Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng.
Cũng có thể kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành và các loại hình hoạt động phục vụ quá trình sản xuất xã hội nhằm đảm bảo tính liên tục của các chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để cho sản xuất và sức lao động hoạt động được bình thường
Nếu hiểu một cách khái quát nhất thì kết cấu hạ tầng là những điều kiện vật chất của lãnh thổ nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống và quốc phòng.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương III Kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trên vùng lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III
KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ.
I. Vai trò của kết cấu hạ tầng trong đời sống kinh tế - xã hội và quốc phòng:
1. Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng.
Cũng có thể kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành và các loại hình hoạt động phục vụ quá trình sản xuất xã hội nhằm đảm bảo tính liên tục của các chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để cho sản xuất và sức lao động hoạt động được bình thường
Nếu hiểu một cách khái quát nhất thì kết cấu hạ tầng là những điều kiện vật chất của lãnh thổ nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống và quốc phòng.
Ví dụ về kết cấu hạ tầng:
- Kết cấu hạ tầng ngành giao thông vận tải: hệ thống đường bộ (xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi,..), đường sắt (nâng cấp đường sắt Bắc – Nam,…) , cảng biển (hệ thống các cảng biển nước sâu ở miền Trung ,…) ,…..
- Kết cấu hạ tầng ngành năng lượng: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tập đoàn điện lực EVN, nhà máy điện hạt nhân( Ninh Thuận),….
- Kết cấu hạ tầng ngành bưu chính viễn thông: Mạng bưu chính, mạng vận chuyển, Đầu tư các thiết bị như máy ATM, máy bán ấn phẩm tự động, máy bán tem tự động, máy bán đồ uống, xây dựng mạng vô tuyến băng rộng công nghệ Wimax, mạng Internet: triển khai thiết bị truy nhập DSLAM đến trung tâm các huyện, các xã có kinh tế phát triển trong tỉnh, …..
- Kết cấu hạ tầng cấp nước và vệ sinh môi trường: xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các tỉnh - thành phố, hệ thống xử lý chất thải ở các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp,….
- Kết cấu hạ tầng của an ninh quốc phòng: tập trung xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Kết cấu hạ tầng về văn hóa - y tế: các công trình văn hóa thể thao, trường học, bệnh viện,...
2. Vai trò của kết cấu hạ tầng :
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, kết cấu hạ tầng được hình thành dựa trên hai yếu tố :
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Trình độ phân công lao động xã hội
Khi kết cấu hạ tầng được xây dựng và phát triển thì sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt:
- Kết cấu hạ tầng là điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển của sản xuất, đời sống và quốc phòng.
- Trong phân vùng quy hoạch, trong phân bố lực lượng sản xuất thì kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng trong tương lai sẽ trở thành căn cứ để các chuyên gia cân nhắc, xem xét nên phân bố nhà máy nào, ngành nào vào vùng lãnh thổ là hợp lý.
- Trên một cấp vùng lãnh thổ hành chính - kinh tế ( tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ) thì kết cấu hạ tầng là điều kiện , là phương tiện để khai thác tài nguyên, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Trong thời kỳ mở cưả, kết cấu hạ tầng là yếu tố đầu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo.
- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo.
- Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan tỏa lôi kéo các vùng liền kề phát triển.
- Phát triển kết cấu hạ tầng góp phần vào việc giữ gìn môi trường.
è Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển đang có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng. Khoảng 9-10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, một tỷ lệ đầu tư kết cấu hạ tầng cao so với chuẩn quốc tế.
FDưới đây là những thành tựu rất đáng ghi nhận của kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian qua:
Trong kết cấu hạ tầng giao thông, về cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính, gồm Trục dọc Bắc Nam với quốc lộ I, đường Hồ Chí Minh – giai đoạn I; hệ thống quốc lộ hướng tâm là quốc lộ 2, 3, 5, 6, 32, 13, 51, 22, Xuyên Á; hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là các quốc lộ 279, 4A, 4B, 14, 14C – giai đoạn I, N2 – Đức Hòa – Thạch Hóa, NI – Châu Đốc – Tịnh Biên; các tuyến quốc lộ nối đến các cửa khẩu quốc tế, các vùng kinh tế trọng điểm và hệ thống đường cao tốc đang triển khai xây dựng.
Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đường sắt hiện có; triển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân và nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam; mật độ đường sắt nước ta là 0,8km/100km2. Hoàn thành nâng cấp hai tuyến đường thủy thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau và TP Hồ Chí Minh- Kiên Lương; vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến vận tải thủy Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; đang triển khai luồng cho tầu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, kênh Chợ Gạo. Hoàn thành nâng cấp giai đoạn I các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như các cảng Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài gòn, Cần Thơ và hoàn thành một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lượng hang hóa thông qua. Đang triển khai Cảng Quốc tế Cái Mép- Thị Vải; chuẩn bị triển khai cảng cửa ngõ quốc tế Vân Phong. Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn nhất và các cảng hàng không nội địa như Cảng Cam Ranh, Phú Bài, Phú Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku, Đồng Hới, Liên Khương, Cần Thơ giai đoạn I. Đang triển khai nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với việc kéo dài đường cất hạ cánh 35R-17L và nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Ngành điện đã có bước phát triển vượt bậc, từ năm 2000 đến nay, nhiều dự án sản xuất điện được khởi công, công suất và sản lượng điện đã tăng 4 lần; đã đạt được và vượt kế hoạch một số chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển ngành điện.Về sản xuất và cung ứng điện, tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, tăng 3,2 lần so với năm 2000; sản lượng điện sản xuất ước đạt khoảng trên 100 tỷ kwh, bằng 3,7 lần năm 2000 và 1,8 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, hệ thống lưới điện có trên 3.400 km đường dây và 11 trạm 500kv với tổng dung lượng7.500 MVA. Lưới điện 220 kv có gần 85.000 km với dung lượng 19.000 MVA; lưới 110kv và lưới trung hạ thế bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Cả nước có 96% hộ gia đình được cấp điện lưới quốc gia. Hầu hết các dự án quy mô lớn, đa mục tiêu đều do các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư xây dựng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Đã đưa vào vận hành khai thác khoảng 6.500 MW thủy điện, chiếm 34,2% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống (19.400 MW). Đã có một số dự án đầu tư theo hình thức BOT như điện Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, thủy điện Cần Đơn…
Kết cấu hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin được khẩn trương xây dựng và củng cố với hệ thống đường truyền dẫn hữu tuyến, vô tuyến, cột trạm phát sóng (BTS), hệ thống bể ngầm, cống ngầm dẫn cáp…vận hành, khai thác, thực hiện chiến lược tăng tốc, mạng thông tin mở rộng nhanh, đi vào kỹ thuật hiện đại hòa nhập quốc tế. Các dịch vụ bưu chính viễn thông đang có nhiều cải thiện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Sự phát triển nhanh chóng hệ thống đô thị, trong đó có các công trình hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bước đầu tạo lập nền tảng phát triển đô thị bền vững. Đến thàng 10/2010, cả nước có 754 đô thị, trong đó 2 đô thị loại đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II… với dân số khoảng 26,8 triệu người, mức tăng bình quân 3,4%/năm, tỷ lệ đô thị hóa năm 2010 đạt khoảng 30%.
Hệ thống nước sạch đã cung cấp đến hầu hết người dân thuộc khu vực thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một phần khu vực thị trấn, thị tứ. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải được đầu tư xây dựng.Về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, năm 2009, cả nước có 31 dự án ODA cấp nước với tổng mức đầu tư 23.194 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài 16.297 tỷ đồng, vốn trong nước 6.897 tỷ đồng. Các dự án vận động ODA giai đoạn 2006-2010 gồm 18 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 20.376 tỷ đồng. Đã có 3 dự án FDI trong lĩnh vực cấp nước với số vốn 73 triệu USD tại Tiền Giang (18,2 triệu USD), tại Đình Vũ Hải phòng (19 triệu USD) và Bình An Bình Dương (35,8 triệu USD).
Năm 2009, cả nước có 27 dự án ODA về thoát nước và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 39.389 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài 32.440 tỷ đồng, vốn trong nước 6.949 tỷ đồng. TP Hà Nội có 5 dự án (3 dự án thoát nước thải, 2 dự án xử lý rác thải) với tổng mức đầu tư 7.133 tỷ đồng TP Hồ Chí Minh có 2 dự án thoát nước thải và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 15.830 tỷ đồng; tỉnh Kiên Giang có 2 dự án thoát nước thải và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 334 tỷ đồng; tỉnh Sơn La có 2 dự án thoát nước thải và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 1.185 tỷ đồng.
Các dự án xã hội văn hóa y tế đã cải tạo, nâng cấp và xây mới bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Trung ương tuyến cuối đã được hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như Bệnh viện Tai Mũi họng, Bênh viện Nội tiết Trung ương, Phụ sản Trung ương, Bênh viện Trung ương Huế, Y dược TP Hồ Chí Minh nằm trong chương trình nâng cấp 18 bệnh viện công được Chính phủ phê duyệt. Vốn tín dụng đầu tư cho chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho hàng ngàn ha trồng cây lương thực, hoa màu có ý nghĩa đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kích cầu đầu tư.; các dự án xã hội hóa giáo dục ngày càng phát huy hiệu quả, giảm tải cho hệ thống trường học, tăng thêm năng lực đào tạo khoảng 1.500 học sinh/năm, đào tạo nghề cho 3.500 lao động/năm, chủ yếu các nghề trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, dịch vụ…
3. Phân loại kết cấu hạ tầng :
Dựa vào chức năng của mỗi loại kết cấu hạ tầng người ta chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại :
- Kết cấu hạ tầng sản xuất ( kỹ thuật ) là hệ thống những ngành trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất như : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng vật tư kỹ thuật, các trạm và hệ thống truyền tải điện năng, nhiên liệu
- Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm các ngành đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, nhà ở, dịch vụ đời sống, các công trình công cộng
Sự phân chia kết cấu hạ tầng như trên chỉ là tương đối vì trong thực tế mỗi ngành của kết cấu hạ tầng đều thực hiện chức năng phục vụ sản xuất và phục vụ các yêu cầu khác của xã hội.
Ngoài cách phân loại trên, toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên tiêu chí khác nhau. Cụ thể như:
- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngựơc lại.
- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội,...
- Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn...
II. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên mỗi vùng lãnh thổ :
Kế hoạch hóa phát triển kết cấu hạ tầng theo phương châm “Hạ tầng đi trước một bước, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội”. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Giải quyết vận chuyển hành khách và hàng hoá tốt hơn; phục vụ bưu chính và thông tin thuận tiện và nhanh chóng hơn; cung cấp điện, nước đủ hơn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; ngành bưu chính viễn thông đặc biệt phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập...
1. Những đặc điểm chủ yếu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật với quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật :
- Vì kết cấu hạ tầng có chức năng chủ yếu là phục vụ sản xuất và đời sống, phục vụ an ninh quốc phòng nên phải được nghiên cứu và xây dựng sớm, đi trước về thời gian và tốc độ phát triển so với sản xuất và đời sống
- Tự bản thân các ngành này không tạo ra giá trị sử dụng mới vì thế hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đánh giá qua hoạt động của các ngành khác.
- Các loại công trình trong kết cấu hạ tầng nói chung là tồn tại lâu dài. Vì thế khi xây dựng các loại công trình cần chú ý đến việc :
Thăm dò, điều tra điều kiện của lãnh thổ để tránh những thiệt hại, hư hỏng công trình trong tương lai
Khi xây dựng mỗi công trình kết cấu hạ tầng đều phải cơ dự báo đáp ứng nhu cầu tương lai
Chú ý hạn chế bớt hao mòn vô hình của công trình, bảo đảm tính thẩm mỹ lâu dài, nhất là những công trình kiến trúc công cộng
- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thường cần vốn lớn, thời gian xây dựng lâu, thu hồi vốn chậm. Từ đó đặt ra vấn đề cần coi trọng việc lựa chọn những công trình trọng điểm để đầu tư, xây dựng. Cần đa dạng hóa nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng.
2. Kế hoạch hóa xây dựng một số mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
Trong những năm tới mức vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên 11-12% GDP thay vì ở mức 9-10% như hiện nay.
a. Kế hoạch hóa xây dựng mạng lưới cung cấp năng lượng trên vùng lãnh thổ
- Vai trò của năng lượng trong sản xuất đời sống và quốc phòng. Năng lượng là một nhu cầu không thể thiếu, nhiều khi mang tính quyết định đối với quá trình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và trong quốc phòng.
Nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng tăng. Trong thời kỳ 1876-1950 nhu cầu năng lượng tăng bình quân hàng năm là 1,4%. Thời kỳ 1950-1972 là 5,3%. Thời kỳ 1972-1992 là 10%. Báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2005, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ tăng 50% vào năm 2030, cao hơn 5,5 tỷ tấn so với mức tiêu thụ hiện nay.
Theo chiến lược năng lượng của chính phủ cho giai đoạn 2006-2015, mỗi năm Việt Nam phải tăng công suất điện từ 17-20%. Nhu cầu năng lượng điện ở Việt Nam dự báo đến năm 2020 cần 175-208 tỷ kwh, cần tổng công suất tương ứng là 30 ngàn đến 36 ngàn Mw. Trong khi đó khả năng các dạng năng lượng ở Việt Nam đến năm 2020 là : Than 15 triệu tấn/năm, dầu mỏ : 30-35 triệu tấn/năm, thủy điện : 50-60 tỷ kwh, nhiệt điện : 200Mw và phải tính đến phương án xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Về hệ thống cấp điện hiện nay đã được thống nhất chung trong cả nước, đặc biệt là hệ thống đường dây 500 KV từ Bắc vào Nam là một bước tiến mới của mạng phân phối điện hiệu quả ở các vùng.
