong năm trên 100.000 dân; (21) Số tại nạn giao thông trong năm trên 100.000 dân. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV 02.11.2013 27  Lĩnh vực tài nguyên - môi trường: Gồm 6 chỉ tiêu (22) Tỉ lệ che phủ rừng; (23) Tỉ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên; (24) Tỉ lệ đất nông nghiệp dưới tưới, tiêu; (25) Tỉ lệ đất bị suy thoái hàng năm; (26) Tỉ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải/chất thải rắn; (27) Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Ch.3. Những nguyên tắc PTBV Lĩnh vực thể chế: Gồm 2 chỉ tiêu (28) Chiến lược PTBV của địa phương; (29) Công cụ PTB
Tài liệu liên quan