Chúng ta bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của sự phát triển tột bậc khoa
học, công nghệ và thông tin. Mọi thành tựu khoa học được ứng dụng
nhanh chóng vào mọi lĩnh vực nhưng nhạy cảm nhất là lĩnh vực kinh tế.
Sự cạnh tranh để tồn tại và độc quyền là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp nỗ lực tìm kiếm, phát minh, sáng kiến về máy móc và quản lý.
Trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
hiện nay cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày
càng gay gắt, quyết liệt của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các
nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề
tiêu thụ sản phẩm. Chức năng cơ bản của doanh nghiệp sản xuất là sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm là kết qủa cuối cùng của qúa trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của một chu kỳ nhưng đây lại là khâu quan
trọng nhất vì tiêu thụ sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn,
tìm kiếm lợi nhuận. Khi quá trình tiêu thụ được thực hiện trôi chảy tức là
doanh nghiệp đang thực hiện tái sản xuất một cách thường xuyên liên tục
nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra không được thị trường thì dần dần
doanh nghiệp sẽ đi đến phá sản, đó là điều tất yếu mà không một doanh
nghiệp nào muốn. Chính vì vậy các nhà sản xuất kinh doanh không
ngừng hoàn thiện việc quản lý công tác tiêu thụ sao cho có thể đứng vững
trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ? Đó là cả một quá
trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp
mình. Trên cơ sở đó các nhà doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp
quản lý sáng suốt, linh hoạt, nhậy bén để có hướng đi đúng đắn, phù hợp
với tình hình hiện nay. Làm tốt được điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã
khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình, ngược lại nếu không
có những giải pháp đúng đắn, kịp thời cho công tác tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Da giầy Hà nội,
em đã quan tâm đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý về tiêu thụ sản phẩm
của Công ty, cùng với những kiến thức đã được học ở nhà trường và sự
định hướng nghiên cứu của giáo viên hướng dẫn, em chọn đề tài: “ Tiêu
thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội “ nhằm một mặt đối chiếu
giữa lý luận với thực tiễn đang diễn ra giúp bản thân đúc kết, củng cố
kiến thức. Mặt khác nhằm tham kiến góp phần đẩy mạnh hơn công tác
quản lý tiêu thụ sản phẩm trong quá trình tổ chức sản xuất, góp phần đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong cơ chế kinh tế mới.
Bố cục chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà
nội.
Chương 3: Những phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà nội.
48 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Tiêu thụ sản phẩm và các
phương hướng biện pháp
thúc đẩy khả năng tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Da
giầy Hà nội
2
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của sự phát triển tột bậc khoa
học, công nghệ và thông tin. Mọi thành tựu khoa học được ứng dụng
nhanh chóng vào mọi lĩnh vực nhưng nhạy cảm nhất là lĩnh vực kinh tế.
Sự cạnh tranh để tồn tại và độc quyền là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp nỗ lực tìm kiếm, phát minh, sáng kiến về máy móc và quản lý.
Trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
hiện nay cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày
càng gay gắt, quyết liệt của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các
nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề
tiêu thụ sản phẩm. Chức năng cơ bản của doanh nghiệp sản xuất là sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm là kết qủa cuối cùng của qúa trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của một chu kỳ nhưng đây lại là khâu quan
trọng nhất vì tiêu thụ sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn,
tìm kiếm lợi nhuận. Khi quá trình tiêu thụ được thực hiện trôi chảy tức là
doanh nghiệp đang thực hiện tái sản xuất một cách thường xuyên liên tục
nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra không được thị trường thì dần dần
doanh nghiệp sẽ đi đến phá sản, đó là điều tất yếu mà không một doanh
nghiệp nào muốn. Chính vì vậy các nhà sản xuất kinh doanh không
ngừng hoàn thiện việc quản lý công tác tiêu thụ sao cho có thể đứng vững
trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ? Đó là cả một quá
trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp
mình. Trên cơ sở đó các nhà doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp
quản lý sáng suốt, linh hoạt, nhậy bén để có hướng đi đúng đắn, phù hợp
3
với tình hình hiện nay. Làm tốt được điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã
khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình, ngược lại nếu không
có những giải pháp đúng đắn, kịp thời cho công tác tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Da giầy Hà nội,
em đã quan tâm đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý về tiêu thụ sản phẩm
của Công ty, cùng với những kiến thức đã được học ở nhà trường và sự
định hướng nghiên cứu của giáo viên hướng dẫn, em chọn đề tài: “ Tiêu
thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội “ nhằm một mặt đối chiếu
giữa lý luận với thực tiễn đang diễn ra giúp bản thân đúc kết, củng cố
kiến thức. Mặt khác nhằm tham kiến góp phần đẩy mạnh hơn công tác
quản lý tiêu thụ sản phẩm trong quá trình tổ chức sản xuất, góp phần đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong cơ chế kinh tế mới.
Bố cục chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà
nội.
Chương 3: Những phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà nội.
CHƯƠNG 1:
TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY
MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP.
I/ Những vấn đề cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các
doanh nghiệp:
1/ Khái niệm và nội dung của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu
thụ sản phẩm:
1.1/ Khái niệm và nội dung của tiêu thụ sản phẩm:
Cùng với việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế, ngày càng xuất
hiện nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các
4
doanh nghiệp này cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn
nhau và bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, để có khả năng cạnh tranh trên
thị trường và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp phải đạt hiệu quả. Do đó, thay cho việc trước đây các doanh
nghiệp chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch giao nộp cho nhà nước là việc ngày
nay các doanh nghiệp không chỉ sản xuất sản phẩm mà còn phải tìm cách
tiêu thụ số sản phẩm đó. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp bởi vì nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng hoá, sản
phẩm cho đơn vị mua và đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận
việc thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị
mua về số lượng hàng hoá, sản phẩm đã xuất giao.
Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá
trình chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái là sản phẩm hàng
hoá sang hình thái tiền tệ. Đây cũng là giai đoạn kết thúc quá trình luân
chuyển của vốn, làm cho vốn trở lại hình thái ban đầu khi nó bước vào
mỗi chu kỳ sản xuất. Thật vậy, quá trình tái sản xuất được bắt đầu từ
những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố “đầu vào “ của
sản xuất như : công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Lúc
này vốn bằng tiền được chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật chất.
Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các
sản phẩm. Sản phẩm hàng hoá đã tạo ra được đem đi tiêu thụ. Kết thúc
quá trình tiêu thụ thì kết quả là doanh nghiệp thu được tiền về. Lúc này
đồng vốn của doanh nghiệp lại từ hình thái vật chất quay trở lại hình thái
ban đầu của nó là hình thái tiền tệ. Đến đây một chu kỳ sản xuất kết thúc
và vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại theo đúng chu kỳ mà nó đã trải qua.
Quá trình tái sản xuất đó có thể mô tả qua sơ đồ sau:
TLSX( CCLĐ + ĐTLĐ )
T - H ... sản xuất ... H' -T'
SLĐ tiêu thụ
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với công tác quản lý tài
chính của doanh nghiệp. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá
thông qua 2 hành vi: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá cho
doanh nghiệp khác và được doanh nghiệp đó thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán cho doanh nghiệp.
5
Khi tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đạt được số doanh yhu
bán hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm là các khoản thu nhập có được chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp dịch vụ bên ngoài từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính
và phủ trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi vị
có doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì mới có thể bù đắp được mọi chi phí đã
bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận và như vậy quá
trình tái sản xuất mới được thực hiện thường xuyên, liên tục. Doanh thu
tiêu thụ sản phẩm có thể được xác định trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp bán hàng được khách hàng thanh toán
ngay. Khi đó lượng hàng hoá xuất giao được xác định ngay là tiêu thụ,
đồng thời doanh thu bán hàng và tiền bán hàng cũng được xác định.
Trường hợp này doanh thu tiêu thụ sản phẩm và tiền bán hàng trùng nhau
về thời điểm thực hiện.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp xuất giao hàng hoá đươc khách hàng
chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay. Lúc này doanh thu tiêu
thụ được xác định nhưng tiền bán hàng chưa thu được về.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp đã xuất giao đủ hàng cho khách hàng
theo số tiền mà khách hàng trả trước. Khi đó tiền ứng trước trở thành tiền
thu bán hàng của doanh nghiệp và doanh thu tiêu thụ cũng được xác định
ở thời điểm này.
Trường hợp 4: Doanh nghiệp thu được tiền hoặc được chấp nhận
thanh toán về số hàng đã gửi bán hoặc giao cho đại lý. Trường hợp này
tiền thu bán hàng được xác định nhưng do việc giao hàng và thanh toán
cách nhau khá xa nên hay có sự nhầm lẫn trong việc xác định doanh thu
tiêu thụ kỳ hạch toán này và kỳ hạch toán khác.
Trường hợp 5: Doanh nghiệp bán hàng với phương thức trả góp thid
doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng được xác định ngay nhưng tiền bán
hàng chỉ thu được một phần, phần còn lại sẽ được trả dần vào các kỳ sau.
1.2/ Nội dung doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất
là quá trình doanh nghiệp dùng tiền để mua sắm nguyên vật liệu và những
yêú tố đầu vào khác cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản xuất sản phẩm,
tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về là tạo nên doanh thu tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm gồm hai nhóm:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu từ các hoạt động khác.
*Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh thu bán
hàng là các khoản thu nhập có được chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp dịch vụ cho bên ngoài từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
chính và phụ trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).
6
+ Doanh thu bán các sản phẩm hàng hoá thuộc sản xuất kinh doanh
chính như doanh thu về bán các thành phẩm, nửa thành phẩm bao gồm cả
doanh thu do tiêu thụ sản phẩm sản xuất bằng nguyên liệu của doanh
nghiệp và của người đặt hàng, doanh thu về bàn giao khối lượng công
trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, công tác thiết kế...
+ Doanh thu về tiêu thụ khác như: cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên
ngoài, bán các bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm
chế biến từ phế liệu, phế phẩm...Ngoài ra, doanh thu của doanh nghiệp
còn bao gồm: các khoản trợ giá theo quy định của nhà nước đối với
những sản phẩm hàng hoá được nhà nước trợ giá ( do chính sách kinh tế)
như khuyến khích xuất khẩu: mỗi một sản phẩm sẽ được nhà nước trợ giá
cho sản phẩm đó nếu bị thua lỗ; giá trị của các sản phẩm hàng hoá được
sử dụng để biếu tặng hoặc tiêu dùng trong doanh nghiệp.
* Doanh thu từ hoạt động khác gồm hai loại:
+ Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính: là các khoản thu từ việc
đầu tư tài chính và kinh doanh về vốn đưa lại cho doanh nghiệp. Bao
gồm: các khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh; các khoản thu từ
hoạt động đầu tư chứng khoán; các khoản thu về lãi tiền gửi ngân hàng,
về tiền lãi do doanh nghiệp cho các đơn vị, tổ chức khác vay vốn...
+ Doanh thu từ các hoạt động bất thường: là những khoản thu mà
doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng
thực hiện và không xảy ra thường xuyên. Bao gồm: các khoản thu từ việc
bán vật liệu, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ nhượng bán hoặc thanh lý
TSCĐ; thu từ các khoản nợ khó đòi mà trước đó đã xoá sổ; thu nhập kinh
doanh từ những năm trước( quên chưa vào sổ).
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc thực hiện doanh thu của doanh
nghiệp một cách kịp thời sẽ thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, do đó ảnh
hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể làm cho
doanh nghiệp hoặc phát triển mạnh lên hoặc khiến doanh nghiệp không
đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đi dần đến sự phá sản.
2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và
doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Việc tiêu thụ sản phẩm và có doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đó là: đặc điểm sản xuất kinh
doanh của từng ngành nghề, khối lượng sản phẩm sản xuất đưa ra tiêu
thụ, kết cấu sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ, chất lượng sản phẩm hàng
hoá sản xuất, giá bán sản phẩm, công tác tổ chức bán hàng và thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
2.1/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành có khác nhau nên
việc tiêu thụ sản phẩm có những đặc trưng riêng, do đó doanh thu cũng
phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất. Trong ngành công nghiệp, do sản phẩm
sản xuất đa dạng, nhất là những sản phẩm tiêu dùng, dựa trên trình độ kỹ
7
thuật cao, việc sản xuất ít bị lệ thuộc vào thiên nhiên và thời vụ, sản phẩm
tiêu thụ nhanh do đó tiền thu bán hàng cũng nhanh hơn và thường xuyên
hơn. Trong ngành nông nghiệp, sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên và sản xuất mang tính thời vụ cho nên việc tiêu thụ sản
phẩm cũng theo thời vụ tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch. Do đó
doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm của doanh nghiệp thường tập
trung vào vụ thu hoạch còn ngành xây dựng cơ bản thì khác biệt rõ rệt so
với hai ngành trên. Đó là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, thời gian
thi công kéo dài, nên việc tiêu thụ cũng chỉ là những sản phẩm cá thể, tuỳ
thuộc vào từng công trình cụ thể. Do đó, doanh thu cũng phụ thuộc vào
thời gian và tiến độ hoàn thành công việc.
2.2/ Khối lượng sản phẩm sản xuất và đưa ra tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng sản phẩm tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ cũng là
nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ. Nếu khối lượng sản phẩm đưa ra
càng nhiều thì khả năng về doanh thu càng lớn, với điều kiện khối lượng
sản phẩm đó phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong trường hợp khối
lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trường, thì cho dù
sản phẩm có hấp dẫn người tiêu dùng, giá cả có hợp lý, nhưng sức mua
lại có hạn nên việc tiêu thụ cũng bị hạn chế. Còn nếu doanh nghiệp đưa ra
thị trường khối lượng sản phẩm nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị giảm đi, ảnh hưởng lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, do không đáp ứng đủ nhu cầu nên sẽ
dẫn đến việc có những khách hàng của doanh nghiệp sẽ tìm đến với
doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất
đi một bộ phận khách hàng tức là doanh nghiệp đã kàm giảm thị phần của
mình trong điều kiện việc tìm kiếm thị phần là vô cùng khó khăn. Chính
vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm các nhà quản lý doanh nghiệp
cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đánh giá chính xác nhu
cầu và năng lực sản xuất của mình nhằm chuẩn bị một khối lượng sản
phẩm hợp lý để đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
2.3/ Kết cấu sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ:
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu
quả kinh tế cao thì luôn phải đổi mới và đưa ra thị trường nhiều loại sản
phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Trong mỗi loại sản
phẩm đó lại phải đưa ra nhiều chủng loại, kích cỡ, mầu sắc, phẩm cấp,
mẫu mã khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu cao thấp khác nhau cua người
tiêu dùng. Khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ không phải mặt hàng nào cũng
như nhau mà có mặt hàng tiêu thụ được nhiều do phù hợp với nhu cầu
tiêu dùng, giá cao, chất lượng thấp, tiêu thụ không đúng thị
trường...Thêm vào đó, khi sản xuất có thể có những mặt hàng chỉ phải bỏ
ra chi phí tương đói thấp nhưng giá bán lại tương đối cao, song cũng có
những mặt hàng chi phí sản xuất tương đối nhiều mà giá bán lại thấp. Đôi
8
khi không tránh khỏi mặt hàng có chất lượng cao nhưng không còn được
ưa chuộng, trong khi có những mặt hàng chất lượng vừa phải, giá bán cao
nhưng tiêu thụ vẫn mạnh vì nó còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng nhiều đến
doanh thu. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, mỗi loại sản phẩm đều có tác
dụng nhất định trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên
doanh nghiệp cũng không thể tự thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất đưa
ra tiêu thụ được. Vì vậy, việc nắm vững nhu cầu thị trường đối với mỗi
doanh nghiệp là một việc hết sức cần thiết, nó làm căn cứ để đưa ra kết
cấu sản phẩm hợp lý nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nếu
không hàng hoá sẽ bị ế ẩm, tồn đọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải
không ngừng nghiên cứu tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ưu việt
hơn, thay thế cho những sản phẩm đã bị lỗi thời để đối phó với sự biến
động của thị trường.
2.4/ Chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất:
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng
trong cạnh tranh. Việc sản xuất gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao
chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được nâng cao không những
có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu
thụ, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Có thể nói chất lượng
sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể đè bẹp các đối thủ trên
thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn quảng cáo cho sản
phẩm của mình thì luôn phải đưa quảng cáo về chất lượng lên hàng đầu.
Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng, làm tăng
khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn tiêu thụ được. Nếu
tiêu thụ được dễ dàng thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu được tiền bán
hàng. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm kém thì việc tiêu thụ sẽ gặp
khó khăn, cả khi giá bán rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo
uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. nó là sợi dây vô hình thắt chặt
khách hàng với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm dễ
dàng, nhanh chóng và thuận lợi, làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
2.5/ Giá bán sản phẩm:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay
quanh giá trị, giá cả sản phẩm tác động rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản
phẩm. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên
thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán,do đó doanh
nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp đưa ra một mức giá bán phù
hợp với chất lượng sản phẩm sẽ được đông đảo người tiêu dùng chấp
nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Còn nếu khi
giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ không chấp nhận, lúc đó sản phẩm của
9
doanh nghiệp không tiêu thụ được sẽ bị ứ đọng. Một cách làm khác cho
doanh nghiệp là doanh nghiệp có thể dùng giá bán để cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác bằng cách nghiên cưú phương pháp làm cho giá bán
sản phẩm của mình hạ hơn so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp
khác. Làm như vậy, doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng của các
đối thủ cạnh tranh và có thể thành công trên thị trường.
Đối với thị trường nông thôn, miền núi, nơi có thu nhập thấp kà
những thị trường sức mua có hạn. Do việc tiêu thụ sản phẩm ở mức độ
thấp nên giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với mức giá thấp hơn có
thể tạo ra sức tiêu thụ lớn hơn và ngược lại, giá cao hơn một chút là có
thể làm giảm sức tiêu thụ đi rất nhiều, thậm chí không tiêu thụ được.
Tóm lại, các quyết định về giá bán sản phẩm sản xuất ra của doanh
nghiệp ngoài một số loại sản phẩm có tính chất chiến lược được nhà nước
bảo hộ và định giá, còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế thị trường và
quan hệ cung cầu. Doanh nghiệp phải tự tính toán, cân nhắc và định đoạt
sao cho giá bán của sản phẩm phải bù đắp được phần tư liệu, vật chất đưa
vào sản xuất, trả lương hay tiền công cho người lao động và có lợi nhuận
để thực hiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng.
2.6/ Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp: Bao gồm
nhiều mặt:
*Về hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu áp dụng tổng hợp
các hình thức bán hàng như bán buôn, bán lẻ, bán hàng tại kho của doanh
nghiệp, tại kho của khách hàng, bán tại cửa hàng...tất nhiên sẽ tiêu thụ
được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp khác chỉ áp dụng một hình
thức bán hàng.
Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp còn có thể tổ
chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Khi các đại lý này được
mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh
nghiệp và tăng thị phần của doanh nghiệp. Ngược lại, khi các đại lý hoạt
động kém hiệu quả sẽ dẫn tới việc giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
* Về mặt tổ chức thanh toán: Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều
phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển
khoản, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán ngay...Với các hình thức
thanh toán đa dạng đó sẽ làm cho khách hàng