Cơ sở lí luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm

Tóm tắt. Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học cho sinh viên sư phạm đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, bài viết xây dựng cơ sở lí luận về phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm. Khung năng lực ICT tổng quát gồm hệ thống 8 năng lực thành phần được thiết kế từ các khái niệm năng lực, ICT và năng lực ICT. Từ khung năng lực ICT tổng quát, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và các chuẩn ICT, tác giả đề xuất hệ thống năng lực ICT trong dạy học. Đồng thời, tác giả đã phân tích đặc trưng của quá trình phát triển năng lực ICT trong dạy học cho sinh viên sư phạm được đặt trong bối cảnh của hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học. Bài viết có thể xem là tài liệu tham khảo để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng biện pháp phát triển năng lực ICT trong dạy học cho sinh viên sư phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lí luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
147 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0194 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 147-155 This paper is available online at CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Lê Thị Kim Loan Phòng Đào tạo, Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt. Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học cho sinh viên sư phạm đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, bài viết xây dựng cơ sở lí luận về phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm. Khung năng lực ICT tổng quát gồm hệ thống 8 năng lực thành phần được thiết kế từ các khái niệm năng lực, ICT và năng lực ICT. Từ khung năng lực ICT tổng quát, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và các chuẩn ICT, tác giả đề xuất hệ thống năng lực ICT trong dạy học. Đồng thời, tác giả đã phân tích đặc trưng của quá trình phát triển năng lực ICT trong dạy học cho sinh viên sư phạm được đặt trong bối cảnh của hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học. Bài viết có thể xem là tài liệu tham khảo để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng biện pháp phát triển năng lực ICT trong dạy học cho sinh viên sư phạm. Từ khóa: Dạy học, năng lực ICT, phát triển năng lực ICT, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Phát triển năng lực (PTNL) ICT trong dạy học (DH) cho sinh viên sư phạm (SVSP) đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục trên thế giới. Những nghiên cứu liên quan đến PTNL ICT trong DH cho SVSP tập trung chủ yếu vào hai hướng chính, đó là: Nghiên cứu về NL ICT trong DH và Nghiên cứu về PTNL ICT trong DH cho SVSP. Về hướng thứ nhất, phải kể đến nghiên cứu của các tổ chức EU, OECD và UNESCO. EU và OECD xây dựng Khung NL điện tử Châu Âu và Khung năng lực ICT quốc gia dành cho nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục [1, 2]. Trong khi đó, UNESCO chủ yếu tập trung nghiên cứu NL ICT trong giáo dục và xây dựng Khung tiêu chuẩn ICT đối với giáo viên [3]. Một số tác giả như Pérez và Murray (2010), Finegold và Notabartolo (2010), Ferrari (2012) đã nghiên cứu về NL ICT trong DH. Tuy có sự khác nhau trong xem xét NL ICT như một NL độc lập hoặc hàm chứa, thành phần của học vấn máy tính, học vấn số, NL số, nhưng điểm chung của các nghiên cứu trên là NL ICT gắn liền với kĩ năng sử dụng máy tính để khai thác, xử lí và chia sẻ thông tin [4-6]. Về hướng thứ hai, các tác giả giả nghiên cứu phát triển NL ICT trong DH cho SVSP tập trung chủ yếu vào 4 nội dung sau đây: (i) Phân tích chương trình đào tạo giáo viên [7- 9]; (ii) Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NL ICT trong DH cho SVSP [10-12]; (iii) Đánh giá NL ICT trong DH của SVSP [13, 14]; (iv) Đề xuất biện pháp cải tiến chương trình đào tạo giáo viên [15-18]. Những nghiên cứu trên đề cập nhiều vấn đề liên quan đến PTNL ICT trong DH cho SVSP. Tuy nhiên, cơ sở lí luận về PTNL ICT trong DH cho SVSP chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Đối với giáo dục đại học Việt Nam, đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, Ngày nhận bài: 12/9/2018. Ngày sửa bài: 21/11/2018. Ngày nhận đăng: 29/11/2018. Tác giả liên hệ: Lê Thị Kim Loan. Địa chỉ e-mail: leloandhpy@gmail.com Lê Thị Kim Loan 148 năng lực đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục là sứ mệnh quan trọng của các trường đào tạo giáo viên. Một trong những năng lực cơ bản, cần thiết phải hình thành và phát triển cho SVSP trong thế kỉ 21 là năng lực ICT. Việc xây dựng cơ sơ lí luận về PTNL ICT trong DH cho SVSP rất có ý nghĩa đối với các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định khung năng lực CNTT trong DH và đặc trưng quá trình PTNL ICT trong DH cho SVSP, làm cơ sở để xây dựng các biện pháp phát triển năng lực ICT trong dạy học. Xuất phát từ các khái niệm năng lực, công nghệ thông tin, tác giả đề xuất khung năng lực ICT tổng quát gồm hệ thống 8 năng lực thành phần gắn liền với các hoạt động sử dụng ICT. Hệ thống năng lực này chưa được các tác giả đề cập trước đó. Finegold và Notabartolo xem xét NL ICT trong hệ thống lực chung của thế kỷ 21 [5], trong khi Pérez và Murray xem năng lực ICT hàm chứa trong học vấn ICT [6] mà chưa đưa ra một khung năng lực ICT tổng quát, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Từ khung năng lực tổng quát, trên cơ sở căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên, hoạt động dạy học của giảng viên và các chuẩn ICT liên quan, tác giả xây dựng hệ thống NL ICT trong DH gồm 10 năng lực thành phần. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 2.1.1. Năng lực Năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm của các nhà tâm lí học, NL là tổ hợp đặc điểm tâm lí phức hợp của con người, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm [19], vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy [20]. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực được định nghĩa là “thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [21; tr. 36]. 2.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông * Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông OECD định nghĩa “ICT là tập hợp các hoạt động xử lí, truyền tải và hiển thị thông tin được thực hiện thuận lợi bằng các phương tiện điện tử” [22]. United States' NCATE xác định ICT là "phần cứng máy tính và phần mềm, âm thanh, dữ liệu, mạng, truyền hình vệ tinh và các công nghệ viễn thông khác; đa phương tiện và công cụ phát triển ứng dụng; các công nghệ này được sử dụng để nhập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin" [23]. Trong Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam, tại điều 4 cũng đã định nghĩa: “1. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số; 2. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số Theo UNESCO, ICT là tập hợp các công nghệ được sử dụng để truyền, xử lí, lưu trữ, tạo, trình bày, và chia sẻ hay trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử. Các công nghệ có thể bao gồm phần cứng (ví dụ máy tính và các thiết bị); phần mềm ứng dụng; và các kết nối (ví dụ như kết nối truy cập Internet, mạng nội bộ, hội thảo truyền hình). * Một số thuật ngữ liên quan - Công cụ ICT: bao gồm cả phần cứng - hardware (máy tính và hệ thống mạng là chủ yếu, điện thoại di động và các thiết bị có chức năng xử lí, truyền tải và thu nhận thông tin khác) và các phần mềm (phần mềm văn phòng, cơ sở dữ liệu, thư điện tử, mạng xã hội) [3; tr.61]. Cơ sở lí luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho 149 - Tài nguyên ICT: là nguồn thông tin được cung cấp thông qua công cụ ICT, tồn tại trực tuyến trên mạng internet là chủ yếu. - Sử dụng ICT: được hiểu là sử dụng công cụ và/hoặc tài nguyên ICT. - Ứng dụng ICT: là hoạt động hoặc cách thức sử dụng ICT trong công việc, mục đích cụ thể. - Tích hợp ICT: là sử dụng ICT để hình thành, củng cố, bổ sung và phát triển các kĩ năng [24]. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, "Ứng dụng ICT" và "tích hợp ICT" được dùng thay thế cho nhau trong bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, "tích hợp ICT" nhấn mạnh đến phương pháp và hiệu quả sử dụng ICT. 2.2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông 2.2.1. Khái niệm năng lực công nghệ thông tin và truyền thông Năng lực ICT thường được mô tả gắn liền với những bối cảnh sử dụng ICT cụ thể. Năng lực ICT là tập hợp các tiêu chuẩn, nguyên tắc, kĩ năng và đào tạo mà một cá nhân hoặc tổ chức phải có được trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ICT [25]. Năng lực ICT liên quan đến khả năng sử dụng các công cụ và thiết bị kĩ thuật để nghiên cứu, biến đổi và chuyển giao kiến thức, bao gồm bất kỳ công nghệ nào giúp cho việc sản xuất, thao tác, lưu trữ, giao tiếp, và /hoặc phổ biến thông tin [26]. Năng lực ICT là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ tích hợp ICT của một cá nhân để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hoặc công việc trong những tình huống xác định. 2.2.2. Hệ thống năng lực công nghệ thông tin và truyền thông Trên cơ sở tiếp cận khái niệm NL và NL ICT trong bối cảnh thế kỉ 21, tác giả đề xuất hệ thống NL ICT tổng quát gồm 8 năng lực thành phần được liệt kê ở Bảng1. Bảng 1. Hệ thống năng lực công nghệ thông tin và truyền thông Stt Năng lực thành phần Mô tả 1 Năng lực hiểu biết Hiểu biết về ICT trong lĩnh vực chuyên môn 2 Năng lực công cụ Sử dụng thiết bị ICT và các phần mềm trong hoạt động chuyên môn 3 Năng lực tài nguyên Khai thác, lựa chọn, sử dụng và phát triển tài nguyên ICT phục vụ cho hoạt động chuyên môn 4 Năng lực phương pháp Lựa chọn phương pháp tích hợp ICT hiệu quả trong hoạt động chuyên môn 5 Năng lực quản lí Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát phát triển ứng dụng ICT 6 Năng lực chuyên gia Phát triển các thành phần của ICT (thiết bị, phần mềm ) 7 Năng lực phát triển chuyên môn Tích hợp ICT trong phát triển chuyên môn thường xuyên; thích ứng với các thay đổi của ICT; có khả năng học tập suốt đời 8 Năng lực xã hội NL sử dụng ICT trong giao tiếp xã hội; nhận thức và thực hiện luật pháp, văn hóa, đạo đức, và cách hành xử trong môi trường Hệ thống năng lực ICT không bất biến mà có thể thay đổi phù hợp với từng hoạt động, nhiệm vụ hoặc lĩnh vực nghề nghiệp trong điều kiện cụ thể. NL thành phần có thể được phân chia thành các NL thành phần bên trong nó hoặc thay đổi mô tả phù hợp với lĩnh vực đó. Chẳng hạn, đối với giáo viên NL 2 được mô tả là “NL sử dụng công cụ ICT trong DH”. Lê Thị Kim Loan 150 Đối với từng lĩnh vực nghề nghiệp, cần xác định NL cốt lõi làm cơ sở để phát triển NL ICT cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ: đối với giảng viên và SV, NL cốt lõi gồm : NL 2, NL 3 và NL 4; đối với người làm trong lĩnh vực ICT, NL 6 là NL cốt lõi; đối với các nhà quản lí, NL 5 là NL cốt lõi. 2.3. Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 2.3.1. Khái niệm NL ICT trong DH của SVSP là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ tích hợp ICT của SVSP để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH. Năng lực ICT của SVSP là một hệ thống gồm nhiều năng lực thành phần gắn liền với việc sử dụng ICT trong những hoạt động chủ yếu của quá trình dạy học. Việc xác định hệ thống năng lực thành phần dựa trên các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn ICT và khung năng lực ICT tổng quát. 2.3.2. Các chuẩn liên quan đến năng lực công nghệ thông tin trong dạy học * Khung năng lực trình độ quốc gia Việt Nam Khung năng lực trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 18/10/2016 [27]. Khung năng lực này làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. * Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là chuẩn giáo viên phổ thông) là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn là các yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông hiện hành được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí [28]. * Chuẩn NL ICT đối với giáo viên của UNESCO Khung tiêu chuẩn NL ICT đối với giáo viên của UNESCO công bố năm 2008 và sửa đổi năm 2011. Khung NL ICT này được xác định trong 6 lĩnh vực giáo dục: Hiểu biết về ICT trong giáo dục (ICT in Education), Chương trình và đánh giá (Curiculum and Assessment), Phương pháp sư phạm (Pegagogy), ICT, Tổ chức và quản lí (Organization and Administration), Phát triển chuyên môn giáo viên (Teacher Professional Development). Ở mỗi lĩnh vực, NL được mô tả theo các cấp độ tăng dần: Hiểu biết công nghệ (Technology Literacy), Đào sâu kiến thức (Knowledge Deepening) và Sáng tạo kiến thức (Knowledge Creation) [3]. Khung tiêu chuẩn này mô tả năng lực ứng dụng ICT trong toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. * Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản của Việt Nam Chuẩn kĩ năng sử dụng ICT cơ bản do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành, gồm 6 mô đun kĩ năng có mã tham chiếu từ IU01 đến IU06. Mã tham chiếu trong chuẩn kĩ năng được sử dụng đến cấp 4: Cấp 1: IUx là mã mô đun; Cấp 2: IUx.y là mã các nội dung của mô đun; Cấp 3: IUx.y.z là mã các nội dung thuộc nội dung cấp 2 IUx.y; Cấp 4: IUx.y.z.N là yêu cầu cần đạt đối với nội dung cấp 3 IUx.y.z. [29]. Chuẩn chủ yếu mô tả nội dung, yêu cầu cần đạt đối với các môđun kĩ năng sử dụng các phần mềm văn phòng và internet; không mô tả chi tiết kĩ năng ứng dụng ICT trong hoạt động chuyên môn cụ thể. 2.3.3. Hệ thống năng lực ICT trong dạy học Từ những phân tích trên đây cho thấy không thể áp dụng trực tiếp Khung năng lực ICT của UNESCO hoặc Chuẩn kĩ năng CNTT cơ bản trong trong xây dựng hệ thống năng lực ICT trong dạy học, mà cần chọn lọc năng lực và cụ thể hóa phù hợp với hoạt động dạy học của giáo viên. Hệ thống NL ICT gồm 10 NL thành phần, theo tác giả, được mô tả chi tiết sau đây: - Năng lực 1: NL hiểu biết về ICT trong dạy học Cơ sở lí luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho 151 Kiến thức: Hiểu biết về xu hướng, chính sách, pháp luật về ICT trong dạy học; Hiểu được ưu và nhược điểm của ICT trong dạy học. Kĩ năng: Cập nhật các xu hướng mới về ứng dụng ICT trong dạy học; Thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Nhà trường về phát triển ICT trong dạy học; Phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của ICT trong dạy học. - Năng lực 2: NL sử dụng ICT trong phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa Kiến thức: Hiểu được vai trò của ICT đối với chương trình môn học; Phân tích được mối quan hệ giữa chương trình môn học và nội dung ICT được giảng dạy trong nhà trường. Kĩ năng: Xác định hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện ICT để học sinh học tập ứng với chương trình môn học; Xác định nội dung, hình thức tích hợp ICT với chương trình môn học. - Năng lực 3: NL phương pháp Kiến thức: Hiểu được phương pháp ứng dụng ICT trong dạy học; Hiểu được quy trình ứng dụng ICT trong dạy học. Kĩ năng: Lựa chọn và sử dụng ICT vào các tình huống dạy học cụ thể; Thiết kế và thực hiện kế hoạch bài học thể hiện phương pháp và hình thức sử dụng ICT phù hợp với mục tiêu và nội dung DH. - Năng lực 4: NL sử dụng thiết bị và phần mềm ICT trong DH Kiến thức: Biết được cấu tạo, tính năng, cách sử dụng của các thiết bị ICT thường dùng trong dạy học như máy tính, máy chiếu, tivi; Biết phương pháp bảo quản các thiết bị ICT thường dùng trong dạy học; Biết cách sử dụng một số phần mềm dạy học. Kĩ năng: Sử dụng các thiết bị thường dùng như máy tính, máy chiếu, tivitrong dạy học đúng kĩ thuật, quy trình sư phạm (SP), hiệu quả và an toàn; Bảo quản các thiết bị ICT thường dùng trong dạy học; Sử dụng một số phần mềm công cụ để dạy học. - Năng lực 5: NL xây dựng kế hoạch bài học với ICT Kiến thức: Nêu được vai trò của nguồn tài nguyên số liên quan đến bài học; Biết cách khai thác, lưu trữ tài nguyên số phục vụ cho việc dạy học; Hiểu quy trình thiết kế giáo án điện tử; Biết cách sử dụng phần mềm thiết kế giáo án điện tử. Kĩ năng: Tìm kiếm, chọn lọc, lưu trữ tài nguyên số liên quan đến bài học; Xác định được các phương pháp, hình thức sử dụng ICT hợp với từng chủ đề nội dung, từng bài học; Lựa chọn phần mềm thiết kế giáo án điện tử; Thiết kế giáo án điện tử với phần mềm đã lựa chọn. - Năng lực 6: NL thực hiện kế hoạch bài học có sử dụng ICT Kiến thức: Phân tích được vai trò của ICT trong các mô hình học tập hiện đại, theo hướng phát triển năng lực của học sinh; Phân tích được ưu điểm và hạn chế của ICT trong kích thích nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của học sinh. Kĩ năng: Sử dụng ICT để tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh trên lớp; Kết hợp dạy học có sử dụng ICT với phương pháp dạy học truyền thống; Thực hiện giáo án điện tử; Điều chỉnh giáo án điện tử theo thiết kế ban đầu phù hợp với thực tế lớp học. - Năng lực 7: NL sử dụng ICT trong tổ chức và quản lý lớp học Kiến thức: Hiểu được cách tổ chức lớp học có sử dụng ICT; Hiểu cách quản lí học sinh theo từng cá nhân, theo nhóm trong lớp học có sử dụng ICT; Kĩ năng: Tổ chức sử dụng tài nguyên ICT (máy tính, phương tiện kỹ thuật số, phần mềm ) để tăng cường hiệu quả các hoạt động dạy học; Quản lý việc sử dụng ICT trong lớp học của từng cá nhân, từng nhóm để đạt được hiệu quả cao nhất; 7.5. Nhận và sử dụng các thông tin phản hồi để điều chỉnh các tác động sư phạm trong việc tổ chức lớp học. - Năng lực 8: NL sử dụng ICT trong đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh Kiến thức: Biết cách sử dụng phần mềm thông dụng hỗ trợ cho việc thi, kiểm tra; Biết cách sử dụng một số phần mềm đánh giá hoặc hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của học sinh; Biết cách tạo ra các sản phẩm ICT phục vụ cho thi, kiểm tra. Lê Thị Kim Loan 152 Kĩ năng: Thực hiện ra đề kiểm tra, thi bằng phần mềm; Tổ chức cho học sinh kiểm tra, thi trên phần mềm; Sử dụng được một số phần mềm đánh giá kết quả học tập của học sinh; Tạo được các sản phẩm ICT phục vụ cho thi và kiểm tra. - Năng lực 9: NL sử dụng ICT trong xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ DH Kiến thức: Biết cách xây dựng và cập nhật hồ sơ dạy học trên máy tính; Biết cách sử dụng một số phần mềm trong việc lập, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học. Kĩ năng: Xây dựng và cập nhật các thông tin cần thiết vào hồ sơ dạy học trên máy tính; Sử dụng một số phần mềm để lập, quản lí, sử dụng hồ sơ dạy học. - Năng lực 10: NL bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Kiến thức: Hiểu được vai trò của ICT trong học tập, tự học và tự bồi dưỡng; Hiểu được vai trò của ICT trong giao tiếp, hòa nhập, hợp tác với đồng nghiệp và học sinh. Kĩ năng: Sử dụng ICT trong học tập, tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm; Sử dụng ICT trong giao tiếp, làm việc với đồng nghiệp và học sinh; Phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến ứng dụng ICT trong dạy học. 2.4. Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 2.4.1. Khái niệm phát triển và phát triển năng lực * Khái niệm phát triển Theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình biến đổi theo chiều hướng tích cực: từ cái xấu đến cái tốt, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ cấp độ thấp đến cập độ cao, từ chưa hiệu quả hoặc ít hiệu quả đến hiệu quả. Trong giáo dục và đào tạo, phát triển thường gắn liền với nhân cách, phẩm chất và năng lực người học. Phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất và năng lực người học là mục tiêu đổi mới của các nền giáo dục trên thế giới. * Khái niệm phát triển năng lực PTNL là sự vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng nhằm hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thống NL cần có của cá nhân vào hoạt động một cách hiệu quả làm cho quá trình đó đạt được mục tiêu đã đề ra. PTNL được hiểu theo hướng tích cực, thể hiện ở khả năng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân trong một lĩnh vực nhất định nhằm gi
Tài liệu liên quan