Hiện nay, 100% số huyện đã có điện lưới quốc gia. Điện năng có thời điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Chi phí cho điện năng và viễn thông còn cao... Ở các nước công nghiệp phát triển thì mức tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người rất cao. Một người Mỹ tiêu dùng năng lượng nhiều hơn người dân Nam Á 17 lần.. Nước Pháp một năm tiêu dùng khoảng 200 triệu tấn xăng dầu. Nhiều cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ tham vọng giải quyết nhu cầu năng lượng.
- Năng lượng là một điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của một quốc gia, trong một vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như ở Việt Nam do thiếu năng lượng nên một số vùng nông thôn rất khó thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.
Những đặc điểm chủ yếu của năng lượng :
- Tồn tại dưới nhiều dạng vật lý khác nhau : lỏng, rắn, hơi. Từ đó đò hỏi phải có các phương tiện chuyển tải, công nghệ sử dụng phù hợp.
- Một số dạng năng lượng không dự trữ được hoặc khó dự trữ. Quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra cùng một lúc. Vì thế trong điều hành sản xuất cung cấp và sử dụng cần bảo đảm cân đối giữa khả năng sản xuất cung cấp và tiêu dùng để tránh bị lãng phí
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :
- Nhịp độ phát triển sản xuất, nhất là phát triển công nghiệp, xây dựng, vận tải....
- Cơ cấu sản xuất của lãnh thổ, vì khi sản xuất sản phẩm mỗi ngành đều có nhu cầu năng lượng khác nhau
- Cơ cấu nghề nghiệp của dân cư, vì mỗi tầng lớp, mỗi nghề nghiệp có nhu cầu tiêu dùng năng lượng khác nhau.
- Mức sống và cách tổ chức cuộc sống văn minh hay lạc hậu
- Công nghệ cũng là một yếu tố tác động đến nhu cầu năng lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ
- Điều kiện tự nhiên tài nguyên của mỗi vùng lãnh thổ
- Trình độ khoa học công nghệ. Chẳng hạn như Việt Nam có điều kiện phát triển thủy điện, dầu khí nhưng nếu thiếu khoa học kỹ thuật, nếu không hợp tác với nước ngoài thì không thể khai thác được. Việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió phổ biến ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế vì thiếu công nghệ để sử dụng.
- Quan hệ quốc tế : tức là sử dụng hoạt động ngoại thương để tăng khả năng năng lượng. Chẳng hạn như Nhật Bản nhập khẩu 100% than đá, dầu thô. Ở Pháp 60% nhu cầu năng lượng dựa vào nhập khẩu
Vấn đề xây dựng bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ : Để cân đối nguồn năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ cần tiến hành qua các bước sau :
- Bước 1 : Tiến hành điều tra cơ bản để nám : trữ lượng, chủng loại, chất lượng mỗi dạng năng lượng
- Bước 2 : Xác định khả năng sản xuất năng lượng tại mỗi vùng và phần yêu cầu trung ương cung cấp
- Bước 3 : Hình thành nội dung bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :
Cần xác định sẽ sử dụng loại năng lượng nào là thích hợp
Bố trí địa điểm các cơ sở sản xuất các dạng năng lượng
Cân đối nguồn và phương tiên chuyển tải
Xác định khả năng tham gia vào mạng lưới năng lượng quốc gia.
Với những chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong những năm qua Việt Nam đã dành lượng vốn hàng năm chiếm khoảng 9-
10% GDP đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng.
Bảng các cơ chế cấp vốn đầu tư kết cấu hạ tầng (% GDP)
Nguồn vốn
Giao thông
Điện
Viễn thông
Nước
Tổng
Người sử dụng
0,9
0,3
0,1
1,3
ODA
1,7
1,2
0,3
0,3
3,5
Ngân sách
0,8
0,1
0,1
1,0
Trái phiếu CP
1,2
1,2
NHTMNN
0,1
0,2
0,3
Tư nhân
0,2
1,2
0,6
2,0
Cộng đồng
0,1
0,1
Tổng
4,0
3,4
1,4
0,6
9,4
Nguồn: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2006).
b. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ
Vai trò của nước trong đời sống kinh tế - xã hội :
- Nước đối với sản xuất : trong sản xuất công nghiệp luôn luôn cần đến nước, trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố quyết định ( nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ). Muốn tăng hệ số sử dụng đất thì phải có đủ nước.
Vì vậy cần cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam đầu tư vào thủy lợi thườn