Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường để bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Tóm tắt: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất khác. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 98 CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƢỚC KS. Lê Đức Gia Phó Trưởng Khoa Đào tạo Nghề, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất khác. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Từ khóa: Cộng đồng chung tay, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, sự sống, thiếu nước, nước mặt, nước sông, nước ngầm, ô nhiễm, cạn kiệt, đốt rừng, thủy điện, khai thác quá mức, quy hoạch, học tập. Nước là sự sống là nguồn tài nguyên quý giá, có khả năng tái tạo nhưng không phải là vô tận.Việt Nam không phải là quốc gia giàu nước và đang cận kề một tương lai thiếu nước. Đó là thông điệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đưa ra nhân ngày Nước thế giới 22/3. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đem lại cho đất nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển Tài nguyên nước mặt là nguồn vận động và tàng trữ trong sông, suối, ao hồ, đầm phá, riêng nước sông là rất quan trọng. 1. Các nguồn nƣớc ngọt Vòng tuần hoàn nƣớc (The water cycle): Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc chắn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước. Nƣớc mặt: Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong các dòng suối, sông, ao, hồ, hồ nhân tạo, hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy (nước mưa) và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi, thấm xuống đất. Nƣớc ngầm: Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá dưới bề mặt. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 99 mực nước ngầm. Nước ngầm nông hoặc nước ngầm sâu (nước ngầm tồn tại và di chuyển trong lòng đất) chiếm một lượng rất lớn. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông nhờ thấm qua bờ sông, một phần nước thấm sâu hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn nhu cầu nước sinh hoạt, nước tưới phục vụ nông nghiệp, nước sử dụng trong các ngành công nghiệp. Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào nước ngầm cũng như nước mặt. Việt Nam có nhiều con sông lớn nhỏ chảy qua và người Việt có tập quán cư trú và canh tác dọc theo hai bên bờ sông. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào đặc điểm tài nguyên nước mà trong đó dòng chảy sông ngòi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cả nước có 2.732 con sông có chiều dài từ 10 - 586 km với tổng lượng chảy/ năm khoảng 830 - 840 tỷ mét khối nước; lượng nước sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%, phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Lượng nước không đồng đều giữa các hệ thống sông, hệ thống sông MeKong (Cửu Long) chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường. 2. Khai thác nguồn nƣớc quá mức d n đến cạn kiệt và ô nhiễm nƣớc dƣới đất Việt Nam hiện bị xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước do lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta đạt khoảng 3.840m3/ người/ năm. Theo tiêu chí của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Thì ở thời điểm hiện nay Việt Nam đã thuộc số quốc gia thiếu nước trong tương lai gần. Suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng chục triệu người dân và hoạt động sản xuất. Những hộ dân cư sống bằng nước giếng khoan và những thành phố sử dụng nước ngầm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ phải đối mặt nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Tài nuyên nước ở nước ta phân bố không đều và biến đổi mạnh theo thời gian. Theo khảo sát của UNICEF và Bộ Y Tế, chỉ có 70% cư dân đô thị được sử dụng nước sạch và con số này ở nông thôn còn đáng báo động hơn, rõ ràng câu chuyện an ninh nguồn nước vẫn luôn là nỗi lo của mọi người. Vì vậy cộng đồng chung tay trong công tác bảo vệ môi trường để bảo vê nguồn tài nguyên nước. Thực trạng khai thác nước ngầm tại TP Hồ Chí Minh đã và đang khiến mực nước dưới đất tiếp tục giảm nhanh chóng. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 100 Hiện mực nước ngầm đo đạc được ở độ sâu -34,5m tại quận 12, -26,85m tại huyện Bình Chánh và -19,63m đến - 21,5m tại huyện Hóc Môn Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên, cho biết kết quả nghiên cứu từ năm 2009 đến nay cho thấy, toàn thành phố không còn khu vực nào có nguồn nước ngọt sạch. Nồng độ các chất ô xy hóa, vi sinh, kim loại nặng, chất thải lơ lửng luôn vượt tiêu chuẩn loại B từ vài lần đến vài chục lần. Đáng lo ngại hơn, tình trạng khai thác nước ngầm nhưng thiếu sự quản lý, kiểm soát đã và đang tạo cơ hội cho nguồn nước ô nhiễm xâm nhập sâu vào trong hệ thống nước ngầm trên toàn thành phố. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm của thành phố do sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy, toàn bộ nguồn nước ngầm tầng nông cách mặt đất khoảng 50m đều có dấu hiệu ô nhiễm. Hiện ở TPHCM mỗi ngày có hơn 600.000m3 nước ngầm bị mất đi do khai thác quá mức. Đây là con số dựa trên những doanh nghiệp có đăng ký xin phép khai thác. Còn số doanh nghiệp đang khai thác nhưng không xin phép và hộ gia đình tự ý khoan giếng nước ngầm rất nhiều không có cơ sở nào để thống kê. Nước ngầm ngoại thành Hà Nội ô nhiễm nặng theo Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã lấy 1.640 mẫu nước từ các giếng khoan hộ gia đình, trường mầm non, trạm y tế và 187 trạm cấp nước tập trung tại 420 xã, thị trấn khu vực ngoại thành. Qua phân tích, kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết quả có 86 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó có 4 mẫu có độ đục cao gấp 5 lần quy định cho phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33 lần cho phép, 44 mẫu có chỉ số coliforms, cao gấp 2,68 lần, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp 1,3 lần cho phép. Kênh mương bị ô nhiễm nặng Giếng dân tự đào không có nước So sánh với kết quả phân tích năm2012, nhiều chỉ số ô nhiễm đã vượt 7 - 8 lần như amoni và một số hàm lượng kim loại nặng. Tương tự, tại huyện Phú Xuyên, trung tâm đã lấy 61 mẫu tại 3 xã có tới 35 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó có 25 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,3 lần quy chuẩn cho phép. Thời gian gần đây hàng trăm hộ dân thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt sử dụng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 101 (asen) vượt gấp 43 lần mức cho phép Theo số liệu nghiên cứu của Tổng cục Thủy Lợi (Bộ NN&PTNT) về phân bố asen trong đất và nước tại Hà Nội, khoảng 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm không qua xử lý ở khu vực ngoại thành bị ô nhiễm nặng, trong đó nước có chứa asen, tập trung tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm. Một kết quả quan trắc khác của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng khẳng định, mực nước ngầm tại Hà Nội đang suy giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt quy chuẩn. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nhất là gần lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, cụm công nghiệp, làng nghề và vùng Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thạch Thất, Thanh Trì, Hoài Đức, Từ Liêm. Riêng nội thành Hà Nội tổng lượng nước ngầm đang được khai thác khoảng 750.000m3/ngày đêm. Riêng công ty Kinh doanh Nước sạch Hà Nội khai thác gần 500.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên các nhà khoa học đều có chung nhận định và cảnh báo việc khoan giếng kiểu UNICEP của các hộ dân “rất phổ biến trên địa bàn thành phố”, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm, gây hiện tượng suy soái nguồn nước, đặc biệt là tạo ra các cửa sổ địa chất thủy văn để nguồn nước nhiễm bẩn thấm xuống. Theo thông tin của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Nước Quốc gia - Bộ TN&MT đã thực hiện quan trắc, điều tra tài nguyên nước dưới đất tại khu vực Hà Nội đã thông báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 và dự báo xu thế diễn biến tài nguyên nước dưới đất 3 tháng cuối năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014 tại một số vùng khai thác nước mạnh ở Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistocene có xu hướng giảm dần. Đặc biệt công trình quan trắc “khu vực phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Trung Tự, Đống Đa TP Hà Nội, mực nước đã hạ thấp sâu vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép. Tốc độ hạ thấp trung bình vào khoảng 0,35m/năm (tính từ năm 1992 - 2012”, mực nước hạ thấp nhất 06 tháng đầu năm 2013 là - 21,82m vào tháng 2 và -18,46m vào tháng 4, dự báo 3 tháng đầu năm 2014 mực nước hạ thấp là -23,83m -28,42m. Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1 - 2m. Đối với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ “khoảng 10 - 25m”, lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều lần. Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón Các tỉnh Tây Nguyên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 102 thái và quan trọng hơn là nạn khai thác, sử dụng nước không tiết kiệm trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay nguồn nước ngầm cũng như nước mặt ở đây kiệt dần, không duy trì được yếu tố bền vững nhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.Theo số liệu của phòng Tài nguyên và Khí tượng Thủy văn (Sở Tài nguyên & Môi trường Dak Lak) lượng khai thác tài nguyên nước ngầm ở Dak Lak đã vượt mức an toàn. Thông số đánh giá việc khai thác, sử dụng nước ngầm ở mức cho phép trên địa bàn Dak Lak đưa ra từ những năm 2000 là khoảng 4 - 4,2 triệu m 3/ngày, nay đã tăng lên rất nhiều. Đến nay, dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng qua đánh giá của các cơ quan chức năng có thể lên tới gần 6 triệu m3/ ngày, trong đó lượng khai thác nước ngầm vào những tháng mùa khô chiếm khoảng 80%. Tình trạng này dẫn đến điều tất yếu là mực nước ngầm tụt giảm. Trước đây nhiều nông hộ trồng cà phê đào một giếng (sâu từ 25 – 30m) có thể tưới 2 – 3 ha cà phê trong vòng 10 giờ liên tục, bây giờ chỉ tưới 01 ha là kiệt nước, phải chờ nhiều giờ sau mới có nước hồi phục. Còn ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai sử dụng nguồn nước tự chảy, ao hồ chỉ chiếm 20%, còn lại 80% trong chờ vào lượng mưa và nước ngầm. Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2005 - 2012, bình quân mỗi năm Tây Nguyên mất 25.737ha rừng. Nếu không giữ được những cánh rừng đầu nguồn và tiết kiệm nguồn nước tưới, Tây Nguyên sẽ ngày càng cạn kiệt nguồn nước ngầm. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nguồn nước dưới đất đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Điển hình như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, mực nước tầng chứa Pleistocene hạ thấp với tốc độ là 1m/ năm Nước ngầm mạch sâu 100 - 180m chất lượng nước tương đối tốt để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nước ngầm mạch nông từ 5 - 30m thường bị nhiễm mặn. Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình xâm nhập mặn vào lục địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn có năm vào sâu đến 30km chủ yếu theo sông Hậu và sông Mỹ Thanh. Độ mặn từ 2,5%0 - 4,5%0. 3. Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm - Mất rừng đầu nguồn do nhiều dự án thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn các con sông, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 1200 dự án thủy điện vừa và nhỏ. Theo tính toán cứ 1Kw phát điện làm mất 20 ha rừng, theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, tính từ năm 2006 - 2012 có gần 20.000 ha rừng tại 29 tỉnh, thành bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây 160 dự án thủy điện. Theo quy định của Chính phủ, chủ đầu tư công trình thủy điện phải trồng bù lại diện tích rừng đã bị lấy mất. Thế nhưng cho đến nay việc trồng bù lại rừng chỉ đạt khoảng 735ha. - Khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy, cháy rừng, chuyển đổi rừng nghèo để trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản tự phát, sức ép về di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây nguyên, làm mất rừng, mất cân bằng sinh thái. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 103 Đốt rừng trồng cây công nghiệp Đồng bằng hạn hán về mùa khô - Các dự án xây dựng khu công nghiệp chưa đánh giá hết tác động đến môi trường, chất thải rắn, khí thải, nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường, nhất là nhiều loại nước thải độc hại chưa qua xử lý vẫn còn xả trực tiếp xuống sông, ao hồ, kênh rạch gây ô nhiễm ở mức độ đáng báo động. Bên cạnh đó những bãi chôn lấp rác chưa hợp chuẩn còn để nước rỉ của rác ngấm vào đất, chảy ra ngoài môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư, làm thiệt hại lớn đến vấn đề phát triển kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới, mức thiệt hại kinh tế do thiếu quy hoạch quản lý nước thải và chất thải hợp lý đã chiếm mất 1,3%-1,5% thu nhập quốc dân (GDP) tại các nước Châu Á. Theo báo cáo của Viện Khoa học Quản lý môi trường (Bộ TN&MT), chất thải rắn trong sản xuất, sinh hoạt gây nguy hại cho môi trường ở Việt Nam phát sinh 28 triệu tấn/ năm tăng 10%/ năm. Trong đó có gần 7 triệu tấn từ sản xuất công nghiệp thông thường, 19 triệu tấn từ sinh hoạt, khoảng 2,12 triệu tấn từ lĩnh vực y tế. Cũng theo báo cáo chất thải rắn từ các đô thị chiếm khoảng 46%, từ hoạt động sản xuất công nghiệp ở mức 17%, từ khu vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, y tế chiếm 34%. Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng chất thải rắn phát sinh từ các đô thị sẽ lên đến 51%, từ hoạt động sản xuất công nghiệp vào khoảng 22%, nông thôn, y tế ở mức 27%. - Do sức ép của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhanh quy hoạch khu dân cư chưa tính đến hệ thống nước thải sinh hoạt tập trung, chất thải vệ sinh được thiết kế dưới dạng hầm tự hoại, sau đó được ngấm thẳng xuống đất. - Các doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản sau khi thu hoạch sản phẩm, nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường. 4. Một số giải pháp giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng và tài nguyên nƣớc Luật Tài nguyên Nước và Bảo vệ Môi trường đưa vào giảng dạy ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam; phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100% vốn vào các khu công nghiệp trong cả nước để họ hiểu biết và chấp hành tốt hơn. Các hành vi làm tổn hại đến môi trường và nguồn nước phải được chế tài bằng công cụ luật pháp đủ mạnh, cần phải thường xuyên giáo dục nâng cao Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 104 ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường, bảo vệ rừng, sử dụng tiết kiệm nước và chống các biểu hiện làm suy thoái nguồn nước. - Để xử lý vấn đề vệ sinh môi trường bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước hết cần phải phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, để giải quyết bài toán rác thải, nước thải. Cần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị xứng tầm với các nước trong khu vực và tiên tiến trên thế giới, cần xây dựng chiến lược ngành trong dài hạn Ngày Nước Thế Giới năm 2013 Không gian công cộng Thành phố - Trong công tác quản lý nguồn nước, các tỉnh cần phối hợp giữa các vùng có dòng sông đi qua địa phương mình. Khu vực dân cư sinh sống có ao hồ, kênh rạch, đầm lầy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân ký cam kết không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý xuống sông, ao hồ, kênh rạch, đầm lầy để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lựa chọn năm 2013 là Năm Quốc tế về hợp tác về nước (International Year of Water Cooperation) và Ngày Nước thế giới 22/03/2013 (World of Day). Chương trình của Liên hợp quốc UN - Water và UNESCO đã kêu gọi sự hợp tác về nguồn nước trên toàn thế giới, đặc biệt là cách tiếp cận đa ngành, trong đó pha trộn giữa các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, giáo dục, văn hóa và truyền thống. Do tính chất nội tại và phổ biến rộng khắp của nước, vì vậy chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cần tuyên truyền về thông điệp của ngày nước trên thế giới “Nếu tất cả chúng ta cùng chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nƣớc”. Tại các trụ sở cơ quan đơn vị, trường học, khu công cộng, nơi đông người qua lại để vận động cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước. Tại Việt Nam ngày 12/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 27 về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, qua đó an ninh đối với tài nguyên nước được đánh giá tương tự như đối với an ninh lương thực. Đồng thời triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội thông qua. Đặc biệt chính phủ Việt Nam hưởng ứng Ngày nước thế giới 22/3 hàng năm, năm 2013 với chủ đề “Hợp tác về nước” với Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 105 thông điệp “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội dùng nước”. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn “Clean Up the World” từ ngày 20- 22/9 hàng năm, năm 2013 với chủ đề: “Nơi sinh sống của chúng ta Hành tinh của chúng ta Trách nhiệm của chúng ta” và Ngày du lịch thế giới ngày 27/9 hàng năm, năm 2013 với chủ
Tài liệu liên quan