Theo chế độ tài chính hiện hành thì tài sản cố định ( TSCĐ) chỉ bao gồm những
tư liệu lao động đủ 04 điều kiện sau:
- Việc sử dụng TSCĐ chắc chắn phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Giá trị đơn vị phải theo qui định hiện hành
Những tư liệu lao động nào thiếu một trong 04 điều kiện nêu trên đều được xem
là công cụ lao động thuộc tài sản lưu động.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4: Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
39
CHƯƠNG 4:
KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG D OANH NGHIỆP
4.1. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất
4.1.1. Kế toán tài sản cố định
4.1.1.1. Khái niệm
Theo chế độ tài chính hiện hành thì tài sản cố định (TSCĐ) chỉ bao gồm những
tư liệu lao động đủ 04 điều kiện sau:
- Việc sử dụng TSCĐ chắc chắn phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở l ên
- Giá trị đơn vị phải theo qui định hiện hành
Những tư liệu lao động nào thiếu một trong 04 điều kiện nêu trên đều được xem
là công cụ lao động thuộc tài sản lưu động.
4.1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định
Kế toán TSCĐ trong 1 đơn vị sản xuất kinh doanh có những nhiệm vụ:
Ghi chép, phản ảnh tình hình tăng giảm và hiện có của TSCĐ theo nguyên giá
trong 1 kỳ kinh doanh nào đó.
Tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụ ng.
Kế toán phải tham gia vào việc lập dự toán và theo dõi quá trình sửa chữa
TSCĐ.
Tính toán, phản ảnh tình hình cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm hoặc tháo dỡ
một phần TSCĐ
Hướng dẫn các bộ phận liên quan trong doanh nghiệ p thực hiện đúng chế độ
ghi chép ban đầu về TSCĐ đồng thời mở, ghi chép và quản lý các loại sổ sách
kế toán liên quan đến TSCĐ.
Tham gia vào việc kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của cấp có
thẩm quyền.
Xác định hiệu quả sử dụng và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ.
4.1.1.3. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ
Hạch toán phải tiến hành đồng thời cả 3 chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn,
giá trị còn lại.
Tài sản cố định hữu hình chỉ thay đổi nguyên giá trong các trường hợp sau đây:
Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của các cấp có thẩm quyền
Trang bị thêm, cải tạo, nâng cấp, nhằm tăng năng lực hoạt động của tài sản
Tháo dỡ bớt 1 phần tài sản
Mọi trường hợp giao nhận TSCĐ đều phải lập biên bản giao nhận
Hạch toán tài sản cố định phải thực hiện riêng cho từng đối tượng
Đối với TSCĐ vô hình:
Các chi phí đầu tư để hình thành TSCĐ vô hình trước hết phải được ghi vào
tài khoản 241 (Xây dựng cơ bản dở dang). Kết thúc quá trình đầu tư phải tiến
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
40
hành tính toán để xác định giá trị từng đối tượng để kết chuyển sang tài
khoản 213 (TSCĐ vô hình).
Hạch toán chi tiết theo từng đối tượng
4.1.1.4. Tài khoản sử dụng
TK 211, TK 212, TK 213 (Nguyên giá)
TK 214 (Hao mòn TSCĐ)
4.1.1.5. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu
a. Kế toán tăng TSCĐ
Khi mua TSCĐ:
Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình’
Nợ TK 213 “TSCĐ vô hình”
Nợ TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả người bán”
TSCĐ xây dựng mới:
Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình’
Nợ TK 213 “TSCĐ vô hình”
Có TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”
TSCĐ nhận vốn góp hoặc vốn cấp:
Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình’
Nợ TK 213 “TSCĐ vô hình”
Có 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
b. Kế toán giảm TSCĐ
Khi giảm TSCĐ do nhượng bán hoặc thanh lý, kế toán sẽ ghi:
Ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: Phần giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 “Chi phí khác”: Phần giá trị còn lại
Có TK 211 “TSCĐ hữu hình” phần nguyên giá
Phản ánh các khoản thu chi liên quan đến việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111 “Tiền mặt”
Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Nợ TK 131 “Phải thu khách hàng”
Có TK 711 “Thu nhập khác”
Có TK 333 “Phải nộp Nhà nước”
c. Kế toán khấu hao TSCĐ
Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ ghi:
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý”
…
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
Khi nộp khấu hao cho Nhà nước (nếu có), kế toán ghi:
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
41
Nợ TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Ví dụ: Có tình hình tăng, giảm, và khấu hao TSCĐ ở một Doanh nghiệp trong quí 4
năm 2000 như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Nhập TSCĐ hữu hình trong quí 3.000 trong đó:
Thanh toán bằng tiền mặt : 100
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 500
Nợ người bán : 700
Xây dựng cơ bản hoàn thành : 500
Nhận góp vốn liên doanh : 1.200
Thanh lý TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết : 200
Nhượng bán một số TSCĐ : 300 đã hao mòn 240
Khấu hao TSCĐ trong quí : 250 trong đó phân bổ:
Các phân xưởng sản xuất : 200
Chi phí bán hàng : 20
Chi phí quản lý : 30
Yêu cầu: Hãy hạch toán tình hình TSCĐ của Doanh nghiệp trong quí 4 năm 2000.
Giải:
1/ Nợ TK 211: 3.000
Có TK 111: 100
Có TK 112: 500
Có TK 331: 700
Có TK 241: 500
Có TK 411: 1.200
2/ Nợ TK 214: 200
Có TK 211: 200
3/ Nợ TK 214: 240
Nợ TK 811: 60
Có TK 211: 300
4/ Nợ TK 627: 200
Nợ TK 641: 30
Nợ TK 642: 20
Có TK 214: 250
4.1.2. Kế toán công cụ dụng cụ
4.1.2.1. Khái niệm
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ những tiêu chuẩn để trở
thành TSCĐ. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán tương tự như
nguyên liệu, vật liệu.
4.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán công cụ, dụng cụ
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ,
dụng cụ theo giá thực tế.
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
42
Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ thì phải được thực hiện theo từng loại, từng
nhóm cụ thể.
Hướng dẫn kiểm tra những bộ phận sử dụng thực hiện đúng chế độ ghi chép
ban đầu, đồng thời thực hiện đúng việc mở, ghi chép, quản lý sổ sách có liên
quan.
Kiểm tra, quản lý việc sử dụng công cụ dụng cụ, đồng thời định kỳ xác định số
lượng giá trị của công cụ, dụng cụ đã tiêu hao trong quá trình sử dụng để phân
bổ vào các đối tượng chịu chí phí.
Tham gia kiểm kê, đánh giá lại công cụ dụng khi có y êu cầu.
4.1.2.3. Nguyên tắc hạch toán
Giá hạch toán phải là giá thực tế
Đối tượng hạch toán phải chi tiết
Khi xuất dùng hoặc xuất cho thuê phải theo dõi cả về số lượng cũng như về mặt
giá trị
Đối với những công cụ, dụng cụ xuất 1 lần có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều
kỳ thì trước hết nó phải được hạch toán vào tài khoản 142/242 (chi phí trả
trước). Định kỳ kiểm kê đánh giá lại công cụ dụng cụ xác định mức độ hao
mòn để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
4.1.2.4. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 153 (công cụ, dụng cụ)
Bên nợ thể hiện giá trị công cụ dụng cụ nhập kho và các nguyên nhân tăng
khác.
Bên có thể hiện giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho để sử dụng và các nguyên
nhân giảm khác.
Số dư bên nợ thể hiện giá trị công cụ, dụng cụ vào cuối kỳ kế toán.
4.1.2.5. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu
a. Hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Nhập kho công cụ, dụng cụ: căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Chiết khấu được hưởng, giảm giá hoặc trả lại công cụ, dụng cụ đã mua, kế toán
ghi:
Nợ TK 331 “Phải trả người bán”
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, giá trị nhỏ, được phân bổ
vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần (phân bổ 100%), kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Nếu dùng cho phân xưởng sản xuất
Nợ TK 641 – Nếu dùng cho hoạt động bán hàng
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
43
Nợ TK 642 – Nếu dùng cho hoạt động quản lý Doanh nghiệp
Có TK 153 – Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng
Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, hoặc xu ất dùng hàng loạt phải
phân bổ trong nhiều kỳ thì khi xuất dùng phải chuyển giá trị của nó thành chi
phí trả trước. Kế toán ghi:
Nợ TK 142(1) – Chi phí trả trước hoặc
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng
b. Hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Trong kỳ nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Trị giá công cụ dụng cụ nhập trong kỳ
Nợ TK 133,1
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định thực tế giá trị công cụ,
dụng cụ tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 153 – Giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ
Có TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 627/641/642
Có TK 611 – Mua hàng
Ví dụ: Có tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ lao động trong tháng 09/2001 ở
một Doanh nghiệp như sau (Đơn vị tính: triệu đồng):
Nhập kho công cụ, dụng cụ trong tháng trị giá 100, thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ là 10%, trong đó :
Thanh toán bằng tiền mặt: 10
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 20
Còn phải thanh toán cho người bán: 80
Trong tháng đã trả lại cho người bán một lô công cụ sai qui cách trị giá 20,
chủ nợ đồng ý khấu trừ vào nợ phải trả.
Trong tháng xuất công cụ dụng cụ vào sản xuất kinh doanh trị giá 60, trong đó:
Loại có giá trị nhỏ phân bổ ngay vào chi phí sản xuất là 5, chi phí bán
hàng là 5, chi phí quản lý là 1
Loại phân bổ dần vào các đối tượ ng chịu chi phí là 49
Yêu cầu: Hạch toán tình hình công cụ dụng cụ trong kỳ áp dụng cho cả 2 phương
pháp hạch toán hàng tồn kho.
Bài giải:
a. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
kế toán ghi:
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
44
1. Nợ TK 153: 100
Nợ TK 133: 10
Có TK 111: 10
Có TK 112: 20
Có TK 331: 80
2. Nợ TK 331: 20
Có TK 153: 20
3. Nợ TK 627: 05
Nợ TK 641: 05
Nợ TK 642: 01
Nợ TK 142: 49
Có TK 153: 60
b. Nếu Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giả sử
tồn kho đầu kỳ là 15, tồn kho cuối kỳ là 20. Kế toán ghi:
1. Nợ TK 611: 15
Có TK 153: 15
2. Nợ TK 611: 100
Nợ TK 133: 10
Có TK 111: 10
Có TK 112: 20
Có TK 331: 80
3. Nợ TK 331: 20
Có TK 611: 20
4. Nợ TK 153: 20
Có TK 611: 20
5. Nợ TK 627, 641, 642: 75
Có TK 611: 75
4.1.3. Kế toán nguyên vật liệu
4.1.3.1. Khái niệm
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động dùng trong sản xuất chế biến của
doanh nghiệp. Nguyên vật liệu bao gồm:
Nguyên vật liệu chính: những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản
xuất chế biến, nó tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm.
Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử d ụng kết hợp với vật liệu chính
để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại
vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động,
phục vụ cho công việc lao động của công nhân.
Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ
cho hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất.
Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại tài sản là tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, truyền dẫn.
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
45
Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc các loại vật liệu đã
nêu ở trên như bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình
sản xuất và thanh lý tài sản.
4.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu cả về hiện vật
cũng như giá trị.
Hướng dẫn và kiểm tra những cá nhân và các bộ phận liên quan thực hiện
đúng chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu. Mở, ghi chép, quản lý các
loại sổ sách kế toán cần thiết, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán
nguyên vật liệu theo đúng phương pháp, chế độ.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản, kiểm tra việc thực hiện định mức tồn
kho, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng nguyên vật liệu.
Xác định số lượng nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và
phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
Tham gia vào công tác kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu đồng thời phân tích
tình hình mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
4.1.3.3. Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu: Kế toán nguyên vật liệu phải
tuân thủ 3 nguyên tắc:
Nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu phải được thực hiện theo giá thực tế.
Xác định giá trị thực tế xuất kho, ta có thể sử dụng 1 trong 5 phương pháp đã
biết.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng nhóm, từng loại
nguyên vật liệu.
4.1.3.4. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 152 nguye ân liệu, vật liệu.
TK 152
Phản ánh giá trị NVL nhập trong kỳ Phản ánh giá trị NVL xuất trong kỳ
Phản ánh giá trị NVL còn ở cuối kỳ
4.1.3.5. Nguyên tắc hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên
Nhập kho nguyên vật liệu, căn cứ vào chứng từ hóa đơn liên quan để ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – TGNH
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
46
Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu, thì kế toán ghi khoản
chiết khấu thực tế được hưởng
Nợ TK 331, 111…
Có TK 152
Khi xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627 – Phục vụ ở phân xưởng
Nợ TK 641 – Dùng cho bán hàng
Nợ TK 642 – Dùng cho quản lý chung
Có TK 152
b. Trường hợp Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ
Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152 – nguyên vật liệu
Trong kỳ nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Trị giá nguyên vật liệu ï nhập trong kỳ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định thực tế giá trị nguyên vật
liệu tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Có TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 621/627/641/642
Có TK 611 – Mua hàng
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu của xí nghiệp sản xuất A
trong tháng 10/2000 như sau (Đơn vị tính: triệu đồng):
Nhập kho trong tháng 250, trong đó:
Trả bằng tiền gửi ngân hàng : 180
Còn nợ người cung cấp : 70
Trả lại cho người bán trong tháng và nhận bằng tiền mặt 10
Trong tháng xuất sử dụng 200, trong đó:
Nguyên vật liệu trực tiếp : 150
Nguyên vật liệu gián tiếp : 30
Xuất bao bì bán hàng trong tháng (không thu hồi): 20
Yêu cầu: Hạch toán tình hình nguyên vật liệụ trong kỳ áp dụng cho cả 2 phương
pháp hạch toán hàng tồn kho.
a. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyê n,
kế toán ghi:
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
47
1. Nợ TK 152: 250
Có TK 112: 180
Có TK 331: 70
2. Nợ TK 111: 10
Có TK 152: 10
3. Nợ TK 621: 150
Nợ TK 627: 30
Nợ TK 641: 20
Có TK 152: 200
b. Nếu Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giả sử
tồn kho đầu kỳ là 10, tồn kho cuối kỳ là 50. Kế toán ghi:
1. Nợ TK 611: 10
Có TK 152: 10
2. Nợ TK 611: 250
Có TK 112: 180
Có TK 331: 70
3. Nợ TK 111: 10
Có TK 611: 10
4. Nợ TK 152: 50
Có TK 611: 50
5. Nợ TK 621/627/ 641/642: 200
Có TK 611: 200
4.1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
4.1.4.1. Khái niệm
Tiền lương: Là một bộ phận của sản phẩm xã hội mà người lao động được sử
dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá sản xuất kinh doanh.
Quỹ tiền lương của một doanh nghiệp là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải
trả cho người lao động tham gia lao động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp trong 1 kỳ nào đó.
4.1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán
Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động và kết quả
lao động. Tính lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp phải trả cho người lao
động; phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và kinh phí Công đoàn) theo đúng đối tượng sử dụng lao
động.
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên ở các bộ phận, các đơn vị phụ thuộc thực
hiện đầy đủ chế động ghi chép ban đầu về tiền lư ơng, bảo hiểm xã hội, mở các
sổ sách cần thiết và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, theo đúng phương
pháp, nguyên tắc và chế độ.
Lập các báo cáo về lao động và tiền lương.
Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng lao động, năng suất lao động và
quỹ tiền lương.
4.1.4.3. Tài khoản sử dụng
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu
48
Kế toán sử dụng các tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”:
Bên có phản ánh số tiền doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động
Bên nợ phản ánh số tiền đã thanh toán và các khoản khấu trừ vào lương
của người lao động
Số dư bên có: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thanh toán cho
người lao động.
Và tài khoản 338 “Các khoản phải trả, phải nộp khác ”:
Bên có: Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và kinh phí công đoàn
Bên nợ: Phản ánh số tiền đã trả, đã nộp
Số dư bên có: Phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp vào cuối kỳ kế toán
4.1.4.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Tính lương, tiền công và các khoản trợ cấp theo qui định phải công nhân viên,
kế toán ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên