Cơ hội và thách thức đối với đào tạo từ xa ở bậc đại học trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Tóm tắt Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới đã và đang chứng kiến sự hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này với những bứt phá ngoạn mục về quy mô, tốc độ và sức lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Thứ bậc của các quốc gia bị đảo lộn sâu sắc do những bước tiến mạnh mẽ của các quốc gia về trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong quá trình toàn cầu hóa. Nhu cầu phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đang và đặt ra hết sức gay gắt, nó đòi hỏi những yêu cầu mới về vai trò, sứ mạng của giáo dục đại học nói chung và đối với hình thức đào tạo từ xa nói riêng trong tiến trình hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức đối với đào tạo từ xa ở bậc đại học trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
509 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO TỪ XA Ở BẬC ĐẠI HỌC TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM TS. Vũ Thị Thanh Thủy NCS. Vũ Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới đã và đang chứng kiến sự hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này với những bứt phá ngoạn mục về quy mô, tốc độ và sức lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Thứ bậc của các quốc gia bị đảo lộn sâu sắc do những bước tiến mạnh mẽ của các quốc gia về trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong quá trình toàn cầu hóa. Nhu cầu phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đang và đặt ra hết sức gay gắt, nó đòi hỏi những yêu cầu mới về vai trò, sứ mạng của giáo dục đại học nói chung và đối với hình thức đào tạo từ xa nói riêng trong tiến trình hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Từ khóa: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo từ xa, đại học 1. Các đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quá trình phát triển của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên nền tảng của các lĩnh vực khoa học - công nghệ hiện đại và trong môi trường toàn cầu hóa, thế giới phẳng với các mũi nhọn về công nghệ số, vật liệu thông minh; trí tuệ nhân tạo... đã và đang phát triển mạnh mẽ với các đặc trưng cơ bản sau: - Về tính chất và quy mô phát triển: Nếu như trước kia, các cuộc cánh mạng công nghiệp chủ yếu tạo sự thúc đẩy về lực lượng sản xuất (công cụ, phương thức sản xuất, năng xuất lao động) mang tính chất cục bộ ở một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc một vài châu lục... thì ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn cầu với tốc độ phát triển nhanh chóng, phá vỡ mọi giới hạn hữu hình hay vô hình. Tất cả các quốc gia dù nhỏ hay lớn; dù nghèo hay giàu; dù phát triển hay đang phát triển đều chịu sự tác động mạnh mẽ và đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhảy vọt và đồng thời với nhiều thách thức mới. Những nước mới phát triển sau như Nhật Bản, Hàn Quốc; Singapore... đã tỏ ra có sức vượt trội so với các cường quốc Âu - Mỹ ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn; sản xuất - dịch vụ công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 510 - Về các sản phẩm và dịch vụ xã hội: Với những sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống xã hội như: Robot thông minh; Máy in 3D; Điện thoại thông minh; Vật liệu Nano; Mạng Intrenet; Máy tính thế hệ 5; Mạng thông tin và truyền thông toàn cầu; TV tích hợp màn hình cong và mỏng... Các sản phẩm và dịch vụ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thay đổi toàn diện phương thức sản xuất - dịch vụ và tiêu dùng. Lối sống trong mọi tầng lớp xã hộivới hàm lượng chất xảm ngày càng cao (30-60% giá thành sản phẩm); với tiện ích ngày càng mở rộng và giá thành sản phẩm và dịch vụ ngày càng rẻ hơn. Đặc biệt, chu kỳ sống của một sản phẩm ngày càng rút ngắn (từ vài năm xuống vài tháng). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực sự đã và đang tác động lan tỏa đến các mặt của đời sống xã hội (chính trị; kinh tế, văn hóa, lối sống; giáo dục...) với sự hình thành Chính phủ điện tử; thành phố thông minh; E-Learning... - Về cơ cấu nhân lực xã hội: Các cuộc cánh mạng công nghiệp trước đây (cuộc cách mạng công nghiệp 1, 2, 3) chủ yếu tạo ra sự phân chia cơ cấu lực lượng lao động xã hội theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cùng với các cấp trình độ đào tạo về chuyên môn - nghiệp vụ (trung cấp, cao đẳng, đại học...) thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đã tạo cơ sở đưa đến một loại hình phân chia cơ cấu nhân lực mới với hai thành phần cơ bản: Nhân lực thừa hành (hành chính; vận chuyển; bảo trì; sản xuất theo dây truyền) và nhân lực sáng tạo (nhà sáng chế, thiết kế; nghiên cứu khoa học và công nghệ R&D; thử nghiệm; sáng tạo nghệ thuật...). Cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nhân lực KH&CN đã có những thay đổi căn bản. Ranh giới các ngành công nghiệp truyền thống như: luyện kim; cơ khí chế tạo máy; điện lực, điện tử... ngày càng bị xóa mờ, được thay thế bằng các ngành, chuyên ngành đào tạo có tính tích hợp, liên ngành cao như khoa học vật liệu; khoa học máy tính; cơ- điện tử; công nghệ môi trường. Với xu thế phát triển đề cập trên, có thể nhận thấy định hướng cho Việt Nam, một nước đang phát triển trên nền tảng một nước nông nghiệp với thành phần lao động đơn giản khoảng 70% tổng số lao động xã hội hiện nay, Việt Nam muốn trở thành một nước công nghiệp hiêṇ đaị, thì nhân lực được đào tạo có chất lượng cao, có trình độ, ngành nghề hợp lý là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng và chi phối sự phát triển nền kinh tế một đất nước. Đặc biệt, trước cuộc cách mạng 4.0, nguồn nhân lực trình độ cao có nhiều cơ hội lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn trong phương thức đào tạo từ xa. 2. Thực trạng đào tạo từ xa tại các trường đại học Việt Nam 2.1. Thực trạng đào tạo từ xa tại các trường đại học Việt Nam Đào tạo trực tuyến hay Học tập trực tuyến (hay còn gọi là E-Learning/ online 511 learning) là phương thức học tập sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên. So sánh đào tạo từ xa với đào tạo truyền thống Học tập trực tuyến (E-Learning) Học truyền thống • Tiết kiệm và linh hoạt về thời gian • Cần thiết phải có một khoảng thời gian nhất định • Tiết kiệm chi phí và công sức • Kiểm soát được quá trình học tập thông qua các công cụ đánh giá, đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhanh chóng để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của từng học viên • Tốn nhiều công sức và chi phí hơn • Số lượng học sinh bị giới hạn, bị giới hạn bởi không gian và địa lý • Đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra • Giáo viên giảng dạy một lần theo giáo án và công cụ lưu trữ duy nhất là tập ghi chép của học sinh • Có thể lữu trữ được các bài học, phục vụ cho việc ôn tập lại kiến thức của các học viên • Các tài liệu học tập: tài liệu nội bộ của mỗi trường, sách giáo khoa và sách tham khảo • Cung cấp tài nguyên học tập phong phú cho các học viên: bài giảng, bài tập, tài liệu học tập được biên soạn một cách bài bản và hệ thống từ cơ bản đến nâng cao • Chương trình và tốc độ học do giáo viên đưa ra chung cho tất cả học sinh dựa trên chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo • Mỗi học viên có thể chủ động tự lựa chọn cách học và tốc độ phù hợp đỗi với mình • Sự tương tác giữa học sinh- giáo viên, giữa học sinh với nhau thấp • Dễ tiếp cận và thuận tiện • Tiếp cận phụ thuộc vào thời gian và khu vực địa lý Từ đó, nhận thấy ưu điểm của ĐTTX đối với người học như sau: ✓ Địa điểm và thời gian học linh hoạt: Người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Việc trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu. Sinh viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. ✓ Tiết kiệm chi phí đi lại: Sinh viên chỉ bắt buộc phải đi thi tập trung tại địa điểm của nhà trường. ✓ Tiết kiệm thời gian so với phương thức giảng dạy truyền thống: do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại. 512 ✓ Linh hoạt: Sinh viên có thể đăng ký bao nhiêu khóa học mà việc học cần, có thể tự điều chỉnh thời gian, tốc độ học theo khả năng và có thể tự tham khảo, nghiên cứu thêm thông qua các nguồn tài liệu được hướng dẫn tham khảo. ✓ Được hỗ trợ: Với hệ thống công nghệ E-Learning, sinh viên dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, kết quả học tập, được hỗ trợ giải đáp thông tin kịp thời. ✓ Đáp ứng cho mọi đối tượng. ✓ Dễ dàng trao đổi thông giữa người học với người học và giữa người học với người dạy. ✓ Người học có thể chủ động lựa chọn chương trình học để phù hợp với vị trí công tác đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc theo công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước hiện có 235 trường đại học, học viện, bao gồm: 170 trường công lập, tương ứng 72,34%, 60 trường tư thục và dân lập, chiếm 25,53%, và 5 trường có 100% vốn nước ngoài, chiếm 2,13% tổng số các trường đào tạo đại học (cơ cấu được thể hiện trong biểu đồ 1); 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Biểu đồ 1. Cơ cấu các trường đại học, học viện tính đến hết năm học 2016-2017 Nguồn: vietnamnet.vn Số giảng viên duy trì cho hoạt động của 235 trường đại học và học viên tính đến năm học 2016 - 2017 là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015 - 2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%). Với quy mô về số các trường đại học và giảng viên hiện nay mới chỉ tập trung đào tạo học truyền thống, hình thức đào tạo từ xa chiếm một tỷ lệ khiêm tốn tại các trường đại học ở Việt Nam. Nếu tại các trường đại học có quy mô lớn nhất thế giới đều là những trường đại học phát triển mạnh về Đào tạo từ xa. Một số trường đại học có sinh viên theo học 513 dưới hình thức này chiếm số lượng lớn như: Trường Đại học Indira Gandhi (Ấn Độ) với quy mô hơn 3,5 triệu sinh viên; Trường Đại học Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) 1,95 triệu sinh viên; Trường Đại học Mở Allama Iqbal Islamabad (Pakistan) 1,8 triệu sinh viên... Nhiều trường đại học trên thế giới, coi ĐTTX là công cụ hữu hiệu để phục vụ việc học tập suốt đời và phát triển đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức ĐTTX thực sự chưa phát triển. Tại Việt Nam, hình thức đào tạo đại học, cao đẳng từ xa đã xuất hiện từ đầu những năm đầu của thập niên 90. Khi đó, hai trường đại học được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân hệ giáo dục từ xa chính cho cả nước là Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, sau hơn 20 năm triển khai, rất nhiều trường đại học, cao đẳng đã tham gia đào tạo theo hình thức này, tạo điều kiện cho người học có nhiều thêm phương thức để lựa chọn. Theo đó, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020”. Đề án này đã đưa ra cơ chế, chính sách để cơ quan chức năng có thể quản lý, nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo từ xa. Những năm đầu của thập niên 90, tại Việt Nam, Chính phủ cấp phép cho 2 trường đại học đào tạo theo hình thức từ xa, thì đến thời điểm hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 21 trường được tiến hành đào tạo theo hình thức từ xa ĐTTX. Trong số các trường được cấp phép ĐTTX, chỉ có 17 trường tuyển sinh đã tuyển sinh. Biểu đồ 2. Cơ cấu các trường đại học, học viên tính đến hết năm học 2016-2017 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Song một điều đáng nói, trong 3 năm gần đây quy mô tuyển sinh ĐTTX ngày càng giảm sút. Năm 2012, có 17 trường đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh ĐTTX với tổng số là 68.020 chỉ tiêu, quy mô là 161.047 sinh viên theo học 90 chương trình 514 đào tạo (chiếm 6% so với tổng số sinh viên ĐH, CĐ toàn quốc). Hiện nay, quy mô sinh viên theo học chương trình này giảm đáng kể, từ 161.047 sinh viên (tháng 10/2012) giảm xuống chỉ còn 70.425 sinh viên (tháng 10/2016).1 Đến nay, hành lang pháp lí chính thức cho hình thức ĐTTX, hướng dẫn cụ thể cho các phương thức cũng đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 10/2017-TT/BGDĐT, theo đó, các phương thức ĐTTX: (1) Thư tín: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu bằng đường thư tín thông qua học liệu chính là tài liệu in. Học liệu chính bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra; (2) Phát thanh - truyền hình: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua các hệ thống phát thanh - truyền hình trong đó học liệu chính là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát trực tiếp hoặc phát lại trên các kênh phát thanh, truyền hình; (3) Mạng máy tính: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính, mạng Internet và mạng viễn thông trong đó học liệu chính là học liệu điện tử được chuyển qua mạng, việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến hoặc không trực tuyến; (4) Kết hợp: kết hợp các phương thức Thư tín, Phát thanh truyền hình, Mạng máy tính2. Đa dạng hóa các phương thức đào tạo là cơ sở để người học tiếp cận dễ dàng và đáp ứng thị hiếu tốt hơn cho người học Để phát triển kinh tế đất nước, sẽ cần sử dụng nguồn chất lượng có chất lượng cao. Tuy nhiên, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, cơ hội để được học tập không còn khó khăn, khi mà Chính phủ đã công nhận hình thức ĐTTX, người học có nhiều hơn cơ hội lựa chọn cách thức học. Thực tế ở Việt Nam, phương thức học tập nhiều song có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận các phương pháp học khác nhau chưa được đáp ứng, cần có lời giải cho vấn đề này. 2.2. Đánh giá về đào tạo từ xa trong các trường đại học của Việt Nam Chính thức được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1993, hình thức ĐTTX có không ít những khó khăn: Thứ nhất, công tác tuyển sinh hệ ĐTTX tại các trường đai học của Việt Namhiện nay ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đối tượng tuyển sinh chưa đa dạng. Các trường thực hiện ĐTTX đang chỉ tập trung nhiều tới đối tượng là những người đã có việc làm. Họ là những người, về cơ bản đã hoàn thành phổ cập chương trình Đại học, Cao đẳng muốn học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn không cần lấy bằng cấp. Không chỉ thế, việc nhiều trường Đại học được thành lập mới đã tạo cơ hội cho người học có nhiều sự lựa chọn 1 Nguồn: Bộ Giáo dục Đào tạo năm 2016 2 Thông tư 10/2017-TT/BGDĐT, ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, ngày 28 tháng 04 năm 2017 515 hơn, làm giảm thị phần đối với ĐTTX. Rào cản chính dẫn đến những khó khăn, thách thức mà các trường ĐH có đào tạo từ xa đang gặp phải chính là: Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn phát triển ĐTTX nhưng chưa có kế hoạch hành động cụ thể ở cấp bộ, ngành. Thứ hai, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chưa thực sự phát triển đồng bộ tại các vùng miền của cả nước, chi phí cho việc lắp đặt hệ thống mạng Internet còn cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa có nhưng chương trình hỗ trợ cụ thể để người vùng sâu, vùng xa, những tỷnh, kém phát triển, có điều kiện vị trí đại lý hiểm trở tiếp cận với cơ sở hạ tầng nối mạng. Thiết nghĩ, để giúp họ thoát nghèo, trước hết Chính phủ cần giúp họ tiếp cận những kiến thức mới. Bởi để tồn tại, thích ứng với cuộc sống phát triển như hiện nay, chúng ta không chỉ làm theo kinh nghiệm mà rất cần có kiến thức cơ bản Thứ ba, chất lượng của hình thức ĐTTX chưa được chú trọng. Một số trường chỉ chạy đua về phát triển quy mô đào tạo mà chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo, chưa có giáo viên chuyên biệt dành riêng cho hệ đào tạo từ xa. Nhiều chương trình ĐTTX của các trường thực hiện thuê khoán những giảng viên trẻ, chưa có kinh nghiệm; Việc thiết kế chương trình đào tạo của các trường chưa chuẩn hóa, chưa gắn nội dung chương trình đào tạo với sứ mệnh phát triển của trường, chưa gắn với chuẩn kiến thức đầu ra cho hình thức đào tạo này. Hệ thống đào tạo này cũng đã xuất hiện tình trạng học hộ, thi hộ. Đa số các trường có ĐTTX chưa đầu tư công sức, tài chính để sản xuất, biên soạn học liệu và phát triển công nghệ, dẫn tới việc tổ chức dạy tập trung tại các địa phương thông qua các trạm đào tạo, tạo ra sự biến tướng của loại hình đào tạo này. Nhiều trường coi ĐTTX như là việc làm thêm để tăng nguồn thu. Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng còn lỏng lẻo, dẫn tới sự quan ngại cho dư luận xã hội. Thứ tư, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành chưa xây dựng được thống thống giám sát chất lượng đủ mạnh để giúp người học và người dạy nâng cao chất lượng Thứ năm, đa số chứng chỉ, bằng cấp của hình thức đào tạo từ xa vẫn chưa được xã hội thừa nhận, có sự phân biệt đối xử với người học ở hình thức đào tạo này. Thông tin về việc thi, kiểm tra, đánh giá ĐTTX thường được tiến hành theo phương pháp tự luận và tổ chức tại các trạm tiếp nhận chương trình ĐTTX ở địa phương. Vì vậy, có nơi có lúc chưa đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan. Một chỉ số phản ánh chất lượng ĐTTX là tỷ lệ số học viên tốt nghiệp trên tổng số học viên nhập học ban đầu. 516 Định kiến xã hội về loại hình ĐTTX, do người dạy không làm việc trực tiếp với người học nên kết quả học tập chưa được đảm bảo, khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng và văn bằng của loại hình đào tạo này. Người sử dụng lao động không tuyển dụng những người có bằng ĐTTX cũng khiến cho chất lượng đào tạo không đảm bảo Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, công nghệ đào tạo chưa được cải tiến đáng kể; phương thức xét tuyển đầu vào không tổ chức thi tuyển; chưa ứng dụng được công nghệ kiểm tra, thi, đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp chỉ khoảng 30 - 40% mới phù hợp với yêu cầu về chất lượng đào tạo. - Hệ thống giáo dục Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến phát triển ngoại ngữ. Đây là trở ngại lớn khi tiếp cận học tập theo hình thức này. Trước cuộc cách mạng 4.0, đã tạo cơ hội cho phát triển hình thức ĐTTX, nhưng cũng gặp không ít thách thức. 3. Cơ hội và thách thức đối với đào tạo từ xa ở bậc đại học trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 3.1. Cơ hội - Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước luôn xác định, ưu tiên cho phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. Ngay từ Đại hội VI (1986) và Hội nghị TW 2 khóa VIII (1996) và đến nay mọi chính sách vẫn khẳng định: Giáo dục, đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển, là điều kiện cần để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công XHCN. Khoa học công nghệ là then chốt trong mọi hoạt động của mọi ngành, các cấp, là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và củng cố an ninh quốc phòng. Bởi vì, chỉ có giáo dục, đào tạo mới có tri thức, dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề khác nhau, phát triển được nền kinh tế; Cần phải ứng dụng sự phát triển khoa học và công nghệ để hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu. Khi đó, GDP/ đầu người tại Việt Nam thay đổi, mức sống của người dân mới được nâng cao. Bởi vì, trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Khi đó, giáo dục và đào tạo là quá trình tái tạo, mở rộng sức lao động, chỉ có giáo dục và đào tạo mới bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao sức sản xuất, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Song, phát triển giáo dục, đào tạo cần ứng dụng sự phát triển Khoa học công nghệ. Trong kỉ nguyên phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, phương thức phát triển giáo dục đại học không chỉ bó hẹp giáo dục và đào tạo kiểu truyền thống. Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng 4.0, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò người thầy trên mặt trận giáo dục; Đảng luôn chỉ đạo kịp thời, sắc bén và ban hành nghị quyết, chỉ thị để phát triển đa dạng các hình thức dạy và học. 517 - Khung hành lang pháp lí trang bị cho hình thức ĐTTX khá đầy đủ. - Là một nước đang phát triển, việc mở rộng quy mô đào tạo ở bậc đại học được chú trọng, hình thức ĐTTX tạo ra cơ hội liên thông các lĩnh vực với các trường với nhau. Người học có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trường học, phương thức học. - Các trường có cơ hội tuyển sinh được số lượng lớn người học theo hình thức này. Tính trung bình, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 900.000 học sinh tốt nghiệp THPT (năm 2015, 2016, 2017). Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh của 17 trường ĐTTX mới chỉ là 70.425, chiếm 7,83% cơ hội tuyển sinh của chương trình
Tài liệu liên quan