Tài Nguyên Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Tài Nguyên Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Romantic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I TÀI NGUYÊN RỪNG 1. TÀI NGUYÊN RỪNG LÀ GÌ? 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG: II.TÌNH HÌNH DÂN SỐ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ HIỆN NAY 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN SỐ THẾ GIỚI: III.TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG: 1 . CON NGƯỜI ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG NHƯ THẾ NÀO? 2. HIỆN TRẠNG: IV. HẬU QUẢ: 1. THOÁI HÓA ĐẤT 2.SA MẠC HÓA 3. XÓI MÒN 4. LŨ QUÉT 5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU: V.PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ VI: KẾT LUẬN I.TÀI NGUYÊN RỪNG: 1. TÀI NGUYÊN RỪNG LÀ GÌ? Tài Nguyên Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Tài Nguyên Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu. 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG: Rừng có ý nghĩa rất quan trọng vì rừng giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và giữ nước, cản bớt nước chảy bề mặt. Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho khoảng 70% các loài động vật và thực vật Rừng còn bổ sung khí cho không khí nhờ cây xanh có khả năng hấp thu khí CO2 để thực hiện quang hợp. Rừng từ lâu được coi là đồng minh của con người trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng và thuốc chữa bệnh cho hàng triệu người. 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG: II.TÌNH HÌNH DÂN SỐ 1. TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ HIỆN NAY: Điều tra dân số thế giới ngày 19/6/2007 đưa ra dự báo rằng dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012. Hiện nay, tổng dân số thế giới là 6,7 tỷ người, trong đó Mỹ là quốc gia có dân số đứng thứ ba với 304 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dân số thế giới năm 1800 vẫn chưa đến 1 tỷ người và 130 năm sau thì con số này cũng đã tăng đến 2 tỷ. Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm dự báo rằng tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% vào năm 2050. Cho đến nay vẫn chưa có một điều tra nào về việc liệu Trái Đất có thể cưu mang được bao nhiêu con người, và điều đó phụ thuộc vào việc con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất như thế nào. 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN SỐ THẾ GIỚI: Vậy, mật độ phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều. Gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN SỐ THẾ GIỚI: III.TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG: Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp… 1 . CON NGƯỜI ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG NHƯ THẾ NÀO? Phá rừng : mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC PHÁ RỪNG: Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân chủ quan: Do quy hoạch một số vụ việc , kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề... Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,... 2. HIỆN TRẠNG: Tốc độ phá rừng: nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó Châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100.000 hecta. Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện lích và trữ lượng. Ðầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha . 1958 4,4 tỷ ha . 1973 3,8 tỷ ha . 1995 2,3 tỷ ha 2. HIỆN TRẠNG: Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị mất là lớn nhất, năm 1990 châu Phi và Mỹ La Tinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, châu á còn 40%. Theo dự báo đến năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ còn 20 - 25% ở một số nước châu Phải, châu Mỹ La Tinh và Ðông Nam á. Rừng ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do Ô nhiễm không khí. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng ở châu âu giảm 30 tỷ USD/năm. 2. HIỆN TRẠNG: Cháy rừng Nguyên nhân chính dẫn tới bùng phát cháy rừng là do đốt nương làm rẫy và chuyển đổi đất rừng thành đất trồng, đốt chất cặn bã và chất thải, đốt rừng để dễ dàng cho việc săn bắn và cố ý gây hoả hoạn. Nướng thịt, đốt lửa ở các điểm cắm trại cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đám cháy rừng tự nhiên. Cháy rừng Kể từ những năm 1980, những thay đổi thất thường của thời tiết thường xuyên làm thay đổi hướng gió và làm cho sức gió mạnh hơn. Điều này làm cho việc chống cháy rừng gặp khó khăn và những đám cháy càng dữ dội và gây thiệt hại về người lớn hơn. Cháy rừng Trong những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừng đang có nguy cơ gia tăng nhanh mạnh, phủ sóng