Các doanh nghiệp sau khi xây dựng mục đích và xác định được các điều kiện về cầu và
chi phí, khi xem xét cách thức đạt được các mục đích đó phải nghiên cứu cấu trúc ngành mà
mình đang hoạt động trong đó để xây dựng chiến lược cạnh tranh- vì cấu trúc ngành ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát điểm quan
trọng đối với việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh là việc đánh giá chính xác và toàn diện
cấu trúc cạnh tranh của mỗi ngành mà doanh nghiệp có liên quan. Có thể thực hiện phân tích
này bằng nhiều cách.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4: Cấu trúc thị trường và việc định giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4: Cấu trúc thị trường và
việc định giá
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
48
Chương IV
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC ĐỊNH GIÁ
I. CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỐNG VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích cấu trúc thị trường
Các doanh nghiệp sau khi xây dựng mục đích và xác định được các điều kiện về cầu và
chi phí, khi xem xét cách thức đạt được các mục đích đó phải nghiên cứu cấu trúc ngành mà
mình đang hoạt động trong đó để xây dựng chiến lược cạnh tranh - vì cấu trúc ngành ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát điểm quan
trọng đối với việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh là việc đánh giá chính xác và toàn diện
cấu trúc cạnh tranh của mỗi ngành mà doanh nghiệp có liên quan. Có thể thực hiện phân tích
này bằng nhiều cách.
“Sách giáo khoa” về phân tích kinh tế xác định nhiều “kiểu lý tưởng” của cấu trúc thị
trường để từ đó xây dựng những mô hình nghiêm ngặt. Các cấu trúc thị trường này là
- Cạnh tranh hoàn hảo
- Độc quyền
- Cạnh tranh độc quyền
- Độc quyền tập đoàn
Tuy nhiên cách phân loại cấu trúc thị trường trên có những hạn chế do một số cấu trúc thị
trường tương đối đơn giản và không bao quát được mọi khía cạnh của cơ cấu cạnh tranh. Vì thế
việc sử dụng phương pháp "năm lực lượng" của Michael Porter (trường kinh doanh Harvard) - một
phân tích ít nghiêm ngặt hơn nhưng hoàn chỉnh hơn về cấu trúc thị trường sẽ có ích.
2. Cạnh tranh hoàn hảo
a. Các đặc trưng cơ bản:
Có nhiều người bán và nhiều người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để có thể
bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá thị trường
Sản phẩm đồng nhất, có nghĩa là sản phẩm của những người bán được coi là hoàn toàn
giống nhau và có thể thay thế tuyệt đối
Việc gia nhập thị trường là tự do, như thể không doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh
với các doanh nghiệp đang tồn tại.
Thông tin đầy đủ hay mọi thành viên có sự hiểu biết hoàn hảo về các cơ hội của thị trường
Tính di động hoàn hảo của tất cả các yếu tố sản xuất
Các doanh nghiệp đều có hành vi tối đa hoá lợi nhuận.
b. Cân bằng ngắn hạn
Trong cạnh tranh hoàn hảo, giá mà mỗi doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình là do
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
49
các lực lượng thị trường - cung và cầu - đặt ra. Mỗi doanh nghiệp có thể bán số lượng tuỳ ý ở
mức giá đó nhưng không thể bán được ít nào ở các mức giá cao hơn do người mua sẽ chuyển
sang mua ở các đối thủ cạnh tranh - có sản phẩm tương tự và bán ở mức giá thị trường (với giả
định người mua có thông tin rất rõ về giá mà mỗi doanh nghiệp đặt ra)
Như hình vẽ dưới đây biểu thị các lực lượng cung và cầu xác định mức giá P và tổng sản
lượng của cả ngành là QE. Mỗi doanh nghiệp có một đường cầu nằm ngang biểu thị doanh
nghiệp có thể bán bất kỳ số lượng nào ở mức giá P. Hãng gặp đường cầu nằm ngang vì thế
doanh thu cận biên của hãng bằng giá bán (doanh thu bổ xung từ mỗi đơn vị bán tăng thêm
đúng bằng giá).
