Chuyên đề Quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng

Trong những năm gần đây, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sựquan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chủtrương chính sách đã được ban hành và tổchức thực hiện hiệu quảvà đạt được nhiều thành tựđáng kể: Tại khu vực đồng bằng sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quảhơn và đạt tốc độtăng trưởng khá cao; an ninhlương thực được bảo đảm. Tỷtrọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghềtăngtạo điều kiện tăng thu nhập, xãa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển khámạnh, sốhộchuyển sang công nghiệp, dịch vụtăng

pdf114 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 Chuyên đề 2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG I. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 1- Những kết quả đạt được Trong những năm gần đây, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tự đáng kể: Tại khu vực đồng bằng sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; an ninh lương thực được bảo đảm. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghề tăng tạo điều kiện tăng thu nhập, xãa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh, số hộ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ tăng. Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ; hạ tầng kinh tế- xã hội- môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện. Sau gần hai năm thực hiện Chương trình thí điểm, vấn đề xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục giải quyết rất nhiều vấn đề lớn, trong đó có công tác quy họach và các nguồn tài chính. Đến trước khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 “Về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, còng là sau 22 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những 30 thay đổi lớn lao, đời sống nông dân đã được cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực, đối chiếu với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn hết sức lạc hậu và có rất nhiều yếu kém. Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và cơ bản vẫn là tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những biến đổi tích cực về điện, đường, trường, trạm song vẫn lạc hậu; mức sống vật chất, văn hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiện một bước nhưng còn ở mức thấp và đặc biệt ngày càng doãng cách xa so với đô thị; cảnh quan, sinh thái nông thôn truyền thống với cây đa, bến nước, sân đình, không khí trong lành... đã bị biến dạng ngày càng xấu, mức độ ô nhiễm ngày càng nhanh và nghiêm trọng; chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, thôn, bản, ấp), nhất là năng lực quản lý điều hành của cán bộ rất yếu kém. Những hạn chế đó đang cản trở con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Nghị quyết 26/TQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương Xây dựng nông thôn mới vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân sống ở nông thôn nói riêng, đồng thời nhằm khắc phục những mặt yếu kém trên. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Về mục tiêu cụ thể, đến 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) trên tổng số 9.121 xã hiện nay; 100% số xã có quy hoạch nông thôn mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo, tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân của cư dân nông thôn bằng 2,5 lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%. 31 Nội dung chính của Chương trình Xây dựng nông thôn mới được xác định là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. Để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, Chính phủ quyết định 7 giải pháp chủ yếu. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào hai vấn đề là quy hoạch và huy động các nguồn tài chính cho việc xây dựng nông thôn mới cả trước mắt và lâu dài. Công tác quy hoạch trong thời gian qua còng đã đối mặt với những khó khăn, vướng mắc, trước hết đó là tiến độ. Kế hoạch đề ra là “đến cuối 2011 cơ bản xong công tác quy hoạch, trong đó có 30% xã xong quy hoạch chi tiết” nhưng tới nay chưa thực hiện được với nhiều lý do: một là, một số tiêu chuẩn ngành chưa phù hợp hoặc chưa có hướng dẫn. Việc làm thí điểm đang được tiến hành, nhưng việc tổ chức rút kinh nghiệm rút ra những nhận thức, bài học đối với công tác quy hoạch rất chậm (đến 28-10-2011, Thông tư liên tịch về quy hoạch thay thế các hướng dẫn riêng của 3 bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường mới được ban hành). Hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng nông thôn mới còn rất thiếu. Trình độ cán bộ xã còn hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch (vốn họ chưa được đào tạo một cách bài bản về công tác này), chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn. Do vậy, họ chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn mới. Sự tham gia của người dân và ban quản lý cấp xã chưa được huy động cao nhất, thậm chí người dân chưa được vào cuộc với nhiều lý do. Do vậy, chất lượng quy hoạch nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và chậm so với tiến độ. Ba là, định mức cụ thể cho công tác quy hoạch chậm được các cơ quan chức năng ban hành, kinh phí thực hiện công tác quy hoạch còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu 32 thực tiễn theo vùng, nhất là đối với các vùng miền núi, Tây nguyên và Tây Nam Bộ do địa bàn rộng. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông thôn mới, hầu hết các địa phương đều chia đều, bình quân kinh phí thực hiện nên còng làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quy hoạch. Thực tế làm điểm công tác xây dựng nông thôn mới, tới nay càng thấy sự cần thiết của công tác quy hoạch. Xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ công tác quy hoạch và đòi hỏi nó có chất lượng và kiểm soát việc thực hiện, điều chỉnh quy hoạch cho ngày một hợp lý hơn. Đó là tiền đề cho cả chương trình dài hơi sau này. Công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng và phải được đi trước một bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết trong xây dựng nông thôn mới trước hết phải tôn trọng hạt nhân hợp lý trong quá trình tích luỹ nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam và hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch, hoặc gây ảo tưởng trong dân. Vấn đề quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là phải xuất phát từ điều kiện Việt Nam với những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử, đặc điểm văn hóa truyền thống và nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai. Hai là, quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải được tính đến một cách tổng thể từ trên xuống, để quy hoạch của mỗi làng xã phải nằm trong chỉnh thể toàn quốc, khu vực, địa phương trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng... từ cấu trúc kiến trúc, cấu trúc dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội... Ba là, công tác quy hoạch để xây dựng nông thôn mới phải vừa đa dạng, vừa với tầm nhìn xa, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước, của nhân loại và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân nông thôn trong thời đại hội nhập quốc tế. Bốn là, công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cơ, nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc theo mô hình đô thị. Trên cơ sở 33 xây dựng quy hoạch thí điểm đối với từng loại hình nông thôn ở từng khu vực, từng vùng miền mà rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho ngày một hợp lý hơn rồi mới nhân rộng. Năm là, công tác quy hoạch trước hết là sự nỗ lực tổ chức của các cấp chính quyền, của các chuyên gia có chuyên môn cao, nhưng nhất thiết phải được tiến hành dân chủ để phát huy vai trò của người dân. Công tác quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới dân sinh nên người dân phải được biết, nắm chắc, hiểu rõ thông tin về quy hoạch. Họ phải là người tham gia xây dựng, phản biện thì quy hoạch mới thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Người dân tham gia, cụ thể hóa ý tưởng và hướng phát triển nông thôn theo quy hoạch mà ở đó có đầu tư công của nhà nước, có điều kiện để dân làm, dân canh tác, dân sản xuất, dân trồng trọt, dân sinh sống, dân hưởng lợi thì quy hoạch đó mới khả thi. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vùng đồng bằng được tăng cường, điện, đường, trường, trạm nhất là thủy lợi, giao thông đã được đầu tư xây dựng tại nhiều nơi, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn: tỷ lệ phần trăm xã có trường học được kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia về y tế, cư dân nông thôn có nước sinh hoạt vệ sinh, có điện thoại cố định đã tăng lên rất nhiều so với thời gian trước. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện:thể hiện qua sự chuyển biến rõ nét của cơ cấu kinh tế nông thôn; xãa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt; thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể so với thời gian trước. Công tác chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ, nhiều bệnh dịch nguy hiểm được phát hiện và khống chế kịp thời. Công tác phổ cập giáo dục được đẩy mạnh, có những chính sách hỗ trợ thích hợp. Hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm và phát triển hơn; Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy. Đến nay, hầu hết các thôn, bản có tổ chức đảng, tỷ lệ cán bộ, công chức xã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý đã tăng cao (56 %). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các đoàn thể quần chúng đã tích cực trong giải quyết nhiều vấn đề ở nông thôn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào 34 nền nếp, góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận ở nông thôn. Trình độ chính trị, kiến thức về sản xuất hàng hóa của nông dân được nâng lên, dần thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. 2- Tồn tại, thách thức Bên cạnh những thành tựu đã đạt được có thể thấy hiện nay phát triển nông thôn Việt Nam vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, hạn chế: Tại nông thôn vùng đồng bằng – vựa lúa của cả nước trong phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp vẫn đang là loại hình sản xuất chủ đạo (chiếm 76%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông thôn trong những năm gần đây vẫn còn chậm. Trình độ sản xuất còn ở mức sản xuất nhỏ là chủ yếu. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn còn chậm. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức yểm trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ , kinh tế trang trại chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhưng họat động còn hình thức hiệu quả chưa cao. Tổng mức đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn thấp; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng phát triển thương mại dịch vụ và công nghiệp hóa khu vực nông thôn; Cơ cấu hạ tầng liên kết vùng nỗi kết giữa các khu vực còn yếu kém, sự đấu nối, phối hợp trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các điểm dân cư mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt và nhanh chóng bị lạc hậu trong quá trình phát triển. Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh; Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa còn thấp. Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa. Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp; quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp một số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo. Hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định; mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã thấp;. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp; Số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, số thôn có điểm truy 35 cập Internet còn ít; Hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn, số nhà xây tạm bỡ vẫn còn nhiều. Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm 16,2%. Hệ thống an sinh xã hội ở các vùng nông thôn chưa thống nhất và thông suốt; dân cư nông thôn ít tham gia các hình thức bảo hiểm y tế . Hệ thống bảo hiểm sản xuất nông nghiệp chưa được hình thành. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp. Những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc; bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một; tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng; tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo rất thấp. Môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các vùng ven đô thị, khu công nghiệp, làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi còn yếu; An ninh trật tự xã hội nông thôn còn tiềm ẩn bất ổn như: khiếu kiện kéo dài, tệ nạn cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, hủ tục ma chay, cưới xin Chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp (gần 50% cán bộ công chức xã chưa qua đào tạo...). Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở yếu, ảnh hưởng nhiều đến phát triền kinh tế - xã hội tại địa phương. Việc quy hoạch xây dựng nông thôn vùng đồng bằng hiện nay có sự phân bố dân cư manh mún, mật độ dân cư cao, phân bố trong sản xuất còn lẻ tẻ không thuận lợi cho canh tác theo kiểu cơ giới hoá và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, trên địa bàn cả nước có khoảng 23,8 % xã có quy hoạch được lập, phê duyệt, nhưng chất lượng chưa cao đa phần quy hoạch được lập là quy hoạch chi tiết trung tâm xã hay điểm dân cư nông thôn, khu tái địnhcư . Việc xây dựng điểm dân cư còn tuỳ tiện, mang nặng tính tự phát, kiến trúc thiếu trật tự, rập khuôn đã gây không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Khu vực nông thôn chưa hình thành bản sắc phù hợp với đặc thù vùng, miền, truyền thống dân tộc. Văn hoá truyền thống nông thôn chưa được bảo tồn, bị xuống cấp, xâm hại bởi xu thế đô thị hoá. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; Hệ thống các văn bản về quy hoạch xây dựng nông thôn chưa đồng bộ; sự chồng chéo, xung đột nội dung, phương pháp giữa các qui hoạch trên địa bàn nông thôn: giữa qui hoạch sử dụng đất với qui hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, 36 quy hoạch đô thị.. chưa được giải quyết; Lực lượng làm công tác lập quy hoạch trong cả nước rất thiếu so với nhu cầu chất lượng chưa cao, chưa đáp ưng yêu cầu quy hoạch phát triển nông thôn theo tiêu chí mới. Kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn hạn chế. Môi trường nông thôn vùng đồng bằng đang là vấn đề đáng lo ngại bởi nhiều lý do trong đó việc công nghiệp nông thôn, làng nghề mới phát triển thiếu khả năng cạnh tranh; điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quá tải về điều kiện hạ tầng và xuống cấp về môi trường, các làng nghề truyền thống bị ô nhiễm; mật độ dân cư đông; nhiều vùng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai không đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân... dẫn đến quá trình phát triển điểm dân cư thiếu tính bền vững; II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN 1- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: 1.1. Hệ thống pháp luật về QHXDNT - Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn + Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn + Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Hệ thống văn bản pháp luật + Về công tác quy hoạch phát triển nông thôn: a) Luật: Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; b) Nghị định: Số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 37 - Số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; - Số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; - Số 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; d) Các Thông tư, Quyết định có liên quan: - Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Hướng dẫn của Bộ Xây dựng về lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 Hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" - Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính ban hành + Về quản lý hạ tầng nông thôn: a) Luật, Pháp lệnh: - Luật Điện lực (số 28/2004/QH 11) - Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001. b) Nghị định: 38 - Số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. - Số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ Quy định về Quản lý và Bảo vệ Kết cấu Hạ tầng Giao thông Đường bộ. - Số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; - Số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; - Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn; - Số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; - Số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; - Số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; c) Quyết định của Thủ tướng Chính ph
Tài liệu liên quan