Con người xã hội và xã hội hoá

Con người xã hội và xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Con người không được thiên phú nhiều bản năng. Do vậy, để đáp úng nhu cầu, bù dắp những thiếu hụt bẩm sinh con người phải học hỏi để hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau – Biểu hiện rõ nét nhất của sự phụ thuộc và hợp tác là con người tạo ra khuôn mẫu hành vi xã hội mà các cá nhân học hỏi và cùng nhau chia sẻ một nền văn hoá chung. Như vậy, nhờ quá trình xã hội hoá, chúng ta có khả năng giao tiếp với nhau, nắm vững các vai trò xã hội nhất định của mình, thậm chí xã hội hoá tạo điều kiện cho sự duy trì xã hội trong quá trình thay thế các thế hệ. Có những điều kiện gì để tồn tại xã hội hoá và ảnh hưởng của xã hội hoá tới cấp độ vi mô và vĩ mô của xã hội như thê nào

doc24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Con người xã hội và xã hội hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 CON NGƯỜI Xà HỘI VÀ Xà HỘI HOÁ ThS. Thân Trung Dũng Con người xã hội và xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Con người không được thiên phú nhiều bản năng. Do vậy, để đáp úng nhu cầu, bù dắp những thiếu hụt bẩm sinh con người phải học hỏi để hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau – Biểu hiện rõ nét nhất của sự phụ thuộc và hợp tác là con người tạo ra khuôn mẫu hành vi xã hội mà các cá nhân học hỏi và cùng nhau chia sẻ một nền văn hoá chung. Như vậy, nhờ quá trình xã hội hoá, chúng ta có khả năng giao tiếp với nhau, nắm vững các vai trò xã hội nhất định của mình, thậm chí xã hội hoá tạo điều kiện cho sự duy trì xã hội trong quá trình thay thế các thế hệ. Có những điều kiện gì để tồn tại xã hội hoá và ảnh hưởng của xã hội hoá tới cấp độ vi mô và vĩ mô của xã hội như thê nào? I. CON NGƯỜI Xà HỘI 1. Một số quan niệm về con người xã hội Trong lịch sử tư tưởng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về con người xã hội do đó có nhiều quan niện khác nhau. a. Quan niệm của các nhà khoa học khác xã hội học + Quan điểm duy tâm: Con người được giải thích từ sự sáng tạo và chi phối của thượng đế, thánh thần và từ ý thức trừu tượng (Con người do chúa trời sinh ra; ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, triết học cũng giải thích nguồn gốc con người từ một đấng thần linh tối cao, hoặc từ một lực lượng thuần bí; ở phương Đông còn có thuyết con trời và người cùng hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất) thiên tử - vua (con trời); Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối tha hoá thành tự nhiên, thành con người cũng giống như ở phương Đông những từ “thái cực”, “đạo”, “khí” được coi là nguồn gốc sinh ra vũ trụ và con người v.v...). =>> Việc giải thích con người theo quan điểm này không làm rõ được bản chất con người với tư cách là một sinh vật xã hội, một chủ thể của hoạt động xã hội và thực tế không đem lại ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. + Quan điểm duy vật trước Mác: Từ thời Aristốt đến các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đều cho rằng: Con người là một sinh vật xã hội “sinh ra đã có tính xã hội”. Quan điểm này cho rằng, bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó. Ngay cả Phơ Bách – nhà triết học duy vật cổ điển Đức cũng chỉ mới dừng lại ở chủ nghĩa nhân bản tự nhiên, bởi vì theo nhận thức của ông, con người chỉ là một cá nhân trừu tượng, một sinh vật thuần tuý về mặt sinh học. =>> Quan niệm duy vật trước Mác có điểm hạn chế là: không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, xem xét con người tách rời với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhật định - những điều kiện làm cho họ trở thành con người đúng như đang tồn tại. + Quan niệm của chủ nghĩa Mác- lênin về con người xã hội. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người, Marx cho rằng, bản chất con người chính là nhân cách. Nhân cách ấy tìm thấy trong mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó Mark vẫn thừa nhận tính sinh học trong chỉnh thể người. Con người xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin được biểu hiện trên những nội dung cơ bản sau: - Con người là một thực thể tự nhiên đồng thời là một thực thể xã hội. Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong con người thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Thể hiện ở những điểm sau: + Là một thực thể tự nhiên con người chịu sự quy định của các quy luật tự nhiên (sinh – lão - bệnh - tử; quy luận hô hấp; quy luật tuần hoàn .v.v...); là một thực thể xã hội con người chịu sự quy định, điều tiết của các quy luật xã hội (quy luật kinh tế; quy luật nhận thức .v.v...). + Hai hệ thống quy luật tự nhiên và xã hội đan xen vào nhau, cùng chi phối mọi hành vi, hoạt động và cách ứng xử của con người. Trong đó, các quy luật tự nhiên bao hàm và xuyên qua các yếu tố xã hội, còn các quy luật xã hội thông qua các yếu tố tự nhiên và được thể hiện ra ở từng cá nhân con người cụ thể. + Trong 2 hệ thống, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội chi phối con người, thì hệ thống các quy luật xã hội, các yếu tố xã hội giữ vai trò chủ đạo, định hướng, quyết định hình thành nên con người xã hội với tính cách là một nhân cách. Cò hệ thống quy luật tự nhiên, các yếu tố tự nhiên giữ vai trò quan trọng không thể thiếu với tư cách là tiền đề vật chất bên trong của con người xã hội. - Con người với bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của mình, nó luôn có nhu cầu gắn bó với đồng loại và nhu cầu tương tác, kết hợp với người khác. ? Vì sao con người luôn có nhu cầu gắn bó tương tác, kết hợp với người khác? Gắn bó, tương tác với người khác đem lại những lợi ích gì? + Gắn bó với đồng loại, tương quan kết hợp với người khác là nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội của con người với tư cách là một nhân cách. + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác thì mới bảo đảm cho con người được chia sẻ thông tin, được thoả mãn các nhu cầu để tồn tại, phát triển và được che chở, bảo vệ + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác con người mới có điều kiện thể hiện được vai trò, vị thế và quyền lực của mình - một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác con người mới học hỏi được những kinh nghiệm, nhập tâm được những giá trị, chuẩn mực xã hội để đóng tốt vai trò của mình và phát triển, hoàn thiện mình với tư cách là một nhân cách. =>> Môi trường sống, khả năng tương tác xã hội là điều kiện, là cơ sở để mỗi cá nhân trở thành một nhân cách, một con người xã hội. - Con người xã hội luôn tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các quan hệ xã hội. + Đây là đặc trưng quan trọng khi giải thích về con người xã hội, cũng như khi nghiên cứu về hành vi, thái độ và cách ứng xử của con người xã hội. + Mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên luôn tồn tại trong nhiều mối quan hệ chồng chéo, đan xen nhau, khi thực hiện mỗi loại quan hệ khác nhau có những mục đích, yêu cầu, chuẩn mực riêng khác nhau. + Trong hệ thống các quan hệ phức tạp đó, mỗi người, mỗi mối quan hệ lại được thực hiện dựa trên những vị thế, vai trò, địa vị khác khau. Yêu cầu trong thực hiện các quan hệ mỗi người không được nhầm lẫn vai trò, không được lấn át vai trò. Nếu nhầm lẫn, lấn át vai trò sẽ làm cho trật tự xã hội bị rối loạn, hành vi lệch chuẩn xuất hiện và xung đột xã hội sẽ nẩy sinh. - Các quan hệ giữa người và người trong xã hội được xác lập dựa trên sự khác biệt về vị trí, vị thế và vai trò xã hội. Vị trí, vị thế, vai trò xã hội của cá nhân như là bộ khung quyết định tính chất, nội dung, hình thức quan hệ của các cá nhân. - Để tồn tại và phát triển, con người phải luôn học hỏi, điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của mình phù hợp với những giá trị, chuẩn mực xã hội đã được xã hội thừa nhận và yêu cầu đối với từng vai trò. Mỗi cá nhân phải đóng tốt vai trò của mình trong các mối quan hệ xã hội. b. Quan niệm của các nhà xã hội học Do nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, các nhà xã hội học cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người. Dưới đây xin giới thiệu một số quan niện cơ bản của ba nhà xã hội học nổi tiếng: + Quan niệm của Emile Durkhiem – Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp: Theo Durkhiem, con người là một thực thể xã hội và văn hoá. Con người đã được xã hội truyền lại nền văn hoá xã hội và đã biến mình thành con người xã hội. Ông coi xã hội tạo ra bản chất con người “xã hội là một nguyên lý giải thích cụ thể”, con người là một tồn tại “giao lưu” chứ không phải là một tồn tại xã hội hành động, quá trình xã hội hoá cá thể là một quá trình giao lưu ngôn ngữ, giao lưu tinh thần giữ người này với người khác để lĩnh hội các “biểu tượng văn hoá”, các tập tục, nề thói...tạo ra “hành vi xã hội”. Trong quan niệm này, yếu tố văn hoá, xã hội quyết định đến đến việc hình thành con người xã hội. + Theo Isunesaburro Makiguchi- nhà xã hội học người Nhật Bản: “khái niệm con người không chỉ bao hàm một thể vật chất, cảm quan, hữu tình mà còn bao gồm một khía cạnh tâm linh khác với thể chất, nhưng lại tồn tại trên cơ sở thể chất ấy”. =>> Con người bao gồm cả hai mặt thể chất và tinh thần tồn tại trên cơ sở thể chất. + Theo J.G.Fichter – Nhà xã hội học Mỹ: “Con người khác với loài vật ở chỗ có khả năng suy tư, trừu tượng, có thể quyết định và lựa chọn. Con người là con vật tự điều khiển lấy mình. Con người có thể làm những dự án, trù liệu tính toán cho trách nhiệm về hành vi của mình và có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm với người khác.” Nếu như trong định nghĩa của Makiguchi lấy chỉnh thể sinh học- xã hội làm điểm xuất phát cho khái niệm con người, thì trong định nghĩa của Fichter, điểm xuất phát lại nặng về những gì con người khác với động vật, vượt lên động vật. Con người chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở những quy luật tiến hoá hữu cơ và đồng thời với quy luật xã hội, vận động sinh học gắn liền với vận động xã hội trong chỉnh thể người. Đối với quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện ở một cá thể thì những yếu tố sinh học và những yếu tố xã hội tác động không giống nhau ở từng thời kỳ trưởng thành. “Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội không phải là song song tồn tại trong con người mà làm môi giới cho nhau, thâm nhập vào nhau và in dấu lên toàn bộ hoạt động sống của con người”. Như vậy, các nhà xã hội học đã nhìn nhận con người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Tuy nhiên, mặc dù các nhà xã hội học thừa nhận mặt sinh học của con người, nhưng chủ yếu vẫn tập trung tìm hiểu khía cạnh mang tính xã hội của con người, và khác với các nhà khoa học khác, các nhà xã hội học xem xét con người trong mối tương tác giữa con người với con người, giữa con người với các nhóm xã hội và xã hội nói chung. Chính vì vậy mà Fihter cho rằng: “Con người được gọi là con người xã hội theo nghĩa một con người vừa có khuynh hướng kết hợp với người khác; mà cũng vừa có nhu cầu tương quan với người khác. c. ý nghĩa đối với việc xây dựng con người mới XHCN hiện nay Muốn xây dựng con người mới XHCN cần thực hiện những vấn đề cơ bản sau: - Một là: xây dựng môi trường xã hội lành mạnh bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hoá thông qua môi trường xã hội lành mạnh để từng cá nhân thực hiện các tương tác xã hội nhằm giúp họ bộc lộ hết khả năng, năng lực, bản chất, của họ tạo cơ hội cho họ cống hiến sức lực cho xã hội, cho công đồng. Mặt khác, môi trường xã hội lành mạnh còn giúp cá nhân thực hiện quá trình xã hội hoá một cách tích cực. - Hai là: Trong tình hình hiện nay phải tăng cường duy trì kỷ cương phép nước, giáo dục định hướng các giá trị, chuẩn mực xã hội tích cực, tiến bộ cho mỗi người thực hiện đúng vai trò, vị trí của mình hạn chế thấp nhất các hành vi lệch chuẩn. Từ đó góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị xã hội. Đây là cơ sở cho sự hình thành và phát triển con người xã hội theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Ba là: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống xã hội chủ nghĩa, giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời kết hợp với việc giáo dục các giá trị tiến bộ của nhân loại, giúp cho mỗi công dân vừa mang bản sắc văn văn hoá dân tộc vừa bắt kịp với sự phát triển chung của con người thời đại. - Bốn là: Trong quân đội phải đặt việc xây dựng con người xã hội quân nhân trong quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội. Trước hết phải xây dựng cơ quan quân đội có môi trường văn hoá lành mạnh, thực hiện dân chủ cơ sở, duy trì chặt chẽ kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, thực hiện nề nếp xây dựng chính quy. Cần thay đổi