toàn cầu làm cho hàng triệu hécta rừng bị tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Những nơi có nạn cháy rừng mạnh nhất phải kể đến là Mỹ, Pháp, Canada, Australia và Bồ Đào Nha v.v… Cháy rừng Bồ Đào Nha: bị thiệt hại 417.000 hécta, tăng 300% so với mức tổn thất trung bình trong 2 thập kỷ gần đây. Pháp: bị cháy mất khoảng 43.000 hécta rừng trong năm 2003 này, tương đương 30% so với giai đoạn từ năm 1998-2002. Nga: năm 2003 bị mất khoảng 23,7 triệu hécta rừng, tương đương diện tích của cả nước Anh. Năm 2002, nước này cũng bị mất 11,7 triệu hécta. Cháy rừng Mỹ: năm 2003 bị mất khoảng 2,8 triệu hécta rừng so với 1,7 triệu năm 2002. Canada: Năm 2003, mất khoảng 1,5 triệu hécta, giảm đáng kể so với con số 2,6 triệu hécta năm 2002, lý do chỉ có vùng rừng miền Tây là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Australia: Năm 2003, bị mất trên 60 triệu hécta, một nửa số vụ cháy rừng tại quốc gia này là do con người gây nên. Cháy rừng IV. HẬU QUẢ: 1. THOÁI HÓA ĐẤT: Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương đương 1/4 dân số thế giới phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hoá đất đã đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động đến hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn đến việc giảm năng suất đất, hiện tượng di cư, mất an ninh lương thực, phá hoại các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái, làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác. 2.SA MẠC HÓA: Đại diện cơ quan điều phối vùng châu Á về Công ước chống sa mạc hóa cảnh báo, 10-20% đất khô trên thế giới đã bị thoái hoá và 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới có nguy cơ bị sa mạc hoá. Hơn 1 tỷ người tại hơn 100 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sa mạc hóa, hơn 250 triệu người đang chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng này chủ yếu là những người nghèo. Sa mạc hoá ở Châu Phi 3. XÓI MÒN: Tác động của các yếu tố tự nhiên: lực đập của giọt nước mưa, sức đẩy của gió cát phá huỷ các hạt đất, bịt kín những lỗ hổng, làm giảm tính thấm nước, tăng dòng chảy trên mặt và gây rửa trôi (xói mòn mặt), dòng nước chảy tập trung phá đất thành rãnh (xói mòn rãnh), làm xói lở từng mảng, thành hào hố. Tác động do con người: sử dụng đất không hợp lí, gây xói mòn mạnh, phá đất nhanh hơn quá trình hình thành đất; phá rừng; tưới nước không hợp lí; chăn thả quá nhiều. Xói mònHẻm núi Grand Canyon 4. LŨ QUÉT: Ngoài tác động của thiên nhiên, nạn phá rừng và khai thác khoáng sản trái phép là nguyên nhân chủ yếu làm lũ quét gia tăng trong những năm gần đây Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và tài sản của con người.Ngay cả tính mạng của con người Lũ quétở Thái Lan 05/2006 5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU: Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC. 5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU: Khi rừng bị mất đi, tình trạng khô hạn sẽ tăng lên quá trình hạn chế thoát hơi nuớc nhờ cây cối bị suy giảm. Ngoài ra, khói sẽ làm hạn chế lựợng mưa. Do đó, tình trạng hạn hán, cháy rừng lại càng gia tăng. KẾT LUẬN: Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích. V: Phương pháp Bảo Vệ: Về mặt cộng đồng: Giảm tỷ lệ tăng dân số. Tuyên truyền ý thức giáo dục cho mọi người . Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi. tạo công ăn việc làm. Về mặt vi mô và vĩ mô: Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế... Hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên.Cùng nhau tham gia các công ước các công ước quốc tế về bảo vệ rừng Tạo hành lang pháp lý Khu bảo tồn rừng amazon Khuyến khích mọi người trồng rừng và bảo vệ rừng. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ: Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên. Làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự nhiên của các loái động thực vật hoang dã. Cấm thả và nuôi trồng các loài động thực vật từ nơi khác tới. Cấm khai thác tài nguyên sinh vật. Cấm chăn thả gia súc. Cấm gây ô nhiễm môi trường. Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng, ven rừng. VI: KẾT LUẬN Mất rừng là thảm họa nghiêm trọng đe dọa đến sự tồn vong của con người.Vì vậy mỗi người cần có ý thức bảo vệ rừng nhằm làm giảm tác động của con người đế tài nguyên quý giá này. Đây cũng là một việc hết sức thiết thực. VI: KẾT LUẬN Chúng ta,mỗi người dân VIỆT NAM cũng như bạn bè thế giới luôn mong muốn dự án sẽ thành công tốt đẹp,để đồi núi của đất nước thân yêu nói riêng và trên khắp thế giớ nói chung có những chiếc áo màu xanh mới.Mang lại nét đẹp cao cả cho cuộc sống. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi