1- Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm
dầu, 1969.
2- Công ước quốc tế liên quan tới can thiệp vào cácbiểu vĩ độ cao trong
trường hợp thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.
3- Công ước về phòng ngừa ô nhiễm do đổ chất thải và các chất khác, 1971
4- Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác,
1972.
5- Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di c-, 1979.
6- Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên,
1985.
7- Công ước quốc tế về sự sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm
dầu.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 5 Các chiến lược môi trường toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16.11.2013
1
Nguyễn Quốc Phi
Môi trường và phát triển
bền vững
Tóm tắt chương 4:
Các tiêu chuẩn chung của phát triển bền vững
Bộ chỉ thị về phát triển bền vững
Các chỉ số đánh giá bền vững môi trường toàn cầu
Chỉ số bền vững môi trường ESI
Chỉ số thành tích môi trường EPI
Chỉ số tổn thương môi trường EVI
Các chỉ số khác: HDI, Dấu chân sinh thái=
Các chỉ số bền vững địa phương
Thước đo độ bền vững BS
Chỉ số bền vững địa phương LSI
Ch.4. Đánh giá độ bền vững
16.11.2013
2
- Các tiêu chuẩn chung của PTBV là gì?
- Phân tích và so sánh các đối tượng bị tổn thương
về môi trường trong từng chỉ số ESI, EPI, EVI?
- Tính toán các chỉ số bền vững địa phương BS, LSI
dựa vào các số liệu cho trước
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Chương 5
Các chiến lược môi trường toàn cầu
16.11.2013
3
5.1. Những áp lực môi trường toàn cầu
Ba đặc điểm của các vấn đề môi trường toàn cầu:
Là những vấn đề lớn về mặt không gian, thời gian và
tác động của chúng có thể kéo dài qua các thế hệ.
Những vấn đề này không độc lập với nhau và có quan
hệ với nhau rất phức tạp.
Ví dụ việc chặt phá và đốt rừng, đốt các nhiên liệu
hóa thạch...
Những vấn đề môi trường toàn cầu phần lớn do chính
con người là thủ phạm gây ra và cũng chính họ là
những nạn nhân của các ảnh hưởng và tác hại của
chúng.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Bao gồm 9 vấn đề chính:
1. Sự nóng dần lên của trái đất;
2. Sự suy thoái tầng ozon;
3. Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy
hiểm;
4. Sự ô nhiễm biển và đại dương;
5. Sự hoang mạc hoá;
6. Sự suy giảm nhanh đa dạng sinh học;
7. Mưa axit;
8. Sự phá huỷ rừng nhiệt đới;
9. Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
4
5.1.1. Sự nóng dần của Trái đất
Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay nóng hơn gần 40C so
với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, (~13.000 năm trước).
Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt
Trái Đất tăng 0,6-0,70C và dự báo sẽ tăng 1,4-5,80C trong 100
năm tới (Báo cáo của IPCC, 2/2007). Mức tăng này không
nhiều nhưng là rất lớn so với một giai đoạn tương đối ngắn.
So với những giai đoạn nóng ấm trước đây thì sự gia tăng
nhiệt độ hiện nay có một điểm khác biệt đáng kể:
Trước đây, sự thay đổi về khí hậu là những hiện tượng tự
nhiên và quá trình biến đổi đó kéo dài hàng ngàn/triệu năm,
vì vậy các loài sinh vật có đủ thời gian để thích nghi.
Sự thay đổi nhiệt độ trong một thời gian ngắn dễ dẫn đến
nạn hủy diệt các sinh vật trên diện rộng.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ
của trái đất là sự gia tăng mực nước biển:
Theo nguyên tắc giãn nở do nhiệt, nhiệt độ trái đất gia tăng
sẽ làm nước biển giãn nở gây nên việc nước biển dâng
cao.
Ngoài ra, nhiệt độ tăng lên sẽ làm băng ở hai vùng cực tan
chảy gây nên lụt lội và góp phần gia tăng mực nước biển.
Người ta ước tính nếu 1/6 lượng băng ở Nam Cực tan ra thì
mực nước biển sẽ tăng thêm 1m, lúc đó 30% đất đai trồng
trọt trên hành tinh chúng ta và nhiều thành phố trên thế giới
New York, Bangkok, London, khu vực đồng bằng sông
Mekong của VN sẽ bị biến thành đầm lầy.
Sự dâng cao mực nước biển cũng sẽ làm tăng sự nhiễm
mặn của các vùng đất nằm sâu trong nội địa.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
5
Các nhà khoa học cho biết rằng sự nóng dần lên của trái
đất không phải là nguyên nhân chính của hiện tượng El
Nino nhưng làm cho El Nino thêm phần khốc liệt và sự
xuất hiện thường xuyên hơn
Ở nước ta, lũ lụt và hạn hán cũng đang là một hiện tương
bất thường về thời tiết trong những năm gần đây do ảnh
hưởng của El Nino
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu là
do sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển,
trong đó 55% là từ công nghiệp
Ngoài ra còn do việc suy giảm diện tích rừng do khai thác
quá mức. Việc phá rừng gây ra tác động kép: vừa thải vào
khí quyển 1 lượng lớn CO2 vừa mất đi 1 nguồn hấp thụ
CO2 (cây xanh khi quang hợp).
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
6
5.1.2. Sự suy giảm tầng ozon
Lỗ thủng ozôn được phát hiện từ năm 1985 ở Nam cực.
Đến năm 1989, các nhà khoa học cũng khẳng định khả
năng hủy hoại trên quy mô lớn tầng ozôn ở Bắc cực và
trên các vùng có mật độ dân số cao.
Sự suy giảm nhanh tầng ozôn có tác động nghiêm trọng
lên phần lớn các dạng sống của hành tinh: Nếu tầng ozôn
giảm 10% thì mức tăng tia cực tím đến Trái đất là 20%.
Bức xạ tia cực tím với nồng độ cao có thể thay đổi cấu trúc
gen theo hướng bất lợi, gây thiệt hại đến mùa màng, gây
hại cho động thực vật phù du ở biển
Làm phá vỡ chuỗi thức ăn trong biển và góp phần gia tăng
sự nóng lên toàn cầu bởi sự tác động lên năng lực hấp thụ
CO2 của các sinh vật phù du trong đại dương.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Tia cực tím còn gây ung thư da và đục thủy tinh thể, hệ
miễn dịch suy giảm do tiếp xúc với bức xạ cực tím
Ngoài ra, chất lượng không khí sẽ xấu đi do việc gia tăng
bức xạ cực tím sẽ kích thích các phản ứng hóa học, gây ra
sương mù và mưa axit, làm cho hàng loạt vật liệu như chất
dẻo, cao su thoái hóa nhanh chóng.
Nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái tầng ozon là do
việc sử dụng nhóm chất Chloro-Floro-Carbon (CFC) và
các hóa chất khác như Halon và NOx do các hoạt động
của con người thải ra (CFC là những chất sinh hàn và các
dung môi trong công nghiệp điện tử; Halon có mặt trong
các chất dập lửa; các NOx được thải ra từ máy bay phản
lực...)
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
7
5.1.3. Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy
hại
Ở các nước công nghiệp phát triển (Châu Âu, Bắc Mỹ) do
gặp khó khăn về xử lý chất thải nguy hại trong nước (quy
định nghiêm ngặt, chi phí cao, dư luận phản đối) nên đã
tìm cách “xuất khẩu” chất thải sang các nước đang phát
triển và các nước nghèo.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.1.4. Sự ô nhiễm biển và đại dương
Một nghịch lý của văn minh nhân loại là ở chỗ đại dương
chính là nơi cung cấp nguồn thực phẩm vô giá cho con
người và là một bể khổng lồ hấp thụ cacbon trong không
khí, thì cũng chính con người lại xem đại dương như là
những bãi chứa rác không đáy để đổ bỏ các chất thải kể
cả các chất thải độc hại, các nguồn chất thải có chứa
nhiều kim loại nặng.
6 nguy cơ chính đe dọa môi trường đại dương và biển,
gồm:
Gia tăng hoạt động vận tải biển, dẫn đến tăng lượng
dầu thải, sự cố tràn dầu, chất thải từ các tàu và khu
vực cảng biển.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
8
Đổ thải trực tiếp xuống biển ngày càng gia tăng, mặc
dù Công ước Luân Đôn về đổ thải xuống biển (1972)
đã điều chỉnh vấn đề có quy mô toàn cầu này.
Dòng chảy mang chất thải và phát thải ô nhiễm từ đất
liền là nguyên nhân gây ra hơn 70% ô nhiễm trong
biển và đại dương, đặc biệt là các chất ô nhiễm có
nguồn gốc hữu cơ bền vững do sử dụng hóa chất
trong nông nghiệp đã tác động đến môi trường, các hệ
sinh thái biển và ven biển.
Khai thác khoáng sản dưới đáy biển như dầu khí ở
ngoài khơi, các nguồn khoáng sản biển (cát sỏi, kim
loại, phốt phát...) đang ngày càng gia tăng.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Sự phát triển tập trung của vùng ven bờ với hơn 60%
dân số thế giới sống trong vùng ven bờ biển những
siêu đô thị công nghiệp ngày càng de dọa môi trường
biển.
Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới ô
nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm
cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều
chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang
ra biển
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
9
5.1.5. Sự hoang mạc hóa
Hoang mạc hóa là quá trình suy thoái đất do những thay
đổi về khí hậu và do tác động của con người. Đặc biệt tác
động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh
thái đã bị suy yếu.
Hoang mạc hoá gây ra sự suy giảm về sản xuất lương
thực, sự nghèo đói. Hiện nay có tới 70% tổng số các vùng
đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ ha) bị ảnh hưởng do suy
thoái.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.2. Những khó khăn trong bảo vệ môi trường và PTBV
Bảo vệ môi trường nhằm PTBV là một chiến lược sống còn
của nhân loại trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, xã hội hiện đại
có rất nhiều cản trở đối với sự nghiệp này. Sự cản trở,
nhìn bề nổi của vấn đề, tưởng chừng như gắn bó trực tiếp
đến những sự kiện rất nhạy cảm như nghèo đói, dệt nát,
bùng nổ dân số... Nhưng phía sau những nguyên nhân
trực tiếp và nhạy cảm đó, là những rào cản sâu rễ bền
gốc gắn chặt với thói quen, lối sống, với các quan điểm,
trường phái khác nhau về bảo tồn và phát triển, với đặc
quyền đặc lợi của một số nhóm người trong xã hội.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
10
5.2.1. Những thách thức chính trị
Vấn đề môi trường không phải là vấn đề chính trị, trong
khi các vấn đề về môi trường và PTBV lại luôn có ảnh
hưởng và chịu ảnh hưởng của chính trị.
Thách thức chính trị đến từ quan điểm, trường phái khác
nhau về bảo tồn và phát triển, với đặc quyền đặc lợi của
một số nhóm người trong xã hội.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Quan điểm “phi chính trị hoá môi trường”
Môi trường là vấn đề toàn cầu là vấn đề khoa học
thuần tuý, mang tính trung lập. Việc giải quyết vấn đề
môi trường theo quan điểm này không nên để bị chính
trị hoá, hoặc bị "ô nhiễm" bởi màu sắc chính trị.
Các nhà lập chính sách theo quan điểm này thường cố
chứng minh rằng họ còn phải quan tâm hơn đến
những vấn đề cấp bách hơn như thu nhập, việc làm,
các dịch vụ cơ bản.
Quan điểm "phi chính trị hoá môi trường" không coi
môi trường là một bộ phận bản chất của phát triển và
từ chối quan niệm phát triển bền vững.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
11
Quan điểm “xanh hoá chính trị”
Quan điểm này cho rằng các lĩnh vực chính trị có liên
quan đến phát triển, đến sử dụng tài nguyên; các chiến
lược phát triển ngành, phát triển vùng, phát triển quốc
gia... đều cần được cân nhắc về mặt môi trường. Mọi
quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách... đều
phải được thẩm định về mặt môi trường, tức là phải
được xanh hoá.
Một công cụ được sáng tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ
này là phương pháp Đánh giá môi trường chiến lược
(SEA - Strategic Environmental Assessment).
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Sự thiếu hụt tri thức cần thiết về môi trường của các nhà
lập chính sách sẽ dẫn đến các khả năng:
Việc đánh giá môi trường chiến lược sẽ bị bỏ qua
hoặc làm chiếu lệ.
Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch sẽ không
được thi hành vì không qua được khâu thẩm định
môi trường.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
12
5.2.2. Quan điểm phát triển cực đoan
Quan điểm trào lưu phát triển cực đoan là quan điểm lấy tăng
trưởng kinh tế làm trọng tâm, "tất cả cho tăng trưởng GDP
hoặc GNP", coi nhẹ hoặc bỏ qua trách nhiệm với môi trường.
Nếu GNP tăng trưởng ổn định thì nền kinh tế của quốc gia đó
được coi là phát triển tốt. Mặt khác, nếu GNP tăng trưởng âm
trong 3 quý liên tục thì nền kinh tế đó được cho là khủng hoảng
kinh tế ngắn kỳ, là nền kinh tế đi xuống.
Có thể giải thích rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế xây dựng
thành công dựa trên việc tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ:
Người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn nguồn thu nhập của
mình vào những nhu cầu cần (needs) và cả những cái thích
(wants).
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.2.3. Quan điểm môi trường cực đoan
Thuộc về nhóm những người hãng hái bảo vệ môi trường,
nhưng khác với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững,
những người theo trào lưu MTCĐ nhằm mục tiêu "tất cả vì môi
trường", “môi trường trên hết", “bảo tồn trên hết".
MTCĐ trước hết là mặt đối lập của phát triển cực đoan (PTCĐ)
đã nói ở trên. PTCĐ có xuất xứ từ lịch sử xa xôi của loài người
và gia tăng quy mô cùng với cách mạng công nghệ. Trào lưu
này ban đầu là sự cố gắng của nhân loại nhằm xoá đói nghèo
và thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Ban đầu trào lưu
này là một ý thức tích cực khi mà sức ép dân số chưa trở thành
vấn đề bức xúc, nguồn tài nguyên và khả năng tự làm sạch của
Trái Đất còn dồi dào và những phát minh công nghệ còn chưa
đạt đến mức tạo ra những sản phẩm độc hại
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
13
Nạn nhân chủ yếu của MTCĐ chính là những cộng đồng
nghèo và yếu thế. Hiện còn hàng chục triệu "triệu phú áo
rách" sống trong các vùng cảnh quan sinh thái.
Các khu vực bảo tồn thiên nhiên cần phải "giữ nguyên hiện
trạng" được thành lập trên cơ sở những tính toán thiếu tầm
chiến lược dài hạn: không mở đường được, không xây đập làm
hồ được, không xây dựng đô thị được, không khai thác khoáng
sản được vì chỗ này một loài cá đặc hữu ngự trị, chỗ khác mấy
loài kỳ nhông phởn phơ, còn chỗ nọ thì phải giữ nguyên vì thấy
vết chân còn tươi của một loài dê rừng quý hiếm...
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Những người ủng hộ trường phái môi trường cực đoan
không phải là những người nghèo đang phải hằng ngày
vật lộn mưu sinh, khát khao miếng cơm manh áo và học
hành.
Trong khi gọi các đô thị là những "ung nhọt của Trái Đất"
là "các tế bào ung thư trong cơ thể tự nhiên" thì những
người ủng hộ MTCĐ lại là những dân cư đô thị chính
cống với cuộc sống đầy đủ tiện nghi.
Xu thế phát triển trên thế giới đầu thế kỷ XXI sẽ làm tăng
cả nhóm người giàu có và nhóm người nghèo khổ. Đó
chính là mảnh đất làm cho cả nhóm MTCĐ lẫn nhóm nạn
nhân của MTCĐ sẽ còn bành trướng trong tương lai.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
14
5.2.4. Lối sống tiêu thu và nạn tham nhũng
Lối sống tiêu thụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy của mô hình tăng trưởng kinh tế. Bởi vì tiêu thụ tạo ra
"cầu, từ đó thúc đẩy cung“:
Lối sống tiêu thụ ngày càng lan tràn, từ các nước giàu
sang các nước nghèo, từ đô thị đến nông thôn.
Tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của một con
người bị rút gọn một cách phi lý thành việc đánh giá
những thứ mà anh ta sở hữu.
Lối sống tiêu thụ là bạn đồng hành của tệ tham nhũng. Sự
hám lợi đặc biệt là ở những người có quyền lực đã diễn
ra nghiêm trọng hơn tại những nước nghèo đang phát
triển, và trở thành nạn tham nhũng khó khắc phục.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.2.5. Sự bùng nổ dân số
Tất cả các khó khăn kể trên đã cản trở con đường đi tới
phát triển bền vững và vấn đề càng phức tạp hơn khi ta
gắn kết với sự bùng nổ dân số trên quy mô toàn cầu.
Khi sự tăng trưởng dân số ảnh hưởng tới môi trường và
chất lượng cuộc sống thì sự đối lập giữa các nước phát
triển và đang phát triển trở nên trầm trọng:
Ở một số nước giàu phương Bắc, dân số thực sự
đang giảm dần. Giá cả cao và sự đi lên của đời sống,
đặc biệt là những tốn kém cho một đứa con ra đời là lý
do của việc giảm sinh đẻ. ảnh hưởng chính của nó là
việc tiếp tục giảm số lượng người đi làm và giảm
nguồn phụ cấp lương hưu cùng các bảo hiểm xã hội
khác.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
15
Trái lại, những gia đình ở các nước đang phát triển
thường đông hơn phần lớn là do quan niệm truyền
thống. Thiếu những lợi ích an toàn xã hội, cha mẹ phải
dựa vào con cái để được chăm sóc lúc tuổi già. Phong
tục này vẫn thịnh hành ở những nước đang phát triển,
đặc biệt là phương Đông. Con cái được xem như một
thứ "bảo hiểm" và hậu quả là họ có rất nhiều con so
với các nước phát triển, nơi mà cha mẹ già chủ yếu
dựa vào sự trợ cấp xã hội nhiều hơn là vào con cái.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.2.6. Mặt trái của khoa học - công nghệ
Những tác động môi trường hầu như không bao giờ được
tính đúng khi các phát minh công nghệ ra đời.
Động cơ đốt trong và các thiết bị lò đốt sử dụng than đá
đã mở ra cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 2 (sau phát
minh ra động cơ hơi nước), nhưng lúc đó chưa ai biết
chính những phát minh này sẽ dẫn đến thảm hoạ nóng
lên của bầu khí quyển Trái Đất do sự phát xả quá nhiều
khí nhà kính.
Những mặt trái chưa quản trị được hoặc hết được của
điện nguyên tử, của công nghệ sinh học ngành, công
nghệ hoá học... sau vài ba thập kỷ khi công nghệ đó được
áp dụng vào thực tế mới được phát hiện: Các hoá chất
BVTV độc hại như Monitor, Wofatox, DDT, PCB...
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
16
5.3. Chiến lược về phát triển bền vững trên thế giới
Trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia nào có
thể tự cung cấp được các nhu cầu phát triển của đất
nước mình.
Các nguồn tài nguyên chung trên Trái đất, đặc biệt là khí
quyển, đại dương và các hệ sinh thái chỉ có thể quản lý
trên cơ sở cùng một mục đích và một giải pháp chung.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.3.1. Các công ước và thỏa thuận quốc tế về môi
trường
Các thỏa ước để hợp tác với nhau thường là ở hình thức
thỏa thuận, có thể là tay đôi, hoặc giữa nhiều nước, hoặc
thực sự toàn cầu.
Một trong những thoả ước đầu tiên đạt được về quản lý
tài nguyên là Hiệp ước về dòng nước chung biên giới
năm 1909, để hoà giải những bất đồng giữa Canada và
Mỹ trong cách sử dụng dòng nước chảy qua cả hai nước.
Trong những thập kỷ tiếp theo, chỉ mới có lẻ tẻ vài hiệp
ước về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhưng dần
dần vấn đề này đã được chú ý hơn nhiều. Bảo vệ cá voi
trở thành đầu đề của hiệp ước năm 1946, vấn đề dầu làm
ô nhiễm biển năm 1954 và châu Nam Cực năm 1959.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
17
Đầu những năm 1970, các nước đã ký kết được một số
hiệp ước quan trọng. Đó là Công ước RAMSAR về đất
ngập nước (1971), Công ước về di sản thế giới (1972),
Công ước về vấn đề đổ rác xuống biển (1972), Công ước
về buôn bán các loài đang bị đe doạ (CITES) (1973),
Công ước về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu thủy (1973) và
Công ước về các loài đông vật di cư (1979).Một công ước
đầu tiên về chất lượng không khí là Công ước về ô nhiễm
không khí lan ra các biên giới, được hoàn thành tại
Geneva năm 1979.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
5.3.2. Các Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới
Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, hay còn gọi là
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới, đã được quốc tế tổ chức
tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6 năm 1992.
Tuy rằng Hội nghị Thượng đỉnh này là do các chính phủ
thực hiện nhưng chính là do áp lực thúc đẩy ngày càng
tăng của quần chúng. Người ta hy vọng rằng Hội nghị
Thượng đỉnh này không những chỉ quyết định những b
ước đi cần thiết để ngăn chặn tình trạng suy thoái môi
trường, hồi phục lại các hệ sinh thái bị huỷ hoại và tăng
cường phát triển, mà còn bảo đảm cu ng cấp ngân sách
để thực hiện hành động tiếp theo và đặt cơ sở cho việc
cải tổ lại hệ thống tổ chức của LHQ.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
16.11.2013
18
Tuyên ngôn Rio đã công bố 7 nguyên tắc chung và 27
nguyên tắc cụ thể mà xã hội dựa vào đó để xây dựng một
sự nghiệp phát triể n trên cơ sở bền vững.
7 nguyên tắc chung đó là:
1. Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân;
2. Nguyên tắc phòng ngừa;
3. Nguyên tắc về sự bình đẳng giữa các thế hệ;
4. Nguyên tắc về sự bình đẳng trong nội bộ thế hệ;
5. Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền;
6. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền;
7. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.
Ch.5. Các chiến lược MT toàn cầu
Năm 1997, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức kiểm điểm lại
quá trình 5 năm thực hiện các cam kết Rio tại Hội nghị
Rio + 5 được tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản nhằm thúc đẩy
quá trình Rio. Hội nghị đã đánh giá kết quả hoạt động của
CTNS 21 ở cấp quốc gia, vùng và địa phương, và đề xuất
Chương trình hành động cho giai đoạn 1998-2002.
Ngay sau đó, nhiều hội nghị quốc tế khác đã được tổ
chức: Hội nghị về quản lý nguồn nước ngọt được tổ chức
với kết quả là Tổ chức Cộng tác nước toàn cầu (Glob