Khi tham gia hội nhập Chính phủ các nước phải cam kết thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Mức độ và tiến trình mở cửa thi trường nội địa
- Mức độ dành ưu đãi cho các nước khác
- Mức độ và tiến trình dỡ bỏ các rào cản thương mại
- Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch, công khai trong quan hệ kinh tế thương mại
Theo anh, chị khi tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới các quốc gia có phải thực các nội dung trên với mức độ và lộ trình thực hiện như nhau không? Tại sao?
Để thực hiện không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế thương mại thì cần thực hiện các nguyên tắc nào?
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3 Hội nhập kinh tế quốc tế 1. Thực chất và nội dung của hội nhập KTQT a. Thực chất của hội nhập KTQT - Hội nhập KTQT? Có 2 cách hiểu về hội nhập kTQT: + Ở góc độ toàn bộ KTTG + Ở góc độ quốc gia - Thực chất của hội nhập KTQT Là chấp nhận nền kinh tế phải cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo anh, chị tại sao hiện nay các quốc gia cần phải hội nhập KT? Việt Nam có cần phải hội nhập KTQT không? Khi một quốc gia tham gia hội nhập KTQT thì Chính phủ hay DN sẽ là chủ thể đích thực ? b. Nội dung hội nhập KTQT: Khi tham gia hội nhập Chính phủ các nước phải cam kết thực hiện các nội dung cơ bản sau: - Mức độ và tiến trình mở cửa thi trường nội địa - Mức độ dành ưu đãi cho các nước khác - Mức độ và tiến trình dỡ bỏ các rào cản thương mại - Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch, công khai trong quan hệ kinh tế thương mại Theo anh, chị khi tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới các quốc gia có phải thực các nội dung trên với mức độ và lộ trình thực hiện như nhau không? Tại sao? Để thực hiện không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế thương mại thì cần thực hiện các nguyên tắc nào? 2. Cơ chế hoạt động của các tổ chức KTQT và cam kết của Việt Nam 2.1 Cơ chế hoạt động của các tổ chức liên kết lỏng a. Liên kết lỏng là gì? Là những liên kết mang tính thỏa thuận, không bắt buộc, không có tính pháp lý b. Tổ chức Diễn đàn kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC- Asian Pacific Economic Corperation) Một số nét cơ bản về APEC APEC ra đời tháng 11/1989, hiện tại có 21 thành viên tiếp giáp với biển Thái Bình Dương + Mục tiêu của APEC: Thực hiện tự do hóa TM và ĐT: các nước PT vào năm 2010, các nước ĐPT vào năm 2020 Thúc đẩy TM và ĐT giữa các nước PT và các nước ĐPT Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật để cùng PT + Nguyên tắc hoạt động: Toàn diện: Bao gồm tất cả các vấn đề trong lĩnh vực KT và ĐT Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch, công khai Linh hoạt: trong quan hệ có tính đến trình độ PT kinh tế của mỗi nước Hợp tác để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững + Cơ cấu tổ chức: gồm có Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng, Hội đồng TM và ĐT, Hội đồnh PT kinh tế, Ủy ban hỗ trợ thương mại Cơ chế hoạt động và nội dung liên kết: Có 3 nội dung liên kết chủ yếu + Chương trình tự do hóa thương mại và đầu tư Đây là chương trình trụ cột, quan trọng nhất và công cụ chủ yếu để thực hiện chương trình này là Kế hoạch hành động quốc gia (IPA- Individual Action Plan) IPA được XD cho 15 lĩnh vực như: Thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ ... Cơ chế hợp tác mang tính tự nguyện, các thành viên tự thông báo và rà soát tiến độ thực hiện cam kết của mình (mang tính độc lập) + Chương trình thuận hóa thương mại Đây là Chương trình hành động chung (CAP- Collective Action Plan) của tất cả các thành viện trong 15 lĩnh vực thuộc IPA Các nội dung