Qui chế PNTR Của Hoa Kỳ
- Qui chế PNTR của Hoa kỳ là gì?
Đây là qui chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của Hoa kỳ (Permanent Normal Trade Relations) dựa trên qui chế NTR.
Qui chế này thuộc nguyên tắc nào?
Giống nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) của WTO hiện đang được áp dụng trong quan hệ thương mại giữa các thành viên.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình giảng chuyên đề Kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình giảng chuyên đề: Kinh tế quốc tế Dành cho các lớp cao học Biên soạn: PGS.,TS Nguyễn Tiến Thuận Chuyên đề 1 : Thương mại quốc tế 1.Một số nguyên tắc chi phối quan hệ thương mại hiện nay 1.1 Qui chế PNTR Của Hoa Kỳ - Qui chế PNTR của Hoa kỳ là gì? Đây là qui chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của Hoa kỳ (Permanent Normal Trade Relations) dựa trên qui chế NTR. Qui chế này thuộc nguyên tắc nào? Giống nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) của WTO hiện đang được áp dụng trong quan hệ thương mại giữa các thành viên. Chuyên đề 1 1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa phương thuộc WTO: a. Nguyên tắc: Không phân biệt đối xử Đối xử tối huệ quốc (MFN) Đãi ngộ quốc gia (NT) b. Nguyên tắc: Tự do hóa thương mại Các thành viên phải xác định lộ trình tự do hóa thương mại (bao gồm: mở cửa thị trường với hàng hóa dịch vụ và việc dỡ bỏ các rào cản thương mại c. Nguyên tắc: Minh bạch và dễ dự đoán Các thông tin thương mại phải công bố công khai Chuyên đề 1 d. Nguyên tắc: Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng Cho phép các chủ thể tham gia thương mại quốc tế được phép cạnh tranh với nhau nhưng phải đảm bảo việc cạnh tranh bình đẳng. Không được áp dụng các biện pháp cấm để cạnh tranh với nhau. đ. Nguyên tắc: Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế Nguyên tắc này nhằm hỗ trợ cho các nước phát triển kinh tế do việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. Tuy nhiên với các nước đang và chậm phát triển sẽ có những ưu đãi hơn (Như cho phép có thời gian thích nghi, các nước phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của các nước đang PT dễ dàng xâm nhập vào thị trường của họ) Theo Anh, Chị khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì có cần phải tuân thủ các nguyên tắc trên không? Chuyên đề 1 2. Chính sách thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế có 2 chính sách: Tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại a. Những lập luận ủng hộ tự do hóa thương mại: Lập luận thứ nhất: sử dụng các rào cản thương mại làm cho sản hiệu quả thấp, người tiêu dùng thiệt thòi, do đó nên tự do hóa thương mại Lập luận thứ hai: Việc bảo hộ làm cho qui mô sản xuất của các nước không mở rộng được Lập luận thứ ba: Tự do hóa thương mại sẽ tạ ra những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Như: cạnh tranh, khai thác được thế mạnh của các nước khác...) Chuyên đề 1 b. Những lập luận hướng tới bảo hộ thương mại: Lập luận thứ nhất: Các quốc gia cần phải bảo hộ những ngành sản xuất mới phát triển mà chưa đủ sức cạnh tranh Lập luận thứ hai: Bảo hộ thương mại sẽ giúp cho việc củng cố nguồn tài chính công để duy trì việc cung ứng hàng hóa công. Lập luận thứ ba: Bảo hộ sẽ góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước Lập luận thứ tư: Góp phần giải quyết tình trạng phân hóa thu nhập gia tăng giữa các tầng lớp dân cư Anh, Chị sẽ ủng hộ xu hướng nào trong thương mại quốc tế? Tại sao? Chuyên đề 1 3. Các biện pháp thúc đẩy thương mại quốc tế: 3.1 Kí kết Hiệp định Thương mại a. Hiệp định thương mại và phân loại HĐTM b. Hiệp định Thươmg mại song phương Việt Nam- Hoa kỳ Hiện nay Việt Nam đã kí kết Hiệp định thương mại với trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ là mốc quan trọng nhất trong quá trình hội nhập, đây là Hiệp định thương mại có nội dung đầy đủ nhất, thời gian đàm phán lâu nhất được kí kết ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Hiệp định có 7 chương, 71 điều và 9 phụ lục hướng dẫn kèm theo. Chuyên đề 1 So sánh Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ với các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã kí kết: Chuyên đề 1 c. Hiệp định thương mại đa phương của WTO: Các hiệp thương mại đa phương của WTO gồm: Hiệp định thương mại về hàng hóa (GATT): gồm có 11 hiệp định khác nhau như: Hiệp định về hàng rào kĩ thuật, hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hiệp định về qui chế xuất xứ, hiệp định về trị giá hải quan, hiệp định về chống bán phá giá, hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng ... Hiệp định thương mại về dịch vụ (GATS) Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs) Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) Chuyên đề 1 3.2 Xúc tiến thương mại: a. Quan niệm về xúc tiến thương mại - Theo quan niệm của Trung tâm TMQT (ITC): là tất cả các biện pháp có tác động và khuyến khích phát triển thương mại - Theo Luật Thương mại của VN (sửa đổi năm 2003) : Là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán và cung ứng HH, DV b. Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại: - Tầm vĩ mô: Gồm hoạt động XTTM của + Các tổ chức quốc tế như WTO, ITC, ICC nhằm tạo môi trường kinh doanh quốc tế bình đẳng + Chính phủ các nước + Các tổ chức hỗ trợ thương mại - Tầm vi mô: Hoạt động XTTM của các doanh nghiệp (Được coi các chủ tham gia trên thị trường) bao gồm các biện pháp nghiên cứu thị trường, chiến lược marketing, phát triển thị trường ... Chuyên đề 1 4. Xu hướng sử dụng các rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước: 4.1 Thuế quan: a. Tác động của thuế quan: Thuế quan là gì? Tác động của thuế quan đến: + Cung- cầu, đến người sản xuất, người tiêu dùng và CP + Đến bảo hộ sản xuất trong nước b. Hạn ngạch thuế quan: là chế độ thuế quan phân biệt theo lượng hàng hóa X- NK trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch c. Xu hướng áp dụng thuế quan trong thương mại quốc tế: Hàng rào thuế quan sẽ giảm dần nhưng thuế quan lại được áp dụng trong các việc khác Chuyên đề 1 4.2 Hàng rào phi thuế quan: a. Hàng rào phi thuế quan là gì? Là những biện pháp phi thuế quan nhằm cản trở hoạt động thương mại quốc tế b. Các rào cản thương mại phi thuế: - Các biện pháp hạn chế định lượng: + Cấm X,NK: là rào cản bảo hộ cao và có hạn chế nhiều đến hoạt động TMQT Theo qui định của WTO các quốc gia được phép áp dụng biện pháp này trong các trường hợp: Bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ động thực vật quí hiếm. Xuất, nhập khẩu vàng bạc. Bảo vệ di tích lịch sử quốc gia. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Ngoài ra, còn được áp dụng tạm thời trong các trường hợp: giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu khác hoặc để áp dụng các tiêu chuẩn , qui định để phân loại, xếp hạng Chuyên đề 1 + Hạn ngạch (quota) Hạn ngạch là gì? Tác động của hạn ngạch: Phân tich tác động trên 3 góc độ: Đối với người tiêu dùng, đối với các nhà xk, đối với Chính phủ. Anh, chị cho biết tác động của hạn ngạch có gì khác với tác động của cấm XNK đối với giá cả hàng hóa trên thị trường nước nhập khẩu? . Theo qui định của WTO hạn ngạch được áp dụng trong các trường hợp: khắc phục tạm thời sự khan hiếm về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu. Bảo vệ cán cân thanh toán quốc tế và tài chính đối ngoại. Trợ giúp phát triển kinh tế và bảo vệ một số ngành kinh tế. Tuy nhiên, theo qui định của WTO thì việc áp dụng hạn ngạch trong thương mại quốc tế sẽ giảm dần. Chuyên đề 1 - Các biện pháp phi thuế tương đương thuế quan: + Các biện pháp tương đương thuế quan là gì? Là các biện pháp có thể làm tăng giá hàng NK tương tự như thuế quan + Các biện pháp tương đương thuế quan: Theo qui định của WTO gồm có các biện pháp Các phương pháp xác định trị giá hải quan Định giá: bao gồm việc: Qui định giá bán tối đa (giá trần) đối với hàng nhập khẩu Qui định giá bán tối thiểu (giá sàn) đối với hàng xuất khẩu Xác định biến phí nhằm hạn chế mức gía thấp hơn của hàng NK Qui định mức phụ thu đối với các mạt hàng nhập khẩu Chuyên đề 1 - Các biện pháp mang tính kĩ thuật: + Các qui định tiêu chuẩn kĩ thuật: Đây là những qui định đầy đủ, chặt chẽ trên các mặt của WTO và của các nước Chất lượng hàng hóa dịch vụ Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ... + Tiêu chuẩn kiểm dịch động, thực vật Theo qui định của WTO thì đây là nhóm biện pháp không bị hạn chế và khuyến