- Phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là chi phí sử dụng vốn.
- Từ phía nhà đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 7: Chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy và cơ cấu vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* ThS. Nguyễn Thanh Huyền Chương 7: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN, ĐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU VỐN 7.1 Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 7.2 Các loại đòn bẩy của doanh nghiệp 7.3 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1 Chi phí sử dụng vốn của DN 7.1.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn - Phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là chi phí sử dụng vốn. - Từ phía nhà đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.2 Các loại chi phí sử dụng vốn (Chi phí sử dụng các loại vốn) 7.1.2.1 Chi phí sử dụng vốn vay - Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được hiểu là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay mà chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trong đó: V : số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng được Ti : số vốn gốc và lãi tiền vay doanh nghiệp phải trả ở năm thứ t cho người cho vay (i = 1,n) rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế n : số năm vay vốn * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Nếu công ty đang huy động vốn bằng trái phiếu, được xác định dựa vào công thức sau: Trong đó: Pf : số tiền thu khi phát hành trái phiếu sau khi trừ đi các chi phí phát hành I : tiền lãi trái phiếu phải trả hàng năm M : mệnh giá trái phiếu n : số năm (kỳ hạn) của trái phiếu rd : chi phí sử dụng vốn trái phiếu * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: Có thể xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế theo công thức sau: rd = rdt (1 – t) Trong đó: rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế rd : chi phí sử dụng vốn vay sau thuế t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Ví dụ: Công ty A vay vốn Ngân hàng với lãi suất vay là 6%/ năm. Thuế suất thuế TNDN Cty phải chịu là 25%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của Cty. Đáp án: rd = 4,5% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.2.2 Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được hiểu là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên mỗi cổ phần hay giá cổ phiếu không bị sụt giảm. hoặc Trong đó: rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Df : cổ tức của mỗi cổ phiếu ưu đãi Pf : giá phát hành mỗi cổ phiếu ưu đãi e : tỷ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành Pnf : số tiền thu ròng (số tiền thực tế có thể thu được khi phát hành) của mỗi cổ phiếu ưu đãi * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Công ty A dự định phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn đang thiếu hụt. Giá phát hành trùng với mệnh giá CPƯĐ là 44.000 đ/ CP, trong đó chi phí phát hành ước tính là 4.000 đ/ CP. Tỉ lệ cổ tức của CPƯĐ là 9%/năm. Hãy tính chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi mà Cty A phải chịu. Đáp án: rf = 9.9% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.2.3 Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (Chi phí sử dụng cổ phiếu thường) - Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty. - Phương pháp xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại: Dựa vào mô hình tăng trưởng cổ tức: Trong đó: Po : giá trị của cổ phiếu thường Dt : cổ tức dự tính được chia ở thời kỳ thứ t re : tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Tính chi phí sử dụng cổ phiếu thường của Cty A biết rằng: - Mệnh giá CP A là 40.000 đ/CP - Giá bán CP A là 50.000 đ/ CP - Tỷ lệ trả cổ tức hiện hành là 15% - Mức tăng trưởng cổ tức hiện nay là 8,5%/năm Đáp án: re = 21,52% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Dựa vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) xác định theo công thức sau: re = Rf + βe(Rm – Rf) Trong đó: re : tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư Rf : tỷ suất sinh lời (lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ Rm : tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường βe : hệ số rủi ro của cổ phiếu e * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Dựa vào lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro: Cơ sở của phương pháp: khi đầu tư vào công ty cổ phần, trái chủ sẽ chịu rủi ro ít hơn so với cổ đông, do vậy tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có thể xác định bằng cách lấy lãi suất trái phiếu của công ty cộng thêm mức bù rủi ro. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.2.4 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới Có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới như sau: hoặc Trong đó: P’o : giá phát hành mỗi cổ phiếu thường mới e : tỷ lệ chi phí phát hành so với giá phát hành Po : giá ròng (số tiền thực thu) phát hành mỗi cổ phiếu thường mới, khi đó, Po = P’o(1-e) re : chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới g : tốc độ tăng trưởng cổ tức dự tính mỗi năm * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Công ty dự tính sẽ phát hành thêm cổ phiếu mới để tài trợ vốn. Giá phát hành CP ra thị trường là 45.000 đ/ CP (đã trừ đi chi phí phát hành). Mức cổ tức hiện nay Cty đang chi trả là 7000 đ/ CP, mức tăng trưởng cổ tức dự tính là 8%/năm. Hãy tính chi phí sử dụng cổ phiếu mới phát hành cho Cty A. Đáp án: re = 24,8% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC - Weighted Average Cost of Capital) WACC là chi phí sử dụng vốn trung bình tính theo tỷ trọng của các chi phí sử dụng vốn thành phần (chí phí vốn vay, chi phí vốn cổ phần ưu đãi, chi phí vốn cổ phần thường) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân (tiếp) Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) có thể được xác định theo phương pháp tính bình quân gia quyền theo công thức như sau: Trong đó: WACC : chi phí sử dụng vốn bình quân E : vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại Cf : Vốn cổ phần ưu đãi D : vốn vay re : chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế wi : tỷ trọng vốn loại i trong tổng nguồn vốn tài trợ ri : chi phí sử dụng vốn loại i t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Hoặc * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ 1: Cho một số thông tin về Cty ABC như sau: Vay vốn Ngân hàng với lãi suất 10%. Cổ tức cổ phần ưu đãi là 2880đ/cổ phiếu/năm, giá bán CPƯĐ thực thu về là 30.000đ/CP. Giá cổ phiếu thường là 23.700 đ/CP, mức cổ tức hiện nay là 750 đ/CP/năm, mức tăng trưởng cổ tức là 8%/năm. Thuế suất thuế thu nhập DN là 25%. Cơ cấu vốn mục tiêu của ABC là 45% vốn vay, 2% vốn CPƯĐ và 53% vốn CPT Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn bình quân theo tỷ trọng của ABC Đáp án: WACC = 9,6% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Sau 1 thời gian, do tốc độ phát triển của ABC rất nhanh, vốn nội bộ không đáp ứng nổi nhu cầu vốn của ABC nên Cty quyết định phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn. Chi phí phát hành cổ phiếu mới là 10%. Giá CPT vẫn không đổi. Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân của ABC sau khi phát hành thêm CP mới là bao nhiêu? Đáp án : WACC = 9,8% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ 2: Một công ty cổ phần có tổng số vốn đang sử dụng là 10.000 triệu đồng và được hình thành từ các nguồn sau: Kết cấu nguồn vốn kể trên được xem là kết cấu nguồn vốn tối ưu của công ty. Trong năm tới, để đáp ứng nhu cầu vốn, công ty dự kiến huy động thêm 3.000 triệu đồng và phân bổ theo kết cấu nguồn vốn tối ưu như trên. Công ty dự kiến số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là 1.050 triệu đồng, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là 10,4%, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại là 13,5%. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân cho phương án huy động vốn kể trên của công ty. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.1.4 Chi phí sử dụng vốn cận biên - Khái niệm: chi phí sử dụng vốn cận biên (MCC) được hiểu là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động tăng thêm cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh Trong đó: BPji : điểm gãy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i ACji : tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i Wj : tỷ trọng nguồn tài trợ j trong tổng các nguồn tài trợ Từ việc xác định điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt, có thể xác định được tổng các điểm gãy của tổng quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động - Điểm gãy được xác định theo công thức : * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ 1: Lãi ròng ước tính của ABC năm 2008 là 13.780tr.đ. Tỷ lệ thanh toán cổ tức là 45% tổng lãi ròng. a. Tìm điểm gãy của ABC khi Cty sử dụng hết số lợi nhuận để lại và phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng vốn. b. Trong khế ước vay vốn ngân hàng của ABC quy định: hạn mức lãi suất vay 10% chỉ ứng với số tiền vay dưới 9000tr.đ, vượt quá mức ấy, lãi suất vay sẽ là 12%. Hãy tính điểm gãy tại mức thay đổi lãi suất. Đáp án: a. 14.300 tr đ. b. 20.000 tr đ * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Lựa chọn dự án đầu tư với MMC: các bước hoạch định: + Nhận dạng các cơ hội đầu tư tiềm năng + Ước lượng dòng tiền tương lai cho từng dự án + Tính hiện giá của dòng thu nhập trong tương lai với lãi suất chiết khấu là WACC của dự án đầu tư + So sánh hiện giá dòng thu nhập với hiện giá chi phí của dự án + Các dự án có hiện giá thu nhập lớn hơn hiện giá của dòng chi phí sẽ được chọn. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ 2: Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn được xem là tối ưu như sau: Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, công ty dự kiến huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu như trên và có khả năng huy động các nguồn vốn với chi phí sử dụng như sau:- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng là 13,4% - Nếu phát hành thêm cổ phiếu phổ thông để huy động vốn thì chi phí sử dụng là 14% - Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi, chi phí sử dụng vốn là 10,3% - Nếu vay vốn từ 900 triệu đồng trở xuống thì lãi suất là 10%/năm và nếu vốn vay trên 900 triệu thì lãi suất áp dụng cho phần tiền vay gia tăng này là 13%/năm. Lãi vay phải trả một lần vào cuối năm, vốn gốc trả vào thời điểm cuối của năm cuối cùng - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Xác định chi phí sử dụng vốn của khoảng vốn huy động từ 0 đến điểm gãy thứ nhất và từ điểm gãy thứ nhất đến điểm gãy thứ hai và các khoảng vốn kế tiếp: Như vậy: MCC của mỗi đồng vốn huy động thêm trong khoảng từ 0 đến 1450 trđ là 10,683% MCC của mỗi đồng vốn huy động thêm trong khoảng từ 1450 đến 2000 là 11,001% MCC của mỗi đồng vốn huy động thêm khi qui mô vốn trên 2000 trđ là 12,014% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Công ty có 3 khoảng vốn huy động và tương ứng với mỗi khoảng thì chi phí sử dụng vốn bình quân là khác nhau. Chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động vốn được thể hiện qua đồ thị sau: Chi phí sử dụng vốn % 12 11 10 Điểm gãy BPE WACC2 = 11,001 WACC3 = 12,014 Điểm gãy BPD 1.000 1.450 2.000 Qui mô huy động vốn (trđ) WACC1 = 10,683 * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.2 Các loại đòn bẩy của DN 7.2.1 Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) a. Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận * Các khái niệm: Chi phí cố định (định phí) Chi phí biến đổi (biến phí) Đòn bẩy hoạt động: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến LN trước thuế và lãi vay (EBIT) của DN. * Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận: Chi phí cố định càng lớn tốc độ tăng LN hoạt động (EBIT) càng cao sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng làm khuếch đại sự gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này theo quy luật giảm dần. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền b. Phân tích điểm hòa vốn Nếu gọi P : giá bán đơn vị sản phẩm Q : số lượng sản phẩm (sản lượng) sản xuất và tiêu thụ V : chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm F : chi phí cố định QBE : sản lượng hòa vốn Điểm hòa vốn xuất hiện khi tổng doanh thu bằng tổng chi phí và EBIT = 0. Khi đó, ta có: P.QBE = V.QBE + F QBE = F/(P – V) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Cty sản xuất TV có 2 dự án sản xuất A và B. Theo kế hoạch A: đơn giá bán 2 tr.