* Luật pháp:Luật, các văn bản dưới luật, các quy phạm kỹ thuật.
* Thể chế và tổ chức: Cơ chế quản lý hành chính, quản lý kinh tế, kế hoạch hóa theo tổ chức, theo ngành dọc, ngành ngang và cơ chế hợp tác giữa các ngành ở trung ương và địa phương.
* Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, đa phương, song phương về môi trường, về thương mại, về kinh tế, về đào tạo, v.v. liên quan đến môi trường, hợp tác theo dự án, theo chương trình.
* Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), monitoring, kiểm tram kiểm soát, kiểm toán, thanh tra
Đánh giá tác động môi trường vf ra quyết định thẩm định kiểm soát ô nhiễm vẩ bản xác nhận kiểm soát ô nhiễm, cấp giấy phép hoạt động, nhãn sinh thái theo sản phẩm.
Thiết lập mạng monitoring cơ bản và labô phân tích, định kỳ kiểm tra, thanh tra, kiểm soát ô nhiễm, kiểm toán môi trường.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Luật & Chính sách môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
1. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG LUẬT BVMT CỦA VIỆT NAM
1.1. THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU THẾ KỶ XXI
Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu 2000, Chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ thứ 3, khi thế giới đang phải giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vấn tiếp tục nảy sinh, như tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế hiểu biết và giải quyết hậu quả do tiếp xúc với các hóa chất tổng hợp độc hại.
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm nảy sinh mối quan hệ phức tạp giữa thương mại và môi trường. Tầm quan trọng của việc tìm kiếm cầu nối đúng đắn để kết hợp BVMT với tự do hóa thương mại được đặt ở vị trí cao trong các mục tiêu của Hội nghị Thương mại toàn cầu (ƯTO) ở Seattle (Washington D.C) và cuộc họp của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế ở Washington gần đây.
Báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn ngay nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: sự biến đổi của khí hậu, suy giảm chất và lượng của tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là hai vấn đề xã hội: sự tăng dân số và các biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển, đại dương, sự dịch chuyển các dòng hải lưu.
Từ các vấn đề nêu trên, rõ ràng là các nước cần phải có đường lối và chính sách đúng đắn hơn, thực tiến hơn đối với môi trường toàn cầu và môi trường của quốc gia mình, cũng như gia tăng sự nỗ lực sửa chữa các sai lầm về môi trường đã phạm phải. Sự thách thức này đặt ra cho nhân loại một vấn đề cơ bản nhất là làm thế nào để tạo ra các nền kinh tế phát triển cùng với sự bảo vệ và phục hồi môi trường. Quá trình này đang được tiến triển và đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Việc ký kết Nghị định thư về an toàn sinh học Cartagena (Cartagena Protocol on biosafety), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon và nhiều hoạt động BVMT khác chứng tỏ rằng nhân loại đã hợp lực quyết giữ cho môi trường và các hệ sinh thái lành mạnh.
1.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT
* Những thách thức về môi trường trong thời gian tới
Bước vào thế kỷ XXI, với sự tăng tốc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, với hiện trạng và các xu thế diễn biến về môi trường trong các năm qua, nước ta đương đầu với những thách thức môi trường lớn để phát triển bền vững:
- Sự tăng dân số vẫn tiếp tục ở mức cao, theo các dự báo đến năm 2020 số dân nước ta xấp xỉ 100 triệu người. Tức là nước ta phải đảm bảo cuộc sống cho thêm gần 25 triệu người, tương đương với só dân trướcnăm 1945, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên thiên nhiên khác lại có xu thế suy giảm, gây ra một sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc.
- Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp, v.v. đòi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, cùng với luowngj chất thải ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, càng nhiều chủng loại độc hịa, sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái, chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hữu hiệu tương xứng.
- Các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực và thương mại Quốc tế ngày càng ảnh huởng lớn đến phát triển bền vững và BVMT ở nước ta.
- Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề bất cập từ nhận thức đến hệ thống tổ chức, chiến lược, quy hoạch, luật pháp, xs, kếhoạch đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ, công nhân viên ngành môi trường.
Phân tích hiện trạng môi trường trong các năm gần đây và xu thế diễn biến môi trường trong thời gian tới, có thế xác định được 7 vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết như sau:
- Tàn phá rừng tự nhiên, xuống cấp chất lượng rừng;
- Suy giảm đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước;
- Thoái hóa môi trường đất;
- Ô nhiễm môi trường nước do đô thị và công nghiệp gây ra (nước lục địa và nước biển), đặc biệt là ở các điểm “nóng” như sông Đồng Nai, sông Cầu, v.v.;
- Ô nhiễm bụi và khí SO2 trong môi trường không khí;
- Bão, lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra nghiêm trọng;
- Xử lý và thải bỏ chất thải rắn (đặc biệt là chất thải nguy hại);
- Nước sạch và vệ sinh môi trường.
Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Đảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiến tiến trong khu vực.
Mục tiêu của Chiến lược BVMT để phát triển bền vững trong giai đoạn tới là tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cải thện môi trường, cụ thể là:
- Phòng ngừa ô nhiễm: tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ và các chính sách hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường cho cộng đồng. Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị, khu công nghiệp, nông thôn, các vùng sinh lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, v.v. phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái, nâng tổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học (công viên, vườn và khu bảo tồn Quốc gia) lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nước.
- Cải thiện môi trường: Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông đúc. Cải tạo các đoạn sông, ao hồ, kênh mương đã bị ô nhiễm, các vùng đất bị suy thoái, xanh hóa môi trường đô thị, khu công nghiệp. Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng, tiến tới đạt mức độ che phủ trên 40% diện tích cả nước vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân số được dùng nước hợp vệ sinh và các hệ thốgn vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý về cơ bản các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh để lại và do hoạt động sản xuất gây ra.
1.3. HIỆN TRẠNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
- Trước năm 1993 không có văn bản pháp quy về BVMT.
- Văn bản páhp quy về cá thành phần môi trường không hệ thống, thiếu đồng bọ, từng văn bản không có các quy định cần thiết về BVMT.
- Sự gắn kết với các công ước Quốc tế liên quan còn rất kém.
- Tính hiệu lực của văn bản thấp.
Các luật đã ban hành:
- Luật đất đai
- Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân
- Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Luật về khoáng sản
- Luật về dầu mỏ và khí đốt
- Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Pháp lệnh thú y
- Luật tài nguyên nước
- Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ
- Luật dầu khí
Và các văn bản pháp quy liên quan khác.
2. LUẬT BVMT VIỆT NAM
2.1. LUẬT MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI
* Quá trình hình thành Luật Quốc tế về môi trường
Sự thừa nhận của quốc tế về đặc thù của vấn đề môi trường là không có tính chất biên giới Quốc gia và tuân thủ theo hệ thống hở đã dẫn đến việc phát triển Công pháp Quốc tế - Luật Quốc tế về môi trường. Việc ô nhiễm môi trường biển, môi trường nước trên đất liền, ô nhiễm không khí, nạn mưa axit, suy thoái tầng ozôn, sa mạc hóa, biến đổi khí hậu toàn cầu, việc thải các chất thải độc hại hay mua bán những hóa chất nguy hiểm cho môi trường là những hiện tượng mang tính toàn cầu, không một quốc gia nào hay khu vực nào có đủ tiềm lực để giải quyết vấn đề, mà là những vấn đề của toàn Thế giới.
* Lịch sử hình thành Luật quốc tế về môi trường
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một số điều ước song phương và đa phương về một số vấn đề môi trường, mà chủ yếu nhằm vào việc giải quyết các vấn đề về nguồn nước ở sông, hồ biên giới, giao thông thủy và các quyền đánh cá ở các sông, hồ Quốc tế như sông Ranh và các sông Quốc tế khác ở Châu Âu. Các điều khoản về môi trường trong các điều ước Quốc tế ngày thường đơn giản. Ví dụ Điều 4 của hiệp ước về vùng nước biên giới giữa Anh và Mỹ năm 1990 chỉ quy định: “Nước sẽ không bị gây ô nhiễm ở bờ phía bên kia và không gây hại cho sức khỏe của con người và tào sản của phía bên kia”.
Đầu thế kỷ XIX, có một số điều ước về bảo vệ một số loài động vật có giá trị thương mại như công ước năm 1902 về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp và Hiệp ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài Hải cẩu có lông đã được ký kết. Công ước Luân Đôn 1933 về bảo tồn và giữ gìn hệ động vật và thực vật. Công ước Washington 1940 về bảo vệ tự nhiên và giữ gìn đời sống hoang dã ở Tây Bán Cầu.
Vào những năm 50 và 60, trước nguy cơ về hạt nhân và ô nhiễm dầu đã xuất hiện các điều ước về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại do tai nạn hạt nhân gây ra và Công ước Quốc tế 1954 về ngăn chặn ô nhiễm biển do dầu.
Cuối những năm 60, một loạt điều ước Quốc tế về môi trường liên quan đến trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu và kiểm soát o nhiễm dầu ở biển Bắc đã được ký kết. Công ước Châu Phi 1968 về bảo tồn thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được ký kết trong thời gian này.
Từ năm 1970, đặc biệt là sau Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường con người được tổ chức tại Stockholm năm 1972, hàng trăm điều ước Quốc tế về môi trường hay liên quan đến môi trường đã được ký kết. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Luật Quốc tế về môi trường. Nhiều công ước Quốc tế quan trọng đã được ký kết như công ước về di sản tự nhiên thế giới, công ước Quốc tế về mua bán các loài đang bị đe dọa, công ước Luân Đôn về việc cải thiện chất thải rắn ra biển. Từ những năm 70, những công ước về môi trường đã được mở rộng rất nhiều. Từ chỗ chỉ xử lý vấn đề môi trường qua biên giới đến chỗ xử lý ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu, từ chỗ chỉ bảo tồn các loài động, thực vật cụ thể nào đó đến chỗ bảo tồn hệ sinh thái, từ chỗ chỉ quy định về kiểm soát việc đưa trực tiếp chất thải vào các sông, hồ Quốc tế đến việc xây dựng các quy chế quản lý toàn diện cả hệ thống hoặc lưu vực sông Quốc tế. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1992 đã xuất hiện một số lượng đáng kể những điều ước về môi trường quan trọng được áp dụng trên phạm vi toàn cầu như công ước Viên về bảo vệ tầng Ozon, Nghị định thu Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon, Nghị định thư về BVMT bổ sung cho hiệp ước Nam cực, Công ước Basel về việc vận chuyển qua biển giới các chất thải độc hại, ... Chỉ tính đến cuối năm 1992 đã có 840 văn bản pháp lý Quốc tế về môi trường hoặc liên quan đến môi trường.
Một số nhận xét về thực trạng của Luật Quốc tế về BVMT
- Luật Quốc tế về môi trường là một lĩnh vực tương đối mới. Trong vài thập kỷ qua, nhiều điều ước Quốc tế đã được ký kết, nhiều tuyên bố, nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ được thông qua có phạm vi áp dụng trên toàn cầu, khu vực và tiểu khu vực.
- Luật Quốc tế về môi trường hiện nay được nhiều Quốc gia trên thế giới cùng tham gia xây dựng. Điều này góp phần đẩy nhanh sự phát triển của Luật Quốc tế về môi trường.
- Thực tế cho thấy, các quy định pháp lý Quốc tế về một lĩnh vực môi trường nào đó thường được hình thành sau khi có những vấn đề cấp bách nổi lên. Điều này cũng thể hiện tính chất đối phó của Luật Quốc tế về môi trường hiện nay.
Các quy định của Luật Quốc tế về môi trường có xu hướng đi vào các vấn đề cụ thể như suy giảm tầng ozon, chuyển các chất thải qua biên giới, khi hậu biến đổi, giữ gìn sự đa dạng sinh học và ô nhiễm biển.
- Việc tăng số lượng các văn kiện của Luật Quốc tế về môi trường có xu hướng đi cùng với các quy định và các tiêu chuẩn ngày càng cụ thể hơn và chặt chẽ hơn.
- Các tiêu chuẩn được thông qua trên phạm vi toàn cầu nhìn chung không cụ thể và chặt chẽ như các tiêu chuẩn khu vực.
- Các văn kiện pháp lý Quốc tế về môi trường ở mỗi khu vực rất khác nhau về phạm vi, nội dung và hiệu lực pháp lý. Châu Âu là khu vực phát triển mạnh nhất về các quy định pháp lý về môi trường. Trong khi đó, Châu á và Châu Mỹ có rất ít các quy định khu vực. Cho đến nay vẫn chưa có văn kiện pháp lý Quốc tế nào bao gồm các quy phạm và nguyên tắc ràng buộc về việc bảo vệ mọi lĩnh vực môi trường trên phạm vi toàn cầu mà mới chỉ có một số tuyên bố liên chính phủ đưa ra các nguyên tắc chung mang tính chất khuyến nghị như: Tuyên bố Stockholm, 1972 về môi trường và con người; Hiến chương thế giới về tự nhiên, 1982 và tuyên bố Rio, 1992 và Chương trình nghị sự 21, v.v.
- Khía cạnh BVMT Quốc tế ngày càng hòa nhập vào Luật Quốc tế về kinh tế và thương mại. Xu hướng này thực ra đã xuất hiện từ lâu. Nhiều điều ước Quốc tế đa phương về hợp tác Quốc tế kinh tế và thương mại đã bao gồm các điều khoản về môi trường. Tóm lại, mặc dù có một dáng vóc đồ sộ, bao gồm một số lượng lớn các điều ước Quốc tế, các tuyên bố, nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ và hội nghị Quốc tế thì Luật Quốc tế về môi trường vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.
2.2. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
BVMT bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động BVMT ở mỗi Quốc gia.
Quá trình xây dựng của luật BVMT Việt Nam:
Trong dự thảo chiến lược quốc gia về BVMT (1983-1986), đặc biệt trong Nghị định số 246/HĐBT của Chính phủ "Về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT" (1983-1985, công bố ngày 20/9/1985), việc soạn thảo một văn bản có tính pháp lý về BVMT đã được đặt ra.
Năm 1989, đề tài đã đưa ra dự thảo "Luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường". Trên cơ sở của dự thảo này, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã thành lập một tổ soạn thảo Luật về môi trường, tổ soạn thảo đã trình ra Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển bền vững dự thảo " Luật BVMT" (Hội nghị được tổ chức tại Hà nội, từ ngày 3 đến ngày 6/12/1990).
Tháng 6/1991, Chính phủ thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000, trong đó đặt ra vấn đề phải nhanh chóng ban hành luật về BVMT. Ngày 27/12/1993, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật BVMT đầu tiên. Chủ tịch nước ký lệnh công bố luật và luật chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/1994.
Với sự ra đời của Luật BVMT, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa phương và các cấp Bộ/ Ngành đã hình thành các hoạt động quản lý nhà nước về BVMT. ý thức trách nhiệm về BVMT của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Những thành công nêu trên không chỉ ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mà còn góp phần đáng kể cải thiện chất lượng môi trường ở nước ta.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật BVMT năm 1993 đã bộc lộ nhiều hạn chế như: không đáp ứng kịp với đòi hỏi của môi trường trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh, tình hình quốc tế đã có nhiều biến động và thay đổi. Đặc biệt trong thời kỳ chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước và hội nhập Quốc tế đang diễn ra ngày càng sau rộng. Do đó, những đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nội dung quy định của Luật BVMT 1993 cho tới nay không cón đáp ứng yêu cầu phát triển hiện tại và những năm tới. Như:
- Luật BVMT Việt Nam năm 1993 không điều chỉnh môi trường xã hội.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT năm 1993 chỉ giới hạn hoạt động quản lý đối với những hoạt động gây hệ quả môi trường như: suy thoái môi trường, ô nhiwmx môi trường và sự cố môi trường.
- Luật BVMT Việt Nam năm 1993 chưa điều chỉnh các nguyên nhân gây hậu quả môi trường, chưa đề cập đến các hoạt động về BVMT trong phát triển bền vững. Để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phạm vi điều chỉnh của Luật cần được mở rộng hơn. Phạm vi điều chỉnh của Luật cần được mở rộng bao trùn cả nguyên nhân của hoạt động gây tác động xấu đến chất lượng môi trường và quá trình hoạt động gây ra tác động đó, điều chỉnh kịp thời và trực tiếp nguyên nhân gây ra tác động môi trường, chủ động khắc phục tình hình trước khi tác động xấu về môi trường xảy ra.
Hoàn thiện pháp luật môi trường là đòi hỏi bức xúc của hoạt động BVMT của Thế kỷ XXI. ở Việt Nam, Luật BVMT đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng như Thế giới. Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được chủ tích nớc ký lệnh số 29/2005/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 về công bố Luật.
2.2.1. Nguyên tắc của Luật BVMT Việt Nam
Luật. Luật BVMT Việt Nam năm 2005 được xây dựng trên một số nguyên tắc chính sau đây (Điều 4):
- BVMT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, BVMT Quốc gia phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu.
- BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, các nhân.
- Hoạt động BVMT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
- BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Những điểm chính cần lưu ý trong Luật BVMT
2.2.2.1. Về một số định nghĩa, khái niệm
Theo cách xác định của Luật, thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Như vậy, môi trường được hiểu chủ yếu là môi trường tự nhiên chịu sự tác động của hoạt động con người. Môi trường xã hội, môi trường nhân văn được đề cập tới từ góc độ quan hệ với các hoạt động của con người tác động lên môi trường tự nhiên. Như vậy, Luật BVMT chủ yếu nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa các hoạt động của con người sao cho có lợi cho sức khỏe và đời sống, đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích của con người và của cả môi trường. Theo đó, “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT”.
Các thuật ngữ “Suy thoái môi trường”, “Ô nhiễm môi trường”, và “Sự cố môi trường” được hiểu một cách đầy đủ, ngắn gọn. Ba quá trình/ hiện tượng này có thể liên quan chặt chẽ với nhau, có thể phát triển lần lượt từ suy thoái đến ô nhiễm và cuối cùng là sự cố. Nhưng chúng có thể xảy ra độc lập với nhau theo các trình tự khác nhau: Sự cố gây ô nhiễm, dẫn đến gây suy thoái môi trường hoặc ô nhiễm môi trường tại một điểm hoặc đối với một thành phần dẫn đến suy thoái trên diện rộng hơn hoặc đối với nhiều thành phần môi trường hơn. Đặc biệt, sự cố môi trường có thể có các nguồn gốc tự nhiên liên quan tới các tai biến thiên nhiên (thiên tai), không kể các nguồn gốc nhân tạo. Nhưng không phải bất cứ thiên tai nào cũng dẫn đến sự cố môi trường, vì thế không thể nói động đất, bão lũ, v.v. là sự cố môi trường. Các thiên tai này chỉ trở thành sự cố môi trường khi chúng thực sự gây tác hại cho môi trường theo quan điểm đã trình bày trong luật.
2.2.2.2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật BVMT 2005
Để điều chỉnh một số hành vi của xã hội, Luật BVMT đưa ra các mức độ yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện, trong đó có mức độ “cấm”. Rất nhiều điều trong luật đều sử dụng mức độ này. Điều cấm gây nhiều tranh luận nhất là “Cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức”. Theo định nghĩa của Luật, “chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. áp dụng vào thực tế, điều này cho phép ngăn chặn