Pháp luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu tòan dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất"
Các quy phạm được ban hành trong hệ thống văn bản pháp luật đất đai ở nước ta được phân làm 2 mảng lớn, đó là:
- Các quy định được ban hành trong các văn bản Luật đất đai;
- Các quy định được ban hành trong các văn bản dưới luật.
Các quy định được đề cập trong các văn bản Luật đất đai là những điểm cơ bản để các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời đây cũng là căn cứ để các cấp các ngành tiến hành ban hành các văn bản háp luật đất đai dưới luật, để hướng dẫn thực hiện các nội dung bao trùm toàn bộ về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta.
26 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật và thanh tra đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
1.1. Một số khái niệm
Pháp luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu tòan dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất"
Các quy phạm được ban hành trong hệ thống văn bản pháp luật đất đai ở nước ta được phân làm 2 mảng lớn, đó là:
- Các quy định được ban hành trong các văn bản Luật đất đai;
- Các quy định được ban hành trong các văn bản dưới luật.
Các quy định được đề cập trong các văn bản Luật đất đai là những điểm cơ bản để các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời đây cũng là căn cứ để các cấp các ngành tiến hành ban hành các văn bản háp luật đất đai dưới luật, để hướng dẫn thực hiện các nội dung bao trùm toàn bộ về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta.
Các văn bản Luật đất đai
Cần có sự phân biệt giữa văn bản luật đất đai với hệ thống văn bản pháp luật về đất đai. Luật đất đai với tư cách là một văn bản luật do Quốc hội ban hành, cũng là một trong các văn bản pháp luật về đất đai nhưng là văn bản quan trọng bậc nhất trong số các văn bản pháp luật về đất đai.
Việc xây dựng các văn bản luật đất đai ở nước ta đã được ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết cho Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng dự thảo luật đất đai từ những năm 1972. Trong thời gian từ 1972 đến 1980 đã có nhiều bản dự thảo luật đất đai hòan thành nhưng khi đối chiếu với tình hình thực tiễn, thì các dự thảo luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Sau khi có Hiến pháp 1980 ra đời, cùng với bước đầu chuyển đổi nền kinh tế của đất nước, các bản dự thảo luật đất đai được chỉnh lý, sửa đổi, tiếp thu ý kiến từ cuộc trưng cầu dân ý và đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 8/1/1988. Vì vậy, luật đất đai đầu tiên gọi là Luật đất đai 1987.
Văn bản luật này ra đời đánh dấu một thời kỳ mới của Nhà nước ta trong việc quản lý đất đai bằng quy hoạch và pháp luật. Tuy nhiên là văn bản luật được thông qua ở thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Luật đất đai 1987 vẫn còn mang nặng các dấu ấn của cơ chế cũ và chưa xác định đầy đủ các quan hệ đất đai theo cơ chế mới. Vì vậy, sau khi đánh giá, tổng kết việc thực thi luật đất đai sau năm năm thực hiện, Nhà nước ta đã xây dựng văn bản mới thay thế cho Luật đất đai năm 1987, đó là Luật đất đai năm 1993. Đây là văn bản luật đất đai thứ hai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Có thể nói Luật đất đai năm 1993 đã có sự thay đổi căn bản cho phù hợp với cơ chế mới. Đó là sự điều chỉnh các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã hội, các quan hệ đất đai không ngừng vận động trong nền kinh tế thị trường đã khiến cho một số quy định trong Luật đất đai năm 1993 không còn phù hợp nữa. Vì vậy, Nhà nước ta đã có chủ trương sửa đổi một số quy định không phù hợp nhằm thực thi Luật được tốt hơn, do vậy đến ngày 2/12/1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều củ Luật đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 4 thông qua. Luật này gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 và nội dung chủ yếu nhằm luật hóa các quyền năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đồng thời xác định rõ các hình thức giao đất và cho thuê đất để làm căn cứ quy định các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Có thể nói Luật đất đai 1993 về cơ bản đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống song việc sửa đổi chưa thể giải quyết hết được những bất cập hiện tại trong quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là các nội dung quản lý nhà nước về đất đai hầu như không thay đổi, chưa được chú ý đúng mức để sửa đổi. Vì vậy, để tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 1993 là cần thiết, nhằm xác định lại các nội dung thiết thực trong quản lý nhà nước về đất đai. Do vậy, bản dự thảo sửa đổi Luật đất đai năm 2001 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/10/2001. Hay chúng ta thường gọi là Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001. Văn bản luật này tập trung chủ yếu vào việc hòan thiện chế độ quản lý nhà nước về đất đai, góp phần cải cách hành chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp trong quản lý đất đai.
Các đạo luật đất đai nêu trên đã góp phần to lớn trong việc khai thác quỹ đất, quản lý đất đai đi vào nề nếp tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian qua cũng như việc bổ sung sửa đổi nhiều lần như vậy cho thấy hệ thống pháp luật về đất đai của chúng ta còn có tính chắp vá, không đồng bộ, nhiều quy định còn lạc hậu so với thời cuộc và gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Vì vậy, việc xây dựng một luật đất đai mới để thay thế Luật đất đai năm 1993 và các luật đất đai sửa đổi bổ sung là rất cần thiết.
Trên tinh thần đó, quá trình xây dựng các dự thảo của Luật đất đai mới rất công phu, qua nhiều lần chỉnh sửa và lấy ý kiến nhân dân trong cả nước từ ngày 1/8/2003 đến ngày 20/9/2003 và được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 26/11/2003, gọi là Luật đất đai năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Đây là đạo luật nhằm đáp ứng một giai đoạn phát triển mới của đất nước, đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do vậy Luật đất đai được xây dựng trên 3 quan điểm chủ yếu sau:
- Luật đất đai năm 2003 là sự thể chế hóa những quan điểm cơ bản về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX. Đây là một văn kiện của Đảng đề cập một cách tòan diện những quan điểm cơ bản về xây dựng chính sách và pháp luật đất đai trong giai đoạn mới. Luật đất đai năm 2003 là sự thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng về vấn đề đất đai.
- Việc xây dựng Luật đất đai năm 2003 dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu tòan dân mà Nhà nước trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.
- Kế thừa và phát triển các Luật đất đai trước đây, Luật đất đai năm 2003 góp phần pháp điển hóa hệ thống pháp luật đất đai với tinh thần giảm thiểu tối đa những văn bản hướng dẫn dưới luật khiến cho hệ thống pháp luật đất đai trước đây vô cùng phức tạp, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả. Trong văn bản luật mới cho thấy những quy định của Chính phủ và các Bộ ngành qua thực tế đã phù hợp với cuộc sống được chính thức luật hóa, vừa nâng cao tính pháp lý của quy định vừa giảm thiểu các quy định không cần thiết để một Luật đất đai hòan chỉnh có hiệu lực và hiệu quả cao.
- Các văn bản dưới luật như: Nghị định; Thông tư; Quyết định; Chỉ thị,
1.2. Quan hệ pháp luật đất đai
1.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai
Chủ thể quan hệ pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Chủ thể quản lý, bao gồm:
+ Chính phủ; UBND các cấp;
+ Bộ Tài nguyên & Môi trường; Sở Tài nguyên & Môi trường; Phòng Tài nguyên & môi trường; Ban cán bộ Địa chính cấp xã; các Trung tâm dịch vụ công về Tài nguyên & Môi trường.
+ Ban quản lý các khu Công nghiệp, khu Kinh tế, khu Công nghệ cao.
- Chủ thể sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư;
+ Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo;
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1.2.2. Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay là Đất đai.
Hiện nay đất đai ở nước ta được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm đất nông nghiệp, gồm các loại sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp;
+ Đất lâm nghiệp;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp, gồm các loại sau:
+ Đất ở;
+ Đất chuyên dùng;
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác
- Nhóm đất chưa sử dụng, gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng;
+ Đất núi đá không có rừng cây.
Về quyền sở hữu đối với 3 nhóm đất trên ở nước ta hiện nay là thuộc toàn dân – Nhà nước là người đại diện quyền sở hữu về đất đai.
1.2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay
Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay chính là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Đó chính là quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và người sử dụng đất. Cụ thể:
- Quyền của Nhà nước:
Trong quá trình tham gia vào quan hệ đất đai, Nhà nước có đầy đủ quyền năng của một người chủ sở hữu gồm:
+ Quyền chiếm hữu đất đai: đây là quyền nắm giữ và kểm soát toàn bộ đất đai. Quyền này không bị hạn chế về không gian và thời gian đối với toàn bộ vốn đất nằm trong lãnh thổ quốc gia.
+ Quyền sử dụng đất đai: ở đây Nhà nước có thể sử dụng hoặc không trực tiếp sử dụng, mà cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy hoạch, dưới hình thức giao đất hoặc cho thuê đất.
+ Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền năng này hoàn toàn thuộc về Nhà nước mà các chủ thể sử dụng không thể có được (khoản 2 Điều 5 - Luật đất đai 2003).
+ Quyền quản lý đất đai: Nhà nước vừa là chủ thể quyền lực về mặt chính trị, vừa là chủ thể quyền lực về mặt kinh tế, cho nên trong quản lý đất đai Nhà nước xây dựng hệ thông pháp luật và hệ thống quản lý nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu của mình (khoản 4 Điều 5 - Luật đất đai 2003).
+ Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai: Nhà nước thực hiện quyền này thông qua các chính sách tài chính về dất đai. Thông qua các chính sách này trong quá trình giao đất hoặc thu thuế sử dụng đất, Nhà nước có thể thu tiền sử dụng hoặc miễn giảm hoặc không thu tiền tùy theo từng đối tượng (khoản 3 Điều 5 - Luật đất đai 2003).
- Nghĩa vụ của Nhà nước:
Nhà nước có nhiều quyền năng nhưng đồng thời cũng có nhiều nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Tại khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2003 quy định hàng loạt nội dung trong quản lý đất đai của Nhà bước và cũng chính là nghĩa vụ mà Nhà nước cần phải thực hiện.
- Quyền của người sử dụng đất, gồm
+ Gồm 6 quyền chung được quy định tại Điều 105 – Luật đất đai năm 2003. Cụ thể :
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đây là một trong những quyền cơ bản và quan trọng đối với người sử dụng đất. Bởi vì thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất đã chính thức được Nhà nước thừa nhận việc họ được sử dụng hợp pháp một diện tích nhất định theo mục đích cụ thể trong thời hạn cho phép. Đồng thời thông qua việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ. Mặt khác khi sử dụng đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về mặt quan hệ kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện để đất đai được chuyển dịch theo cơ chế thị trường, được tham gia thị trường bất động sản một cách thuận tiện và dễ dàng.
- Được hưởng các thành quả và kết quả đầu tư trên đất: Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, mà trao quyền sử dụng đó cho các chủ thể sử dụng đất theo các mục đích đã được Nhà nước xác định. Do vậy khi sử dụng đất người sử dụng đất đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, thì họ sẽ được hưởng lợi từ các kết quả mà do họ đầu tư trên đất thu được một cách hợp pháp theo luật định.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cảo tạo đất nông nghiệp: Đây là một trong những quyền mà có thể thấy được tính tích cực của chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời cũng thấy được tính ưu việt của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Đất nông nghiệp là một trong những đối tượng được Nhà nước đặc biệt quan tâm, do vậy Nhà nước đã thực hiện rất nhiều các công trình, tiến bộ khoa học để đảm bảo cho đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng lâu dài, có hiệu quả. Người sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp theo luật định được hưởng rất nhiều các ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp: Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và hiện nay có trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp phần lớn là nông dân, do vậy trong chính sách đất đai Nhà nước đặc biệt quan tâm đến tầng lớp này. Ngoài việc miễn tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp ra (trong hạn mức), Nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao thu nhập từ việc sản xuất nghề nông, trong đó có hoạt động nhằm giúp đỡ người nông dân trong việc cải tạo, bồi bổ đất đai;
- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình: Đây là một trong những vấn đề mà Nhà nước cần phải bảo đảm để người sử dụng đất được yên tâm đầu tư, khai thác các thuộc tích có ích của đất. Đồng thời để cho hoạt động quản lý và sử dụng đất đai đi vào nề nếp kỷ cương theo đúng quy định pháp luật. Do vậy khi có các bất đồng mâu thuẫn về đất đai xẩy ra thì Nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra can thiệp giải quyết.
- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai: Trong mối quan hệ kinh tế - xã hội ở nước ta, thì đây là một trong những quyền cơ bản của công dân. Do vậy trong quan hệ đất đai ở nước ta, người sử dụng đất khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo luật định để quyền và các lợi ích hợp pháp về đất đai của mình được đảm bảo. Mặt khác pháp luật đất đai còn quy định người sử dụng đất có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác.
+ Các quyền riêng được quy định tại Điều 106 – Luật đất đai năm 2003. Cụ thể:
*. Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Chuyển đổi quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền đơn giản nhất, đó là việc giữa các chủ sử dụng đổi đất cho nhau. Thủ tục hành chính cho nội dung này cũng khá đơn giản, đó là sau khi có sự thỏa thuận thống nhất giữa các chủ sử dụng đất với nhau, sau đó Nhà nước có trách nhiệm công nhận việc đổi đất giữa các chủ sử dụng. Hình thức này góp phần chuyển đổi nhiều thửa ruộng manh mún trong sản xuất nông nghiệp thành ô thửa lớn thuận tiện cho sản xuất.
Điều kiện để có thể tiến hành thực hiện đối với quyền này đó là đất chuyển đổi phải cùng diện tích, mục đích và thời hạn sử dụng như nhau.
*. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Đây là hình thức chuyển quyền sử dụng đất mà trong quan hệ chuyển nhượng là đất lấy tiền hoặc các giá trị khác tương tương với giá trị quyền sử dụng đất. Ở đây mối quan hệ thể hiện một bên sẽ chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (bên chuyển nhượng) và một bên thiết lập quan hệ pháp luật đất đai mới (bên nhận chuyển nhượng). Do vậy thủ tục hành chính đối với chuyển nhượng là hết sức chặt chẽ, điều đó buộc các bên tham gia trong quan hệ chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên được tự do, bình đằng thỏa thuận mọi điều khoản trong khuôn khổ pháp luật. Tuy vậy các thỏa thuận giữa các bên ở đây phải được thể hiện bằng băn bản có tính pháp lý. Do vậy khi các hợp đồng thỏa thuận của các bên không đảm bảo về mặt pháp lý sẽ bị hủy bỏ hoặc quyền lợi của các bên sẽ không được Nhà nước bảo hộ.
*. Quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
Đây là hình thức chuyển quyền sử dụng đất của các chủ thể là tiến hành cho đối tượng khác được quyền sử dụng đất dưới hình thức thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của mình. Cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất được áp dụng đối với người sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, nhưng do vì một điều kiện hoàn cảnh nào đó mà không trực tiếp sử dụng đất, thì sẽ được thực hiện việc cho người khác sử dụng đất của mình dưới hình thức thuê hoặc thuê lại theo quy định của pháp luật.
Cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất không làm chấm dứt quan hệ đất đai của các bên, mà nó làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai của các bên trong một thời gian nhất định, sau đó quyền sử dụng đất lại trở về chủ thể ban đầu.
*. Quyền thừa kế quyền sử dụng đất:
Đây là quyền mà người sử dụng đất khi chết đi để lại quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật về quyền thừa kế.
Đây là một quan hệ mang tính đơn phương, không có sự thỏa thuận giữa bên để thừa kế và bên nhận thừa kế, đối tượng nhận thừa kế, tăng cho cũng hẹp hơn. Đây là một hình thức chuyển quyền mang tính tình cảm trong quan hệ xã hội, ngoài các quy định theo pháp luật đất đai ra thì quan hệ này còn được chi phối bởi các quy định trong Bộ Luật dân sự.
Mọi di chúc đều phải hợp pháp thì mới có giá trị pháp lý.
*. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất:
Đây là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất thể hiện mối quan hệ về tình cảm trong xã hội. Người sử dụng đất tặng cho người khác quyền sử dụng đất nhưng không thu lại một khoản tiền hoặc hiện vật nào khác. Đối tượng được tặng cho ở đây cũng tương đối hẹp, phần lớn là trong quan hệ gia đình, dòng tộc hoặc có quan hệ về mặt tình cảm thân thiết. Đây cũng là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Luật đất đai năm 2003 đề cập một cách cụ thể hơn.
Tuy nhiên người thực hiện việc tặng cho và người nhận tặng cho phải theo đúng đối tượng mà pháp luật đã quy định.
*. Quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất:
Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được coi là một biện pháp của Nhà nước nhằm giúp đỡ người sử dụng đất có cơ hội tăng thêm cho nguồn đầu tư. Thông qua đó cũng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đây là một trogn những quyền thu hút sự qua tâm chú ý của đông đảo người sử dụng nhất. Bởi vì thông qua hoạt động này quyền được khai thác các thuộc tích có ích của đất đối với người sử dụng không bị mất đi, mà nó còn được tăng lên về nguồn vốn cho đầu tư.
Thực chất quyền thế chấp, bảo lãnh chỉ là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, chứ không phải chuyển quyền sử dụng đất theo đúng nghĩa của nó. Việc chuyển quyền thực sự chỉ có thể xảy ra khi bên thế chấp hoặc bảo lãnh không có khả năng hoàn trả vốn, thì lúc đó Nhà nước sẽ xử lý theo luật định.
*. Quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để việc kinh doanh được thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận và phân tán các rủi ro trong sản xuất kinh doanh, thì các chủ thể kinh doanh thường hợp tác, liên kết với nhau. Trong đó có sự liên kết với nhau bằng hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra người sử dụng đất còn có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
+ Quyền được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền này áp dụng cho đối tượng sử dụng đất phải trả tiền. Đó là sử dụng đất dưới hình thức thuê đất hoặc theo hình thức giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
- Nghĩa vụ của người sử dụng đất, gồm:
+ Gồm 7 nghĩa vụ chung được quy định tại điều 107 – Luật đất đai năm 2003. Cụ thể:
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không; bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ các quy định khác của pháp luật
*. Sử dụng đúng mục đích:
Đây là một nghĩa vụ bắt buộc người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cho phép, không được tự ý sử dụng sai mục đích đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã xác định. Khi tự ý chuyển mục đích sử dụng sẽ bị xử lý căn cứ và các hình thức xử lý sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Khi muốn chuyển sang sử dụng vào mục đích khác thì phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay theo luật định thì việc chuyển mục đích sử dụng xẩy ra hai trường hợp đó là:
- Trường hợp chuyển mục đích phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp chuyển mục đích không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
*. Sử dụng đúng ranh giới thửa đất: