Thực phẩm có chất dinh dưỡng chức năng cao hơn thực phẩm truyền thống.
Tạo ra sản phẩm có khả năng trao đổi chất tốt.
Cây trồng có tác dụng như là một vaccine phòng bệnh,
Cây trồng có kháng
thể như là thuốc chữa bệnh.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sinh học biến đổi gen với thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ sinh học biến đổi gen với thực phẩm chức năng PGS. TS. Dương Thanh Liêm Bộ môn Dinh dưỡng Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường Đại học Nông Lâm Công nghệ sinh học ứng dụng trên cây trồng để tạo ra thực phẩm chức năng Thực phẩm có chất dinh dưỡng chức năng cao hơn thực phẩm truyền thống. Tạo ra sản phẩm có khả năng trao đổi chất tốt. Cây trồng có tác dụng như là một vaccine phòng bệnh, Cây trồng có kháng thể như là thuốc chữa bệnh. Trái dâu tây biến đổi gen đầu tiên ở Mỹ Gọi chung cho biến đổi di truyên là “genetically modified organisms” (GMO). Bao gồm sự cài đặt vào DNA từ một loài nào đó rất khác xa với đặt điểm loài nhận gen (ví dụ có thể từ gen của động vật sang loài thực vật, điều mà không thể xảy ra theo phưong pháp lai tạo truyền thống). + Dâu tây kháng được giá lạnh, giàu omega-3 = 4 5 DNA của cá hồi Bắc cực Dâu tây Sự tiến bộ kỹ thuật ở phía trước Ngược lại, lúc bấy giờ ở châu Âu, họ không cho phép sử dụng thực phẩm biến đổi gen, từ đó họ cấm nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen từ Mỹ. Đây cũng là những hạn chế tốc độ nghiên cứu ứng dụng cây thực phẩm biến đổi di truyền GMO ở các nước châu Âu. Sự chống đối sản phẩm biến đổi gen không chỉ ở Mỹ mà trên thế giới cũng vậy đã ảnh hưởng đến nghiên cứu phát triển sản phẩm GMO. Năm 1993 FDA của Mỹ công khai tuyên bố rằng thực phẩm biến đổi gen không có nguy hiểm vốn có của nó (not inherently dangerous) đối với con người. Mỹ chấp nhận thực phẩm GMO bổ sung vào thực đơn hằng ngày của họ. Sự khác nhau giữa thực phẩm chuyển gen & thực phẩm truyền thống Đậu nành chuyển gen theo 2 hướngTiện lợi trong trồng trọt – Có giá trị phòng bệnh Đậu nành kháng thuốc diệt cỏ Giàu Omega-3 Đậu nành Hai mục tiêu chuyển gen để tạo giống đậu nành tiện dụng cho sản xuất và tiêu thụ RR Gene từ Bacterium O-3 gene từ cá Mô tả đặc tính của đậu nành chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ, giàu Omega-3 Cà chua biến đổi genFlavr Savr® Tomatoes Prod&data=FLAVR+SAVR Giống cà chua biến đổi gen đã được FDA chấp thuận và được thương mại hóa từ năm 1994. Tên thương mại giống cà chua này là “Flavr Savr® tomato”. Trong cà chua có gen được copy nhiều lần để tổng hợp ra enzyme polygalacturonase (PG), enzyme này phân giải pectin làm cho quả chín trở nên mềm nhũn mau hư, khó bảo quản. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta loại trừ gen này ra, quả chín có thể kéo dài, bảo quản quả cà chua được tốt hơn, lâu hơn. Ngoài ra người ta còn cải thiện màu của cà chua đỏ hơn, giàu lycopene hơn, tạo được độ đồng đều và chín cùng lúc, rất tiện cho cơ giới hóathu hoạch và chuyên chở. Gene kháng lại kháng sinh kanamycin cũng có trong giống cà chua này làm cho quả cà chua chín sớm, chín đồng đều hơn. Giống cà chua chuyển gen Có một số câu hỏi về an toàn thực phẩm của giống cà chua này. FDA đã thử nghiệm và chấp nhận là giống cà chu này không tổng hợp ra protein gây dị ứng, nó được tiêu hóa nhanh trong dạ dày, ruột. Thực ra, không thể đoán trước được nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu thụ với giống cà chua GMO, mà phải chờ một thời gian lâu hơn mới kết luận chính xác được. Giống cà chua GMO này có thể làm tăng hàm lượng lycopene và beta-carotene, nếu được nhận gen điều khiển tổng hợp chất này cao. Nó có những ưu điểm hơn về mùi, vị và khả năng chống nấm gây bệnh tấn công. Giống cà chua GMO này đã đưa ra mua bán trên thị trường từ năm 1997, do công ty Monsanto sản xuất ra. GM tomatoes 'fight cancer' Tiêu thụ Cà chua Flavr Savr Cà chua truyền thống Cà chua Flavr Savr chín trên cây như cây nho – Mùi hấp dẫn. Nó được sửa đổi gen rất tiện lợi cho thu hoạch bảo quản. Cà chua truyền thống lúc còn trên cây có màu xanh. Lúc chín rục rất nhanh, Rất khó khăn cho thu hoạch và bảo quản. Lúc gần chín vẫn có màu đỏ. Chín rục rất nhanh, mau hư. Flavr Savr is modified tomato for suiting modern productions and distributions. Credit: Owen Koo gmfood_powerpoint_e_v2(2001-9-22).ppt Sản phẩm đầu tiên – Cà chua Flav’r Sav’r trên thị trường Mỹ. Cà chua chuyển gen ở Mỹ Thực phẩm chuyển gen GM, cà chua FLAVR SAVRTM được tiêu thụ ở Mỹ năm 1994. Tốc độ chín rục rất chậm Có thân dây leo như cây nho Mùi vị rất thơm ngon Cho đến nay chưa thấy có vấn đề gì có hại cho sức khỏe với giống cà chua này. Flavr Savr Tomato developed by Calgene (Sources: Giống cà chua biến đổi gen nhằm 2 mục tiêu Quả chín không mềm nhũn thích hợp cho cơ giới Cà chua giàu chất chống oxy hóa (Lycopene và anthocyanin) Giống cá cà chua được chuyển gen tổng hợp lycopene của cà vào cá, vừa giàu Lycopene có màu sắc sặc sở lại vừa giàu DHA. Cà chua Cá Credit: Owen Koo gmfood_powerpoint_e_v2(2001-9-22).ppt Nghiên cứu chuyển gen tạo ragiống lúa hạt gạo vàng giàu caroten Lúa cho hạt gạo vàng giàu caroten được tạo ra từ giống lúa truyền thống được chuyển thêm 2 gen: 1 gen của cây thủy tiên hoa vàng và 1 gen của vi khuẩn Erwinia uredovora. Công trình này do GS. Ingo Potrykus, người Thụy sĩ và GS. Peter Beyer ở Đức sáng tạo ra và công bố vào năm 2000 Chuyển gene vi khuẩn vào thực vật Hợp chất tiền khởi có trong hạt gạo truyền thống là hợp chất geranylgeranyl diphosphate (GGDP) hay geranylgeranyl-P-P (GGPP) Từ đây sẽ được các enzyme trong hạt gạo biến đổi gen (GM) tổng hợp tiếp thành -, -Caroten Tổ hợp gen điều khiển tổng hợp -, -caroten trong hạt gạo chuyển gen Có 3 gen điều khiển tổng hợp alpha- và beta-caroten sau đây: psy (phytoene synthase), lyc (lycopene cyclase) cả hai từ cây thủy tiên hoa vàng (Narcissus pseudonarcissus), và crt1 từ loài vi khuẩn trong đất là Erwinia uredovora Gen psy, lyc và crt1 được chuyển vào hệ gen trong nhân cây lúa ở vị trí phía sau đoạn promoter đặc biệt trong nội nhũ. Quá trình tổng hợp beta-caroten được thực hiện theo theo trình tựphản ứng với 3 gen điều khiển trong slide kế tiếp. Quá trình tổng hợp caroten trong hạt gạo vàng So sánh giữa hạt gạo truyền thống và hạt gạo vàng chuyển gen giàu beta-caroten Video Clips: Kỹ thuật chuyển gen Sản xuất lúa gạo vàng “Gạo vàng” từ giống lúa Nhật Bản Người ta gọi gạo vàng “Golden Rice” để chỉ tên cho một giống lúa biến đổi gen được tạo ra và phát triển bởi các nhà khoa học ở Thụy sĩ và Đức năm 1999. Hạt gạo này được thiết kế để sản xuất giống lúa có hàm lượng beta-carotene cao, nhằm mục đích cung cấp chất tiền vitamin A cho người. Vì hạt gạo chuyển gen có màu vàng nên người ta gọi là hạt gạo vàng. Hàng triệu người trên thế giới mắc chứng bệnh thiếu vitamin A (VAD), điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng ở các nước đang phát triển. Từ việc thiếu hụt vitamin A có thể làm cho trẻ em mù mắt, làm giảm thấp sức đề kháng bệnh, có thể nguy hiểm cho các bà mẹ mang thai… Thiếu vitamin A đã làm cho