Chuyên đề 4: Virut và bệnh truyền nhiễm

I: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương III, thuộc Phần 3. Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT. Bài 29: Cấu trúc các loại virut Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 2. Mạch kiến thức của chuyên đề 1. Cấu trúc các loại virut 2. Chu trình nhân lên của virut 3. HIV/AIDS 4. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng 5. Ứng dụng của virut trong thực tiễn 6. Bệnh truyền nhiễm 7. Miễn dịch 3. Thời lượng Số tiết trên lớp: 4 tiết

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 4: Virut và bệnh truyền nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 4: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM I: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương III, thuộc Phần 3. Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT. Bài 29: Cấu trúc các loại virut Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Mạch kiến thức của chuyên đề Cấu trúc các loại virut Chu trình nhân lên của virut HIV/AIDS Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng Ứng dụng của virut trong thực tiễn Bệnh truyền nhiễm Miễn dịch Thời lượng Số tiết trên lớp: 4 tiết II: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ Mục tiêu Kiến thức Mô tả được hình thái và cấu tạo chung của virut. Nêu được 3 đặc điểm cơ bản của virut. Trình bày được đặc điểm của quá trình nhân lên ở virut. Nêu được đặc điểm của HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa. Tác hại của virut đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng. Trình bày được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ. Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. Trình bày được khái biệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. Kỹ năng Phân tích hình ảnh có trong SGK, và vẽ lại hình. Phân biệt các loại cấu trúc của virut. Biết vận dụng kiến thức về các giai đoạn nhân lên của virut trong đời sống và sản xuất. Phát hiện và giải thích được một bệnh do virut gây ra và một số ứng dụng sử dụng virut ở địa phương. Nhận biết và phân biệt một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, thực vật, động vật ở địa phương. Kỹ năng áp dụng các kiến thức và thực tiễn phòng chống bệnh cho bản than, người than và cộng đồng. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ: Stt Tên năng lực Các kỹ năng thành phần 1 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Các kỹ năng sinh học cơ bản: 2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin Đọc hiểu các sơ đồ, quy trình. 3 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh : miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu; miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. 4 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về virut. Tiến trình dạy học chuyên đề Nội dung hoạt động Mục tiêu Hoạt động 1: Cấu trúc của các loại virut ( 1 tiết ) III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: Nội dung Nhận biết Thong hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Năng lực hướng tới Virut Bệnh truyền nhiễm Câu hỏi kiểm tra đánh giá. Câu 1: Chú thích các bộ phận của cấu tạo virut Câu 2: Ghép các từ ở cột A với các chỗ trống ở cột C sao cho phù hợp và ghi đáp án vào cột B: Cột A Cột B Cột C Côn trùng Miễn dịch Thực vật Virut Vi sinh vật 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – (1).. gây bệnh cho .(2), (3) và (4) là nguyên nhân gây tổn thương nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp. (5) là khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Thí nghiệm của Franken và Connat Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi protein của 2 chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết thương trên lá. Lấy axit của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. Sử dụng thông tin trên để trả lời câu hỏi 3,4,5 Câu 3: Giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B? Câu 4: Nếu trộn axit nucleic của chủng B với 1 nửa protein của chủng A và một nửa protein của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Câu 5: Nếu nhiễn chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ đưỡ chủng A hay B. CẤU TRÚC CỦA VIRUT Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nucleic được bao bởi vỏ protein. Để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc. Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm lớn: virut ADN ( virut đậu, viêm gan B, hecpet) và virut ARN ( virut cúm, virut sốt xuất huyết Dangi, virut viêm não Nhật Bản) Sử dụng thông tin trên để trả lời câu hỏi 6,7,8,9 Câu 6: virut được phân loại dựa vào đâu Protein Axit nucleic Lipit Polisaccarit Câu 7: phương thức sống của virut là gì? Hội sinh Cộng sinh Kí sinh nội bào bắt buộc Kí sinh nội bào không bắt buộc Câu 8: cấu tạo của virut là gì? Đơn bào Đa bào Cả đơn bào và đa bào Chưa có cấu tạo tế bào Câu 9: virut có những nhóm lớn nào? Virut ADN Virut ARN Virut ADN, virut ARN Virut ADN, virut ARN,virut HIV Câu 10: so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ “có” hoặc “không” vào bẳng dưới đây Tính chất Virut Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Chỉ chứa AND hoặc ARN Chứa cả AND và ARN Chứa riboxom Sinh sản độc lập Câu 11: chú thích hình thái của một số virut Câu 12: chu trình nhân lên của virut gồm mất gia đoạn? 3 4 5 6 Câu 13: HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào? Quá máu, tình dục Quá máu, mẹ sang con Mẹ sang con, tình dục Qua máu, mẹ sang con, tình dục Câu 14: hoàn thành bảng sau: Stt Virut Loại axit nucleic Vỏ capsit Có vỏ bọc ngoài vỏ capsit Vật chủ Phương thức lây truyền 1 HIV 2 Virut khảm thuốc lá 3 Phago T2 4 Virut cúm Câu 15: Phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm? Truyền ngang Truyền ngang, truyền dọc Truyền ngang, truyền dọc Truyền dọc, truyền thẳng