chính của CAP: phân tích và trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu cho tất cả các lĩnh vực hợp tác, trợ giúp năng lực cho các thành viên, tổ chức đối thoại, hội thảo ... Cơ chế hợp tác: mặc dù mang tính tự nguyện nhưng các nội dung của CAP thì tất cả các thành viên đều thực hiện Theo anh, chị các thành viên APEC thực hiện các nội dung của CAP có như nhau về mức độ không? Tại sao? + Chương trình hợp tác kinh tế- kĩ thuật Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với các nước ĐPT để giải quyết khó khăn về các nguồn lực phát triển kinh tế Các nội dung chính của hợp tác: thông qua nhiều chương trình hợp tác về phát triển kĩ năng, năng lực con người, KHKT, thị trường ... Cơ chế thực hiện: Để khai thác sự giúp đỡ các quốc gia phải điều chỉnh chính sách kinh tế cho phù hợp với qui định của WTO (Hội nhập đơn phương) - Cam kết của VN với APEC: + Ngày 15/6/1996 VN gửi đơn xin gia nhập APEC, ngày 14/11/1998 VN chính thức là thành viên của APEC + Các cam kết chủ yếu của VN: Xây dựng và cập nhật chương trình cá nhân (IAP) với các nội dung chủ yếu như: cung cấp các thông tin về chính sách KT, TM cho các thành viên, hàng năm xây dựng và cập nhật IAP của mình để gửi cho Ban thư ký Tham gia chương trình CAP với 2 lĩnh vực chủ yếu là tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), thủ tục hải quan. Hiện nay, VN đã tiến hành hài hòa 1200/5100 tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, trong lĩnh vực hải quan VN đã tham gia Công ước Kyotô (2001), áp dụng danh mục HH XNK theo HS 96, áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan của WTO, tự động hóa hải quan ... Ngoài 2 nội dung trên, VN còn tham gia vào Chương trình đi lại của doanh nhân, Chương trình chính sách cạnh tranh, Chương trình thương mại điện tử Theo anh, chị khi VN tham gia APEC thì có nghĩa vụ phải thực hiện tất cả những chương trình hợp tác của APEC không? Tại sao? Những chương trình hợp tác mà VN tham gia APEC về mức độ có giỗng các nước khác không? c. Diễn đàn hợp tác Á- ÂU (ASEM- The Asia Europe Meeting) ASEM thành lập tháng 3/1996 tại Bang cốc, hiện nay có 25 thành viên chính thức (châu Á có 13, châu Âu có 12). Đây là chương hợp tác, đối thoại không chính thức nhằm phát triển quan hệ toàn diện trên các mặt KT, chính trị, xã hội Nguyên tắc hoạt động: Tự nguyện, không ràng buộc, bình đẳng Cơ cấu tổ chức: Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị bộ trưởng kinh tế, Hội nghị quan chức cấp cao về TM và ĐT, các nhóm xúc tiến ĐT và xúc tiến TM, thuận lợi hóa TM Cơ chế hoạt động và nội dung liên kết: + Kế hoạch hành động về thuận lợi hóa thương mại (TFAP- Trade Facilitation Action plan): nhằm minh bạch hóa chính sách và thông tin thương mại, giải quyết các rào cản thương mại + Kế hoạch hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP- Investment Promotion Action Plan): nhằm XD môi trường ĐT thuận lợi và thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên + Diễn đàn doanh nghiệp (AEBF- Asia Europe Business Furum): Tăng cường cơ hội giao lưu giữa các DN các nước và được tổ chức hàng năm Anh, chị cho biết cơ chế hoạt động của ASEM có gì khac APEC không? Cam kết của VN với ASEM: VN là thành viên chính thức của ASEM từ tháng 3/1996 với tư cách là thành viên sáng lập, các cam kết của VN với ASEM bao gồm: + Tham gia kế hoạch hành động về thuận lợi hóa TM: các nội dung chủ yếu gồm đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan, hài hòa các tiêu chuẩn kĩ thuật và qui trình kiểm nghiệm, đơn giản hóa và minh bạch thủ tục vệ sinh dịch tễ ... những vấn đề này mới chỉ dừng ở việc trao đổi, hội thảo là chủ yếu + Tham gia kế hoạch hành động về xúc tiến đầu tư: với nội dung chủ yếu là làm rõ chính sách ĐT và các biện pháp xúc tiến ĐT, những vấn đề trên cũng mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi là chính + Tham gia Diễn đàn doanh nghiệp: Thảo luận những vấn đề mà các DN quan tâm như: viễn thông, năng lượng, dịch vụ tài chính, môi trường, XD cơ sở hạ tầng ... nhưng diễn đàn không có hỗ trợ kĩ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN 2.2 Cơ chế hoạt động của các tổ chức liên kết chặt: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên, hiện tại có 10 thành viên chính thức Mục tiêu của ASEAN: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia và duy trì hòa bình, ổn định của khu vực Nguyên tắc hoạt động của ASEAN: + Nguyên tắc thiết lập quan hệ: Tôn trọng chủ quyền độc lập lãnh thổ của các thành viên Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không để lãnh thổ của mình cho các nước khác làm căn cứ quân sự Giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực Hợp tác có hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi + Nguyên tắc điều phối trong hoạt động: Nhất trí: Mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên thông qua Nguyên tắc bình đẳng: Không phân biệt nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi Nguyên tắc 6X: Nguyên tắc này cho phép một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN đã được 2 hoặc nhiều nước chấp thuận thì cứ thực hiện mà không cần đợi tát cả các thành viên - Các chương trình hợp tác của ASEAN: Trong lĩnh vực kinh tế những năm hợp tác của ASEAN chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực thương mại và bao gồm các nội dung: + Xây dựng khu vực mậu dịch tự do (AFTA) + Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa giữa các nội dung: gồm các nội dung Thành lập ngân hàng dữ liệu về hàng hóa của ASEAN (ADBC- Data Bank on Cominodities) Xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường HH của ASEAN (ACMS- ASEAN Commodities Markets Studies) Hội chợ TM các nước ASEAN nhằm trao đổi thông tin TM và tìm kiếm cơ hội đầu tư Chương trình tham khảo ý kiến với khu vực tư nhân do Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN thực hiện để phát triển khu vực kinh tế tư nhân Chương trình phối hợp lập trường đối các vấn đề TMQT có liên quan đến ASEAN để thống nhất hành động của các nước nhằm đưa ra các biện pháp chống lại chính sách bảo hộ của các nước khác với HH của các nước ASEAN Cam kết của VN với ASEAN: Ngày 28/7/1995 VN là thành viên chính thức của ASEAN Ngày 15/12/1995 VN kí Nghị định thư tham gia AFTA và bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/1996 đến ngày 1/1/2006 + Cam kết về cắt giảm thuế quan: Để XD AFTA các nước ASEAN thỏa thuận áp dụng Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) với các nội dung cơ bản là: mức thuế suất cam kêt cuối cùng đối với HH nhập khẩu từ các nước ASEAN khác là 0-5%, mỗi nước có thời gian thực hiện là 10 năm, các nguyên tắc cơ bản để điều tiết trong hệ KT giữa các nước thành viên là không phân biệt đối xử Việt Nam cam kết áp dụng mức thuế suất 0-5% cho 5500 mặt hàng vào năm 2006 với 2 giai đoạn thực hiện: . Từ ngày 1/1/1996- 1/1/2003 vơi các nhiệm vụ cơ bản là: Phân loại HH thành 4 nhóm theo qui định, lựa chọn những HH sẽ đưa vào diện cắt giảm thuế quan, từng bước điều chỉnh giảm thuế NK . Từ ngày 1/1/2003- 1/1/2006 với các nhiệm vụ cơ bản là tiếp tục cắt giảm thuế cho những hàng hóa đã lực chọn, đến ngày 1/1/2006 phải thực hiện cắt giảm thuế quan với 5500 mặt hàng đã cam kết + Cam kết về dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): . Các mặt hàng có thuế suất dưới 20% thì sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế số lượng . Các rào cản khác sẽ được dỡ bỏ trong 5 năm tiếp theo Theo qui định việc dỡ bỏ các rào cản NTB của Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2015 Theo anh, chị khi VN thực hiện những cam kết với AFTA/ASEAN thì những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế như thế nào? b. Liên minh châu Âu (EU- European Union) Vài nét về EU: ra đời ngày 25/3/1957, hiện tại có 27 thành viên chính thức Mục tiêu cơ bản: + Phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các thành viên + Phát triển các mối quan hệ kinh tế ngoài cộng đồng - Cơ cấu của EU: có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ với 4 bộ phận là Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Tòa án châu ÂU Sự phát triển của EU: EU đã thực hiện xong các mục tiêu: Đồng minh thuế quan (1968), Thị trường chung (cuối những năm 70), Liên minh kinh tế (cuối những năm 80) và đang thực hiện Liên minh tiền tệ từ đầu những năm 90 trở lại đây với các mốc quan trọng là: Ngày 1/1/1999 thống nhất tên gọi của đồng tiền chung là EURO và biểu mẫu in đồng tiền chung Ngày 1/1/2002 đồng EURO chính thức được đưa vào lưu thông với 12 thành viên tham gia Quan hệ của Việt Nam với EU: + Năm 1975 thiết lập quan hệ ngoại giao với EU và viện trợ cho VN từ năm 1984 + Ngày 17/7/1995 kí Hiệp định khung về sự phát triển kinh tế + Tháng 1/2005 EU xóa bỏ hạn ngạch dệt may cho VN Theo anh, chị quan hệ với EU VN sẽ có thể khai thác từ EU nhưng lợi thế gì? c. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO- Word Trade Organization) WTO hoạt động từ ngày 1/1/1995 với tổ chức tiền thân là GATT, đến 2008 WTO có 151 thành viên chính thức - Nhiệm vụ của WTO: giám sát toàn cầu hoạt động TM để giải quyết những tranh chấp theo các qui định của WTO (gồm 16 Hiệp định khác nhau) Chức năng của WTO + Hố trợ thực hiện và quản lí các Hiệp định về tự do hóa TM + Thực hiện tổ chức đàm phán các vấn đề có liên quan đến thương mại + Giải quyết các tranh chấp thương mại Các nguyên tắc hoạt động của WTO: + Thực hiện không phân biệt đối xử + Cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa TT với các thành viên khác + Cho phép cạnh tranh nhưng không được phép sử dụng các rào cản đã cấm và tuân thủ đúng vấn đề trợ cấp + Đảm bảo tính minh bạch, công khai của các chính sách TM + Ưu đãi hơn các nước kém phát triển - Cơ chế hoạt động của WTO: thông qua các quyết định bằng sự nhất trí chứ không bỏ phiếu (nếu không đạt được sự nhất trí thf sẽ bỏ phiếu, mỗi thành viên chỉ có 1 phiếu và quyết định được thông qua khi có 2/3 thành viên tán thành) Các lĩnh vực điều chỉnh của WTO: Thương mại HH, DV và các biện pháp ĐT liên quan đến thương mại - Quyền và nghĩa vụ của các thành viên: + Quyền lợi: được hưởng chế độ MFN của các nước thành viên khác, giải quyết các tranh chấp thông qua bộ máy của WTO, tranh thủ sự giúp đỡ của WTO về kĩ thuật, thông tin và đào tạo + Nghĩa vụ: tuân thủ tất cả các nguyên tắc của các Hiệp định mà WTO đã qui định và các qui định khác có liên quan Điều kiện gia nhập và rút khỏi WTO: + Điều kiện: các quốc gia và lãnh thổ có sự độc lập về TM, công nhận các văn kiện pháp lí của WTO + Thủ tục gia nhập: nộp đơn, đàm phán với 2 giai đọan và 2 loại đàm phán. Sau khi đàm phán có 2/3 thành viện tán thành thì sẽ trở thành thành viên chính thức + Rút khỏi WTO: chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Tổng giám đốc của WTO trước 6 tháng - Tư cách pháp nhân của WTO: WTO và các thành viên có tư cách pháp nhân trong hoạt động của mình, được hưởng qui chế đặc quyền và miễn trừ của Liên hợp quốc Quan hệ của VN với WTO + Quá trình đàm phán gia nhập WTO của VN: * Giai đoạn 1: Minh bạch hóa chính sách . Tháng 1/1995: Nộp đơn xin gia nhập . Ngày 31/1/1995 thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO . Tháng 8/1996 Việt Nam gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương * Giai đoạn 2: đàm phán . Tháng 1/2002 gửi Bản chào về thuế và dịch vụ đầu tiên . Tháng 10/2004 kết thúc đàm phán song phương với EU . Tháng 5/2006 kết thúc đàm phán song phương với Mỹ, đối tác cuối cùng thứ 28 . Ngày 26/10/2006 kết thúc đàm phán đa phương cuối cùng (có 14 phiên đàm phán từ 7/1998- 10/2006) . Ngày 7/11/2006 thông qua toàn bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tổ chức kết nạp . Ngày 29/11/2006 Quốc hội Việt Nam phê chuẩn kết quả và ủy quyền cho CP gửi Nghị định thư đến WTO . Ngày 6/12/2006 Chủ tịch nước phê chuẩn Nghị định thư . Ngày 11/1/2007 WTO trao thẻ thành viên chính thức cho VN + Cam kết của VN với WTO Thực hiện không phân biệt đối xử trong quan hệ KT, TM Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến TM (Hiệp định TRIPs) Thực hiện hiệp định đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) Thực hiện đúng các qui định về trợ cấp Thực hiện đúng qui định sử dụng rào cản KT trong TM Tuân thủ các qui định về tranh chấp và xử lí tranh chấp trong TM Thực hiện hợp tác trong lĩnh vực hải quan Thực hiện Hiệp định cấp giấy phép XK nhằm xóa bỏ tình trạng bóp méo trong TM Tại sao thời gian đàm phán gia nhập WTO của VN kéo dài đến 12 năm trong khi Campuchia họ chỉ đàm có 1 năm thôi? Theo anh, chị những cam kết trên của VN với WTO được bắt đầu thực hiện từ thời gian nào? 3. Tác động của Hội nhập KTQT đối với VN: 3.1 Những tác động: a. Những tác động tích cực: Thúc đẩy TMQT và mở rộng thị trường xuất khẩu Tạo điều kiện để khai thác sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước Giải quyết được những khó khăn về thiếu vốn, KHCN, trình độ quản lý Thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng ngày càng hợp lý hơn Tạo ra động lực cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền KT và cho các DN trong nước b. Những thách thức: Sức cạnh tranh của nền KT và của các DN còn rất yếu Thu hút vốn ĐT sẽ gặp nhiều khó khăn Thu ngân sách ngày càng khó khăn Có thể chịu những tác động tiêu cực về mặt VH- XH Theo anh, chị tại sao năng lực cạnh tranh của nền KT và của các DN VN còn rất yếu? 3.2 Những giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập KTQT của VN có hiệu quả hơn: a. Các giải pháp từ phía Chính phủ: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhận thức được sự cần thiết phải hội nhập Xây dựng chiến lược hội nhập KTQT dài hạn trên cơ sở chiến lược PT KT-XH dài hạn Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền KT và của các DN Hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, doanh nhân, người LĐ có đủ trình độ năng lực Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường NN để hỗ trợ các DN tiếp cận TT NN Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiiêu cực của hội nhập b. Các giải pháp từ phía DN Phải xác định được một chiến lược kinh doanh đúng đắn: + Cơ sở KH để xác định chiến lược SXKD là thông tin TT và ĐK nguồn lực SX của DN + Các bộ phận chủ yếu của chiến lược SXKD là: chiến lược mặt hàng, chiến lược đầu tư, chiến lược thị trường Chủ động tạo lập nguồn vốn để tăng cường tiềm lực tài chính Chủ động đổi mới công nghệ SX Nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ và người LĐ về vấn đề hội nhập Có các giải pháp tiếp cận thị trường NN có hiệu quả cao Làm tốt việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Theo anh, chị các DN VN có cần XD, phát triển và bảo vệ thương hiệu không? Tại sao?