Chương 4 - MAIL SERVER

SMTPlà giao thức tin cậy chịu trách nhiệm phân phát Mail, nó chuyển Mail từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác, chuyển Mail trong hệ thống mạng nội bộ. Giao thức SMTP được định nghĩa trong RFC 821, SMTPlà một dịch vụ tin cậy, hướng kết nối( connection-oriented) được cung cấp bởi giao thức TCP(Transmission Control Protocol). Nó sử dụng số hiệu cổng (well-known port) 25

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4 - MAIL SERVER, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỊCH VỤ MẠNG Chương 4 - MAIL SERVER Chương 4 - MAIL SERVER I, Các giao thức sử dụng trong hệ thống Mail 1, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) 2, POP (Post Office Protocol) 3, IMAP(Internet Message Access Protocol) 4, MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) 5, X.400 II, Giới thiệu về hệ thống Mail 1, Mail Gateway 2, Mail Host 3, Mail Server 4, Mail Client 5, Một số sơ đồ hệ thống Mail thường dùng Menu Tiếp 1, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) SMTP là giao thức tin cậy chịu trách nhiệm phân phát Mail, nó chuyển Mail từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác, chuyển Mail trong hệ thống mạng nội bộ. Giao thức SMTP được định nghĩa trong RFC 821, SMTP là một dịch vụ tin cậy, hướng kết nối( connection-oriented) được cung cấp bởi giao thức TCP(Transmission Control Protocol ). Nó sử dụng số hiệu cổng (well-known port) 25 Menu Về Tiếp 1, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) Danh sách các tập lệnh trong giao thức SMTP Menu Về Tiếp 1, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) Ví dụ minh hoạ quá trình gởi Mail thông qua cơ chế dòng lệnh SMTP Menu Về 1, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) SMTP là hệ thống phân phát mail trực tiếp từ đầu đến cuối : từ nơi bắt đầu phân phát cho đến trạm phân phát cuối cùng. Phân phát trực tiếp(Direct delivery) cho phép SMTP phân phát mail mà không dự vào host trung gian nào. Nếu như SMTP phân phát bị lỗi thì hệ thống cục bộ sẽ thông báo cho người gởi hay nó đưa mail vào hàng đợi mail để phân phát sau Việc phân phát trưc tiếp(direct delivery) yêu cầu hai hệ thống cung cấp đầu đủ các thông tin điều khiển mail. Do đó nếu 1 bên không đáp ứng thì DNS chuyển thông điệp tới máy chủ mail thay cho hệ thống phân phát mail trực tiếp. Mail sau đó được giao thức mạng POP chuyển từ Server tới máy trạm khi máy trạm kết nối mạng trở lại, Menu Tiếp 2, POP (Post Office Protocol) POP là giao thức cung cấp cơ chế truy cập và lưu trữ hộp thư cho người dùng. Có hai phiên bản của POP được sử dụng rộng rãi là POP2, POP3. POP2 được định nghĩa trong RFC 937, sử dụng Port 109 POP3 được định nghĩa trong RFC 1725, sử dụng Port 110 Chức năng cơ bản là kiểm tra tên đăng nhập và password của user và chuyển Mail của người dùng từ Server tới hệ thống đọc Mail cục bộ của user. Tập lệnh POP2, POP3 ( xem giáo trình ). Menu Về 2, POP (Post Office Protocol) Ví dụ về phiên giao dịch POP3 Menu 3, IMAP(Internet Message Access Protocol) Là giao thức hỗ trợ việc lưu trữ và truy xuất hộp thư của người dùng, thông qua IMAP người dùng có thể sử dụng IMAP Client để truy cập hộp thư từ mạng nội bộ hoặc mạng Internet trên một hoặc nhiều máy khác nhau. Một số đặc điểm chính của IMAP: - Tương thích đầy đủ với chuẩn MIME. - Cho phép truy cập và quản lý message từ một hay nhiều máy khác nhau. - Hỗ trợ các chế độ truy cập "online", "offline". - Hỗ trợ truy xuất mail đồng thời cho nhiều máy và chia sẽ mailbox. - Client không cần quan tâm về định dạng file lưu trữ trên Server Menu 4, MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) MIME cung cấp cách thức kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau vào trong một thông điệp duy nhất có thể được gởi qua Internet dùng Email hay Newgroup. Những thông điệp sử dụng chuẩn MIME có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính. Hầu hết những chương trình xử lý thư điện tử sẽ tự động giải mã những thông báo này và cho phép bạn lưu trữ dữ liệu chứa trong chúng vào đĩa cứng. Menu Tiếp 5, X.400 X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa, được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Canada. X.400 cung cấp tính năng điều khiển và phân phối E-mail, X.400 sử dụng định dạng nhị phân do đó nó không cần mã hóa nội dung khi truyền dữ liệu trên mạng. Menu Về Tiếp 5, X.400 Một số đặc điểm giữa X.400 và SMTP : - Cả hai đều là giao thức tin cậy (cung cấp tính năng thông báo khi gởi và nhận message). - Cung cấp nhiều tính năng bảo mật. - Lập lịch biểu phân phối Mail - Thiết lập độ ưu tiên cho Mail Menu Về SMTP có một số chức năng mà trên X.400 không hỗ trợ : - Kiểm tra địa chỉ người nhận trước khi phân phối message còn X.400 thì ngược lại. - Kiểm tra kích thước của message trước khi gởi nó. - Có khả năng chèn thêm bất kỳ loại dữ liệu nào vào header của message. - Khả năng tương thích tốt với chuẩn MIME. 5, X.400 Menu II, Giới thiệu về hệ thống Mail Một hệ thống Mail yêu cầu phải có ít nhất hai thành phần là Mail Server và Mail Client. Nó có thể định vị trên hai hệ thống khác nhau hoặc trên cùng một hệ thống Menu 1, Mail Gateway Một mail gateway là máy kết nối giữa các mạng dùng các giao thức truyền thông khác nhau hoặc kết nối các mạng khác nhau dùng chung giao thức. Ví dụ một mail gateway có thể kết nối một mạng TCP/IP với một mạng chạy bộ giao thức Systems Network Architecture (SNA). Một mail gateway đơn giản nhất dùng để kết nối 2 mạng dùng chung giao thức hoặc mailer. Khi đó mail gateway chuyển mail giữa domain nội bộ và các domain bên ngoài Menu 2, Mail Host Một mail host là máy giữ vai trò máy chủ Mail chính trong hệ thống mạng. Nó dùng như thành phần trung gian để chuyển Mail giữa các vị trí không kết nối trực tiếp được với nhau. Mail host phân giải địa chỉ người nhận để chuyển giữa các Mail server hoặc chuyển đến Mail gateway. Mail host cũng có thể là máy chủ đóng vai trò router giữa mạng nội bộ và mạng Internet. Menu 3, Mail Server Mail Server chứa mailbox của người dùng. Mail Server nhận mail từ mail Client gửi đến và đưa vào hàng đợi để gửi đến Mail Host Mail Server nhận mail từ Mail Host gửi đến và đưa vào mailbox của người dùng. Người dùng sử dụng NFS (Network File System) để truy cập thư mục chứa mailbox trên Mail Server để đọc. Nếu NFS không được hỗ trợ thì người dùng phải login vào Mail Server để nhận thư. Trong trường hợp Mail Client hỗ trợ POP/IMAP và trên Mail Server cũng hỗ trợ POP/IMAP thì người dùng có thể đọc thư bằng POP/IMAP. Menu 4, Mail Client Là những chương trình hỗ trợ chức năng đọc và soạn thảo thư. Mail Client tích hợp hai giao thức SMTP và POP, SMTP hỗ trợ tính năng chuyển thư từ Client đến Mail Server, POP hỗ trợ nhận thư từ Mail Server về Mail Client. Ngoài giao thức việc tích hợp giao thức POP Mail Client còn tích hợp giao thức IMAP, HTTP để hỗ trợ chức năng nhận thư cho Mail Client. Các chương trình Mail Client thường sử dụng như: Microsoft Outlook Express, Microsoft Office, Outlook, Eudora,… Menu Tiếp 5, Một số sơ đồ hệ thống Mail thường dùng Cấu hình hệ thống Mail đơn giản gồm một hoặc nhiều trạm làm việc kết nối vào một Mail Server. Tất cả Mail đều chuyển cục bộ A, Hệ thống mail cục bộ Menu Về Tiếp 5, Một số sơ đồ hệ thống Mail thường dùng Hệ thống Mail trong một mạng nhỏ gồm một Mail Server, một Mail Host và một Mail Gateway kết nối với hệ thống bên ngoài. Không cần DNS Server. B, Hệ thống mail cục bộ có kết nối ra ngoài Menu Về 5, Một số sơ đồ hệ thống Mail thường dùng Cấu hình dưới đây gồm 2 domain và một Mail Gateway. Trong cấu hình này Mail Server, Mail Host, và Mail Gateway (hoặc gateways) cho mỗi domain hoạt động như một hệ thống độc lập. Để quản trị và phân phối Mail cho 2 domain thì dịch vụ DNS buộc phải có. C, Hệ thống hai domain và một gateway III, Một số khái niệm 1, Mail User Agent (MUA) 2, Mail Transfer Agent (MTA) 3, Mail Box 4, Hàng đợi Mail (Mail Queue) 5, Alias Mail 6, Mailing List và Forwarder 7, DNS và Mail Server IV, Giới thiệu chung các chương trình Mail Server Menu 1, Mail User Agent (MUA) Là những chương trình mà người sử dụng dùng để đọc, soạn thảo và gửi Mail. VD : Skype, Outlook … Menu 2, Mail Transfer Agent (MTA) Là chương trình chuyển thư giữa các máy Mail Hub Microsoft Exchange 2003, MDaemon là một MTA dùng giao thức SMTP để đóng vai trò là một SMTP Server làm nhiệm vụ định tuyến trong việc phân phối thư Menu 3, Mail Box Mailbox là một tập tin lưu trữ tất cả các Mail của người dùng. Trên hệ thống Unix, khi ta thêm một tài khoản người dùng vào hệ thống đồng thời sẽ tạo ra một mailbox cho người dùng đó. Thông thường, tên của mailbox trùng với tên đăng nhập của người dùng. Khi người dùng đăng nhập vào hệ thống để nhận Mail, POP Server sẽ vào thư mục chứa mailbox lấy Mail từ đó và chuyển cho người dùng. Thông thường, sau khi Client nhận Mail, các Mail trong mailbox sẽ bị xóa. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể yêu cầu giữ lại nhờ vào một tùy chọn của Mail Client. Menu 4, Hàng đợi Mail (Mail Queue) Các Mail gởi đi có thể được chuyển đi ngay khi gởi hoặc cũng có thể được chuyển vào hàng đợi. Có nhiều nguyên nhân khiến một Mail bị giữ lại trong hàng đợi : - Khi mail đó tạm thời chưa thể chuyển đi được hoặc có một số địa chỉ trong danh sách người nhận chưa thể chuyển đến được vào thời điểm hiện tại. - Một số tùy chọn cấu hình yêu cầu lưu trữ Mail vào hàng đợi. - Khi số lượng tiến trình phân phối bị tắt nghẽn vượt quá giới hạn quy định. Menu 5, Alias Mail Trong quá trình phân thư có một số vấn đề phức tạp là : - Phân phối đến cho cùng một người qua nhiều địa chỉ khác nhau. - Phân phối đến nhiều người nhưng qua cùng một địa chỉ. Ta sử dụng Alias để giải quyết. Alias là sự thay thế một địa chỉ người nhận bằng một hay nhiều địa chỉ khác, địa chỉ dùng thay thế có thể là một người nhận, một danh sách người nhận, một chương trình, một tập tin hay là sự kết hợp của những loại này. Menu 6, Mailing List và Forwarder Một Mailing List là 1 tên User mà khi MTA phân tích ra sẽ trở thành một danh sách người nhận. Tính năng Forwarder giúp xử lý trường hợp User không thể nhận mail trực tiếp từ 1 địa chỉ mà phải thông qua 1 địa chỉ khác. Menu 7, DNS và Mail Server DNS và Mail là 2 dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dịch vụ Mail dựa vào dịch vụ DNS để chuyển Mail từ mạng bên trong ra bên ngoài và ngược lại. Khi chuyển Mail, Mail Server nhờ DNS để tìm MX record để xác định máy chủ nào cần chuyển Mail đến. Cú pháp record MX: [Domain_name] IN MX 0 [Mail_Host] Thông qua việc khai báo trên cho ta biết tương ứng với domain_name được ánh xạ trực tiếp vào Mail Host để chỉ định máy chủ nhận và xử lý Mail cho tên miền. Ví dụ: t3h.com. IN MX 0 mailserver.t3h.com Menu IV, Giới thiệu chung các chương trình Mail Server Hiện tại có rất nhiều chương trình Mail Server, tương ứng với từng môi trường thì chỉ có một số chương trình được sử dụng thông dụng. Ví dụ trên môi trường Windows: Microsoft Exchange Server: Là chương trình Mail Server rất thông dụng được Microsoft phát triển để cung cấp cho các doanh nghiệp tổ chức hệ thống thư điện tử E-mail cho người dùng. Mdaemon: Là chương trình Mail Server do công ty Alt-N Technologies, phát triển để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức hệ thống thư tính điện tử (E-mail) cho người dùng Chương 4 – Mail Server V, Cài đặt Mdaemon 5.0 VI, Cấu hình Mail Server VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) VIII, Cấu hình Domain POP Mail Menu Tiếp V, Cài đặt Mdaemon 5.0 Bước 1 : Click vào file Setup. Exe sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại License. Ấn vào nút I Agree. Bước 2 :Chọn thư mục cài đặt bằng cách click vào nút Browse, Hoặc ta có thể để nguyên theo đường dẫn mặc định Bước 3 : Nhập thông tin về người cài đặt, ấn Next Bước 4 : Chọn các thành phần : + Mdaemon server for SMTP, POP, and IMAP Services : cài chương trình Mdaemon + Mdaemon client for remote configuration services : điều khiển những biến cấu hình từ xa + WorldClient server for web based email and groupware services : cấu hình Web Mail Server để cho phép Client gửi nhận mail ở bất kỳ nơi nào. Menu Về V, Cài đặt Mdaemon 5.0 Bước 5 : Cấu hình DNS Server. Bạn có thể chỉ ra những DNS Server nếu cần bằng cách chọn mục Use Windows Setting. Bước 6 : Nhập thông tin của User để tạo Account trong quá trình cài đặt. Gồm có : Full Name, Mailbox, Password. Bước 7 : Chọn chế độ khởi động Mdaemon Server, và chọn phương pháp cài đặt cấu hình cho Mail Server. Menu Tiếp VI, Cấu hình Mail Server 1, Domain/ISP : lưu trữ thông tin về địa chỉ IP vad Domain Name. Ngoài ra chúng ta sẽ chỉ ra mức độ mà Mail Server sẽ chuyển mail đến ISP hay gateway 2, Ports : Chỉ ra những port mà chương trình Mdaemon giám sát và những port mà chúng ta cấp cho SMTP, POP, IMAP hay UDP để truy vấn DNS. Thông thường chúng ta để mặc định các thông số này. Ta thiết lập cấu hình cho Domain bằng cách : vào menu Setup / Primary Domain Menu Về 3, DNS : Dùng để cấu hình địa chỉ IP của Primary hay Backup DNS Server và những xử lý của Record MX 4, Times : Lưu trữ những giới hạn về thời gian mà Mdaemon sẽ giám sát kết nối đến máy ở xa. Giá trị Maximum message hop count (1-100) nhằm ngăn chặn việc phân phát mail bị lặp. 5, Sessions : Chỉ ra số tiểu trình mà Mail Server sử lý đồng thời trong việc gửi/nhận mail. VI, Cấu hình Mail Server Menu Tiếp VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) 1, Lập lịch kết nối : Nhấp vào menu Setup / Send/Receive Scheduling + Local/RAW/System mail processing interval – 1 min : thời gian nghỉ giữa các giao dịch xử lý mail là từ 1-60 phút + Simple Scheduling : thời gian nghỉ giữa lần giao dịch mail cuối cùng được bắt đầu trước khi khởi tạo một giao dịch mới + Scheduling Options : Tuỳ chọn để khởi tạo một giao dịch trong hàng đợi. + Scheduling remote mail processing events : lập lịch để Mdaemon xử lý mail bao gồm ngày, giờ, phút. Menu Về Tiếp VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) 2, RAS (Remote Access Service) : Nhấp vào Setup / Dialup / Dialdown A, Dialup Settings : - Dialup Control : Tuỳ chọn này cho phép quản lý việc nhận và gửi mai thông qua dịch vụ quay số. - Dialup Attempts : Quản lý thời gian việc chờ máy ở xa kết nối RAS. - Connection Persistance : Tuỳ chọn này cho phép quản lý thời gian giữ kết nối trước khi đóng hay khi đã hoàn thành việc gửi nhận. Menu Về Tiếp VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) 2, RAS (Remote Access Service) : B, ISP Logon Setttings : - Logon Name : tên logon dùng để chuyển cho máy ở xa khi đăng nhập - Password : mật khẩu đăng nhập - Use This RAS Dialup Profile : tên profile dùng cho kết nối từ xa - Maximize Use of this Connection Profile : giúp Mdaemon theo dõi Profile được mô tả ở trên. - New Profile : tạo mới Profile Dialup Networking - Edit Profile : Sửa Profile - Nút Hang-up Now : ngắt kết nối RAS với ISP. Nút chỉ sáng khi đang có kết nối Menu Về Tiếp VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) 2, RAS (Remote Access Service) : C, Post Connection : - Once connected, run this process :chạy chương trình phụ được mô tả khi kết nối. - Pause server for xx seconds (-1=infinite ; 0=no waiting) : thời gian tạm ngưng chương trình chính chờ chương trình phụ trên chạy hoàn tất, - Force process to shutdown after pause interval has elapsed : dừng chương trình phụ sau khi hết thời gian chờ. Menu Về VII, Cấu hình lịch kết nối và dịch vụ quay số(RAS) 2, RAS (Remote Access Service) : D, LAN Domain : - These domains are on my local LAN : danh sách các Domain cục bộ. Do đó không cần phải quay số khi có thư gửi cho Domain cục bộ. - New local LAN domain : Thêm một tên domain LAN cục bộ và ấn Add. - Relay mail for these domains? : Nếu tuỳ chọn này thì Mdaemon sẽ chuyển tiếp main cho các Domain trên. E, LAN Ips : Liệt kê các địa chỉ IP cục bộ. Menu Tiếp VIII, Cấu hình Domain POP Mail Việc cấu hình nhằm mục đích nhận mail từ POP mailbox của ISP để phân phát lại cho người dùng trong Domain. - Từ menu Setup chọn DomainPOP Mail Collection… - Chọn tab Account để khai bào những thông số DomainPOP host properties. Menu Về Tiếp VIII, Cấu hình Domain POP Mail A, DomainPOP Mail Collection + Enable Domain Pop Mail Collection : cho phép Mdaemon lấy thư từ trên POP Server của ISP về phân phát lại cho các User nội bộ + Host Name or IP : tên DNS hoặc địa chỉ IP máy chủ POP của ISP + Logon Name/Password : tên đăng nhập và mật khẩu trên máy chủ ISP Menu Về Tiếp VIII, Cấu hình Domain POP Mail B, Mail Download Control : + Leave a copy of message larger than [xx] kB ( 0 = no limit ) : Không download những message có dung lượng lớn hơn quy định + Delete large message from DomainPOP and MultiPOP hosts : Mdaemon sẽ xoá những message có kích thước quá quy định + Warn postmaster about large DomainPOP message : Gửi 1 thông báo tới Postmaster khi có 1 message lớn. + Download messages according to size (small messages first) : cho phép download message theo kích thước từ nhỏ tới lớn. Menu Về VIII, Cấu hình Domain POP Mail C, Over quota accounts : + Warn account holder and delete over quota message : Nếu chọn, Mdaemon sẽ gửi message đến user khi dung lượng đĩa bị vượt quá giới hạn. Những message sau đó sẽ bị huỷ. + Warn account holder and forward over quota message to postmaster : Nếu chọn, Mdaemon sẽ gửi Message đến cho User và Postmaster thông báo dung lượng đĩa đã vượt quá giới hạn cho phép.
Tài liệu liên quan