Chương V: Vật chất và năng lượng

CHƯƠNG V : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 3.1 NƯỚC 3.1.1 Tính chất của nước - Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - Nước không có hình dạng nhất định. - Nước tồn tại được ở các thể: rắn, lỏng, khí

docx24 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương V: Vật chất và năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 3.1 NƯỚC 3.1.1 Tính chất của nước - Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - Nước không có hình dạng nhất định. - Nước tồn tại được ở các thể: rắn, lỏng, khí Ngưng tụ *Sơ đồ sự chuyển hoá của nước: Bay hơi Đông đặc Tan chảy 3.1.2 Mây, mưa tuần hoàn nước 1) Mây - Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy. - Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng cũng có thể có màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua. 2) Mưa: - Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có nhiều dạng: mưa phùn, mưa rào,.... - Mưa được tạo thành khi các giọt nước khác nhau rơi xuống từ bề mặt trái đất từ các đám mây. Không toàn bộ các cơn mưa đều rơi xuống bề mặt trái đất, một số bị bốc hơi do đi qua không khí khô 3) Vòng tuần hoàn của nước - Giai đoạn bốc hơi: Mặt Trời làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. - Sự ngưng tụ hơi nước: là quá trình hơi nước trong không khí được chuyển sang thể nước lỏng -> hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại Trái Đất. - Giáng thủy: nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa. - Tích luỹ: mưa rơi xuống mặt đất chảy ra ao, sông hồ...; phần còn lại tích luỹ thành mạch nước ngầm; khi gặp điều kiện lạnh mưa rơi dưới dạng tuyết tích luỹ dạng băng tuyết . 3.1.5 Ô nhiễm nước, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước 1.Nước cần cho sự sống a) Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật - Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vât.Mất từ mười đến hai mươi phần trăm (10-20%)nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết. - Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. -Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại. -Nước còn là môi trường sống của nhiều động vât, thực vật. b) Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và hoạt động vui chơi giải trí Nước dùng trong sinh hoạt,vui chơi, giải trí Nước dùng trong sản xuất nông nghiệp Nước dùng trong sản xuất công nghiệp -Tắm gội,giặt giũ,vệ sinh -Nấu ăn,uống -Bơi lội,lướt ván, -Trồng lúa -Tưới rau -Tưới cây cảnh -Gieo mạ -Tắm cho gia súc -Chạy máy bơm nước -Chế biến thực phẩm -Làm bánh kẹo -Sản xuất xi măng - Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm. - Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất (lớn hơn từ 5 - 6 lần lượng nước sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt) 2) Nước bị ô nhiễm Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao hồ có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh. Nước mưa, nước máy, không bị lẫn nhiều đất cát, bụi nên thường trong. a) Đặc điểm của nước trong tự nhiên bị ô nhiễm: - Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. - Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. - Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. b) Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước: - Xả rác, phân, nước thải bừa bãi ; vỡ ống nước, lũ lụt, - Khói bụi nhà máy, xe cộ,làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa. - Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu ; nước thải của nhà máy không qua xử lý, xả thẳng ra sông hồ, - Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,..làm ô nhiễm nước biển c) Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm - Ảnh hưởng tới con người: + Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. + Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. + Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. -Ảnh hưởng tới sinh vật: + Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. + Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết. - Ảnh hưởng tới đất và sinh vật đất: + Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. + Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. 3) Bảo vệ nguồn nước Để bảo vệ nguồn nước: -Cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. -Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. -Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước. -Cải tạo, bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa; xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. - Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước 4) Tiết kiệm nước: - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. - Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây 3.1.6 Phân tích cấu trúc nội dung của các bài liên quan trong chương trình tiểu học ( sách giáo khoa KHOA HỌC 4): BÀI NỘI DUNG CHÍNH KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG Bài 20: Nước có những tính chất gì Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan được một số chất - Nước có thể và không thể hòa tan được một số chất: + Nước có thể hoà tan được: đường, muối,. + Nước không thể hoà tan: cát, đá, Bài 21: Ba thể của nước Nước có thể tồn tại ở thể rắn lỏng khí. Nước ở thể lỏng và ở thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn nước đá có hình dạng nhất định . - Nước ở thể rắn một trong ba trạng thái thường gặp của các chất , có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. -Nước ở thể lỏng một trạng thái vật vật chất khá phổ biến. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết kết không chặt so với vật chất rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật vật chứa nó. -Hơi nước là một quá trình nước chuyển từ từ thể lỏng sang thể hơi hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Bài 22: Mây được hình thành như thế nào Mưa từ đâu ra Hơi nước bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên các đám mây Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống tạo thành mưa. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tự thành nước xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Mây không có hình dạng nhất định. Mây có nhiều màu sắc khác nhau là do ảnh hưởng bởi ánh sáng,Mưa có nhiều dạng: mưa đá, mưa phùn,mưa mây,. Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Giai đoạn bốc hơi:Mặt Trời làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. - Sự ngưng tụ hơi nước: là quá trình hơi nước trong không khí được chuyển sang thể nước lỏng -> hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại Trái Đất. - Giáng thủy: nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa. - Tích luỹ: mưa rơi xuống mặt đất chảy ra ao, sông hồ...; phần còn lại tích luỹ thành mạch nước ngầm; khi gặp điều kiện lạnh mưa rơi dưới dạng tuyết tích luỹ dạng băng tuyết . Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên cứ lập đi lập lại. Thế nên nước trên Trái Đất sẽ không mất đi. Thời gian nước bốc hơi cho đến khi trở lại mặt đất là không xác định được một cách chính xác mà có thể dự đoán. Điều đó lí giải tại sao thời tiết chỉ có thể dự báo nhưng không phải là một cách chính xác. Bài 24:Nước cần cho sống - Nước chiếm phần lớn có thể người động vật thực vật mất từ (10-20 %) nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết. - Nước trong cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan và tạo thành các chất cần cho sự sống sinh vật - Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa chất độc hại - Nước còn là môi trường sinh sống cho thực vật, động vật Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể duy trì sự sống vậy nên con người sông không thể thiếu nước. Nước cần cho hoạt động sinh hoạt ,sản xuất công nghiệp,nông nghiệp luôn gắn chặt với nguồn nước. - Thiếu nước đất đai sẽ khô cằn cây cối , động vật và muôn loài đều không thể tồn tại . Vai trò của nước sạch rất quan trọng tới đời sông sinh hoạt của chúng ta ,chúng duy trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí trong lành .Nhưng đáng tiếc hiện nay sự phát triển một cách bùng nổ của các ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa đã kéo theo các nguồn nước sạch ngày càng bị đe dọa . Bài 25: Nước bị ô nhiễm - Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. - Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. Nước bị ô nhiễm là nước chứa các thành phần lạ gây hại cho sức khoẻ con người và sinh vật. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm -Có nhiều nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi ; vỡ ống nước, lũ lụt, + Khói bụi nhà máy, xe cộ,làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa. + Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu ; nước thải của nhà máy không qua xử lý, xả thẳng ra sông hồ, + Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,..làm ô nhiễm nước biển - Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,... Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có. Bài 27: Một số cách làm sạch nước Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo bảo được ba tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. Trong khi đó, nước thu bằng nước lọc thì chỉ loại bỏ được một số chất không tan trong nước.Tuy nhiên,dù là nước máy hay nước thu được bằng cách lọc thì đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các loại vi khuẩn và loại bỏ các chất đọc còn tồn tại trong nước Dùng phèn chua, sử dụng một lượng clo vừa đủ để xử lí nước,làm sạch nước trước khi đưa vào sử dụng cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp tái tạo nước sạch. Bài 28: Bảo vệ nguồn nước Để bảo vệ nguồn nước,cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước:giếng nước,hồ nước,đường ống dẫn nước.Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.Xây dựng nhà tiêu tự hoại,nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt,công nghiệp và nước mưa;xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung. Nước ta đã ra luật bảo vệ môi trường để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các loài sinh vật,.. Thế hệ trẻ nói chung và thế hệ học sinh nói riêng cần tích cự tham gia bảo vệ môi trường. Bài 29: Tiết kiệm nước - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. Có nhiều biện pháp để tiết kiệm nước chẳng hạn: - Các chính sách bảo vệ môi trường nước, chiến dịch: "tắt khi không sử dụng ", "ngày nước sạch thế giới" góp phần tiết kiệm nguồn nước. - Có nhiều biện pháp để tiết kiệm nước chẳng hạn: + Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước + Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước: Ta không cho trẻ nghịch nước trong phòng tắm một mình. Chúng sẽ mở vòi nước xối xả mà có khi chỉ tắm qua loa. Hãy dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước ngay từ bé. + Tận dụng nguồn nước mưa: tận dụng nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả, ít tốn kém; nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng phi để trữ nước mưa. 3.1.7. Câu hỏi, bài tập 1/Bạn hãy hoàn thành đoạn văn sau: ____đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó ____ từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong ______của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, _____sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình_______. Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong____. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào _____ và__________. ___ có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm ________các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. ĐÁP ÁN Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển. Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu 2) Các câu sau đây đúng hay sai: Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật. (Đ) Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật. (S) Nhờ có nước mà cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan và thải ra ngoài những chất thừa, chất độc hại. (Đ) Nước chỉ cần cho những thực vật và động vật sống ở dưới nước. (S) Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm.(Đ) Ngành nông nghiệp sử dụng nhiều nước hơn ngành công nghiệp và sinh hoạt (Đ) 3) Nước ngầm là gì Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước ngầm - Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. - Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm +Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. + Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-3, NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. 4) Nước uống thế nào là sạch ? - Có thể nói "Nước uống sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài". - Ðun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong khi đun cần phải để cho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núi cao. Bình đựng nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọt uống dở phải được đậy kín để tránh côn trùng. 3.2 KHÔNG KHÍ 3.2.1 Thành phần của không khí - Không khí có hai thành phần cơ bản là oxi và Nitơ. Trong đó oxi chiếm khoảng 21% duy trì sụ cháy, Nitơ chiếm 78% không duy trì sự cháy 1% còn lại là các khí khác. - Tính chất của không khí: + Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Không khí có thể nén lại hoặc dãn ra -Sự tồn tại của không khí: + Tồn tại xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. + Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là khí quyển. + Không khí còn là thành phần trong các hợp chất, các chất khí: nước, khí cacbonic. 3.2.3 Vai trò của không khí với sự sống và sự cháy a) Vai trò với sự sống: - Mọi sinh vật trên trái đất đều cần không khí. - Oxi trong không khí là thành phần quan trọng để giúp sinh vật hô hấp. - Một số loài sinh vật sống được trong nước là bởi nó có khả năng lấy oxi hòa tan trong nước để hô hấp. b) Vai trò với sự cháy: - Oxi trong không khí cần cho sự cháy. Khi sự cháy diễn ra vật cháy sẽ lấy đi Oxi và thải ra Nitơ, Cacbonic, bụi than,. - Nồng độ oxi tăng thì quá trình cháy diễn ra lâu hơn. -Nitơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp quá trình cháy diễn ra lâu hơn và nhanh hơn. 3.2.4. Ô nhiễm không khí và bảo vệ không khí a) Sơ lược về ô nhiễm không khí - Ô nhiễm không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc hành động của con người làm không khí không sạch. - Các chất gây ô nhiễm khô