Chuyên đề 3: Ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính

Giới thiệu về sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại 2- Vai trò của các NHTM trong hệ thống tài chính 3- Quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 4- Sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng nhằm ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh tế.

pdf48 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 3: Ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Dr. Nguyễn Thị Lan 1 Dr. Nguyen Thi Lan NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1- Giới thiệu về sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại 2- Vai trò của các NHTM trong hệ thống tài chính 3- Quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 4- Sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng nhằm ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh tế. 2 Dr. Nguyen Thi Lan 1. GIỚI THIỆU SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM  Khái niệm  Sự ra đời và phát triển  Đặc điểm  Chức năng của NHTM Dr. Nguyen Thi Lan 3 Dr. Nguyen Thi Lan 4 NHTM là gì?  Những khó khăn khi đưa ra định nghĩa: tính phức tạp của các nghiệp vụ NH có quá nhiều loại NH khác nhau quan niệm về NH thay đổi theo tập quán, luật pháp của mỗi nước và mỗi thời kỳ. tùy theo mục đích nghiên cứu. Dr. Nguyen Thi Lan 5 NHTM là gì?  Một số quan điểm: Theo các nhà kinh tế Anh: “Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn kinh doanh bằng tiền của người khác”  Theo Đạo luật Ngân hàng (1941) của Pháp: “NH là một doanh nghiệp với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính” Theo Peter S.Rose, “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất (đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán) và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Peter S.Rose, 2004, tr. 7). Quan điểm của Việt nam? Dr. Nguyen Thi Lan 6 NHTM là gì?  Quan điểm của Việt nam? Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì:  Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.  Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 7 Cửa hàng giữ hộ tiền ( Ngân hàng cho vay nặng lãi) Ngân hàng - Doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - Giữ tiền hộ - Phát hành tiền - Cho vay -Thanh toán Sự ra đời của NHTM - Giữ hộ tiền vàng Sự phát triển của hệ thống ngân hàng  Thời cổ đại (trước TK 5 sau c.n): xuất xứ từ vùng Bắc Ý "Ngân hàng“- “Banco".  Thời kỳ trung cổ (TK5-TK 10 s.c.n): bị đình đốn  Thời kỳ Phục hưng (TK11-TK 17): phát triển thịnh vượng  Thời kỳ cận đại (TK17-TK 19): NHTM với đầy đủ các nghiệp vụ hiện đại thực sự xuất hiện vào TK 17: NH Am-xtec-đam (năm1609) ở Hà Lan, NH Hăm-buốc (năm 1619) ở Đức và NH Anh quốc năm 1694.  Thời kỳ hiện đại (cuối TK19- nay): tách chức năng phát hành tiền ra khỏi hoạt động của NHTMsự ra đời của NHTƯ Dr. Nguyen Thi Lan 8 Dr. Nguyen Thi Lan 9 Đặc điểm của NHTM? 1) NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ- tín dụng với mục đích kiếm lời. 2) Hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao. 3) Hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện Dr. Nguyen Thi Lan 10 Chức năng của NHTM a) Chức năng trung gian tín dụng b) Chức năng trung gian thanh toán c) Chức năng tạo tiền Dr. Nguyen Thi Lan 11 NHTM tạo tiền như thế nào? Đơn vị: triệu đồng CÁC NGÂN HÀNG CÁC MÓN TIỀN GỬI CÁC MÓN CHO VAY CÁC KHOẢN DTBB A B C D E F +100 + 90 + 81 + 72,9 + 65,61 + 59,05 + 90 + 81 + 72,9 + 65,61 + 59,05 + 53,14 +10 + 9 + 8,1 + 7,29 + 6,56 + 5,91 cộng +1000,00 + 900,00 + 100,00 Dr. Nguyen Thi Lan 12  Số nhân tiền gửi (m) đơn giản: D = D + D(1-r) + D(1-r)2 + D(1-r)3 += 1/r *D m= D/D  m=1/r Quá trình tạo tiền gửi – Mô hình đơn giản Hạn chế của mô hình đơn giản? - Nếu người vay tiền giữ tiền mặt mà không gửi hết vào NH? - Nếu NH không cho vay hết dự trữ? Dr. Nguyen Thi Lan 13 Số nhân tiền m: MS = m . MB= C+D Quá trình tạo tiền gửi – Mô hình thực tế m MB = R + C = (r.D) + ER + C  DcercDeDrDMB  e = (ER/D) c = (C/D) MB cer D   1 MB cer c cDDcDDCM    1 )1( cer c m    1 Dr. Nguyen Thi Lan 14 Các nhân tố ảnh hưởng đến m?  Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc r Mở rộng: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến r, c và e?  Thay đổi tỷ lệ dự trữ vượt mức e  Thay đổi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt/tiền gửi c Dr. Nguyen Thi Lan 15 2- VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NHTM TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  Là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho các DN và các hộ gia đình  Khắc phục hạn chế của kênh tài chính trực tiếp Góp phần làm giảm chi phí xã hội *  Tạo ra môi trường để thực hiện CSTT của NHTƯ. Dr. Nguyen Thi Lan 16 Các kênh huy động vốn của DN ở Mỹ, Đức và Nhật giai đoạn 1970-1996 Tại sao NHTM là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho các DN?  Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ bên ngoài quan trọng nhất đối với các DN.  Phát hành các chứng khoán nợ và vốn có thể mua bán không phải là cách thức các DN lựa chọn chủ yếu để tài trợ cho hoạt động của mình.  Chỉ có các DN lớn hoạt động tốt mới có thể dễ dàng huy động vốn bằng các tài sản chứng khoán.  Với chức năng là trung gian tín dụng, các NHTM là nguồn lực tài chính bên ngoài quan trọng nhất đối với các DN. 17 Dr. Nguyen Thi Lan Những rào cản trong kênh tài chính trực tiếp (1) Chi phí giao dịch (Transaction costs) (2) Chi phí thông tin (Information costs)  thông tin bất cân xứng (asymmetric information) * Hậu quả: - lựa chọn đối nghịch (adverse selection) - rủi ro đạo đức (moral hazard) vấn đề “người đi nhờ xe” (free-rider problem) (3) Sự tiềm tàng rủi ro, tổn thất từ thị trường tài chính Các NHTM làm gì để khắc phục hạn chế của kênh tài chính trực tiếp?  Giảm bớt chi phí giao dịch - Tiết kiệm chi phí do quy mô huy động vốn lớn - Tiết kiệm chi phí do tính chuyên nghiệp  Giảm bớt chi phí thông tin Tình trạng thông tin bất cân xứng - Với người cung cấp vốn:cung cấp cho họ những thông tin chính xác về các dự án có hiệu quả cao đang cần vốn. - Với người cần vay vốn:  đòi hỏi sự minh bạch về tài chính, khả năng chi trả và hiệu quả từ đồng vốn bỏ ra + yêu cầu tài sản thế chấp. 3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG  Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng  Các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 20 Dr. Nguyen Thi Lan 3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG  Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng (1) Lựa chọn bất lợi của ngân hàng (2) Hiểm hoạ đạo đức của khách hàng  Sự bất ổn định mang tính hệ thống  Các rủi ro liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính - tiền tệ 21 Dr. Nguyen Thi Lan 3.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2. Bảo hiểm tiền gửi 3. Hạn chế tài sản được nắm giữ và yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu ngân hàng- Hiệp định Basel 4. Giám sát Ngân hàng: mô hình CAMELS 5. Yêu cầu về công bố thông tin 6. Bảo vệ người tiêu dùng 7. Hạn chế cạnh tranh 8. Hạn chế về lãi suất 22 Dr. Nguyen Thi Lan Hiệp định Basel  Hiệp ước về vốn của Basel 1988 (Basel I)  Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel 2004 (Basel II) Dr. Nguyen Thi Lan 23 Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I)  Theo Basel I (1988), tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) > 8%  Vốn của ngân hàng = vốn cấp 1 + vốn cấp 2 1. Vốn cấp 1 (vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay. 2. Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm tất cả các vốn khác như các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Dr. Nguyen Thi Lan 24 Bảng 1:Trọng số rủi ro theo loại tài sản ST T Trọng số rủi ro Phân loại tài sản 1 0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng. Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. 2 20% Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn CK phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 3 50% Các khoản vay thế chấp nhà ở, 4 100% Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của DN, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản, Dr. Nguyen Thi Lan 25 Bảng 2: Ví dụ trọng số rủi ro theo loại tài sản Loại tài sản Trọng số rủi ro Tỷ lệ vốn Số tiền Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro Yêu cầu về vốn tối thiểu Trái phiếu Chính phủ 0% 8% 1.000 USD 0 USD 0 USD Trái phiếu đô thị 20% 8% 1.000 USD 200 USD 16 USD Khoản vay thế chấp nhà ở 50% 8% 1.000 USD 500 USD 40 USD Khoản vay không có bảo đảm 100% 8% 1.000 USD 1.000 USD 80 USD Dr. Nguyen Thi Lan 26 Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản:  Nguyên tắc thứ nhất: Các NH cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1).  Nguyên tắc thứ hai: Các NH cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2).  Nguyên tắc thứ ba: Các NH cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Dr. Nguyen Thi Lan 27 Với cột trụ 2, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: 1. Các NH cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. 2. Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của NH. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. 3. Giám sát viên khuyến nghị các NH duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. 4. Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của NH không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Dr. Nguyen Thi Lan 28 ƯU ĐIỂM CỦA BASEL II SO VỚI BASEL I: NỘI DUNG BASEL I BASEL II 1. Về cấu trúc và nội dung tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” tập trung vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. 2. Về tính linh động của ứng dụng quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa. Dr. Nguyen Thi Lan 29 ƯU ĐIỂM CỦA BASEL II SO VỚI BASEL I: NỘI DUNG BASEL I BASEL II 3. Về tính nhạy cảm với rủi ro: đo lường rủi ro quá sơ bộ nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro. 4. Về trọng số rủi ro quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc OECD- quy định từ 0 – 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài. 5. Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng chỉ hỗ trợ và đảm bảo. thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting). Dr. Nguyen Thi Lan 30 HẠN CHẾ CỦA BASEL II  Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi.  Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu lỳ kinh doanh.  Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao. Dr. Nguyen Thi Lan 31 Mô hình CAMELS 1. Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn) Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% 2. Asset Quality (Chất lượng tài sản có) 3. Management (Quản lý) 4. Earnings (Lợi nhuận) 5. Liquidity (Thanh khoản) 6. Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Dr. Nguyen Thi Lan 32 4.SỰ ĐỔI MỚI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG  Những thay đổi của MTKT thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng  Sự đổi mới tài chính và cách mạng hóa trong lĩnh vực ngân hàng:  Sự tách biệt giữa ngân hàng và các ngành dịch vụ tài chính khác 33 Dr. Nguyen Thi Lan 4.1 NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MT THÚC ĐẨY SỰ ĐỔI MỚI TRONG LĨNH VỰC NH  Lạm phát, lãi suất tăng vọt và trở nên khó dự báo làm thay đổi lượng cầu trên thị trường tài chính.  Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin đã góp phần thay đổi lượng cung về sản phẩm tài chính.  Sự điều tiết của NHTƯ trong lĩnh vực ngân hàng cũng trở nên phức tạp hơn.  Sự sụt giảm ngân hàng truyền thống Dr. Nguyen Thi Lan 34 Diễn biến mức lãi suất cơ bản của Mỹ từ năm 2000-2008 Dr. Nguyen Thi Lan 35 Biến động của lãi suất trái phiếu của Mỹ và Anh Dr. Nguyen Thi Lan 36 Diễn biến lãi suất thị trường ở Việt nam Dr. Nguyen Thi Lan 37 Diễn biến lãi suất thị trường ở Chi Lê Dr. Nguyen Thi Lan 38 4.2 SỰ ĐỔI MỚI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRƯỚC SỰ THAY ĐỔI CỦA MT KINH TẾ 1. Phản ứng lại sự thay đổi về các điều kiện cầu 2. Phản ứng lại với sự thay đổi về điều kiện cung 3. Né tránh sự kiểm soát của NHTƯ 4. Phản ứng lại với quy định hạn chế thành lập chi nhánh 5. Đổi mới tài chính nhằm ứng phó với sự sụt giảm ngân hàng truyền thống 39 Dr. Nguyen Thi Lan Sự đổi mới của các NHTM trước sự biến động lãi suất  Cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh:  lãi suất của các khoản vay này sẽ tự động điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi (thường lấy mức lãi suất của tín phiếu kho bạc).  cho phép các tổ chức phát hành thu được mức lãi suất cho vay cao hơn khi lãi suất tăng lên.  khuyến khích các NHTM cung cấp các khoản vay thế chấp với mức lãi suất ban đầu thấp hơn mức lãi suất trong hình thức cho vay thế chấp có mức lãi suất cố định.  Công cụ tài chính phái sinh  Phòng vệ rủi ro  Đầu cơ để thu lợi nhuận Dr. Nguyen Thi Lan 40 Sự đổi mới của các NHTM trước sự phát triển của công nghệ thông tin  Sự phát triển công nghệ thông tin, có 2 tác động:  làm giảm chi phí giao dịch tài chính  giúp các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. 41 Dr. Nguyen Thi Lan Sự đổi mới của các NHTM trước sự phát triển của công nghệ thông tin  Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã góp phần tạo ra rất nhiều sản phẩm tài chính sau:  Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ  Ngân hàng điện tử (e-bankink)  Thanh toán điệntử  Tiền điện tử  Sự phát triển của Trái phiếu đầu cơ  Thị trường thương phiếu phát triển vượt trội  Chứng khoán hoá các tài sản tài chính có tính thanh khoản thấp 42 Dr. Nguyen Thi Lan Phản ứng của các NHTM trước sự quản lý chặt chẽ của NHTƯ  Những kiểm soát sau đây của NHTƯ đã tạo ra động lực đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng: 1. Quy định tỷ lệ Dự trữ bắt buộc 2. Hạn chế về lãi suất  Cấm trả lãi cho tiền trên tài khoản thanh toán  Quy trần lãi suất huy động  Quy định trần lãi suất cho vay 3. Hạn chế thành lập ngân hàng 4. Giới hạn cạnh tranh  Hạn chế thành lập chi nhánh Dr. Nguyen Thi Lan 43 NHTM làm gì để né tránh sự kiểm soát về “DTBB và hạn chế lãi suất” của NHTƯ?  Các NHTM đã cho ra đời:  Quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ  Tài khoản liên kết (Sweep account): ,  Hợp đồng mua lại (Rep)  Lưu ý: ở các nước kém phát triển các NHTM đã có phản ứng tiêu cực:  Phản ứng đối với quy định trần lãi suất huy động: đặt ra các mức phí cao (ngoài lãi suất cho vay) sự biến tướng của lãi suất  Phản ứng đối với quy định trần lãi suất cho vay: đưa ra các ưu đãi mức lớn cho khách hàng: ví dụ quà tặng Dr. Nguyen Thi Lan 44 Phản ứng của các NHTM với quy định hạn chế thành lập NH & chi nhánh? Quy định về hạn chế thành lập chi nhánh đã thúc đẩy sự ra đời của các cách tài chính:  Công ty nắm giữ ngân hàng  Máy rút tiền tự động (ATM)  Sự hợp nhất các ngân hàng và ngân hàng toàn quốc Hỏi: Sự hợp nhất các ngân hàng và ngân hàng quốc gia có phải điều tốt không? Dr. Nguyen Thi Lan 45 Đổi mới của NHTM để ứng phó với sự sụt giảm ngân hàng truyền thống  Sự sụt giảm ngân hàng truyền thống: 1. Giảm lợi thế chi phí trong nghiệp vụ huy động vốn (tài sản nợ)  Chi phí huy động vốn tăng do lãi suất tăng  Nguồn vốn huy động với chi phí thấp, khoản tiền gửi không kỳ hạn ngày càng giảm 2. Giảm lợi thế về thu nhập trong việc sử dụng vốn (tài sản có)  Các DN trực tiếp phát hành CK ra công chúng  Sự phát triển của thị trường thương phiếu  Sự phát triển của các trung gian tài chính phi ngân hàng Hỏi: Sự ứng phó của ngân hàng? Dr. Nguyen Thi Lan 46 Đổi mới của NHTM để ứng phó với sự sụt giảm ngân hàng truyền thống  Phát triển các hoạt động ngoại bảng  Sự thâm nhập của NHTM sang các lĩnh vực dịch vụ khác: ví dụ: chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính sự thành lập:  Ngân hàng đa năng (Hà Lan, Đức, Thụy sỹ)  Ngân hàng nắm giữ công ty (Nhật bản, Việt nam)  Công ty nắm giữ ngân hàng (Mỹ) Dr. Nguyen Thi Lan 47 4.3 SỰ TÁCH BIỆT GIỮA NH VÀ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KHÁC  Có ba khuôn mẫu cho sự tách biệt: 1) “Ngân hàng đa năng” (Hà Lan, Đức, Thuỵ Sỹ): không có sự tách biệt giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán. 2) Hệ thống ngân hàng đa năng phong cách Anh (UK, Canada và Australia): thực hiện bảo đảm chứng khoán, nhưng các công ty con có quyền pháp nhân riêng rẽ phổ biến hơn. 3) Có một sự tách biệt pháp lý giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán (Mỹ, Nhật Bản, Việt nam). Dr. Nguyen Thi Lan 48
Tài liệu liên quan