Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn của hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên tại xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên. Ở giai đoạn khởi động hiệu suất xử lý COD chưa ôn định, dao động 77 - 80%, nhưng sang đến giai đoạn ổn định đạt tương đối cao, trong khoảng 88 - 92%. Không có sự khác biệt về hiệu suất xử lý N-NH, ở giai đoạn khởi động và giaữ đoạn ổn định đều đạt = 100 %. Ở giai đoạn khởi động, hiệu suất xử lý T-N không ổn định, dao động trong khoảng 70-77% ở khoảng tải trọng COD 0,11 . 0,18 kgCOD/m ngày), tải trọng T-N 0,11-0,15 kg-N/(m ngày). Chuyển sang giai đoạn ổn định, tải trọng COD và T-N đều ở mức cao (tải trọng COD 0,3 - 0,47 kg COD/ệm ngày), tải trọng TN ở mức 0,19 - 0,2 kg N/(3 ngày)) nhưng vẫn đạt được hiệu suất xử lý T-N tương đối ổn định, trong khoảng 90 - 93%. Ở đầu giai đoạn khởi động hiệu suất xử lý T-P tương đối thấp, nhưng sau đó tăng nhanh đến giai đoạn ổn định hiệu suất xử lý T-P trong khoảng 70 - 90%. Hiệu suất xử lý SS tương đối cao, đạt gần 80 % và SS trong nước thải ra tương đối ổn định và hầu như đều < 50 mg/l. Kết quả trên chứng tỏ rằng, hệ thiết bị lọc sinh học sục khí - ngừng sục khí tương đối ổn định và đạt hiệu quả cao có thể thực hiện các quá trình nitrit/nitrat hóa và khử nitrit/nitrat đồng thời trong cùng một thiết bị.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn của hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên tại xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan