Cộng đồng chính trị - an ninh Asean (APSC) mục tiêu, nội dung và triển vọng

TÓM TẮT Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội, theo lịch trình sẽ được thiết lập vào năm 2015. Trong ba thành tố cấu thành nên Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) là thành tố được đề cập đầu tiên. Việc thiết lập APSC nhằm đưa hợp tác an ninh - chính trị của ASEAN lên bình diện cao hơn, tăng cường khả năng an ninh quốc gia và khu vực.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cộng đồng chính trị - an ninh Asean (APSC) mục tiêu, nội dung và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 95 CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN (APSC) MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ TRIỂN VỌNG Lê Sĩ Hưng1 TÓM TẮT Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội, theo lịch trình sẽ được thiết lập vào năm 2015. Trong ba thành tố cấu thành nên Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) là thành tố được đề cập đầu tiên. Việc thiết lập APSC nhằm đưa hợp tác an ninh - chính trị của ASEAN lên bình diện cao hơn, tăng cường khả năng an ninh quốc gia và khu vực. Từ khoá: Cộng đồng ASEAN 1. MỞ ĐẦU Trong bản tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967 đã nói tới mục tiêu: "tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng" [1, tr. 189]. Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng nêu rõ: “Chúng tôi hình dung đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN” [2, tr. 29]. Tiếp đó Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 diễn ra ở Bali, Inđônêxia (10-2003) đã thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nêu rõ: “Một Cộng đồng ASEAN sẽ được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá - xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảm bảo hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực” [3, tr. 2-3]. Năm 2004, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội đã bắt đầu được triển khai, ban đầu Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ được thiết lập vào năm 2020. Nhưng trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình khu vực và quốc tế, đồng thời giúp khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp hội ở Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12, diễn ra tại Xêbu, Philippin (1-2007), các nhà lãnh đạo ASEAN sớm thúc đẩy thời hạn thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trong ba nhân tố cấu thành nên Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) là nhân tố được đề cập đầu tiên. Ý tưởng về APSC được Inđônêxia đưa ra tại Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN (4-2003), nhằm tạo sự cân bằng giữa hợp tác chính trị - an ninh với hợp tác kinh tế trong ASEAN [4, tr. 67]. Sáng kiến này lúc đầu không nhận được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên ASEAN, vì nhận thức về an ninh của các nước thành viên còn nhiều khác biệt. Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, các nước ASEAN đã thống nhất quan điểm về việc thành lập APSC. Việc thiết lập APSC xuất phát từ nhu cầu hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỉ XXI có nhiều thay đổi. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998 đã khiến nội bộ nhiều nước bất ổn, xu 1TS. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 96 hướng li khai gia tăng. Sau sự kiện 11-9-2001, nguy cơ khủng bố lan rộng ở nhiều nước Đông Nam Á, những vấn đề như buôn lậu vũ khí, ma túy, bệnh tật, thiên tai v.v.. có khả năng bùng nổ ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, một số cường quốc lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á. Để đối phó với những vấn đề trên, ASEAN nhận thấy cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp hành động giữa các nước trong khu vực. Nhưng những hình thức hợp tác an ninh mà ASEAN đang tiến hành chưa đem lại hiệu quả như mong muốn [4, tr. 68]. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu thành lập Mục đích thành lập APSC đã được thể hiện rõ trong tuyên bố Hòa hợp ASEAN II là đưa hợp tác an ninh - chính trị của ASEAN lên bình diện cao hơn, tăng cường khả năng an ninh quốc gia và khu vực, tạo điều kiện cho ASEAN tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong ARF, các nước trong khu vực chung sống hòa bình, xây dựng ASEAN từ một Hiệp hội trở thành tổ chức hợp tác liên chính phủ với mức độ liên kết chặt chẽ hơn [3, tr. 4]. APSC sẽ đề ra một hành lang cho hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN, tạo cơ chế giải quyết xung đột, làm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ về an ninh giữa các nước thành viên, nhưng đồng thời không làm tổn hại đến chủ quyền, độc lập của mỗi nước, không thay thế cho chính sách an ninh quốc phòng của các nước thành viên [5, tr. 91]. APSC chỉ là công cụ giúp củng cố an ninh quốc phòng của các quốc gia thành viên. APSC chú trọng đến những vấn đề an ninh phi truyền thống, nhưng không tạo ra khối liên minh quân sự hay một liên minh phòng thủ. Khi tham gia APSC, các nước thành viên vẫn có thể có mối quan hệ hợp tác an ninh với các nước ngoài khu vực Đông Nam Á, tính chất của APSC là: “Không phải là khối phòng thủ chung như Tổ chức Hiệp ước SEATO trước đây, cũng không phải là chính sách đối ngoại và an ninh chung như trong trường hợp của Liên minh châu Âu hiện nay. Cách tiếp cận an ninh của ASEAN là cách tiếp cận an ninh toàn diện. ASC nỗ lực phấn đấu không chỉ để bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng mà cả lĩnh vực văn hóa, xã hội của các nước thành viên phù hợp với tầm nhìn ASEAN 2020 ASC là một cộng đồng mở cửa. Tuy nhiên tính chất “mở” của ASC khác với tính chất “mở” của ARF. Tính chất mở của ASC không bao gồm việc đưa các nước bên ngoài tham gia vào Cộng đồng như trong trường hợp ARF, mà được thể hiện thông qua tích cực gắn kết các nước bè bạn đối thoại của ASEAN để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực” [4, tr. 70]. 2.2. Nguyên tắc hoạt động APSC hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản là tuân thủ Hiến chương Liên hợp Quốc, nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, quyết định theo sự đồng thuận, giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình. Các công cụ chính trị điều phối hoạt động của APSC là những văn bản hiện có như ZOPFAN, TAC, SEANWFZ, ARF và Hiến chương ASEAN. APSC thừa nhận nguyên tắc an ninh toàn diện, bền vững, cam kết xử lý các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong tiến TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 97 trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN. Để giúp ASEAN có được sự ủng hộ của quốc tế trong việc thành lập APSC, ASEAN đã xây dựng mối quan hệ rộng rãi với Liên hợp Quốc và các tổ chức hợp tác quốc tế khác: “Mặc dù các công cụ, các thể chế, các mối quan hệ sẵn có của ASEAN có vai trò rất quan trọng. Nhưng các công cụ, thể chế đó, kể cả ARF, mới chỉ giúp ASEAN quản lý xung đột mà chưa có khả năng giải quyết tranh chấp và xung đột giữa họ. Do vậy việc tìm kiếm các giải pháp mới để giải quyết xung đột giữa các nước thành viên là cần thiết để xây dựng ASC” [4, tr. 71]. Hội nghị cấp cao ASEAN 10 tại Viêng Chăn, Lào (11-2004), đã khẳng định việc tăng cường hợp tác chính trị - an ninh trong khu vực là một trong những ưu tiên của ASEAN. Để thực hiện Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua chương trình hành động và 75 hoạt động cụ thể để xây dựng của APSC, những hoạt động này được đưa ra theo xu hướng mở để kịp thời bổ sung trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới [2, tr. 60-68]. 2.3. Tiến trình thực hiện APSC Việc triển khai chương trình hành động của APSC thuộc về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, hàng năm có nhiệm vụ điều phối và tiến hành các hoạt động thuộc chương trình hành động của APSC và báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN. Đồng thời đưa ra các biện pháp, sáng kiến để hoàn thiện APSC. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN có trách nhiệm kiểm tra tiến trình thực hiện APSC, Tổng Thư ký ASEAN có nhiệm vụ hỗ trợ Chủ tịch ASEAN trong việc thực hiện tiến trình của APSC. Việc thiết lập APSC còn giúp duy trì, củng cố vai trò điều phối của ASEAN trong ARF. Xây dựng APSC phù hợp với tính chất đa dạng của các nước thành viên và đặc thù trong môi trường địa chiến lược Đông Nam Á, nơi các cường quốc chưa bao giờ ngừng tranh chấp ảnh hưởng và là nơi rất nhạy cảm trước mọi động thái hợp tác khu vực, nhất là hợp tác an ninh. APSC không chỉ đáp ứng lợi ích của các nước ASEAN mà còn phù hợp với những lợi ích chính trị - an ninh của các nước lớn. APSC không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU ở khu vực Đông Nam Á, mà còn giúp các nước lớn không phải bận tâm nhiều đến nghĩa vụ đồng minh đối với các nước ở Đông Nam Á [4, tr. 72]. Sự ra đời của APSC được sự ủng hộ của các nước lớn và đó là thuận lợi cơ bản để hiện thực hóa APSC vào năm 2015. Việc xây dựng APSC sẽ đề ra một hành lang cho hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN, tạo ra cơ chế giải quyết xung đột giữa các nước thành viên: “Thông qua việc xây dựng ASC, ASEAN hi vọng có thể tận dụng được những thể chế, những cơ chế giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa các nước thành viên, vốn đã có sẵn mà chưa bao giờ được sử dụng, như Hội đồng tối cao, Bộ ba ASEAN. Việc sử dụng những thể chế, những cơ chế đó sẽ tạo ra thói quen người Đông Nam Á giải quyết những vấn đề của Đông Nam Á theo cách thức của Đông Nam Á” [2, tr. 134-135]. APSC tạo ra cơ chế giải quyết xung đột, làm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ về an ninh giữa các nước thành viên, nhưng không thay thế cho chính sách an ninh quốc phòng của các nước thành viên. APSC chỉ là công cụ giúp củng cố an ninh quốc phòng của các quốc gia TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 98 ASEAN. APSC chú trọng đến những vấn đề an ninh phi truyền thống, nhưng không tạo ra khối liên minh quân sự hay một liên minh phòng thủ, mà chỉ là một cộng đồng gắn kết với nhau thông qua vị trí địa lý và vì lợi ích và mục tiêu chung: “Do mục đích chủ yếu được nhằm vào giải quyết các tranh chấp và xung đột trong quan hệ giữa các nước thành viên, ASC không có khả năng giúp các nước thành viên ASEAN đối phó với các vấn đề chính trị và an ninh trong nước và đối phó với những thách thức an ninh từ bên ngoài. Về thực chất, nếu được xây dụng, ASC chỉ có khả năng đảm bảo quan hệ hòa bình và ổn định giữa các nước ASEAN với nhau, tạo điều kiện cho họ yên tâm về các nước láng giềng trong cùng Hiệp hội để rảnh tay đối phó với các mối đe dọa an ninh và sự mất ổn định bên trong mỗi nước hoặc từ bên ngoài khu vực đối với các nước đó” [6, Tr. 135]. Tham gia APSC, các quốc gia thành viên vẫn có quyền theo đuổi các chính sách đối ngoại và các thỏa thuận về quốc phòng, chỉ yêu cầu phải gắn bó an ninh của các nước thành viên với nhau, APSC sẽ không làm phương hại đến các lợi ích chính trị - an ninh của các cường quốc trong khu vực. 2.4. Triển vọng của APSC Việc hiện thực hoá APSC cũng sẽ là một thách thức rất lớn đối với ASEAN, bởi vì các nhà lãnh đạo ASEAN trước hết, đại diện cho lợi ích quốc gia của họ, trong khi các nước ASEAN còn tồn tại khác biệt về chế độ chính trị, họ sẽ không dễ chia sẻ các giá trị chính trị chung như ASEAN mong muốn [5, tr. 113-116]. Vậy triển vọng của APSC sẽ như thế nào, theo một số nhà nghiên cứu có mấy giả thiết sau: Một là, APSC bị phá sản. Do mức độ dân chủ hóa giữa các nước ASEAN còn rất khác nhau trong khi đó các hoạt động trong lĩnh vực chính trị - an ninh luôn là những vấn đề rất nhạy cảm, nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền và lập các cơ chế mới mang tính ràng buộc. Do đó, ngay cả việc nhất trí chọn lĩnh vực nào để hợp tác cũng sẽ đòi hỏi một quá trình thương lượng và thỏa hiệp lâu dài. Đó là chưa kể tới việc ASEAN còn có những ưu tiên cao hơn về hội nhập kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển. Nội bộ ASEAN còn gặp một số khó khăn như vấn đề Mianma, nam Thái Lan, Aceh, trục trặc trong quan hệ giữa một số nước ASEAN liên quan tới tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ảnh hưởng tới đoàn kết nội bộ và sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố, dịch bệnh, sóng thần v.v...[5, tr. 7-8]. Tất cả những khó khăn trên, ở một mức độ nào đó, tác động tới quá trình triển khai APSC trong tương lai. Tuy nhiên, xu hướng này khó có thể xảy ra, bởi vì ASEAN đã có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác an ninh chính trị, hơn nữa các nhà lãnh đạo của ASEAN quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy liên kết ASEAN. Mục tiêu đặt ra cho APSC không đến nỗi quá cao để không thể thực hiện được. Sự ra đời của APSC được sự ủng hộ của các nước lớn, giúp các nước lớn không phải bận tâm nhiều đến nghĩa vụ đồng minh đối với các nước ở Đông Nam Á [7, tr. 72]. Hai là, APSC sẽ hình thành đúng thời gian đã định (2015), nhưng không thực hiện được đầy đủ những nội dung đã đề ra. Đây là xu hướng được coi là hiện thực nhất dựa trên những lý lẽ sau. Con đường tiến tới APSC còn nhiều trở ngại, nhưng ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo ASEAN là yếu tố quyết định. ASEAN hiểu rõ rằng nếu APSC phá sản về thời hạn, vai trò của TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 99 ASEAN sẽ lu mờ và các nước lớn sẽ tăng sức ép và gia tăng sự dính líu vào khu vực, hơn nữa ASEAN đã có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác chính trị - an ninh, trong việc ngăn ngừa xung đột, củng cố lòng tin bằng đối thoại hoà giải. Mục tiêu đặt ra cho APSC không đến nỗi quá cao để không thể thực hiện được. Chương trình hành động APSC đã được triển khai, và bước đầu thu được những thành tựu đáng khích lệ. ASEAN đã có sẵn những cơ sở vững chắc cho việc hình thành và thiết lập APSC như Tuyên bố ZOPFAN, TAC, SEANWFZ, Tuyên bố ASEAN về tình hình Biển Đông, ARF và Hiến chương ASEAN. Dựa trên các nguyên tắc này ASEAN đã xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. ASEAN tăng cường cơ chế đối thoại với các nước ngoài khu vực và những nỗ lực ngoại giao nhằm cân bằng quan hệ giữa các nước lớn [4, tr. 7]. Điều này đã giúp ASEAN tạo được vị thế và giảm thiểu nguy cơ can thiệp của các nước lớn, hơn nữa, sự ra đời của APSC được sự ủng hộ của các nước lớn và đó là thuận lợi cơ bản để hiện thực hóa APSC vào năm 2015. Tuy nhiên, APSC không đề ra biện pháp nào nhằm ngăn chặn tình trạng chạy đua vũ trang. Chừng nào tình trạng chạy đua vũ trang còn tiếp tục, các biện pháp xây dựng lòng tin chưa được đề cao thì việc xây dựng APSC còn nhiều khó khăn. APSC vẫn thừa nhận từng thành viên có quyền theo đuổi chính sách đối ngoại và các thoả thuận quốc phòng với các cường quốc bên ngoài, vì vậy APSC khó loại bỏ được những nghi kị lẫn nhau. Như vậy có thể nói, xu hướng này được coi là khả quan nhất: “Có thể 2 trong 5 thành tố xây dựng ASC là giải quyết xung đột và kiến tạo hoà bình sau xung đột chỉ được bắt đầu hay thực hiện ở một công đoạn nào đó khi ASC trở thành hiện thực vào năm 2015” [7, tr. 82]. Ba là, APSC sẽ được hình thành đúng thời gian đã định (2015) với tất cả các mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, xu hướng này ít khả năng xảy ra vì những yếu tố sau. Xây dựng APSC, ASEAN không chỉ giải quyết những vấn đề liên quan đến xung đột, không sử dụng vũ lực, mà phải cả những vấn đề an ninh nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, chủ quyền quốc gia v.v... trình độ phát triển khác nhau giữa các nước ASEAN dẫn đến nhận thức khác nhau về các vấn đề dân chủ và nhân quyền [2, tr. 113-116]. Việc đề cao quá mức “chủ quyền quốc gia” ngăn trở ASEAN có được những biện pháp hữu hiệu giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình sau xung đột. Do đó, trong Chương trình hành động APSC, ASEAN chỉ đạt được thỏa thuận về phương hướng giải quyết xung đột là tăng cường “tham vấn”, “đưa ra lời khuyên”, “hòa giải”, “dàn xếp” v.v Tuy nhiên, không đơn giản để các nước ASEAN thoát được các sức ép trong nước, thực hiện giảm vai trò của chủ quyền quốc gia và quyền lực của các Nhà nước đối với các vấn đề an ninh của khu vực cũng như những vấn đề chính trị - an ninh của từng nước: “5 thành tố mà Kế hoạch hành động ASC đề ra [8] thì hai nội dung là Giải quyết xung đột và Kiến tạo hoà bình sau xung đột là rất khó thực hiện bởi không chỉ ràng buộc về mục tiêu hướng tới của ASC và những nguyên tắc đã được thịnh hành (là không can thiệp và đồng thuận), mà còn về khả năng tài chính, kinh nghiệm tổ chức của ASEAN. Trên thực tế, ASEAN chưa xác định nội hàm cụ thể và chưa có hoạt động nào diễn ra về hai định hướng nội dung trên” [7, tr. 80]. Cơ chế thúc đẩy APSC, theo như Chương trình hành động Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN cũng còn lỏng lẻo. Một số nội dung nhạy cảm đối với việc xây dựng APSC như kiến tạo hòa bình sau xung đột, lập lực lượng gìn giữ hòa bình ASEAN, lập cơ chế nhân quyền khu vực, lập Quốc hội ASEAN v.v cũng đang là những thách thức không nhỏ trong tiến trình xây TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 100 dựng APSC. Dự thảo cuối cùng về chương trình hành động của APSC chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong ASEAN. Như vậy, sẽ là trở ngại cho việc triển khai thực hiện chương trình hành động của APSC. Sự can dự của các nước lớn đối với ASEAN nhằm phục vụ chính sách khu vực và tranh giành ảnh hưởng với nhau, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành APSC. Như vậy, con đường đi đến một Cộng đồng ASEAN nói chung, Cộng đồng chính trị - an ninh nói riêng còn rất dài. Để vượt qua khó khăn đó ASEAN còn phải làm rất nhiều việc. Trong tương lai, khó khăn, trở ngại còn nhiều trên con đường đi tới của ASEAN cả về khách quan lẫn chủ quan. Nhưng, với phương thức hoạt động và các nguyên tắc cơ bản đã có, tổ chức khu vực này sẽ tiếp tục duy trì được sự hữu ích của mình cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại Đông Nam Á và trên trường quốc tế. 3. KẾT LUẬN Với việc đề xuất xây dựng APSC, ASEAN hy vọng sẽ làm thay đổi cách tiếp cận đối với an ninh quốc gia và an ninh khu vực, đặt lợi ích an ninh quốc gia của mỗi nước trong tổng thể lợi ích an ninh chung của toàn khu vực. APSC tạo khuôn khổ pháp lý cho các vấn đề hợp tác an ninh, trong đó có cơ chế giải quyết xung đột giữa các quốc gia và khu vực. Xây dựng APSC là phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của ASEAN như độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phản đối sự de dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các bất đồng [6, tr. 93-94]. APSC được thiết lập không chỉ giúp ASEAN tăng sức đề kháng, mà còn tạo sự đổi mới trong tư duy an ninh của các nhà lãnh đạo quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời khẳng định cam kết của ASEAN đối với hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng APSC đang gặp không ít khó khăn thách thức. Trước hết là sự đa dạng về chế độ chính trị và chênh lệch về trình độ phát triển còn lớn trong ASEAN, đã tạo ra khoảng cách về nhận thức và chính sách trong hợp tác về chính trị - an ninh. Cơ chế thúc đẩy APSC còn lỏng lẻo, vẫn chỉ là cơ chế các cuộc họp Ngoại trưởng, Ban thư kí ASEAN, bổ sung thêm các cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng. Các điều khoản ghi trong Tuyên bố APSC và trong Chương trình hành động của APSC chưa vạch ra một lộ trình rõ ràng, chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể và chủ yếu tập trung vào vấn đề an ninh phi truyền thống. Dự thảo cuối cùng về chương trình hành động của APSC cũng chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong ASEAN, như Philippin và Malaixia cho rằng văn bản cuối cùng của APSC không phải là một văn kiện lý tưởng, chưa thể hiện được tầm nhìn của ASEAN và không phản ánh được ý thức cộng đồng. Trong khi đó nhóm các nước ASEAN 4 (Việt Nam, Cămpuchia, Lào, Mianma) lại cho rằng đây là văn kiện tốt để các nước này tham gia vào APSC. Như vậy sẽ là trở ngại cho việc triển khai thực hiện chương trình hành động của APSC. Ngoài ra, quá trình xây dựng APSC cũng gặp nhiều khó khăn. Một mặt, những vấn đề cơ bản, phần nào mang tính quyết định quá trình xây dựng cộng đồng an ninh, như thay đổi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tiến hành đăng kiểm vũ khí ASEAN, lập lực lượng gìn giữ hoà bình thường trực của ASEAN vẫn gây nhiều tranh cãi và đe doạ tình đoàn kết, hợp tác trong ASEAN. Mặt khác, các nước thành viên vẫn lo ngại tác động của ASC đến quan hệ với các nước đối thoại, đặc biệt là các nước lớn.