Thực nghiệm đo đạc tính toán tổn thất nước trên kênh cấp 1 thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa

Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm, đo đạc và tính toán tổn thất nước tại các hệ thống tưới kênh cấp 1 thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa. Quá trình thí nghiệm được triển khai trên kênh N7 thuộc kênh Đông, kênh TN7 thuộc kênh Tây và kênh N15-8 thuộc kênh Tân Hưng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tương đồng trong hiệu quả tưới của cả 3 hệ thống kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng trong cả hai vụ Hè Thu và Mùa. Đó là hiệu quả sử dụng kênh trung bình từ 42-53% trong vụ Hè Thu và giảm xuống rất thấp khoảng 23 – 41% trong vụ Mùa. Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra các nguyên nhân gây tổn thất chủ yếu cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực nghiệm đo đạc tính toán tổn thất nước trên kênh cấp 1 thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 41 THỰC NGHIỆM ĐO ĐẠC TÍNH TOÁN TỔN THẤT NƯỚC TRÊN KÊNH CẤP 1 THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI DẦU TIẾNG – PHƯỚC HÒA EXPERIMENT FOR CALCULATION OF THE WATER LOSS IN THE PRIMARY CANALS IN DAU TIENG – PHUOC HOA IRRIGATION SYSTEM PGS. TS. Đỗ Tiến Lanh(1), TS. Hoàng Quang Huy(2), PGS. TS. Võ Khắc Trí(1), ThS. Phạm Khắc Thuần(1) (1) Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2) Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm, đo đạc và tính toán tổn thất nước tại các hệ thống tưới kênh cấp 1 thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa. Quá trình thí nghiệm được triển khai trên kênh N7 thuộc kênh Đông, kênh TN7 thuộc kênh Tây và kênh N15-8 thuộc kênh Tân Hưng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tương đồng trong hiệu quả tưới của cả 3 hệ thống kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng trong cả hai vụ Hè Thu và Mùa. Đó là hiệu quả sử dụng kênh trung bình từ 42-53% trong vụ Hè Thu và giảm xuống rất thấp khoảng 23 – 41% trong vụ Mùa. Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra các nguyên nhân gây tổn thất chủ yếu cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống. Từ khóa: tổn thất nước, tưới hiệu quả, thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa. ABTRACT: This paper aims to present the results of the experiment, observation and calculation of the water loss in the primary canals in Dau Tieng – Phuoc Hoa irrigation system. The experiment was carried out in N7 Canal of the East Canal, TN7 Canal of the West Canal and N15-8 of the Tan Hung Canal. The results show the similar trend in 3 irrigation system of East, West and Tan Hung Canals in the both summer-autumn and autumn–winter crops. The irrigation efficient is average from 42 – 53% in the summer-autumn crop and reduces very low to 23 – 41% in the autumn–winter crop. Moreover, it also points out the major causes of water loss that need to be overcome to improve the efficiency of the irrigation system. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng được khởi công xây dựng từ năm 1981 và năm 1985 được đưa vào khai thác sử dụng. Theo Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 18/5/1979 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ của hồ Dầu Tiếng là tưới cho khoảng 172.000 ha đất nông nghiệp của các tỉnh Tây Ninh, Tp. HCM, Long An..., trong đó có 67.000 ha tưới tự chảy. Là công trình phục vụ đa mục tiêu như cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đẩy mặn, điều tiết lũ, du lịch... Để ngày càng phát huy công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả đầu tư, do vậy nhiệm vụ TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 42 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM công trình đã có một số điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Theo Quyết định số 3415/QĐ-BNN-XD ngày 21/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Phước Hòa, trong đó hồ Dầu Tiếng được bổ sung khoảng 55 m3/s từ hồ Phước Hòa về mùa kiệt để cấp nước cho 21.466 ha đất nông nghiệp (khu tưới Tân Biên: 6.725 ha; Đức Hòa: 13.821 ha và khu tưới Mỹ Thái 900 ha)[1,2,3,4] . Hiện tại hệ thống kênh trục chính của hồ Dầu Tiếng dẫn nước về các khu tưới bao gồm kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng. Do diện tích khu tưới ngày một mở rộng, đặc biệt là các khu tưới được bổ sung theo Quyết định 3415/QĐ-BNN-XD ngày 21/12/2010, do vậy nguồn nước tải trên các kênh chính sẽ thay đổi theo thiết kế được duyệt trước đây. Trong thời gian từ năm 2008 – 2010, thông qua dự án hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (WVRAP), hệ thống kênh chính Đông, Tây và hệ thống nội đồng đã được kiên cố hóa bằng bê tông cùng với việc nâng cấp công trình đầu mối nhằm tăng cường hệ số sử dụng nước và giảm tổn thất nước tưới trong quá trình khai thác, sử dụng. Như vậy chuỗi các số liệu quan trắc trong quá trình quản lý vận hành kể từ khi công trình đưa vào sử dụng đến năm 2010 không còn đúng với thực tế công trình. Thời gian qua, do nhu cầu sử dụng nước tăng cao phía thượng nguồn nên nguồn nước về hồ Dầu Tiếng bị giảm sút. Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu, với các dạng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn kéo dài, cùng với thảm phủ đầu nguồn bị phá dẫn tới nguồn nước về hồ không đều, xu thế ngày càng giảm và có nhiều trường hợp bất thường (mùa kiệt giảm, mùa lũ tăng) dẫn tới công tác điều tiết hồ và công tác quản lý hệ thống tưới gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hệ thống kênh tưới hồ Dầu Tiếng đi qua nhiều dạng địa hình khác nhau, dẫn tới tổn thất cột nước khác nhau cũng là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý khai thác công trình. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá tổn thất nước cũng như đề xuất giải pháp giảm thiểu tổn thất nguồn nước nhằm cung cấp bộ số liệu thực tế cũng như giải pháp giảm thiểu tổn thất nguồn nước hữu hiệu giúp cơ quan quản lý điều hành hệ thống đạt hiệu quả cao nhất, thông qua công tác khảo sát đo đạc hiện trạng và nghiên cứu tính toán quá trình cung cấp nước là một việc làm hết sức cấp thiết trong việc phục vụ sản xuất và góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu. Nghiên cứu thực nghiệm đo đạc tính toán tổn thất nước trên kênh cấp 1 thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa được đề xuất nhằm giải quyết các tồn tại trên. 2. MỤC TIÊU Nghiên cứu nhằm xác định được lượng tổn thất nước tưới trên hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm kênh N7 thuộc kênh Đông, kênh TN7 thuộc kênh Tây và kênh N15-8 thuộc kênh Tân Hưng. Đây là cơ sở phục vụ tính toán tổn thất trong toàn hệ thống kênh, đề xuất các giải pháp giảm thiểu tổn thất nguồn nước và giúp cho các cơ quan quản lý vận hành hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên toàn hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 43 3. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa [1, 2, 3] - Hồ Dầu Tiếng có dung tích là 1.580 triệu m3 ứng với mực nước dâng bình thường 24,4 m. Diện tích mặt thoáng là 27.000 ha. Tổng lượng nước chảy vào hồ trung bình nhiều năm là 1.841 triệu m3. Mực nước chết 17 m ứng với dung tích chết là 470 triệu m3, diện tích mặt thoáng 5.500 ha, dung tích hữu ích của hồ là 1.110 triệu m3. Hồ được thiết kế với tần suất lũ P = 0,1% (hay 1000 năm xuất hiện một lần) có đỉnh lũ Qmax = 4.800 m3/s, tổng lượng lũ trong 5 ngày là 762 triệu m3. Trong trường hợp xảy ra lũ thiết kế mực nước hồ sẽ dâng đến mực nước siêu cao là 25,1 m và lưu lượng lớn nhất xả qua tràn là 2.800 m3/s. - Hồ Phước Hòa có dung tích toàn bộ là 33,75 triệu m3 và dung tích hữu ích là 12,68 triệu m3. Cao trình mực nước chết là 42,5 m, mực nước dâng bình thường là 42,94 m và mực nước gia cường là 43,8 m. Lưu lượng xả lũ thiết kế là 3.670 m3/s ứng với tần suất P = 0,5%. - Hệ thống kênh Đông: gồm kênh chính dài 45 km và 44 kênh cấp 1 với tổng chiều dài 210 km, tổng chiều dài kênh cấp 2 là 675 km. Kênh được lấy nước từ Cống số 1. Diện tích tưới trực tiếp của toàn bộ hệ thống kênh Đông là 41.053 ha, trong đó phần diện tích của Tây Ninh là 26.491 ha, Củ Chi (Tp.HCM) là 14.562 ha (kể cả 2.562 ha của Bến Mương Láng The). - Hệ thống kênh Tây: kênh chính dài 40 km bắt nguồn từ Cống số 2 và 22 kênh cấp 1 với tổng chiều dài 145 km, tổng chiều dài kênh cấp 2 là 466 km. Diện tích tưới trực tiếp 26.340 ha thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh. - Hệ thống kênh Tân Hưng: kênh chính dài 29 km, diện tích phục vụ tưới 10.701 ha, ngoài ra còn cấp nước cho nhà máy đường Bourbon với lưu lượng 1 m3/s. - Kênh chuyển nước Phước Hòa –Dầu Tiếng dài 40 km chuyển lưu lượng 75 m3/s từ Km0 đến Km15 và đến Km16 có cống cấp nước cho sinh hoạt, đô thị và công nghiệp tỉnh Bình Phước 5 m3/s và tỉnh Bình Dương 15 m3/s. Lưu lượng còn lại chuyển về hồ Dầu Tiếng là 50 m3/s qua vùng suối Láng Lôi. 3.2. Khu mẫu thực nghiệm Thực nghiệm tính toán tổn thất nước được thực hiện trên 3 khu mẫu (Hình 1) như sau: + Hệ thống tưới khu mẫu N7 thuộc kênh Đông bao gồm kênh cấp 1 N7 dài 1.564 m đã được bê tông hóa; 2 kênh cấp 2 N7-3 và N7-4 dài 2.736 m là kênh đất; và các kênh cấp 3 có tổng chiều dài là 1.714 m trong đó tổng chiều dài kênh đã được bê tông hóa là 1.002 m. Diện tích tưới theo thiết kế là 352 ha và diện tích tưới thực tế lớn nhất năm 2016 là 349,67 ha trong vụ Hè Thu. + Hệ thống tưới khu mẫu TN7 thuộc kênh Tây có diện tích tưới thiết kế là 175 ha nhưng diện tích tưới thực tế là 192,8 ha cho vụ Đông Xuân 2016. Hệ thống bao gồm kênh cấp 1 dài 2.400 m đã được bê tông hóa 2.268 m; 6 kênh cấp 2 dài tổng cộng 5.693 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 44 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM m trong đó đã bê tông hóa 2.190 m; và 17 kênh cấp 3 có tổng chiều dài là 5.217 m đều là kênh đất. + Hệ thống tưới khu mẫu N15-8 thuộc kênh Tân Hưng có diện tích tưới thiết kế là 336 ha và diện tích tưới thực tế là 255 ha, bao gồm 1 kênh cấp 2 dài 1.991 m đã được bê tông hóa 1.500 m và 5 kênh cấp 3 bằng bê tông có tổng chiều dài là 4.686 m. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Đo thấm bằng thùng: Sử dụng các thùng đo thấm dạng hình hộp có kích thước 1,0x1,0x0,3 m được đặt tại ruộng lúa ở khu vực thí nghiệm (Hình 2). Đáy của các thùng được hạ sâu 0,15 m dưới bề mặt tầng đất canh tác. Mỗi ô ruộng của khu mẫu đặt 6 thùng có ký hiệu là CĐ1, CĐ2: thùng có đáy để đo bốc hơi; KĐ1, KĐ2: thùng không đáy để đo thấm đứng; và KĐT1, KTĐ2: thùng không đáy có trồng lúa để đo bốc thoát hơi qua lá (ET) và thấm. Nước được cấp vào thùng đến khi đất tầng canh tác ở trong đạt độ ẩm bão hoà. Sau đó tiếp tục cấp nước cho đến khi lớp nước trong thùng tương đương với lớp nước phổ biến ngoài đồng ruộng. Diễn biến mực nước được theo dõi và ghi chép theo tần suất từ 1 đến 3 ngày một lần, tuỳ theo cường độ hao nước xảy ra tại các thùng. + Đo hệ số thấm bằng phương pháp vòng đôi: Sử dụng thiết bị vòng đôi để đo hệ số thấm bảo hòa K ngoài đồng ruộng; đó là một ống hình trụ bằng thép hở ở 2 đầu với đường kính vòng ngoài là 60 cm, vòng trong là 30 cm, chiều cao là 27 cm. Trụ thép này được đặt cắm sâu vào mặt đất 15 cm và đổ đầy nước sau đó đo sự sụt giảm mực nước như một hàm của thời gian (Hình 2). (a) (b) Hình 1. Hệ thống kênh tại (a) khu mẫu kênh N7 - kênh Đông; (b) kênh TN7 – kênh Tây; và (c) kênh N15-8 – kênh Tân Hưng. (c) TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 45 Hình 2. Bố trí thí nghiệm đo thấm bằng thùng và bằng vòng đôi. + Đo lưu lượng và mực nước tại đầu và cuối kênh các cấp: Đo lưu tốc bằng lưu tốc kế và đo mực nước bằng máy thủy bình và mia nhôm. Từ đó tính toán lưu lượng dựa trên số đọc vận tốc và diện tích mặt cắt ướt. Tiến hành đo đạc tại tất cả các tuyến kênh trong 2 đợt (vụ Hè Thu và vụ Mùa), mỗi đợt 3 ngày, 2 lần/ngày. Đối với kênh N7 thuộc kênh Đông, đo tổng cộng 6 kênh với 12 vị trí tại điểm đầu và cuối kênh gồm kênh N7 và các kênh cấp II và cấp III. Đối với kênh TN 7 thuộc kênh Tây, đo tổng cộng 24 kênh với 48 vị trí tại đầu và cuối kênh và tại các công trình cống lấy nước. Tại kênh N15-8 thuộc kênh Tân Hưng, đo tổng cộng 7 kênh với 14 vị trí đo tại điểm đầu và cuối tất cả các kênh. Hình 3. Đo lưu lượng ra vào kênh bằng đập tràn thành mỏng. + Sử dụng thiết bị máng đo lưu lượng: sử dụng đập tràn thành mỏng để đo đạc lưu lượng qua kênh (Hình 3). Đập tràn thành mỏng được lắp đặt thẳng đứng và vuông góc với hai bờ thành kênh. Chỗ giao nhau của đập tràn với bờ thành và đáy kênh được xử lý kín và chắc chắn. Lưu lượng nước chảy qua đập tràn thành mỏng là hàm số phụ thuộc vào cột nước tràn, kích thước, hình dạng và tiết diện dòng chảy qua đập tràn. Tổng cộng 15 máng đo nước được lắp đặt bao gồm 6 máng trên hệ thống kênh N7, 5 Máng đo Thước đo mực nước TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 46 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM máng trên hệ thống kênh TN7 và 4 máng trên hệ thống kênh N15-8. Lưu lượng qua máng được quan trắc liên tục trong hai vụ Hè Thu và vụ Mùa trong năm 2016. 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổn thất nước từ các kênh tưới được tính toán theo số liệu thực đo từ máy đo lưu tốc và máng đo lưu lượng trong vụ Hè Thu và vụ Mùa. Tổn thất dọc kênh sẽ bao gồm: (i) tổn thất do thấm được tính toán theo công thức đề xuất trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4118:2012[5]; (ii) tổn thất do bốc hơi được tính toán kết hợp từ kết quả thí nghiệm đo bằng thùng và công thức tính toán Panman – Monteith[6]; và (iii) tổn thất khác do lấy nước vượt cấp tưới không hiệu quả và rò rỉ dọc kênh. Đối với nhu cầu sử dụng nước tưới cho ruộng và tổn thất nước do thấm tại mặt ruộng, sử dụng kết quả từ thí nghiệm đo thùng và đo vòng đôi kết hợp với với tính toán bằng công thức tính thấm kinh nghiệm và công thức Panman – Monteith để tính toán bốc hơi tham chiếu và bốc hơi qua cây trồng. 5.1. Tổn thất trên kênh N7 thuộc kênh Đông Kênh N7, N7-4-5 và N7-4-8 là kênh bê tông nên tổn thất do thấm dọc theo kênh được bỏ qua. Tổng tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo kênh có giá trị rất nhỏ so với tổn thất khác do rò rỉ và lấy nước vượt cấp. Bảng 1. Kết quả tính toán tổn thất trung bình của hệ thống kênh N7 Tên kênh Lưu lượng đầu kênh (m3/s) Lưu lượng tưới (m3/s) Lưu lượng cuối kênh (m3/s) Tổn thất dọc kênh (m3/s) Thấm Bốc hơi Khác Tổng TB trên 1 km Vụ Hè Thu – năm 2016 N7 0,261 0,010 0,049 0,00027 0,043 0,043 0,028 N7-3 0,096 0,021 0,023 0,0018 0,00022 0,009 0,011 0,006 N7-3-1 0,047 0,040 0,005 0,0006 0,00007 0,001 0,002 0,002 N7-4 0,107 0,022 0,0005 0,00007 0,014 0,015 0,021 N7-4-5 0,039 0,014 0,007 0,00006 0,003 0,003 0,004 N7-4-8 0,027 0,005 0,005 0,00003 0,001 0,001 0,003 Vụ Mùa – năm 2016 N7 0,261 0,004 0,050 0,00027 0,061 0,061 0,039 N7-3 0,095 0,012 0,025 0,0018 0,00022 0,002 0,004 0,002 N7-3-1 0,049 0,018 0,009 0,0006 0,00007 0,000 0,001 0,001 N7-4 0,102 0,014 0,0005 0,00007 0,028 0,029 0,041 N7-4-5 0,060 0,009 0,012 0,00006 0,005 0,005 0,009 N7-4-8 0,008 0,002 0,001 0,00003 0,000 0,000 0,001 Kết quả tính toán trên kênh N7 trong vụ Hè Thu cho thấy lưu lượng nước tưới trung bình chiếm khoảng 42% tổng lượng nước cấp, tổng lưu lượng trung bình chảy ra kênh tiêu tại các vị trí cuối kênh khoảng 32% và tổng lượng nước tổn thất dọc kênh khoảng 26%. Trong vụ Mùa, do lượng mưa nhiều hơn vụ Hè Thu nên nhu cầu tưới từ hệ thống thủy lợi giảm xuống đáng kể. Kết quả tính toán cho thấy trong vụ Mùa, lưu lượng TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 47 nước tưới trung bình chỉ khoảng 23%, tổng lượng nước chảy ra kênh tiêu tại cuối kênh là 38% và lưu lượng tổn thất dọc kênh là 39%. Tùy vào đặc điểm, tính chất của các kênh cấp 2 và cấp 3 mà hệ số lợi dụng kênh có thể thay đổi. Kênh N7-3 và N7-3-1 không có các điểm lấy nước vượt cấp nên hệ số lợi dụng kênh khá cao so với trung bình toàn hệ thống. Kênh N7-3 là 64% vụ Hè Thu và 31,5% vụ Mùa, kênh N7-3-1 là 85,6% vụ Hè Thu và 35,7% trong vụ Mùa. Ngược lại, đối với kênh N7-4 có 5 vị trí lấy nước xả thẳng vào kênh tiêu để tưới cho một số diện tích nằm dọc theo kênh tiêu nên hệ số lợi dụng kênh rất thấp, 37,5% trong vụ Hè Thu và 24,3% trong vụ Mùa. 5.2. Tổn thất trên kênh TN7 thuộc kênh Tây Trên hệ thống kênh TN 7 chỉ có kênh TN7-4 và TN7-8 là kênh bê tông, còn lại toàn bộ đều là kênh đất. Tương tự như kênh N7 thuộc kênh Đông, tổng tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo các kênh thuộc TN7 có giá trị rất nhỏ so với tổn thất khác do rò rỉ và lấy nước vượt cấp, đặc biệt là kênh TN7, chỉ trong đoạn kênh dài 500 m có 5 điểm lấy nước vượt cấp với đường kính ống từ Φ60 ÷ 110 mm. Lượng nước này chủ yếu thoát vào kênh tiêu dọc theo kênh chính trước khi được sử dụng một phần để tưới cho ruộng. Kết quả tính toán trên kênh TN7 trong vụ Hè Thu cho thấy lưu lượng nước tưới trung bình chiếm khoảng 47% tổng lượng nước cấp, tổng lưu lượng trung bình chảy ra kênh tiêu tại các vị trí cuối kênh khoảng 20% và tổng lượng nước tổn thất dọc kênh khoảng 33%. Trong vụ Mùa, lưu lượng trung bình trên kênh giảm so với vụ Hè Thu nên lưu lượng tưới trung bình cũng khoảng 41%, tổng lượng nước chảy ra kênh tiêu tại cuối kênh là 26% và lưu lượng tổn