cách tiếp cận, cách giáo dục quân nhân, tránh áp đặt chủ quan, không đốt cháy giai đoạn; cần có chương trình nội dung giáo dục giá trị trong quân đội một cách có hệ thống và mang tính bắt buộc. 2. Một số khái niệm chủ yếu trong nghiên cứu con người xã hội a.Vị trí xã hội (Social position) ? Chúng ta thường nghe tới khái niệm vị trí xã hội? Người này ở vị trí cao, người kia ở vị trí thấp ? Vậy, vị trí xã hội là gì ? Vị trí xã hội của cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống các quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu và so sánh với các vị trí xã hội khác. Sự tồn tại vị trí xã hội của các cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại các vị trí khác tuỳ theo các mối quan hệ. Nhưng đó thường là vị trí của những người thân thuộc trong phạm vi không gian xã hội gần như gia đình, nhóm bè bạn, nơi làm việc... ? Một cá nhân có thể có bao nhiêu vị trí xã hội khác nhau? Những vị trí xã hội mà họ có được là do đâu? => Một cá nhân có thể có rất nhiều vị trí xã hội khác nhau. Những vị trí xã hội mà họ có là do: - Tham gia vào nhiều các quan hệ xã hội. - Dựa vào những đặc điểm vốn có của họ: giới tính, chủng tộc dòng họ, nơi sinh... - Dựa vào những đặc điểm cá nhân có thể phấn đấu mà có được như: nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân... + Trong mọi cơ cấu xã hội, vị trí xã hội này chỉ tồn tại khi tồn tại một số vị trí xã hội khác có quan hệ gần. Ví dụ: Một người phụ nữ nông thôn có thể có những vị trí xã hội là người vợ, người mẹ, nhà kinh doanh, người buôn bán, cô giáo...Tuy nhiªn, nh÷ng vÞ trÝ x· héi ®ã chØ tån t¹i khi nã ®Æt trong mèi quan hÖ víi c¸c vÞ trÝ x· héi kh¸c nh­ mét ng­êi phô n÷ lµ vî nÕu so víi chång cña c« Êy chø kh«ng ph¶i so víi ng­êi ®µn «ng kh¸c; c« ta lµ mÑ víi con cña c« ta, cßn ®èi víi häc sinh c« ta l¹i lµ c« gi¸o... + Vị trí xã hội bình đẳng như nhau vì chưa có sự đánh giá của xã hội về chúng. Tức là, vị trí xã hội của một cá nhân chưa thể cho chúng ta biết thông tin gì về thứ bậc cao thấp của cá nhân đó trong xã hội. VD: Chúng ta không thể so sánh vị trí của người vợ với vị trí của cô giáo. Vì hai vị trí này thuộc hai môi trường khác nhau, một là gia đình, một là trường học. Thậm chí ngay cả trong gia đình khi chưa có sự đánh giá của xã hội thì chúng ta cũng không thể so sánh thứ bậc cao thấp khác nhau giữa vị trí của mẹ và vị trí của con. b. Vị thế xã hội (Socia status) + Định nghĩa Vị trí xã hội của các cá nhân chính là cơ sở để xác định vị thế xã hội (còn gọi là địa vị xã hội) của họ. Bởi vì, mỗi xã hội hay mỗi nền văn hoá đều có những cách nhìn nhận của riêng mình về các vị trí xã hội của cá nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định các quyền lợi và trách nhiệm nhất định được thực hiện song song với nhau ở mỗi một vị thế xã hội. Ví dụ, vị trí người mẹ được xã hội cho là có trách nhiệm chăm sóc, thương yêu con cái nhưng đồng thời xã hội cũng nhìn nhận họ cũng có quyền được con cái quan tâm, chăm sóc, thương yêu... Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền lợi gắn kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó. - Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau: quyền lớn thì nghĩa vụ nhiều và ngược lại. Thế nào là quyền và nghĩa vụ nhiều hay ít, hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các xã hội, các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Ví dụ, trong gia đình truyền thống con trưởng được hưởng tất cả các tài sản của cha mẹ để lại nhưng sẽ phải có trách nhiệm trong việc dựng vợ gả chồng, chăm sóc các em. - Chính những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ bậc của chúng. Nếu xem xét vị trí xã hội một cách độc lập với những quyền và nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta không thể sắp xếp thứ bậc cao thấp giữa chúng. Nhưng khi xem xét các vị trí này với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc xã hội. Do đó, vị thế xã hội của cá nhân chính là sự đánh giá của xã hội với một vị trí xã hội. Như vậy, vị thế xã hội khác hẳn vị trí xã hội. Khi một cá nhân ở một vị trí xã hội có quyền hạn và nghĩa vụ cao hơn quyền và nghĩa vụ của các cá nhân ở vị trí xã hội khác, thì rõ ràng anh ta có thứ bậc cao hơn cá nhân kia. Nghĩa là căn cứ vào vị thế xã hội của cá nhân chúng ta mới có thể xác định được thứ bậc cao thấp của họ. Cần chú ý rằng, khi tách các quyền và nghĩa vụ khỏi các vị trí xã hội của cá nhân, thì các cá nhân lại ở các vị trí xã hội tương đồng (không thể xác định ai ở thứ bậc cao hoặc thấp hơn). Việc xác định quyền và nghĩa vụ cho các cá nhân ở các vị trí xã hội khác nhau cũng thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực. Nó dường như là hệ quả của sự bất bình đẳng trong xã hội. Ở xã hội bình đẳng và có tính gia trưởng cao, mức độ quyền hạn và nghĩa vụ của người chồng, cha, nam giới sẽ cao hơn quyền và nghĩa vụ của người vợ, mẹ, nữ giới. + Các loại vị thế xã hội Một cá nhân có nhiều vị trí khác nhau do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: -Vị thế đơn lẻ: nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất kỳ trong cơ cấu xã hội, cá nhân sẽ có một vị thế tương ứng như: cô giáo, người mẹ, người vợ... -Vị thế tổng quát: Đó là một vị thế khái quát những vị thế cơ bản mà cá nhân có. Thông thường các cá nhân có một hệ các vị thế gồm nhiều các vị thế khác nhau. Các vị thế xã hội còn được chia làm các loại khác như sau: + Vị thế có sẵn - bị gán cho: đó là các vị trí xã hội gắn liền với các yếu tố tự nhiên, bẩm sinh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, dòng họ, nơi sinh... Thí dụ, một người Việt nam sinh ra ở Hà nội sẽ có những vị thế là người da vàng, được sinh ra ở Hà nội. Hoặc trong đạo đức của Khổng Giáo thì vị thế của người già sẽ cao hơn vị thế của những người trẻ tuổi. Trong gia đình con trai trưởng có vị thế cao hơn con thứ... + Vị thế đạt được: đó là những vị thế được xác định dựa trên các vị trí xã hội mà cá nhân giành được trong quá trình hoạt động sống, bằng sự cố gắng của bản thân như học sinh, sinh viên, cô giáo, cán bộ Hội phụ nữ... + Một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được. Mỗi một cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị trí xã hội khác nhau, vì họ tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Do đó, cũng có nhiều vị thế xã hội tương ứng. Tuy có nhiều vị thế xã hội song một cá nhân bao giờ cũng có một vị thế chủ đạo xác định bộ mặt xã hội, chân dung xã hội của cá nhân đó. Ví dụ một người có thể có thể mang những vị thế khác nhau như giáo sư đại học, người chồng, người cha, chủ nhiệm khoa thì vị thế xác định cá nhân đó về mặt xã hội (trả lời câu hỏi Ông ấy là ai?) chính là giáo sư đại học. Nhưng nếu vị giáo sư Việt Nam ra nước ngoài công tác thì vị thế chủ đạo sẽ là người Việt Nam hoặc người Châu á nói chung. Sự tạo lập nên vị thế chính yếu của mỗi người một mặt phụ thuộc vào sự phấn đấu, hoạt động tích cực của họ, mặt khác tuỳ thuộc vào thang giá trị mà xã hội tôn trọng. Những nghề nghiệp ổn định của chúng ta thường tạo các vị thế xã hội chủ đạo như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo viên...Trong qu¸ tr×nh t­¬ng t¸c, c¸ nh©n th­êng hµnh ®éng c¨n cø theo vÞ thÕ chñ ®¹o cña m×nh. Tóm lại, ở những thời đại, những xã hội khác nhau sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện những vị thế xã hội khác nhau, tuỳ theo sự phát triển và tiến bộ xã hội mà đòi hỏi đối với những vị thế xã hội cao ở từng giai đoạn cũng khác nhau. + Quá trình tạo lập lên vị thế xã hội của một cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là: Vị thế xã hội xuất thân Sự nỗ lực, phấn đấu của cá nhân Trình độ văn hoá, học vấn Vị thế của nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia, là thành viện Trong quân đội, vị thế của quân nhân lại phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực phấn đấu của từng người, vào phẩm chất chính trị,đạo đức cá nhân, vào vị thế của quân đội trong đời sống xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. + Vị thế xã hội của cá nhân có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng: - Trước hết nó tạo nên quyền lực xã hội cho cá nhân. - Quyết định phạm vi ảnh hưởng trong xã hội của cá nhân. - Quyết định thái độ ứng xử của xã hội đối với cá nhân đó. c. Vai trò xã hội (Social role): + Khái niệm vai trò (vai trò xã hội là gì?) Thuật ngữ “vai trò xã hội” xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội khác nhau thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phả