Chương 4: Giải phẩu- Sinh lý hệ tiêu hóa

Các động vật dị dưỡng được phân chia thành 3 nhóm dựa vào nguồn thức ăn : - Động vật ăn cỏ (Herbivores) là nhóm động vật chỉ ăn cỏ (Trâu, bò, dê cừu) - Động vật ăn thịt (Carnivores) là nhóm động vật ăn động vật khác (Hổ, báo.) - Động vật ăn tạp (Omnivores) là những động vật ăn cả thực vật lẫn động vật khác ( Lợn, người.)

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4: Giải phẩu- Sinh lý hệ tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 : GIẢI PHẨU- SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA (Digestive System) Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University 2 Các động vật dị dưỡng được phân chia thành 3 nhóm dựa vào nguồn thức ăn : - Động vật ăn cỏ (Herbivores) là nhóm động vật chỉ ăn cỏ (Trâu, bò, dê cừu) - Động vật ăn thịt (Carnivores) là nhóm động vật ăn động vật khác (Hổ, báo..) - Động vật ăn tạp (Omnivores) là những động vật ăn cả thực vật lẫn động vật khác ( Lợn, người..) I/ SƠ LƯỢC VỀ HỆ TIÊU HÓA 3 Động vật đơn bào tiêu hóa thức ăn bằng các không bào bên trong cơ thể 4 Động vật đa bào bậc thấp tiêu hóa thức ăn bằng xoang cơ thể, nhưng chưa có sự phân hóa 5 6 Quá trình biệt hóa bắt đầu xuất hiện khi cơ quan tiêu hóa được phân chia thành miệng và hậu môn: - Giun tròn đã có các phần của hệ tiêu hóa nguyên sơ - Ruột có hình ống và có màng biểu bì - Các động vật bậc cao có hệ tiêu hóa phân hóa thành các vùng riêng biệt 7 Hệ tiêu hóa của giun tròn 8 Hệ tiêu hóa giun đất 9 Hệ tiêu hóa Châu chấu 10 Tiêu hóa bò sát 11 Dự trữ thức ăn Tiêu hóa Chim 12 Tiêu hóa Cá Ăn cỏ Ăn thịt 13 Hệ tiêu hóa loài ăn sâu bọ 14 Tiêu hóa loài ăn thịt 15 Tiêu hóa loài ăn cỏ 16 Tiêu hóa thỏ 17 18 19 20 Hệ tiêu hóa ngựa 21 22 Chức năng của Hệ tiêu hóa Hệ tiêu hóa (ống tiêu hóa) cùng một số cơ quan như gan, tụy có chức năng tiếp nhận, thực hiện các quá trình biến đổi cơ học, hóa học và vi sinh vật các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản có thể hấp thu và sử dụng được Ví dụ : Protein thành axit amin, Gluxit thành đường đơn … 23 24 Hệ tiêu hóa động vật có xương sống Hệ tiêu hóa ĐVCXS gồm một ống tiêu hóa và được phân chia thành các bộ phận: - Miệng và hầu: Để lấy thức ăn - Thực quản: Đưa thức ăn xuống dạ dày - Dạ dày: Tiêu hóa sơ bộ thức ăn - Ruột non: Tiêu hóa và hấp thu thức ăn - Ruột già: Tập trung các chất thải - Lỗ huyệt hoặc trực tràng: Lưu giữ chất thải - Hậu môn: Đưa chất thải ra ngoài môi trường 25 Cấu tạo ống tiêu hóa Ống tiêu hóa cấu tạo gồm 4 lớp: - Lớp niêm mạc (Mucosa): Gồm các tế bào biểu bì, ở bên trong là lớp chất nhầy - Lớp dưới niêm mạc (Submucosa) : Mô liên kết - Lớp cơ (Muscularis) : Gồm hai lớp cơ trơn (smooth muscles) hoặc 3 lớp (dạ dày) - Lớp thanh mạc (Serosa) : Là lớp biểu mô bao phủ bề mặt ngoài 26 27 28 + Ba giai đoạn: - Lấy thức ăn, nước uống - Nhai và tẩm nước bọt - Nuốt + Chịu tác động của hai quá trình: - Cơ học (nhai) - Hóa học (enzym) II/ TIÊU HÓA Ở MIỆNG 29 Khoang miệng chó 30 Miệng và răng Răng cửa Răng nanh Răng hàm 31 1/ Lấy thức ăn và nước uống • Động vật nhờ mắt và mũi để tìm thức ăn và phân biệt tính chất của thức ăn để cho vào miệng • Mỗi loài gia súc có cách lấy thức ăn khác nhau: - Lợn: Dùng mũi ủi tìm thức ăn và dùng môi dưới nhọn đưa thức ăn vào miệng - Trâu bò: Lấy thức ăn chủ yếu bằng lưỡi, dùng răng cửa hàm dưới và lợi hàm trên giữ và giật của đầu để vặt đứt cỏ - Ngựa, dê, cừu dùng môi trên và răng cửa để lấy thức ăn • Uống nước : - Động vật ăn thịt thè lưỡi và cong lại như cái thìa để lấy nước và thức ăn lỏng - Các loài khác nhờ vào tác dụng hút của áp lực âm trong xoang miệng để hút nước và thức ăn lỏng 32 2/ Nhai + Nhai là động tác phối hợp giữa đầu, răng, má và lưỡi để cắt xé, nghiền nát thức ăn rồi tẩm nhuận nước bọt và viên thành viên cho dễ nuốt + Nhai có tác dụng kích thích vị giác, tăng tính thèm ăn có ý nghĩa khởi động quá trình tiêu hóa + Cung phản xạ nhai : Thức ăn Niêm mạc miệng Trung khu nhai (hành tủy) Võ não Cơ nhai 33 + Trung khu bài tiết nước bọt cũng