Để tối đa hoá lợi nhuận hãng sẽ sản xuất mức sản lượng q* mà tại đó chi phí cận biên
bằng giá (P = SMC). Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn q* thì việc sản xuất các đơn vị mà
chi phí cận biên của chúng lớn hơn doanh thu cận biên sẽ làm giảm lợi nhuận. Mặt khác nếu sản
xuất ít hơn q* thì không sản xuất được một số đơn vị mà doanh thu cận biên cao hơn chi phí
cận biên, phần có thể phụ thêm vào lợi nhuận. Ở mức sản lượng q* doanh nghiệp thu được “lợi
nhuận kinh tế” hay “siêu lợi nhuận” vì chi phí trung bình của việc sản xuất q* nhỏ hơn mức giá
thị trường P. Khoản lợi nhuận thu được là phần diện tích được tô đậm. Trong hình 4.1 dưới đây
để biểu thị lợi nhuận thu được cần đưa thêm đường chi phí trung bình SAC
Vì ngành là tổng các doanh nghiệp nên sản lượng của ngành QE bằng tổng sản lượng của
các doanh nghiệp. Điều này giúp chúng ta hiểu được bản chất của đường cung. Trên hình vẽ ta
thấy rằng ở mức giá P doanh nghiệp chọn cung sản lượng q0 vì sản lượng đó đem lại lợi nhuận
nhiều nhất. Nếu giá tăng lên thành P1 thì doanh nghiệp tăng sản lượng thành q1 và nếu giá tăng
lên thành P2 thì sản lượng tăng lên thành q2. Từ đường chi phí cận biên của doanh nghiệp suy ra
được mức sản lượng mà doanh nghiệp cung ở mỗi mức giá. Nói cách khác đường cung của
doanh nghiệp chính là đường chi phí cận biên. Đường cung của ngành là tổng theo chiều ngang
của các đường chi phí cận biên của các doanh nghiệp.
Hình 4.1 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và ngành
SMC
SA
C
P = MR =
AR
P
0 QE Q 0 q*q1 q2 Q
a/ Ngành CTHH b/ Doanh nghiệp CTHH
ở cân bằng ngắn hạn
P
D
S
P2
P
P1
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
50
c. Cân bằng dài hạn
Phân tích ở trên là về hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Mỗi doanh nghiệp có
một tập hợp nhà máy và thiết bị thể hiện một số chi phí cố định. Các doanh nghiệp mới không
thể gia nhập ngành vì để gia nhập ngành các doanh nghiệp phải xây dựng nhà máy mới (điều
không thể thực hiện được trong ngắn hạn).
Hình 4.2 Cân bằng dài hạn đối với Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Nhưng trong dài hạn thì khoản lợi nhuận thu được của các hãng trong ngành sẽ thu hút
thêm các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, làm cho cung tăng, đẩy giá sản phẩm giảm xuống,
lợi nhuận của hãng giảm dần. Khi lợi nhuận của hãng giảm xuống bằng không thì không còn
động lực để các hãng mới gia nhập ngành nữa. Nói một cách khác sự gia nhập tự do sẽ làm cho
siêu lợi nhuận kiếm được trong ngắn hạn sẽ bị loại trừ trong dài hạn. Nếu tính kinh tế của qui
mô là có giới hạn sao cho ngành chứa nhiều doanh nghiệp nhỏ thì tất cả các doanh nghiệp đều
sản xuất ở đáy của đường chi phí trung bình dài hạn của mình. Ngành đạt trạng thái cân bằng
dài hạn (P = LMC) và duy trì cho đến tận khi có những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Ở
cân bằng dài hạn các doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng không. Nếu ở mức giá P0 thì các
doanh nghiệp tiếp tục kiếm được siêu lợi nhuận bằng việc sản xuất ở các mức sản lượng ở giữa
khoảng qx và qy. Trong trường hợp đó sự gia nhập sẽ tiếp diễn làm cho giá giảm xuống. Rõ
ràng là giá Pa là quá cao so với giá mà cuối cùng ngành sẽ đạt tới. Tương tự, Py là quá thấp so
với giá thành cân bằng dài hạn vì nếu giá giảm xuống mức đó thì không doanh nghiệp nào
trong ngành thu được lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành làm cho giá sẽ tăng
lên.
Lập luận đó cho thấy rõ ràng là trong ngành cạnh tranh hoàn hảo giá trong dài hạn sẽ ở P1.
SAC
LAC
Qx Q1 Q
P
Qy
Pa
P1
Pb
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
51
d. Cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh
Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp ít có cơ hội để hành động cho
mình và ít có quyết định để đưa ra. Doanh nghiệp là người “chấp nhận” mức giá do thị trường
quyết định. Cũng không có lý do gì để quảng cáo vì các sản phẩm của các doanh nghiệp giống
hệt nhau. Chỉ có một quyết định doanh nghiệp đưa ra trong ngắn hạn là quyết định về mức sản
lượng. Trong dài hạn, doanh nghiệp phải xây dựng được nhà máy có chi phí thấp nhất để có
thể tồn tại trên thị trường.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, ngành là cạnh tranh theo nghĩa cơ cấu của nó đẩy giá xuống
bằng mức chi phí trung bình thấp nhất chứ không phải theo nghĩa các doanh nghiệp là những
đối thủ của nhau. Thực tế không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo vì các doanh nghiệp gặp các điều kiện giống nhau chứ không phải là các đối
thủ giống nhau. Các doanh nghiệp không có chiến lược, họ chỉ đưa ra những quyết định hữu
hạn dưới áp lực của các lực lượng thị trường.
e. Cạnh tranh hoàn hảo và tối ưu xã hội:
Cạnh tranh hoàn hảo là cấu trúc thị trường tối ưu về mặt xã hội vì nhiều lý do. Thứ nhất,
các doanh nghiệp bị áp lực thị trường nên xây dựng một tập hợp nhà máy và thiết bị với chi phí
thấp nhất và hoạt động ở mức sản lượng tối ưu của mình, như vậy chi phí trung bình là mức
thấp nhất có thể. Thứ hai, không thể thu được siêu lợi nhuận, trừ trong ngắn hạn. Thứ ba, điểm
quan trọng nhất theo quan điểm kinh tế là giá bằng chi phí cận biên - đây là điều kiện cần thiết
để tối đa hoá phúc lợi xã hội (tạo ra lợi ích ròng lớn nhất cho nền kinh tế).
Tổng lợi ích xã hội bằng thặng dư tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất (NSB = CS +
PS). Ngành cạnh tranh hoàn hảo tự khắc tạo ra phúc lợi xã hội cực đại. Điều này hoàn toàn có
thể thực hiện được nếu ta chấp nhận 3 tiền đề cơ bản về hành vi người tiêu dùng là:
- Người tiêu dùng là người hợp lý
- Người tiêu dùng theo đuổi lợi ích cá nhân
- Người tiêu dùng là người tự quyết định phúc lợi của mình.
3. Độc quyền
Độc quyền bán thuần tuý là thị trường trong đó chỉ có một người bán (ở đây chỉ đề cập
đến độc quyền bán) và doanh nghiệp bên ngoài không có khả năng gia nhập. Vì chỉ có một
người bán nên đường cầu của thị trường chính là đường cầu của hãng. Đó là một đường dốc
xuống dưới về phía phải vì nhà độc quyền phải hạ giá xuống để bán thêm sản phẩm do đó
doanh thu bổ sung từ việc bán thêm một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn giá của đơn vị sản phẩm đó
(MR < P). Đường doanh thu cận biên nằm dưới đường cầu.
Trong kiểu cấu trúc thị trường này, doanh nghiệp có quyền tự quyết nhiều hơn rất nhiều
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
52
về mục đích và hành động của mình. Doanh nghiệp có thể chọn một mục đích khác chứ không
chỉ là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên các mô hình giáo khoa đều bắt đầu bằng việc giả định
rằng mục đích của nhà độc quyền cũng giống như cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hoá lợi nhuận.
a. Cân bằng tối đa hoá lợi nhuận trong độc quyền:
Hãng độc quyền thuần tuý tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận
biên bằng doanh thu cận biên (MC = MR). Nếu các điều kiện về chi phí và cầu thuận lợi thì
siêu lợi nhuận sẽ được tạo ra và không có sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác hoặc
những người gia nhập mới, có nghĩa là lợi nhuận này sẽ được duy trì và không bị xói mòn do
cạnh tranh. Tuy nhiên không phải bao giờ nhà độc quyền cũng thu được siêu lợi nhuận (trong
ngắn hạn). Nếu doanh nghiệp độc quyền về một sản phẩm mà người tiêu dùng không cần, hoặc
chi phí sản xuất sản phẩm quá cao mà người tiêu dùng không sẵn sàng trả mức giá đủ cao để
bù đắp chi phí thì doanh nghiệp độc quyền không có được lợi nhuận.
Trong dài hạn, cái mà doanh nghiệp cần làm là nghiên cứu xem có một kết hợp nhà máy, thiết
bị mới nào khác cho phép tạo ra mức lợi nhuận cao hơn nữa không. Nếu có thì trong dài hạn nhà
độc quyền sẽ lựa chọn kết hợp nhà máy thiết bị có lợi đó. Nếu không thì doanh nghiệp độc quyền sẽ
duy trì việc thay thế kết hợp nhà máy thiết bị hiện thời khi nó bị hao mòn.
Hình 4.3 Độc quyền tối đa hoá lợi nhuận
b. Độc quyền và sự phân bổ tài nguyên:
Độc quyền bán thuần tuý là cấu trúc thị trường thường được xem là không mong muốn
về mặt xã hội vì nhiều lý do. Thứ nhất, doanh nghiệp không có áp lực phải tạo ra cơ cấu nhà
máy và máy móc thiết bị có chi phí thấp nhất. Thứ hai, kiếm được lợi nhuận độc quyền thường
được coi là “không công bằng”. Thứ ba, quan trọng nhất theo quan điểm kinh tế là hãng độc
quyền có sức mạnh thị trường nên phúc lợi xã hội không thể là cực đại vì giá trong độc quyền
không bằng chi phí cận biên nghĩa là sự phân bổ tài nguyên không phải là hiệu quả. Có thể thấy
từ hình vẽ trên, mức sản lượng tối ưu trên quan điểm của xã hội là QC bán ở mức giá PC tuy
P
P*
Pc
0 Q* Qc Q
MR
MC
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
53
nhiên nhà độc quyền lại sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn (Q*) và bán tại mức giá cao hơn
(P*).
Việc kiếm được lợi nhuận độc quyền thường được coi là không công bằng, và làm việc phân
bố tài nguyên không tối ưu, vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách điều tiết thích hợp.
4. Cạnh tranh độc quyền
a. Cân bằng trong cạnh tranh độc quyền:
Cạnh tranh độc quyền giống cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và có sự
gia nhập ngành tự do trong dài hạn. Nhưng trong cạnh tranh độc quyền có sự khác biệt sản phẩm ở
một mức độ nào đó (mỗi doanh nghiệp sản xuất và bán một sản phẩm hơi khác với sản phẩm của
các doanh nghiệp khác). Trong thị trường kiểu này mỗi doanh nghiệp sẽ có một đường cầu dốc
xuống, là một “nhà độc quyền mini”. Cân bằng của hãng tương tự như cân bằng đạt được trong
độc quyền thuần tuý, hãng có thể thu được siêu lợi nhuận trong ngắn hạn (MR = MC).
Vì có nhiều người bán nên các hãng không thể cấu kết với nhau để ngăn chặn sự gia
nhập, do đó việc gia nhập vào thị trường này là tương đối dễ. Cân bằng dài hạn xảy ra khi các
hãng mới gia nhập ngành làm cho cầu về sản phẩm của các hãng đang ở trong ngành giảm
xuống, giá giảm, lợi nhuận giảm. Khi giá giảm xuống bằng chi phí trung bình, lợi nhuận của
hãng bằng không, lúc đó không còn các hãng mới gia nhập ngành nữa. Ngành đạt cân bằng dài
hạn. Kết quả này đôi khi được gọi là “giải pháp tiếp điểm” vì doanh nghiệp đạt cân bằng khi
đường cầu tiếp xúc với đường chi phí trung bình dài hạn của nó. Nếu đường cầu nằm cao hơn
thì siêu lợi nhuận được tạo ra và sự gia nhập ngành tiếp tục xảy ra. Mặt khác nếu đường cầu
thấp hơn thì doanh nghiệp thua lỗ và rời khỏi ngành, làm dịch chuyển đường cầu của các doanh
nghiệp còn lại lên trên.
A
Hình 4.4 Cân bằng dài hạn trong cạnh tranh độc quyền
D AR
0 Q0 MR Q2 Q
LMC
LAC
P
P0
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
54
b. Cạnh tranh độc quyền và sự phân bổ tài nguyên:
Giống như kết quả cạnh tranh hoàn hảo, kết quả của cạnh tranh độc quyền cũng có thể
được đánh giá trên quan điểm xã hội. Trong dài hạn doanh nghiệp không thu được siêu lợi
nhuận và vì thế không thể cho là “không công bằng”. Nhưng do giá không bằng chi phí cận
biên nên tài nguyên được phân bổ không hợp lý. Ngoài ra như hình trên biểu thị, doanh nghiệp
không thể sử dụng kết hợp nhà máy, thiết bị với chi phí thấp nhất. Vì cân bằng được thiết lập ở
điểm tiếp xúc giữa đường cầu và đường chi phí trung bình dài hạn nên mức sản lượng cân bằng
không phải là mức mà ở đó tính kinh tế của qui mô được khai thác tối đa, doanh nghiệp không
sử dụng hết công suất. Kết luận này đôi khi được gọi là “định lý công suất thừa”. Tuy nhiên
cần chú ý rằng người tiêu dùng có thể lựa chọn từ một chuỗi các sản phẩm khác nhau nên nếu
người tiêu dùng đánh giá cao sự đa dạng này thì vẫn có những cái lợi bù lại tính phi hiệu quả
của cạnh tranh độc quyền. Vì vậy không nên điều tiết quá nhiều đối với cấu trúc thị trường
này.
Nhược điểm cơ bản của mô hình này là "hãng nào được biểu thị trên hình?" Trong cạnh
tranh hoàn hảo không có gì khó khăn trong việc biểu thị sơ đồ về một doanh nghiệp xác định
vì tất cả các doanh nghiệp đều sản xuất sản phẩm giống nhau, sử dụng cùng một công nghệ và
gặp cùng một giá đầu vào. Kết quả là các doanh nghiệp có cùng đường chi phí giống nhau
trong dài hạn. Nhưng trong cạnh tranh độc quyền, các hãng có sản phẩm khác nhau nên chi phí
và đường cầu cũng phải khác nhau. Vì thế việc sử dụng một mô hình để biểu thị chung cho tất
cả các hãng có thể là không hợp lý. Để khắc phục điều này có thể vận dụng “những giả định
khác thường” của Chamberlin: các doanh nghiệp có đường cầu và đường chi phí giống nhau
mặc dù sản xuất các sản phẩm khác nhau và khi một doanh nghiệp mới đã gia nhập thì nó sẽ
thu hút được khách hàng theo những tỷ lệ bằng các doanh nghiệp đang ở trong ngành. Rất tiếc
là những giả định này quá hạn chế và lạ lùng vì có sự khác biệt sản phẩm nên gây nghi ngờ về
tính nhất quán về mặt lý thuyết của mô hình này.
5. Độc quyền tập đoàn
Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó có một số ít doanh nghiệp bán phụ thuộc
lẫn nhau chặt chẽ nên mọi hành động của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến các doanh
nghiệp khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau có ý nghĩa là tình thế độc quyền tập đoàn phức tạp hơn rất
nhiều so với các cấu trúc thị trường khác và mô hình hoá nó khó hơn rất nhiều. Nó cũng có
nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn chủ yếu quan tâm đến các chiến lược cạnh tranh
của mình và coi các đối thủ cạnh tranh là người chơi trong một trò chơi rất phức tạp.
Khác với cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền thuần túy, độc quyền tập đoàn có nhiều
hình thức biểu hiện và các hình thức này khác nhau theo nhiều cách:
Thứ nhất: chúng có thể khác nhau về số doanh nghiệp, có thể là hai - trong độc quyền
song phương- đến một chục hoặc hơn nữa.
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
55
Thứ hai: độc quyền tập đoàn có thể khác nhau về mức độ khác biệt sản phẩm. Ở một
thái cực là “độc quyền tập đoàn thuần tuý” - tất cả các doanh nghiệp có thể sản xuất các sản
phẩm giống nhau. Ở thái cực đối lập, các doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm khác
nhau ở mức độ cao.
Thứ ba: độc quyền tập đoàn có thể khác nhau về điều kiện gia nhập. Ở một thái cực, việc
gia nhập độc quyền tập đoàn hoàn toàn bị phong toả và như vậy việc cạnh tranh chỉ liên quan
đến các doanh nghiệp đang ở trong ngành. Ở thái cực kia, việc gia nhập có thể hoàn toàn tự do
nên sự cạnh tranh tiềm năng của các doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định chủ yếu đối với
hành vi của các doanh nghiệp đang ở trong ngành.
Vì có sự khác nhau rất lớn trong các loại độc quyền tập đoàn nên không thể đưa ra một
phân tích rõ ràng mà có thể bao quát được tất cả các trường hợp. Điều có thể thực hiện được
là nghiên cứu nhiều kết quả khác nhau và cân nhắc các yếu tố làm cho một hoặc nhiều kết quả
đó chắc chắn xảy ra.
a. Kết cấu hoặc cartel hoá
Nếu các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và biết sự phụ thuộc đó thì một hệ quả có thể
xảy ra là chúng sáp nhập với nhau và hành động như một nhà độc quyền. Bằng cách đó chúng
có thể tối đa hoá lợi nhuận và tránh được những chi phí của việc cạnh tranh với nhau.
Việc hình thành cartel là một chiến lược rõ ràng cho các doanh nghiệp thực hiện và lợi
thế của nó lớn đến mức mà người ta thường cố gắng kết luận rằng đây là kết quả thường thấy
của độc quyền tập đoàn. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác tác động đến khả năng cấu kết
của các thành viên.
Thứ nhất, việc cấu kết thường là bất hợp pháp ở đa số các nước vì các nước đều thống
nhất quan điểm độc quyền là có hại. Tuy nhiên cấu kết trên phạm vi quốc tế là hợp pháp.
Nhưng ngay cả khi hợp pháp thì vẫn có nhiều lực lượng làm cho việc thành lập và duy trì
Cartel khó mà đạt được. Các đối thủ cạnh tranh muốn cartel hoá ngành mình phải đi đến một
hiệp định về mức giá cần đặt ra để tối đa hoá lợi nhuận. Sau khi đã quyết định về mức giá, các
thành viên phải quyết định mức sản lượng cần sản xuất và phân bổ quota sản xuất cho mỗi
thành viên. Nếu điều này không thực hiện được thì cartel có thể sản xuất nhiều hơn mức có thể
bán ở mức giá đã thống nhất. Sản lượng không bán hết, hàng lưu kho tăng lên tạo sức ép giảm
giá. Việc đàm phán để ước lượng sản lượng tổng cộng sẽ được sản xuất và phân chia quota cho
các thành viên Cartel là cực kỳ khó khăn và cực kỳ nhạy cảm vì liên quan đến việc phân phối
thu nhập của các bên. Có thể các thành viên không thể thống nhất với nhau về quota sản xuất
và cartel sẽ sụp đổ trước khi nó có hiệu lực.
Tuy nhiên ngay cả khi các hãng đã nhất trí với nhau về mức sản lượng được phân phối thì
cartel vẫn có nguy cơ sụp đổ vì vấn đề gian lận hoặc nghi ngờ gian lận ở phía các hãng thành
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá
56
viên. Mỗi thành viên có một động cơ mạnh mẽ để gian lận bằng cách đặt giá thấp hơn mức đã
thống nhất một ít và nhờ đó thu hút được mức cầu rất cao. Vì mọi thành viên đều ở vị trí như
nhau và đều biết điều đó nên có xu hướng nghi ngờ lẫn nhau ở mức độ cao. Nếu một doanh
nghiệp bị các doanh nghiệp khác nghi ngờ là gian lận thì các doanh nghiệp khác sẽ giảm giá của
mình và cartel sụp đổ.
Yếu tố then chốt trong tình huống này là mức độ mà các doanh nghiệp có thông tin tốt
về nhau (Fra