Dự án đầu tư xây dựng công trìnhlà tập hợp cácđề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nângcao chất lượng công trìnhhoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng công trìnhkhác với các dự án khác là dự án đầu tư
bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần
xây dựng có rất nhỏ.
1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?
227 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
143
Chuyên đề 3
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
Phần I
GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:
1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tư
bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần
xây dựng có rất nhỏ.
1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng
công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
Đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng
trở xuống không tính tiền sử dụng đất; công trình nhà ở riêng lẻ thể không bắt
buộc lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công
trình.
2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng:
2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản
xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
144
của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2.2. Sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình do Nhà nước
quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống thất thoát, lãng phí.
2.3. Bảo đảm đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, kiến
trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo
đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, bảo đảm tiết kiệm,
thực hiện bảo hành công trình. Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:
3.1. Tiêu chí phân loại, phân nhóm dự án:
a) Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình
được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý và được thể hiện tại Phụ
lục số 1.
b) Dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư.
3.2. Mục đích phân loại, phân nhóm dự án:
a) Mục đích của việc phân loại, phân nhóm dự án là để phân cấp quản lư;
b) UBND xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân
sách của xã và được quyết định đầu tư đối với các dự án do cấp trên hỗ trợ vốn
theo phân cấp của địa phương, căn cứ vào năng lực thực tế quản lư của từng xã.
II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn
Việc đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền cho phép đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, hoạch xây dựng
được duyệt và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
145
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ
trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu,
thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác
sử dụng.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước
3.1 Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô
đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý
dự án theo các quy định.
3.2 Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà
nước, Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1. Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước:
Việc sử dụng vốn ngân sách của xã hoặc vốn hỗ trợ của trung ương, của
UBND tỉnh, UBND huyện hoặc của tổ chức trong và ngoài nước được coi là dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho lợi ích cộng đồng không v́ mục đích kinh
doanh
2. Đầu tư bằng vốn góp từ vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân
dân + vốn viện trợ:
Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn ngân sách, vốn góp
của nhân dân, vốn viên trợ, thì phải tuân thủ các quy định sau:
2.1. Công bố công khai các mức huy động đóng góp, mục đích đóng góp;
2.2. Thành lập ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động,
quản lư và sử dụng các khoản góp của nhân dân theo đúng quy định;
2.3. Sau khi quyết toán công trình, UBXD xã lập báo cáo t́nh h́nh thu,
quản lư sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân
biết, đồng thời gửi báo cáo cho UBND huyện biết.
146
3. Liên doanh, liên kết
4. BOT, BTO, BT
IV. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn, cá nhân hoạt động xây
dựng
1.1. Điều kiện năng lực hành nghề đối với cá nhân:
a) Cá nhân là chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ
nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình phải có đủ
điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực được phân thành 2 hạng, phạm vi
hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại dự án, loại và cấp công trình.
b) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công
trình, giám sát thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định,
và phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Cá nhân hành nghề độc lập được thực
hiện các công việc tư vấn về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình
trong phạm vi nhất định theo quy định.,
c) Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, cá nhân là tư vấn giám sát chỉ yêu
cầu có trình độ chuyên môn là cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù
hợp với công việc giám sát nếu đủ thời gian và kinh nghiệm theo quy định thì
được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công
xây dựng đối với công trình cấp IV
1.2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức:
a) Tổ chức tư vấn thực hiện các công việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây
dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực của tổ chức tư vấn
được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại
dự án, loại và cấp công trình.
b) Đối với nhà riêng lẻ từ 3 tầng trở xuống hoặc có diện tích từ 250 m2 trở
xuống, thì hộ gia đình tự tổ chức thiết kế, nhưng vẫn phải do cá nhân có trình độ
chuyên môn phù hợp thực hiện thiết kế (có thể là cao đẳng, trung cấp) mà không
yêu cầu cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề.
147
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với các hạng theo quy
định thì được thực hiện lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế các công trình
cấp IV. Những cá nhân tham gia lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế yêu
cầu phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức thi công
2.1. Đối với cá nhân:
Năng lực Chỉ huy trưởng công trình được phân thành 2 hạng, phạm vi
hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định.
2.2. Đối với tổ chức:
a) Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình được phân thành 2
hạng theo quy định căn cứ theo năng lực của chỉ huy trưởng công trường, những
cá nhân tham gia thực hiện gói thầu; máy móc thiết bị thi công huy động cho gói
thầu; khả năng đáp ứng về tài chính và kinh nghiệm đă thực hiện các công trình
tương tự hoặc thấp hơn liền kề.
b) Phạm vi hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình.
Trường hợp tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với hạng 2 thì được thi công
các công trình cấp IV. Đối với nhà ở riêng lẻ, thì hộ gia đình tự tổ chức thi công;
tuy nhiên những người tham gia thi công phải có chuyên môn phù hợp với công
việc thực đảm nhận; máy móc thiết bị thi công phải đảm bảo an toàn và phải
tuân thủ các quy định khác theo quy định của pháp luật.
V. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo chủ đầu tư xây
dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư
xây dựng công trình phự hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1.1. Đối với dự án do UBND huyện quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND
huyện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư
1.2. Đối với dự án do UBND xã quyết định đầu tư, UBND xã giao đơn vị
quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.
148
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc
đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo
UBND xã có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường
hợp này, đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư
trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dừi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận
đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
1.3. Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm
1.2, thì UBND xã có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư
hoặc UBND xã trực tiếp làm chủ đầu tư.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc
là người đại diện theo quy định của pháp luật.
VI. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A,
B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông
qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C
cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp
trên.
3. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu
tư và chịu trách nhiệm.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi
đó có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ
chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp
thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu
tư.
149
VII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG
1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư:
1.1. Quyền:
Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các thủ tục
để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo
quy định.
b) Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ
cho các công việc của chủ đầu tư.
c) Tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm: Lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng
và thực hiện hợp đồng đã ký kết với nhà thầu đối với các công việc khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng.
d) Điều chỉnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung
liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khi thấy cần thiết.
đ) Được tự thực hiện các công việc của dự án khi có đủ điều kiện năng lực
theo quy định.
e) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi các nhà thầu vi phạm
hợp đồng.
1.2. Nghĩa vụ:
a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để lập, thực hiện và
quản lý dự án khi không có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
b) Xác định nội dung nhiệm vụ của dự án, nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ
thiết kế và những nhiệm vụ khác liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình
để làm cơ sở cho việc đưa ra các nội dung khi đàm phán ký kết hợp đồng với
nhà thầu thực hiện các công việc của dự án.
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công
trình cho các nhà thầu lập, thực hiện và quản lý dự án.
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình
cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt những công việc của dự án theo quy
định của pháp luật.
150
đ) Thực hiện đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng với các nhà
thầu.
e) Quản lý chi phí liên quan đến các công việc của dự án, thực hiện thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp
luật.
g) Bồi thường thiệt hại do thực hiện không đúng những quy định của pháp
luật hoặc không thực hiện đúng những nội dung của hợp đồng đã ký kết với các
nhà thầu.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng:
2.1. Quyền:
Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có các quyền:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các công
việc của dự án theo hợp đồng đã ký kết.
b) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật hoặc ngoài phạm vi hợp
đồng khi chưa được chấp thuận của hai bên.
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật như quyền tác giả, ...
2.2. Nghĩa vụ:
Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có nghĩa vụ:
a) Chỉ được thực hiện các công việc phù hợp với năng lực hoạt động xây
dựng của mình.
b) Thực hiện đúng các công việc được giao hoặc theo hợp đồng đã ký kết.
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện.
d) Đề xuất điều chỉnh các nội dung công việc với chủ đầu tư khi phát hiện
những yếu tố ảnh hưởng có hại hoặc có lợi đối với dự án do mình thực hiện.
đ) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến các công việc
của dự án do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có
thẩm quyền.
e) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu
chuẩn không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không đúng những nội dung
151
đã ký kết trong hợp đồng hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho bên thuê hoặc
bên thứ ba do lỗi của mình gây ra.
g) Các nghĩa vụ khác như bảo hiểm nghề nghiệp, bảo vệ môi trường trong
khu vực thực hiện công việc đối với nhà thầu khảo sát; giám sát tác giả, không
được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư thiết bị xây dựng công trình đối với
nhà thầu thiết kế, ...
3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng:
3.2. Quyền:
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật hoặc những công việc
ngoài phạm vi hợp đồng mà chưa được chấp thuận.
b) Đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với thực tế để đảm bảo chất
lượng, tiến độ và hiệu quả công trình.
c) Các quyền khác như yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành
theo hợp đồng; dừng thi công, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên thuê không
thực hiện đúng hợp đồng hoặc do lỗi của bên thuê gây ra; các quyền khác theo
quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ:
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ:
a) Chỉ được thi công các công việc, công trình phù hợp với năng lực hoạt
động xây dựng của mình.
b) Thực hiện đúng công việc được giao theo hợp đồng đã ký kết.
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng xây dựng công trình do mình thực hiện.
d) Đề xuất điều chỉnh các công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những
yếu tố có ảnh hưởng có hại hoặc có lợi cho dự án trong quá trình thi công xây
dựng công trình.
đ) Các nghĩa vụ khác như phải có nhật ký thi công xây dựng tại công
trường; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; bảo đảm an toàn, vệ sinh môi
trường khi thi công xây dựng; mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp
luật.
152
e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình.
g) Bảo hành công trình.
h) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc gây thiệt hại cho bên
thứ ba do lỗi của mình gây ra.
VIII. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô,
tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để
lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo,
áp dụng.
1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
1.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ
máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc
giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện
dự án cụ thể như sau:
a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng
bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình
này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng,
khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.
b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực
tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án
mới.
- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý
thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực
hiện dự án.
1.2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của
mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử
người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có
153
người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham
gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
1.3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau
đây:
a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ
đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.
b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của
chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng
ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp
vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao
và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí.
Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm.
d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện
nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và
quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành,
chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra
Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực
hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách
nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án
thực hiện.
1.4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án
(trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy
định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì
được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự
toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công
154
trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê