Cơ khí chế tạo máy - Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LƯỢNG HÓA CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU CHUẨN HÓA SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

ppt185 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ khí chế tạo máy - Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM2ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMCÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMCÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMTRÌNH TỰ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNGLƯỢNG HÓA CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMTIÊU CHUẨN HÓASƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Mục đích của việc đánh giá chất lượng sản phẩm là xác định về mặt định lượng các chỉ tiêu chất lượng và tổ hợp chúng theo những nguyên tắc nhất định để biểu thị chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm để giải quyết tốt các vấn đề như dự báo, lập kế hoạch, tối ưu hóa.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMTheo tiêu chuẩn ISO 8402 – 2000 thì “Đánh giá, lượng hóa chất lượng là việc xác định, xem xét một cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu qui định”. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm chính là sự so sánh, đối chiếu các sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại. Khi đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm, cần chú ý: ­ Cần xác định các chỉ tiêu chất lượng và thang đo phù hợp. Các chỉ tiêu chất lượng này nên tuân theo những tiêu chuẩn hay qui định của nhà nước, ngành, xí nghiệp hay các yêu cầu cụ thể của khách hàng. ­ Cần thực hiện trong suốt quá trình thiết kế, sản xuất, sử dụng và dịch vụ sau khi bán. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm có những mục đích và ý nghĩa sau đây: a - Đánh giá chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách chất lượng của công ty - Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm xem xét tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu khách hàng, với điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ thuật. - Đánh giá chất lượng sản phẩm theo những chỉ tiêu chất lượng của một chương trình chất lượng nào đó nhằm lấy giấy chứng nhận về chất lượng. - Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra chính sách chất lượng hợp lý cho sản phẩm. - Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm quản lý các yếu tố cấu thành nên chất lượng một cách hiệu quả nhất. - Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn thể công ty tham gia vào các chương trình chất lượng thông qua những giải thưởng chất lượng nội bộ và các quyết định khen thưởng. Như vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm và các hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp được gọi là quá trình tự đánh giá. Tự đánh giá là hoạt động quản lý mang tính chất thường xuyên, dựa trên các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và thẩm tra. Tự đánh giá còn được gọi là đánh giá của người thứ nhất. Việc đánh giá chất lượng vật tư mua vào, đánh giá người cung ứng và người thầu phụ được gọi là đánh giá của người thứ hai. Việc đánh giá chất lượng của một cơ quan độc lập với người mua và người bán được gọi là đánh giá của người thứ ba. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá khái niệm đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện kỹ thuật thích hợp. b - Việc đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ có thể có nhiều mục đích khác nhau - Đánh giá mức chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với hợp đồng, với tiêu chuẩn hay không: thực hiện dựa trên cơ sở kiểm tra chất lượng khi giao nhận, gọi là kiểm tra nghiệm thu. Cơ sở để đánh giá chất lượng này dựa vào các tiêu chuẩn, những điều khoản về chất lượng trong hợp đồng, - Đánh giá mức chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với những quy định của luật pháp hay không: thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng và mang tính bắt buộc. - Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ thích hợp. - Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm biết được trình độ chất lượng trong mối tương quan với các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường cũng như nhận định về năng lực cạnh tranh của sản phẩm. - Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm mục đích quản lý, phân tích sự biến động của chất lượng, Ngày nay, người tiêu dùng hoặc người mua hàng đều thận trọng hơn với chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đối với họ, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, người mua đòi hỏi phải có bằng chứng về chất lượng. Ngoài việc xem xét hàng hóa thì họ còn khảo sát cả người sản xuất ra hàng hóa đó. Việc khảo sát người bán trước khi mua những món hàng lớn hiện nay là yêu cầu tất yếu của người mua. Không có người mua nào dám ký kết hợp đồng khi chưa biết rõ khả năng đảm bảo chất lượng của người cung ứng. Vì vậy, bằng chứng về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và khả năng đảm bảo chất lượng của người cung ứng là hết sức quan trọng. 1 - Chỉ tiêu chất lượng trong phát triển kinh tế a - Những chỉ tiêu công dụng Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất. Nhóm chỉ tiêu này được giới thiệu trong các bản thuyết minh, hướng dẫn sử dụng hoặc trên nhãn hiệu sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu công dụng thể hiện rõ tính năng, tác dụng và điều kiện sử dụng sản phẩm. 2. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Những chỉ tiêu trong nhóm này được chia ra thành hai loại: - Những chỉ tiêu thể hiện quy cách sản phẩm: nêu rõ sản phẩm có thể dùng vào việc gì và những điều kiện cần thiết để sử dụng chúng, giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm đúng mục đích sử dụng và phù hợp với điều kiện sử dụng của mình. - Những thông số kỹ thuật như kích cỡ của quần áo, giày dép; điện áp, công suất, số vòng quay của động cơ điện; dung tích buồng nổ, số xy-lanh, cách bố trí xy-lanh, công suất, kiểu chu kỳ sinh công của động cơ nổ; được gọi là các thông số quy cách. - Những chỉ tiêu thể hiện tính năng, tác dụng cũng như đặc điểm sử dụng của sản phẩm: thể hiện phẩm chất của hàng hóa, thường là cơ sở để so sánh những sản phẩm cùng quy cách, xem sản phẩm nào ưu việt hơn. Những chỉ tiêu như hiệu suất tiêu hao nhiên liệu, khả năng gia tốc, khả năng chịu quá tải, tốc độ tối đa, của ô tô và hiệu suất, nhiệt độ khi làm việc, độ bền nhiệt của lớp cách điện, của động cơ điện gọi là những chỉ tiêu phẩm chất, giúp nhận định về sự “tốt”, “xấu” của sản phẩm. Những chỉ tiêu thường gặp thuộc loại này gồm: - Các chỉ tiêu hiệu suất, suất tiêu hao điện năng, suất tiêu hao nhiên liệu - đối với các máy năng lượng: thể hiện sự hoàn hảo trong cấu tạo, về nguyên lý làm việc của máy móc. Những chỉ tiêu này liên quan đến hiệu quả sử dụng. - Các chỉ tiêu độ chính xác, độ chính xác tĩnh, độ chính xác động,- đối với máy móc: thể hiện sự hoàn hảo trong chế tạo. - Chỉ tiêu độ tin cậy: là chỉ tiêu quan trọng đối với những hàng hóa dùng lâu dài, thường được xác định bằng thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng. - Chỉ tiêu tuổi thọ: thường được thể hiện bằng thời gian khai thác sử dụng hàng hóa và có liên quan đến hiệu quả sử dụng.b - Những chỉ tiêu an toàn Nhóm chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và được kiểm soát nghiêm ngặt đối với một số loại hàng hóa sau: Đối với hàng thực phẩm: chỉ tiêu an toàn là những chỉ tiêu vệ sinh. Đối với hàng thiết bị, máy móc: chỉ tiêu an toàn được thể hiện thông qua khả năng bảo vệ thiết bị khi có sự cố, bảo vệ người sử dụng, sự an toàn của kết cấu khi vận hành, c - Những chỉ tiêu thẩm mỹ Đặc trưng cho khả năng thu hút của sản phẩm, biểu hiện về thông tin, về sự hợp lý của hình thức và cấu tạo của sản phẩm. Là những chỉ tiêu ngoại quan, có thể là những chỉ tiêu của sản phẩm hoặc bao gói, bao bì. Những chỉ tiêu về màu sắc, họa tiết, kết cấu bên ngoài, chất lượng bề mặt, độ bóng, độ bền màu; những chỉ tiêu thể hiện kiểu, mốt cũng là chỉ tiêu thẩm mỹ. Như vậy, chỉ tiêu thuộc nhóm này thường là chỉ tiêu định tính, được đánh giá bằng phương pháp cảm quan.d - Chỉ tiêu công thái Thể hiện mối quan hệ giữa con người và sản phẩm, sản phẩm và môi trường. Là chỉ tiêu chất lượng quan trọng với nhiều loại hàng hóa, nó liên quan đến tính tiện dụng của sản phẩm và sự phù hợp của hàng hóa cùng với những quy định của luật pháp, Chỉ tiêu công thái gồm nhiều nhóm khác nhau: - Những chỉ tiêu thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với những đặc điểm nhân trắc, thể trọng của người tiêu dùng. - Những chỉ tiêu thể hiện sự phù hợp của hàng hóa với môi trường, điều kiện sử dụng, ví dụ như những chỉ tiêu về mức gây ồn, thành phần chất thải. - Những chỉ tiêu thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với đặc điểm sinh lý và tâm lý của người sử dụng. - Những đặc điểm tâm sinh lý có thể phân biệt theo lứa tuổi, giới tính và dân tộc. - Những đặc điểm tâm lý còn liên quan đến phong tục, tập quán, thói quen, e - Chỉ tiêu công nghệ Đặc trưng cho sự thuận lợi, thể hiện được hiệu quả sử dụng sản phẩm do những đặc điểm công nghệ chế tạo đem lại. Nhóm chỉ tiêu này liên quan đến kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,... Do đó, những chỉ tiêu này quan trọng đối với máy móc, thiết bị. Nhóm chỉ tiêu công nghệ gồm có: - Hệ số lắp ráp: biểu thị sự đơn giản hay phức tạp trong việc lắp ráp. Hệ số này liên quan đến số bộ phận cấu tạo, số chi tiết, - Hệ số sử dụng nguyên liệu, suất nguyên liệu, khối lượng của máy tính cho một đơn vị công suất (suất khối lượng): các chỉ tiêu này thể hiện sự hợp lý của kết cấu, tính ưu việt của chế tạo. Công thức tính suất vật tư nguyên liệu là: Trong đó: - M: là khối lượng đơn vị sản phẩm - P: là thông số cơ bản như công suất, năng suất, f - Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa Đặc trưng cho mức độ sử dụng các chi tiết, bộ phận được tiêu chuẩn hóa trong sản phẩm. Điều này cho thấy, các bộ phận cấu tạo sản phẩm được sản xuất theo hệ tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế, Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa có tính thống nhất cao, dễ sử dụng, dễ sửa chữa,g - Chỉ tiêu kinh tế Đặc trưng cho tính kinh tế của sản phẩm. Chỉ tiêu này liên quan đến hiệu quả sử dụng. h - Chỉ tiêu thống nhất hóa Thể hiện mức độ thống nhất của các sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. i - Chỉ tiêu độ tin cậy Xác định các tính chất của sản phẩm, có thể hoạt động ổn định trong một thời gian nhất định. j - Chỉ tiêu kích thước Dùng để đo sự phù hợp về kích thước so với nhu cầu sử dụng, ví dụ như tính gọn nhẹ của một máy tính xách tay, k - Chỉ tiêu sinh thái Dùng để đo tính chất an toàn của sản phẩm đối với môi trường sinh thái hay xem xét mức độ độc hại của sản phẩm đối với môi trường. l - Chỉ tiêu lao động Dùng để đo mức độ phù hợp với người lao động khi sử dụng sản phẩm. m - Chỉ tiêu về sáng chế, phát minh Dùng để đo lường mức độ cải tiến liên tục của sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm ngày càng tốt và phù hợp hơn đối với sự phát triển mỗi ngày của đời sống kinh tế xã hội. 2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh Là nhóm chỉ tiêu quan trọng đối với những người sử dụng sản phẩm. Họ thường ra quyết định chọn sản phẩm dựa trên những chỉ tiêu sau đây: -  Nhóm chỉ tiêu sử dụng: chỉ tiêu về thời gian sử dụng sản phẩm, mức độ an toàn trong sử dụng, tính tiện dụng và khả năng sinh lợi của sản phẩm. - Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ: chỉ tiêu về kích thước sản phẩm, tính chất vật lý và thành phần hóa học của sản phẩm. - Nhóm chỉ tiêu về hình dáng trang trí và thẩm mỹ: chỉ tiêu về sự hài hòa trong màu sắc của sản phẩm và về tính thời trang. - Nhóm các chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu về chi phí sản xuất, giá bán, mức chi phí cho việc sử dụng sản phẩm và hiệu quả sử dụng của sản phẩm, Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau, người thực hiện việc đánh giá chất lượng sẽ lựa chọn những chỉ tiêu khác nhau theo những thứ tự ưu tiên khác nhau. Theo cách phân tích này, chỉ tiêu được chia thành hai loại là chỉ tiêu chính và chỉ tiêu phụ. - Chỉ tiêu chính: là những chỉ tiêu quyết định đến chất lượng của sản phẩm như chỉ tiêu về thông số kỹ thuật, chỉ tiêu công nghệ, chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu về giá cả, chỉ tiêu về mức chi phí cho việc sử dụng sản phẩm. - Chỉ tiêu phụ: là những chỉ tiêu ảnh hưởng rất nhỏ đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như độ sắc nét của màn hình điện thoại di động, cách trình bày đẹp hài hòa màu sắc của một quyển sách giáo khoa, Như vậy, chất lượng sản phẩm được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu chất lượng. Nhờ những chỉ tiêu chất lượng này mà người ta có thể so sánh được chất lượng của các sản phẩm, đánh giá được chất lượng sản phẩm, Danh mục những chỉ tiêu chất lượng của một sản phẩm có thể dài hay ngắn tùy theo mức độ phức tạp của sản phẩm đó. Do đó, mỗi chỉ tiêu chất lượng có một ý nghĩa nhất định, có một mức độ quan trọng nào đó đối với chất lượng sản phẩm. Những chỉ tiêu được xác định bằng phép đo, biểu thị bằng số đo có đơn vị gọi là những chỉ tiêu định lượng. Những chỉ tiêu cơ lý hóa thường là những chỉ tiêu định lượng. Ví dụ những chỉ tiêu về kích thước, khối lượng, độ bền, đều là những chỉ tiêu định lượng. Những chỉ tiêu được xác định theo kiểu có hoặc không có một đặc trưng nào đó gọi là những chỉ tiêu định tính. Ví dụ như chỉ tiêu về màu sắc của vải quy định sự đồng đều của màu. Chỉ tiêu này xác định theo hai khả năng là đồng đều và không đồng đều màu sắc. Đó là chỉ tiêu định tính, những chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu so sánh được với chuẩn. Chỉ tiêu liên quan đến một tính chất nào đó của sản phẩm được biểu thị qua một đại lượng gọi là chỉ tiêu cá biệt. Chỉ tiêu cá biệt được biểu thị qua số đo. Nhìn chung, phương pháp xác định các chỉ tiêu cá biệt tương đối rõ ràng vì đó chính là phép đo các đại lượng tương ứng. Ví dụ như các chỉ tiêu độ cứng, độ bền của vật liệu là những chỉ tiêu cá biệt. Xác định các chỉ tiêu này là phép đo các đại lượng nói trên. Chỉ tiêu liên quan đồng thời nhiều tính chất của sản phẩm gọi là chỉ tiêu tập hợp. Chỉ tiêu tập hợp phản ánh một mặt nào đó của chất lượng. Việc xác định chỉ tiêu tập hợp có nhiều khó khăn. Mỗi chỉ tiêu tập hợp của một sản phẩm phải xây dựng phương pháp xác định, đánh giá. Ví dụ như chỉ tiêu thẩm mỹ là một chỉ tiêu tập hợp, nó liên quan đến màu sắc, hình dáng, . Một trong những phương pháp phổ biến để xác định chỉ tiêu này là phương pháp cho điểm. Chỉ tiêu phản ánh tương đối toàn diện chất lượng sản phẩm gọi là chỉ tiêu tổng hợp. Thông thường, chỉ tiêu tổng hợp được xây dựng trong việc đánh giá chất lượng của máy móc, thiết bị. Những chỉ tiêu này thường thể hiện hiệu quả sử dụng thiết bị. Ví dụ như: -  Giá ban đầu, chi phí lắp đặt, chi phí vận hành. -  Chi phí tiêu dùng, gồm giá mua ban đầu và chi phí sử dụng. Đối với máy móc, thiết bị sử dụng dài ngày thì chi phí sử dụng lớn. Vì thế các chỉ tiêu như suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, chu kỳ bảo trì, số lao động vận hành, là những chỉ tiêu đáng chú ý.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM1 - Phương pháp thí nghiệm Được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với những thiết bị máy móc chuyên dùng. Kết quả thu được là những số liệu được thể hiện dưới dạng những quan hệ về số lượng một cách rõ ràng và khách quan. Phương pháp này đòi hỏi nhiều chi phí và không phải ai cũng thực hiện được. Mặt khác, đối với một số chỉ tiêu về tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, tính công thái, mùi, vị của thực phẩm, sự thích thú, ... thì không phản ánh được. Phương pháp thí nghiệm được thực hiện tùy theo tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng, bao gồm: - Đo trực tiếp: đo độ dài, trọng lượng, công suất, thành phần, ... - Đo bằng phương pháp phân tích hóa lý: xác định hàm lượng, thành phần hóa học, tạp chất, một số tính chất lý học, độ bền của sản phẩm. - Xác định bằng phương pháp tính toán: tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu, ...2 - Phương pháp cảm quan Là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ các giác quan của con người như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Phương pháp này được dùng phổ biến để xác định giá trị các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm như mùi, vị, mẫu mã trang trí và các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.3 - Phương pháp chuyên viên Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên kết quả của các phương pháp thí nghiệm, cảm quan, tổng hợp, xử lý và phân tích ý kiến giám định của các chuyên viên rồi tiến hành cho điểm. Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp chuyên viên được chú ý trong ngành nội thương, ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Dựa vào kết quả đánh giá, người ta xếp hạng cho sản phẩm và ấn định giá bán sản phẩm. Kinh nghiệm nhiều năm áp dụng phương pháp chuyên viên trong quản lý chất lượng ở một số nước đã chứng tỏ phương pháp này có độ tin cậy khá cao. Nó trở thành một công cụ quan trọng trong một số lĩnh vực như dự báo, nghiên cứu các phương pháp, tìm các giải pháp quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp chuyên viên mang tính chủ quan. Kết quả đánh giá phụ thuộc vào phản ứng tự nhiên, kinh nghiệm và tâm lý của chuyên viên. Khi sử dụng phương pháp này, khâu quan trọng nhất là khâu tuyển chọn chuyên viên. Trong khi tổ chức đánh giá, thường tổ chức phương pháp chuyên viên với hai biến thể: Phương pháp Delphi: Các chuyên viên không tiếp xúc, trao đổi trực tiếp. Phương pháp Paterne: Các chuyên viên được tiếp xúc và trao đổi, trong đó ý kiến giám định của từng chuyên viên là cơ sở cấu thành ý kiến chung của cả nhóm.4. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG- Bước 1: Xác định danh mục các chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu chất lượng là đặc trưng định lượng của các thuộc tính cấu thành nên chất lượng sản phẩm. Những đặc trưng này được xem xét, đánh giá trong những điều kiện nhất định của quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Các chỉ tiêu chất lượng được phân chia theo nguyên tắc phân cấp, được căn cứ vào các tính chất, đặc trưng của sản phẩm. Số lượng thứ bậc của các chỉ tiêu chất lượng phản ánh mức độ phức tạp của sản phẩm và phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, mức độ chính xác của công việc đánh giá chất lượng. Các chỉ tiêu chất lượng có thể là đơn lẻ (các chỉ tiêu thành phần) liên quan đến một trong những tính chất của sản phẩm như tính vệ sinh, an toàn, ... Các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến một số hoặc toàn bộ tính chất của sản phẩm như mức chất lượng, chỉ số khả năng sẵn sàng, độ tin cậy, ... Các chỉ tiêu chất lượng có thể được biểu thị bằng các đơn vị đo như kg, m, km/giờ, điểm chất lượng, ... Ngoài ra, các chỉ tiêu chất lượng cũng có thể không có đơn vị mà chỉ là kết quả của việc so sánh các chỉ tiêu của sản phẩm với một đối tượng được chọn làm chuẩn, làm mẫu hoặc so sánh với một kỳ vọng nào đó của sản phẩm.Khi xây dựng, lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu chất lượng để đánh giá, cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Các chỉ tiêu phải phù hợp với tính chất, đặc trưng của sản phẩm. - Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng phải phù hợp với mục tiêu của đối tượng đánh giá. - Số chỉ tiêu không nên quá lớn để các kết quả có thể tập trung hơn và phù hợp hơn với khả năng đánh giá, được phân biệt bởi các chuyên viên. - Bước 2: Xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu chất lượng (Vi) Trọng số của các chỉ tiêu chất lượng phản ánh tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong việc hình thành nên chất lượng và ảnh hưởng đến độ tin cậy của các kết quả thu được. Để xác định được trọng số (Vi) thì: - Trong phương pháp chuyên gia: thường dựa vào ý kiến của các chuyên gia. - Trong thực tế: thường dựa vào phương pháp xã hội học và thông qua việc lấy ý kiến của người tiêu dùng. Quá trình xác định được tiến hành theo các trình tự sau: Điều tra ý kiến của chuyên gia hoặc của người tiêu dùng về thứ tự ưu tiên của các chỉ tiêu chất lượng. Tổng hợp các thứ tự đó theo từng nhóm chuyên gia, cho điểm từng chỉ tiêu dựa vào các thứ tự ưu tiên điều tra được. Tính các trọng số căn cứ vào các điểm quan trọng của từng chỉ tiêu, sau đó tính theo công thức sau: Trong đó: - Pi: số điểm trung bình của từng chỉ tiêu thu được của các nhóm điều tra - n: số các chỉ tiêu lựa chọn Trong trường hợp có nhiều nhóm điều tra và số người trong mỗi nhóm khác nhau thì cần xác định trọng số của mỗi nhóm điều tra. Trọng số trong trường hợp này có thể được tính theo công thức sau:Trong đó: Bj: trọng số của mỗi nhóm người được điều tra, tính theo công thức:Trong đó: Gj: số người của nhóm thứ j m: số nhóm được điều tra - Bước 3: Xây dựng thang điểm Tùy theo mức độ quan trọng của việc đánh giá, có thể sử dụng các thang điểm như 5 điểm, 10 điểm hoặc 1.000 điểm. Nếu có nhiều chỉ tiêu đánh giá và mức độ chính xác yêu cầu cao thì nên sử dụng thang điểm lớn.- Bước 4: Lựa chọn chuyên gia Căn cứ vào tính chất sản phẩm, lĩnh vực cần đánh giá nhằm lựa chọn các chuyên gia đúng theo ngành nghề. Có thể duy trì mối quan hệ vớ
Tài liệu liên quan