Chương 8 Phân tích tài chính

Trong Excel, các hàm tài chính được chia làm 3 nhóm cơ bản: Các hàm khấu hao tài sản cố định Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Các hàm tính giá trị đầu tư chứng khoán

ppt49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 8 Phân tích tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG 8 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH * Trong Excel, các hàm tài chính được chia làm 3 nhóm cơ bản: Các hàm khấu hao tài sản cố định Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Các hàm tính giá trị đầu tư chứng khoán * I. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Định nghĩa: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp 2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao tuyến tính Phương pháp khấu hao nhanh * 3. CÁC HÀM THÔNG DỤNG 3.1 Hàm SLN (Straight Line) Chức năng: Tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng thời gian xác định Cú pháp: = SLN(cost, salvage, life) * 3.1 Hàm SLN (Straight Line) Cost: giá trị ban đầu của TSCĐ Salvage: giá trị tại thời điểm kết thúc khấu hao hay còn gọi là giá trị còn lại ước tính của tài sản sau khi đã khấu hao Life: số kỳ tính khấu hao của tài sản, hay còn gọi là thời gian hữu ích của tài sản Chú ý: Mức khấu hao hằng năm tính theo công thức: SLN = (cost – salvage)/life * 3.1 Hàm SLN (Straight Line) Bài toán ví dụ 1: Một tài sản có nguyên giá $10,000 và thời gian sử dụng hữu ích 5 năm. Giá trị thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng là $500. Tài sản khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Mức khấu hao mỗi năm là bao nhiêu? * Bài toán ví dụ 2: Một tài sản có nguyên giá $100,000 được khấu hao trong 5 năm theo phương pháp SLN. Hãy tính khấu hao tích luỹ qua các năm và biểu diễn trên đồ thị. 3.1 Hàm SLN (Straight Line) * 3.2 Hàm SYD (Sum of Year’Digits) Chức năng: Tính tổng khấu hao hằng năm của một TSCĐ trong một khoảng thời gian xác định. Cú pháp: = SYD(cost, salvage, life, per) * Các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN Per: số thứ tự năm khấu hao. Hàm SYD được tính theo công thức sau: 3.2 Hàm SYD (Sum of Year’Digits) * 3.2 Hàm SYD (Sum of Year’Digits) Bài toán ví dụ 1: Tài sản có nguyên giá 108 triệu đồng có tuổi đời hữu ích là 6 năm. Giá trị thanh lý ước tính khi hết hạn khấu hao là 8 triệu đồng. Hãy tính khấu hao cho năm thứ 4 và thử lại kết quả theo công thức. * 3.2 Hàm SYD (Sum of Year’Digits) Bài toán ví dụ 2: Một tài sản cố định có nguyên giá $120,000 ước sử dụng trong 5 năm. Giả sử giá trị thanh lý bằng 0. Hãy tính mức khấu hao trong các năm và tổng chi phí khấu hao sau 5 năm. * 3.3 Hàm DB (Declining Balance) Chức năng: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định Cú pháp: = DB(cost, salvage, life, period, month) * 3.3 Hàm DB (Declining Balance) Các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN. Period: kỳ cần xác định chi phí khấu hao. Month: số tháng trong năm đầu tiên. Nếu month bị bỏ qua, hàm sẽ mặc định là month = 12 (tháng) * 3.3 Hàm DB (Declining Balance) Bài toán ví dụ: Đầu tháng 06/2002, doanh nghiệp mua một tài sản cố định có nguyên giá $10,000 được khấu hao trong 6 năm với giá trị thanh lý ước tính 500. Hãy tính mức khấu hao hằng năm cho tài sản này. * 3.4 Hàm DDB (Double Declining Balance) Chức năng: Tinh khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần (số dư giảm gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản lý có thể được lựa chọn) Cú pháp: = DDB (cost, salvage, life, period, factor) * Các tham số cost, salvage, life, period như ở hàm DDB. Factor: tỷ lệ trích khấu hao (hay còn gọi là hệ số điều chỉnh khấu hao). Nếu factor được bỏ qua, hàm sẽ mặc định giá trị factor = 2, nghĩa là phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ lệ kép. 3.4 Hàm DDB (Double Declining Balance) * Chú ý: Tất cả các đối số phải là số dương Bảng hệ số điều chỉnh theo quy định hiện hành tại Việt Nam: 3.4 Hàm DDB (Double Declining Balance) * Bài toán ví dụ: Áp dụng hàm DDB tính khấu hao cho TSCĐ với tỷ lệ trích khấu hao r = 2. 3.4 Hàm DDB (Double Declining Balance) * II. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư: 1. Khái niệm: Tiền tệ luôn thay đổi theo thời gian. Với một giá trị tiền tệ nhất định ở thời điểm hiện tại, qua luân chuyển, giá trị tiền tệ vào thời điểm tương lai có khả năng thay đổi so với giá trị ban đầu. Việc thay đổi có thể do tác động của nhiều nhân tố: lãi đầu tư, lạm phát… * 1. Khái niệm: Như vậy, giá trị tiền tệ tại các thời điểm khác nhau có sự thay đổi, nên ngoài các yếu tố như: giá trị vốn đầu tư, lãi suất đầu tư thì thời gian chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc tính toán thời giá của tiền tệ. * 2. Các công thức tính toán giá trị dòng tiền 2.1.Hàm FV (Future Value): Chức năng: Tính giá trị tương lai của một khoản vốn đầu tư với lãi suất cố định thanh toán định kỳ và cố định. Cú pháp: =FV(rate,nper,pmt,pv,type) * 2.1.Hàm FV (Future Value): Rate: lãi suất mỗi kỳ Nper: tổng số kỳ tính lãi Pmt: số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì pmt = 0 Pv: giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì pv = 0 Type: hình thức thanh toán Nếu type = 1: thanh toán đầu kỳ type = 0: thanh toán cuối kỳ * 2.1.Hàm FV (Future Value): Chú ý: Đối với các đối số của hàm: Nếu khoản tiền phải chi ra thì thể hiện giá trị âm Nếu khoản tiền nhận về thì thể hiện giá trị dương. * 2.1.Hàm FV (Future Value): Bài toán ví dụ 1: Đầu tư một khoản vốn trị giá $1,000 với tỷ suất sinh lợi là 9% một năm và việc thu hồi vốn sẽ được thực hiện một lần sau khi đáo hạn 10 năm. Hãy xác định số tiền thu hồi từ dự án đầu tư trên sau khi đáo hạn. * 2.1.Hàm FV (Future Value): Bài toán ví dụ 2: Tính số tiền một người gửi $10,000 vào ngân hàng và mỗi năm gửi thêm $200 với lãi suất 5%/năm (bỏ qua lạm phát) sau 10 năm * 2.2.Hàm PV (Present Value): Chức năng: Dùng để tính giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Cú pháp: = PV(rate,nper,pmt,fv,type) Trong đó: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư Các tham số còn lại tương tự như hàm FV * 2.2.Hàm PV (Present Value): Bài toán ví dụ 1: Bạn muốn có $1,000 sau 10 năm nữa, vậy bây giờ bạn nên gửi tiết kiệm số tiền bao nhiêu? Biết lãi suất tiết kiệm là 10% một năm (ghép lãi hằng năm), thời hạn tiết kiệm là 10 năm * 2.2.Hàm PV (Present Value): Bài toán ví dụ 2: Xác định số nợ gốc mà anh X đã vay, biết rằng, cuối mỗi tháng anh X phải thanh toán cho ngân hàng một khoản tiền là 1,5 triệu đồng trong 1 năm với lãi suất là 1% một tháng. * 2.3.Hàm PMT (Payment): Chức năng: Dùng để tính giá trị của mỗi khoản thanh toán phát sinh trong một chuỗi tiền tệ đều khi biết giá trị tương lai (FV) hay giá trị hiện tại của nó.. Cú pháp: =PMT(rate,nper,pv,fv,type) * 2.3.Hàm PMT (Payment): Bài toán ví dụ 1: Một khoản vốn vay trị giá $1,000 với lãi suất 8% một năm. Hãy thử tính cho trường hợp thanh toán cuối năm và số tiền thanh toán nợ vào đầu mỗi năm trong suốt 10 năm. * 2.3.Hàm PMT (Payment): Bài toán ví dụ 2: Bà M dự kiến mua trả góp một xe Atila tại một đại lý doanh nghiệp SYM với giá trả ngay là 32 triệu đồng. Phương thức thanh toán đều trong 6 tháng vào cuối mỗi tháng với khoản tiền bằng nhau, lãi suất áp dụng là 1% một tháng. Hãy xác định số tiền bà M phải trả mỗi tháng. * 2.4.Hàm Rate: Chức năng: Tính lãi suất cho một khoản vay Cú pháp: =Rate(nper,pmt,fv,type,gues) Trong đó, gues là lãi suất mà bạn dự đoán. Giá trị lãi suất dự đoán thường nằm trong khoảng từ 0 (0%) đến 1 (100%). Nếu bỏ qua dự đoán này, hàm sẽ mặc định là 10% * 2.4.Hàm Rate: Bài toán ví dụ: Tính lãi suất cho một khoản vay 1000$ trong 2 năm, mỗi năm phải trả 100$. Đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là 1200$. * 2.5.Hàm NPER: Chức năng: Dùng Để tính số thời kỳ phát sinh của một chuỗi tiền tệ đều với lãi suất không đổi Cú pháp: = NPER(rate, pmt, pv, fv, type) * 2.5.Hàm NPER: Bài toán ví dụ 1: Để Tuấn vào đại học, mẹ của Tuấn dự kiến Tuấn cần một khoản tiền là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, với khả năng tài chính của gia đình chỉ có thể tiết kiệm mỗi tháng 2 triệu đồng, với lãi suất 1%/tháng. Hãy xác định mẹ của Tuấn phải tiết kiệm bao nhiêu tháng để có được số tiền cho Tuấn đi học? * 2.5.Hàm NPV: Chức năng: Dùng để tính giá trị hiện tại ròng của khoản vốn đầu tư theo một mức lãi suất chiết khấu với một chuỗi các khoản thanh toán trong tương lai và các khoản thu nhập. Cú pháp: =NPV(rate,value1, value 2,…, value n) * 2.6.Hàm NPV: Trong đó: Rate: lãi suất Value 1: giá trị vốn đầu tư ban đầu Value 2 đến value n: luồng tiền kỳ vọng trong tương lai. Chú ý: Nếu NPV >= 0 thì dự án được chấp nhận. Nếu NPV = r thì dự án được chấp nhận Nếu IRR < r thì dự án không được chấp nhận. * 2.7.Hàm IRR: Bài toán ví dụ: Một dự án đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất là 100 triệu USD, doanh thu hàng năm của dự án là 50 triệu USD. Chi phí hàng năm là 20 triệu USD, đời của dự án là 5 năm. Hãy xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ biết lãi suất vay dài hạn là 12%. * III. Các hàm tính giá trị đầu tư chứng khoán: Một số hàm thông dụng: 1. Hàm ACCRINTM:(Accrued Interest at Maturity) Chức năng: Dùng để tính tiền lãi tích lũy đối với loại chứng khoán trả lãi vào thời điểm đáo hạn Cú pháp: = ACCRINTM(issue, maturity, rate, par, basic) * 1. Hàm ACCRINTM: issue: ngày phát hành chứng khoán maturity: ngày đáo hạn chứng khoán rate: tỷ suất của cuốn phiếu par: giá trị của mỗi cuốn phiếu. Nếu bỏ qua Excel sẽ gán là $1.000 basic: số ngày cơ sở. basic = 1 thì 1 năm có 365 ngày basic = 0 thì 1 năm có 360 ngày * 2. Hàm INTRATE: Chức năng: Dùng để tính lãi suất đối với một chứng khoán được đầu tư hoàn toàn Cú pháp: = INTRATE (settlement, maturity, investment, redemption, basic) * 2. Hàm INTRATE: Trong đó: settlement: ngày thanh toán Maturity: ngày đáo hạn chứng khoán Invesment: khoản tiền đầu tư Redemption: giá trị thu hồi khi chứng khoán đáo hạn Basic: số ngày cơ sở. * 3. Hàm RECIEVED: Chức năng: Dùng để tính giá trị nhận được khi đáo hạn của một chứng khoán được đầu tư hoàn toàn. Cú pháp: = RECEIVED (settlement, maturity, investment, discount, basic) * 3. Hàm RECIEVED: Trong đó: Discount: tỷ suất chiết khấu Các tham số khác tương tự hàm INTRATE * 3. Hàm DISC: Chức năng: Tính tỷ suất chiết khấu của một chứng khoán. Cú pháp: = DISC (settlement, maturity, pr, redemption, basic) pr: giá trị mỗi 100$ mệnh giá của chứng khoán Redemption: giá trị phải trả cho mỗi chứng khoán 100$. * CHÚ Ý: Các tham số ngày tháng của các hàm tính giá trị chứng khoán trong Excel đều được đưa vào dưới dạng chuỗi số tuần tự. Để đổi ngày tháng ra chuỗi số tuần tự ta nên dùng hàm DATE (year,month,day)