đ/chiếc. Định phí hàng năm là 20.000 tr.đ, biến phí là 1,5 tr.đ/sp. Theo kế hoạch B: đơn giá bán 2tr.đ/sp, định phí 60.000 tr.đ, biến phí là 1 tr.đ/ sp. Dự tính sản lượng kế hoạch là 100.000 sp. Yêu cầu: tính sản lượng hòa vốn của 2 dự án Đáp án: QBE A = 40.000 sp QBE B = 60.000 sp * ThS. Nguyễn Thanh Huyền c. Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL) Hay Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động tại mức sản lượng Q: Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm đa dạng thì chúng ta sử dụng chỉ tiêu mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động theo doanh thu như sau: Trong đó: S là doanh thu và V là tổng chi phí biến đổi, F là tổng chi phí cố định * ThS. Nguyễn Thanh Huyền d. Quan hệ giữa DOL và điểm hòa vốn Lợi nhuận và DOL ở những mức độ sản lượng khác nhau Đồ thị: Quan hệ giữa Q và DOL * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Nhận xét: DOL tiến đến vô cực (cực đại) khi Q tiến dần đến điểm hòa vốn Khi Q càng vượt xa điểm hòa vốn thì DOL tiến dần đến 1 (không có tác dụng khuếch đại) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền e. Quan hệ giữa DOL và rủi ro doanh nghiệp Rủi ro DN là những khả năng bất ổn xảy ra trong hoạt động của DN khiến cho LN hoạt động (EBIT) của DN giảm. Các yếu tố của rủi ro DN: DOL, sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản xuất. DOL làm khuếch đại sự ảnh hưởng của sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản xuất lên EBIT của DN. DOL không phải là nguồn gốc của rủi ro DN. Bản chất của rủi ro DN là sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản xuất. DOL là khuếch đại rủi ro DN, và rủi ro sẽ xuất hiện khi có biến động về doanh thu và chi phí. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền f. Ý nghĩa của DOL Việc xem xét DOL cho phép nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết trước sự thay đổi sản lượng hay doanh thu sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận (EBIT). Điều này giúp cho họ có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định hay chính sách doanh thu và chi phí. Nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động cao, bởi lẽ trong tình huống đó chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.2.2 Đòn bẩy tài chính (financial leverage) * Khái niệm Có thể hiểu, đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả mà chủ yếu là vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. * Điểm khác nhau giữa đòn bẩy hoạt động OL và đòn bẩy tài chính FL: + DN có thể lựa chọn FL mà không thể lựa chọn OL + OL do đặc điểm hoạt động của DN quyết định + FL do DN quyết định chọn nguồn vốn nào tài trợ chủ yếu cho hoạt động của DN * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Tác động của sự thay đổi ROAE (tỷ suất sinh lời EBIT trên vốn) đến ROE: Có Biết Vì (1-t) là hằng số ROE phụ thuộc vào ROAE, i và D/E * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Kết luận: Nếu ROAE>i: DN tăng vốn vay sẽ làm gia tăng ROE (tình trạng đòn bẩy tài chính dương) Nếu ROAE<i: DN tăng vốn vay sẽ làm giảm ROE (tình trạng đòn bẩy tài chính âm) Nếu ROAE=i: việc DN thay đổi mức sử dụng vốn vay không làm thay đổi ROE * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập một cổ phần (EPS) Ví dụ: Công ty cổ phần XYZ chuyên sản xuất SP A, kế hoạch kinh doanh như sau: Doanh thu: Dự kiến nếu nền kinh tế phát triển bình thường thì có thể đạt mức doanh thu thuần 2.000 trđ/năm. Nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh, doanh thu thuần là 3.000 trđ/năm. Nếu nền kinh tế suy thoái, doanh thu thuần đạt 1.000 trđ/năm. Chi phí: CP cố định là 400 trđ/năm. Tổng CP biến đổi là 60% DTT. Thuế suất thuế TNDN là 25% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Để thực hiện kế hoạch trên, DN dự kiến số vốn cho hoạt động KD là 2.000 trđ. Cty xem xét 2 phương án huy động vốn: (1) Tài trợ 100% bằng vốn cổ phần, theo đó sẽ phát hành 100.000 cổ phiếu phổ thông (2) Tài trợ 50% bằng vốn cổ phần, 50% bằng vốn vay, theo đó sẽ phát hành 50.000 cổ phiếu phổ thông và vay 1.000 trđ với lãi suất 12%/năm. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (điểm cân bằng EBIT) - Khái niệm: là điểm giao giữa các phương án tài trợ, tại đó EBIT theo bất kì phương án nào cũng mang lại EPS như nhau - Công thức xác định: Trong đó: EBITI : điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế I1 : lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất I2 : lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ hai t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp SH1 : số cổ phần phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất SH2 : số cổ phần phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ hai * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Ý nghĩa của điểm cân bằng EBIT: + Nếu EBIT thấp hơn EBITI thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường sẽ tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ + Nếu EBIT cao hơn EBITI thì phương án tài trợ bằng nợ sẽ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Các bước vẽ đồ thị EBIT- EPS + Tính EPS với EBIT cho trước bằng công thức: PD là cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi Tọa độ (EBIT, EPS) = (EBIT cho trước, EPS vừa tính được) + Tính EBIT với giả thiết EPS = 0 bằng công thức: (EBIT - I)(1-t) - PD = 0 từ đó tìm ra EBIT Tọa độ (EBIT,EPS) = (EBIT vừa tính được, 0) + Vẽ đồ thị là đường thẳng nối 2 tọa độ trên. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần. - Tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn + Giai đoạn đầu: Do tác động của việc tiết kiệm thuế từ sử dụng vốn vay Chi phí sử dụng sử dụng vốn bình quân của công ty giảm thấp. + Giai đoạn sau: Khi sử dụng đòn bẩy tài chính vượt quá một giới hạn nào đó, nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty tăng cao, rủi ro tài chính tăng mạnh, các nhà cho vay sẽ đòi hỏi một lãi suất cao hơn, các nhà đầu tư khác cũng yêu câu một tỷ lệ sinh lời cao vọt lên CP sử dụng vón bình quân của công ty sẽ tăng. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Tác động của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu: + Giai đoạn đầu: Sử dụng đòn bẩy tài chính trong một mức độ nhất định sẽ làm cho chi phí dử dụng vốn bình quân giảm thấp đồng thời gia tăng thu nhập trên một cổ phần xu hướng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. + Giai đoạn sau: Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính vượt quá một giới hạn nhất định sẽ làm chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng cao giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm đi. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) Hay Trong trường hợp doanh nghiệp không tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi thì PD = 0, ta có: Kết hợp với việc xác định EBIT theo chi phí cố định và chi phí biến đổi (trong phần đòn bẩy hoạt động), ta có Ý nghĩa DFL: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi thu nhập của DN tăng lên hay giảm đi 1% thì EPS sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả các chi phí này cũng gia tăng. Từ đó làm cho xác suất mất khả năng thanh toán tăng theo. Chẳng hạn, công ty A và B đều có EBIT = 80.000 $. Công ty A không sử dụng nợ, công ty B phát hành 200.000 $ trái phiếu vĩnh cửu với lãi suất 15%/năm. Như vậy, hàng năm công ty B phải trả 30.000$ tiền lãi. Nếu EBIT của 2 công ty giảm xuống còn 20.000$ thì công ty B lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi đó công ty A thì không. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.2.3 Đòn bẩy tổng hợp (combined or total leverage) * Khái niệm: Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp có thể được hiểu là thước đo phản ánh tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (EPS) khi doanh thu tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ có sự thay đổi. Hay Về mặt tính toán, DTL là tích số của DOL và DFL Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp DTL: Cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7.3 Cơ cấu vốn của DN 7.3.1 Khái niệm và các chỉ tiêu biểu thị cơ cấu nguồn vốn * Khái niệm: Cơ cấu nguồn vốn được hiểu là tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp * Tầm quan trọng của việc lựa chọn v