khích các quốc gia áp dụng với các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn. Chuyên đề 1 - Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: + Được áp dụng để hạn chế nhập khẩu trong một số trường hợp nhất định. + Các biện pháp áp dụng: Trợ cấp Trợ cấp là gì? Theo qui định của Hiệp định SMC thì trợ cấp là việc CP dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện bình thường doanh nghiệp không thể có Qui định trợ cấp của WTO? Tác động của trợ cấp Chống bán phá giá: # Bán phá giá là gì? Theo qui định của Hiệp định ADA thì là việc giá XK sản phẩm đó thấp hơn giá của sản phẩm tương tự được tiêu thụ ở thị trường nội địa trong điều kiện buôn bán thông thường Chuyên đề 1 # Những vấn đề cơ bản về xác định bán phá giá: Một là, xác định biên độ bán phá giá (BĐPG) BĐPG = Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu và nếu BĐPG > 0 là có hiện tượng bán phá giá Công thức tính BĐPG theo số tương đối: BĐPG = (GTTT – GXK)/ GXK x 100 Hai là, xác định GTTT và GXK GTTT = Giá XK sản phẩm tương tự sang nước thứ ba hoặc = Giá thành + Chi phí (hành chính, bán hàng) + lợi nhuận GXK = Giá nhà sx nước ngoài bán SP tương tự cho nhà NK đầu tiên Ba là, Điều kiện so sánh: So sánh 2 giá trên trong cùng điều kiện thương mại và tại cùng 1 thời điểm (hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt) Sau khi xêm xét các vấn đề trên nếu: BĐPG lớn hơn hoặc bằng 2% và lượng hàng NK từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3% khối lượng NK sản phẩm tương tự thì sẽ kết luận là có bán phá giá Chuyên đề 1 # Các biện pháp chống bán phá giá: Một là, áp dụng các biện pháp tạm thời như: đánh thuế tạm thời, đảm bảo bằng tiền đặt cọc tương đương với mức thuế chống bán phá giá dự tính nhưng không cao hơn BĐPG dự tính Hai là, cam kết giá tức là nhà XK cam kết điều chỉnh giá bán cho phù hợp Ba là, áp dụng thuế chống bán phá giá. Mức thuế chống bán phá giá sẽ được xác định theo BĐPG, biên độ phá giá càng cao thì mức thuế chống bán phá giá cũng càng lớn Lưu ý: Các biện pháp chống bán phá giá sẽ được rà soát liên tục và chấm dứt khi không còn hiện tượng đó nữa, sẽ tự động hết hạn trong vòng 5 năm Theo Anh, chị tại sao cần phải chống bán phá giá trong TMQT? Khi xảy ra hiện tượng bán phá giá thì nhà XK, nhà NK hay người tiêu dùng được lợi? Chuyên đề 1 5. Hoạt động XNK của Việt Nam những năm qua 5.1 Tình hình XNK, cán cân thương mại: (Thể hiện số liệu trên biểu, đơn vị tính: Triệu USD) Nguồn tài liệu: Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và Thế giới Chuyên đề 1 Nguyên nhân nhập siêu những năm qua: - Nguyên nhân chủ quan: + Các ngành sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập nhẩu nguyên liệu nước ngoài. + Năng lực cạnh tranh của hàng XK yếu nên kim ngạch XK nhỏ không đáp ứng được nhu cầu NK + Các rào cản thương mại để điều tiết hoạt động TMQT chưa được sử dụng có hiệu quả. - Nguyên nhân khách quan + Giảm rào cản thương mại theo lộ trình đã cam kết + Do hiện tượng tỉ gía cánh kéo + Do đồng USD suy yếu dẫn đến giá cả các mặt hàng đều tăng Chuyên đề 1 5.2 Vài nét về Điều khoản kinh tế phi thị trường (Non- Market Economy- NME) a. Vài nét về Điều khoản NME: -Tất cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi khi gia nhập WTO đều bị coi là nền kinh tế phi thị trường và được thể hiện cụ thể trong điều khoản gia nhập. Tùy theo điều kiện cụ thể mà các nước gia nhập sẽ bị qui định thời gia là bao nhiêu năm, Ví dụ: Trung Quốc là 15 năm, Việt Nam là 12 năm kể từ khi là thành viên chính thức - Theo qui định thì hiện tại WTO không đưa ra những qui định cụ thể về nền kinh tế thị trường mà do luật của các quốc gia qui định, ví dụ: các tiêu chuẩn cơ bản cho quá trình xêm xét về Điều khoản NME của Hoa Kỳ và EU như sau: Chuyên đề 1 b. Những bất lợi của điều khoản NME đối với Việt Nam - Việc bảo vệ quyền lợi cho các DN trong nước rất khó khăn Bất lợi khi bị các nước thành viên của WTO xem xét, qui kết bán phá giá HH Không có những cơ hội để thực hiện việc khiếu nại mà thường là bắt buộc phải thực hiện các phán quyết đã đưa ra Theo anh, chị Chính phủ Việt Nam có cần phải đàm phán với các nước để họ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường không? Tại sao?