ở hành tủy nên nhai càng kỹ, kích thích vị giác càng tăng, nước bọt tiết ra càng nhiều + Giữa các loài gia súc động tác nhai cũng khác nhau: - Động vật ăn thịt dùng năng nanh để xé và răng hàm để nhai thức ăn - Động vật ăn cỏ dùng vận động hàm dưới để nhai nghiền thức ăn, hàm trên như cái bàn thớt để chặt và băm cỏ - Động vật ăn tạp như lợn dùng vận động của hàm dưới để nhai (mép không đóng chặt làm phát âm thanh) + Động vật ăn thịt nhai không lâu và không kỹ bằng động vật ăn cỏ. Động vật nhai lại có hai lần nhai: lần thứ nhất nhai qua loa rồi nuốt xuống, lần thứ hai ợ lên nhai lại kỹ hơn 34 a/ Quá trình tiết nước bọt • Ở gia súc nước bọt là một dịch thể hổn hợp được tiết ra từ 3 đôi tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi - Tuyến mang tai thuộc tuyến tương dịch tiết ra dịch lỏng ít chất nhầy nhưng có nhiều protein và enzym tiêu hóa - Tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi thuộc tuyến hỗn hợp vì có tương dịch vừa có chất nhầy muxin (mucoproteit) 35 Tuyến nước bọt chó Tuyến mang tai Tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi 36 Thí nghiệm tiết nước bọt ở chó 37 b/ Thành phần, tính chất và vai trò của nước bọt • Thành phần: - Nước (99,0 – 99,4%) - Vật chất khô (0,6- 1,0%) Vật chất khô bao gồm: - Protein : Mucoproteit, amilaza và maltaza - Các muối vô cơ : Muối clorua, bicacbonat, sunphat, cacbonat của Na, K, Mg và Ca. Đặc biệt có nhiều NaHCO3 ở loài nhai lại (tạo môi trường dạ cỏ) - Các sản phẩm trao đổi như urê, CO2 và các mảnh nhỏ do niêm mạc bong ra, bạch cầu và vi sinh vật 38 Tính chất của nước bọt • Có màu ánh sữa, có khi loãng, có khi dính • Tỷ trọng 1,002 – 1,009 • pH: Ngựa, chó 7,5 ; lợn 7,3; trâu, bò 8,1 39 Vai trò của nước bọt: • Tẩm ướt thức ăn, tạo thành viên dễ nuốt • Làm trơn, tránh xây xát cơ giới • Hòa tan các chất dễ tan, kích thích thèm ăn • Tiêu hóa tinh bột chín (amilaza và maltaza) • Diệt khuẩn (chứa lysozym có tính sát trùng) • Bảo đảm lượng nước và môi trường kiềm cho dạ cỏ ở động vật nhai lại • Giúp cho cơ thể thoát nhiệt (chó, trâu) ở những loài tuyến mồ hôi kém phát triển • Tẩy rửa các không thích hợp (sỏi, sạn, vật đắng ....) trong khoang miệng. 40 41 c/ Quá trình tiết nước bọt của các loài vật nuôi • Tiết nước bọt ở lợn: Tuyến mang tai tiết liên tục, lượng nước bọt tùy thuộc vào loại thức ăn. Lơn tiết khoảng 15 lít nước bọt trong 1 ngày đêm. Có nhiều enzym amilaza và maltaza hơn các loài khác. • Tiết nước bọt ở loài nhai lại: Tuyến mang tai tiết liên tục. Lượng tiết phụ thuộc vào thức ăn (khô>tươi). Trâu bò tiết khoảng 60-90 lit nước bọt trong một ngày đêm. Hoạt động của tuyến mang tai phụ thuộc vào sự phát triển của dạ cỏ • Tiết nước bọt ở ngựa: Chỉ tiết nước bọt khi ăn. Thức ăn khô và nhai lâu lượng nước bọt càng nhiều. Tổng lượng nước bọt trong ngày đêm là 40 lít. 42 d/ Cơ chế điều hòa tiết nước bọt Quá trình tiết nước bọt được điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch + Cơ chế thần kinh: - Phản xạ không điều kiện (5 giai đoạn) - Phản xạ có điều kiện (vỏ não) + Cơ chế thể dịch: - Axit béo trong máu - Calicrein (do TK phó giao cảm) làm tăng tiết nước bọt 43 Thành lập phản xạ có điều kiện 44 Phản xạ không điều kiện 45 3/ Quá trình nuốt • Thì ở miệng: Thức ăn được làm thành viên gọi là thực hoàn kích thích vào niêm mạc miệng gây phản xạ nuốt. Lúc này miệng ngậm lại, lưỡi cong lên tì vào khẩu cái , đẩy viên thức ăn về phía sau, thì này theo ý muốn • Thì ở hầu: Khi đến hầu, viên thức ăn kích thích làm màng khẩu cái bật ngược lên đóng kín đường thông vào mũi, thanh quản nâng lên, màng tiểu thiệt bật xuống đóng kín đường thông vào thanh khí quản, nên viên thức ăn chỉ có đường duy nhất đi vào thực quản do co bóp của cơ hầu. Thì này không theo ý muốn. • Thì ở thực quản: Do nhu động của thực quản, viên thức ăn được nuốt xuống qua lổ thượng vị vào dạ dày Thì này cũng không theo ý muốn. Nuốt là một động tác phản xạ phức tạp chuyển thức ăn xuống dạ dày. Động tác nuốt được chia làm 3 thì: 46 47
Tài liệu liên quan