Chương 4 Đất

Cấu trúc của đất được thể hiện qua tỷ lệ thành phần kích thước của các hạt đất, từ nhỏ đến lớn. Sỏi có đường kính trên 2mm, cát thô: 0,2-2,0mm, cát mịn: 20 micro-m - 0,2mm, limon: 2-20 micro-m và các hạt keo đất nhỏ hơn 2 micromet. Đất thường có sự pha trộn các dạng hạt với những tỷ lệ khác nhau để cho các dạng đất như đất sét, đất thịt nhẹ, thịt nặng, đất cát, cát pha v.v. Cấu trúc của đất có quan hệ với độ thoáng và khả năng trữ nước. Đất cát rất thoáng, nhưng khả năng giữ nước kém; đất quá mịn có khả năng giữ nước tốt, nhưng lại rất yếm khí. Đất chặt có các khe đất hẹp hơn 0,2-0,8 micromet thì lông hút của rễ không có khả năng xâm nhập vào để lấy nước và muối khoáng, nhiều loài động vật đất có kích thước lớn hơn không thể cư trú được.

ppt6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 4 Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Đất. Đất trồng hiện nay đã được hình thành qua một quá trình lâu dài. Đá mẹ phong hoá dưới các yếu tố khí hậu, không gian, thời gian và được bổ sung mùn, phù sa... từ sự phân rã của sinh vật Đất được bảo vệ tốt nhờ vào độ che phủ của thảm thực vật, đặc biệt là rừng. Rừng duy trì 40%% lượng nước cho bốc hơi và 50% nước cho nước ngầm, chỉ còn 10% lượng nước tạo nên dòng bề mặt. Mất rừng, đất nhanh chóng bị bào mòn, nghèo kiệt, nhất là đối với đất vùng nhiệt đới và xích đạo, nơi nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, mưa mùa hè đổ xuống như trút nước. Sinh vật sống trong đất vô cùng đa dạng và phong phú, từ những vi sinh vật, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh đến những động vật khác như giun, chân khớp, các loài thú nhỏ sống trong hang. Chúng không chỉ là thành viên của hệ sinh thái đất mà còn tham gia vào quá trình hình thành đất. a. Đất là một hệ sinh thái điển hình (Land – Hệ sinh thái đất trồng khác với Soil - Đất) Đất là tổ hợp của giá thể khoáng được nghiền vụn cùng với các sinh vật trong đất và những sản phẩm hoạt động sống của chúng. Đất được xem là một trong những hệ sinh thái quan trọng cấu trúc nên sinh quyển. Đất bao gồm lớp vỏ phong hoá với các sinh vật và những sản phẩm phân huỷ của chúng, đất không chỉ là một yếu tố của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt động sống của sinh giới, đất là kết quả tổng hợp của các tác động khí hậu và sinh vật. Giữa các phần tử đất, không khí và nước với các muối hoà tan trong nước là nơi sống, nguồn dinh dưỡng cho các loài động thực vật. Tất cả các thành phần trong đất đều liên quan chặt chẽ với nhau. Đất có những tính chất vật lý, hoá học và sinh học đặc trưng cho mình. Trong thiên nhiên còn có mặt các dạng đất đặc biệt, gây độc đối với đời sống của động vật như đất giầu lưu huỳnh (đất gypseux), giầu Mg (đất đolômit), đất giầu kẽm (đất calamine)... b. Thành phần của đất Các vật liệu khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước là 4 thành phần chính của đất. Trong loại đất đầu bảng, vật liệu khoáng chiếm tỷ lệ khoảng 45%, chất hữu cơ 5%, nước và khí mỗi loại 25%. Nước trong đất tồn tại dưới 2 dạng: nước liên kết và nước tự do nhờ sự có mặt phong phú của muối cacbonat, giá trị pH trong đất thường khá ổn định và ở dạng trung tính. Dung dịch đất chứa nhiều muối dinh dưỡng quan trọng làm nền tảng để thực vật tạo ra năng suất Vật chất hữu cơ: mảnh vụn và sự phân huỷ các chất hữu cơ , rác hữu cơ. Các thành viên tham gia phân huỷ chúng là giun đất, động vật, tảo, nấm, rêu, địa y, và các vi sinh vật khác. Con người hiện nay vẫn chưa hiểu hết những vai trò của sinh vật này. Thành phần khí của đất tương tự như thành phần khí ở trong khí quyển, tuy nhiên hàm lượng O2 trong đất lại thấp còn hàm lượng CO2 lại cao hơn trong khí quyển. Phức keo: Là một liên kết chặt chẽ của mùn đã được cắt nhỏ và đất khoáng, nhất là sét. Nó quyết định khả năng giữ nước của đất và nhịp điệu luân chuyển các chts qua đất, nó cũng được coi như là nguồn đinh dưỡng của thực vật. Mùn-sét hoạt động như một anốt lôi cuốn các cation khoáng về mình (Mg++, Ca++, K+, Na+, NH4+, H+). c. Cấu trúc của đất trồng Cấu trúc của đất được thể hiện qua tỷ lệ thành phần kích thước của các hạt đất, từ nhỏ đến lớn. Sỏi có đường kính trên 2mm, cát thô: 0,2-2,0mm, cát mịn: 20 micro-m - 0,2mm, limon: 2-20 micro-m và các hạt keo đất nhỏ hơn 2 micromet. Đất thường có sự pha trộn các dạng hạt với những tỷ lệ khác nhau để cho các dạng đất như đất sét, đất thịt nhẹ, thịt nặng, đất cát, cát pha v.v. Cấu trúc của đất có quan hệ với độ thoáng và khả năng trữ nước. Đất cát rất thoáng, nhưng khả năng giữ nước kém; đất quá mịn có khả năng giữ nước tốt, nhưng lại rất yếm khí. Đất chặt có các khe đất hẹp hơn 0,2-0,8 micromet thì lông hút của rễ không có khả năng xâm nhập vào để lấy nước và muối khoáng, nhiều loài động vật đất có kích thước lớn hơn không thể cư trú được.
Tài liệu liên quan