thất dọc kênh là 33%. Tùy vào đặc điểm, tính chất của các kênh cấp 2 và cấp 3 mà hệ số lợi dụng kênh có thể thay đổi. Một số kênh cấp 2 và cấp 3 có hệ số lợi dụng kênh lớn hơn 80% nhưng cũng có một số kênh có hệ số lợi dụng kênh thấp như kênh TN 7-2 chỉ có 28% trong vụ Mùa. Bảng 2. Kết quả tính toán tổn thất trung bình của hệ thống kênh TN7 Tên kênh Lưu lượng đầu kênh (m3/s) Lưu lượng tưới (m3/s) Lưu lượng cuối kênh (m3/s) Tổn thất dọc kênh (m3/s) Thấm Bốc hơi Khác Tổng TB trên 1 km Vụ Hè Thu – năm 2016 TN7 0,314 0,000 0,031 0,00003 0,00024 0,109 0,109 0,045 TN7-1 0,053 0,000 0,010 0,00003 0,008 0,008 0,008 TN7-1-2 0,018 0,017 0,002 0,00009 0,00002 0,001 0,001 0,003 TN7-1-4 0,009 0,008 0,002 0,00011 0,00002 0,001 0,001 0,001 TN7-2 0,035 0,000 0,008 0,00033 0,00008 0,005 0,005 0,005 TN7-2-1 0,018 0,011 0,002 0,00011 0,00003 0,001 0,001 0,003 TN7-4 0,028 0,000 0,006 0,00003 0,004 0,004 0,004 TN7-6 0,024 0,000 0,005 0,00032 0,00007 0,003 0,003 0,003 TN7-8 0,030 0,000 0,006 0,00003 0,005 0,005 0,004 TN7-8-1 0,023 0,007 0,005 0,00002 0,00001 0,000 0,000 0,003 TN7-10 0,017 0,008 0,003 0,00007 0,00002 0,001 0,001 0,003 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 48 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Vụ Mùa – năm 2016 TN7 0,294 0,000 0,029 0,00003 0,00024 0,080 0,080 0,033 TN7-1 0,041 0,000 0,008 0,00003 0,005 0,005 0,005 TN7-1-4 0,013 0,007 0,003 0,00011 0,00002 0,001 0,001 0,002 TN7-2 0,056 0,000 0,012 0,00033 0,00008 0,006 0,006 0,006 TN7-4 0,050 0,000 0,010 0,00003 0,006 0,006 0,006 TN7-4-1 0,017 0,010 0,004 0,00005 0,00001 0,000 0,0004 0,002 TN7-4-5 0,023 0,009 0,008 0,00006 0,00001 0,000 0,0008 0,003 TN7-6 0,012 0,000 0,002 0,00032 0,00007 0,001 0,001 0,001 TN7-8 0,013 0,000 0,002 0,00003 0,002 0,002 0,002 TN7-10 0,012 0,007 0,002 0,00007 0,00002 0,000 0,001 0,001 TN7-10 0,050 0,000 0,010 0,00003 0,006 0,006 0,006 5.3. Tổn thất trên kênh N15-8 thuộc kênh Tân Hưng Trên hệ thống kênh N15-8 chỉ có còn một đoạn trên kênh N15-8 dài 491 m là kênh đất, còn lại toàn bộ đều là kênh bê tông. Tương tự như các kênh khác thuộc hệ thống tưới Dầu Tiếng, tổng tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo các kênh thuộc N15-8 có giá trị rất nhỏ, không đáng kể so với tổn thất khác do rò rỉ và lấy nước vượt cấp. Ví dụ trong 650 m đầu tiên của kênh N15-8 có 6 điểm lấy nước vượt cấp với đường kính ống từ Φ60 ÷ 200 mm. Lượng nước này chủ yếu thoát vào kênh tiêu dọc theo kênh chính trước khi được sử dụng một phần để tưới cho ruộng. Kết quả tính toán trên kênh N15-8 trong vụ Hè Thu cho thấy lưu lượng nước tưới trung bình chiếm khoảng 53% tổng lượng nước cấp, tổng lưu lượng trung bình chảy ra kênh tiêu tại các vị trí cuối kênh khoảng 12% và tổng lượng nước tổn thất dọc kênh khoảng 35%. Trong vụ Mùa, do lượng mưa nhiều nên nhu cầu tưới cũng ít hơn so với vụ Hè Thu. Do đó lưu lượng tưới trung bình chỉ khoảng 23% so với tổng lượng nước vào, tổng lượng nước chảy ra kênh tiêu tại cuối kênh là 21% và lưu lượng tổn thất dọc kênh là 56%. Lưu lượng tổn thất dọc kênh trong vụ Mùa chủ yếu do lượng nước xả ra các kênh tiêu không được tái sử dụng. Bảng 3. Kết quả tính toán tổn thất trung bình của hệ thống kênh N15-8 Tên kênh Lưu lượng đầu kênh (m3/s) Lưu lượng tưới (m3/s) Lưu lượng cuối kênh (m3/s) Tổn thất dọc kênh (m3/s) Thấm Bốc hơi Khác Tổng TB trên 1 km Vụ Hè Thu – năm 2016 N15-8 0,166 0,006 0,007 0,0001 0,0005 0,009 0,009 0,005 N15-8-1 0,033 0