khoảng 350.000 trẻ em bị mù mắt và trên 1 triệu người chết trên thế giới có liên quan đến bệnh này mỗi năm. Phép màu kỳ diệu hay là ảo ảnh? /content/full/ 125/3/1157 Những nghiên cứu về mức beta-carotene trong hạt gạo vàng. Có khoảng 2.0 μg beta-carotene/g gạo vàng. Một người phụ nữ phải tiêu thụ trên 15 lbs. gạo này mới đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A và với đứa trẻ cũng phải ăn một lượng như thế mới đủ nhu cầu. Nếu như ăn với một lượng gạo bình thường thì chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vitamin A. Với phụ nữ mang thai thì sự đáp ứng này nhỏ hơn 10% nhu cầu. Tuy nhiên còn những loại thức ăn khác cũng cung cấp vitamin A. Hiện nay giống lúa này còn giới hạn, chưa sản xuất với số lượng lớn. Lý do cơ bản là còn nhiều người phản đối những thực phẩm chuyển gen GMO, do đó nó gặp trở ngại trong sự phát triển. Khi con người xem xét kỹ lưỡng loại gạo này về nhiều mặt, quan trọng nhất là sự an toàn thực phẩm. Hy vọng lúc đó sẽ có cơ hội cho giống lúa có hạt gạo vàng sẽ phát triển nhanh trên thế giới. Giống lúa chuyển gen ở Nhật Dễ dàng giải quyết nạn đói trên Thế giới Phát triển giống cây trồng có thể sinh trưởng trên vùng đất có giới hạn, thửa ruộng nhỏ Làm giảm sự căng thẳng đất đai, nguồn tài nguyên không tái tạo được. Phát triển giống cây trồng kháng bệnh, giảm sử dụng các loại nông dược độc hại. Phát triển cây trồng chịu được mặn, tăng trồng tỉa trên miền Duyên hải. Phát triển giống cây trồng có thể lấy nitrogen trong không khí làm nguồn dinh dưỡng nhiều mặt. Công nghệ trồng lúa ở Nhật Bản CN nông nghiệp Nhật bản Đu đủ chuyển gen kháng virus ở Thái lan Đu đủ truyên thống nhiểm virus lá vàng & Đu đủ chuyển gen kháng virus lá xanh, không nhiểm bệnh Giống đu đủ chuyển gen kháng virus (trái) Giống đu đu không chuyển gen nhiểm virus (phải) Đu đủ chuyển gen ruột đỏ giàu lycopene, chống ung thư, lại kháng được virus Đu đủ giàu carotenoid và bệnh tim mạch, ung thư Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid, có chứa khoảng 7,2mg trong một quả. Đu đủ còn được đánh giá cao trên lĩnh vực thực phẩm chức năng nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm. Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá có hiệu lực trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và chống ký sinh trùng đường ruột, điều trị hiệu quả bệnh ho lao nếu dùng đều đặn trong thời gian dài. Enzym này tỏ ra hết sức hiệu quả trong việc phân hủy các hỗn hợp protein, có tác dụng hỗ trợ trong các bệnh xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, giảm hàm lượng enzym pancreatin tiết ra. Đầu năm 1990 các nhà khoa học đề nghị bằng con đường công nghệ sinh học có thể sản xuất cà chua, chuối, khoai tây mang theo những loại vaccine phòng bệnh cho con người khi tiêu thụ chúng qua đường miệng. Phương pháp chào hàng đơn giản nhất là phân phát các loại thực phẩm vaccine này cho các nước phát triển để theo dõi khả năng phòng bệnh của nó. Những nghiên cứu đó đã giới thiệu loại vaccine qua đường miệng do thực vật sản xuất ra, nó làm tăng lượng kháng thể trên chuột thí nghiệm. Khoai tây có chứa loại vaccine virus viêm gan B (Hepatitis B vaccine) đã tạo được kháng thể trên người. Thực phẩm Vaccine Những khái niệm về thực phẩm vaccine hình thành, người ta yêu cầu loại thực phẩm từ cây trồng này phải tiêu thụ tươi sống trực tiếp không qua chế biến. Mục đích là để bảo vệ protein kháng nguyên không bị phân hủy qua quá trình gia công chế biến do nhiệt độ hoặc hóa chất gây ra. Như vậy người ta sản xuất thực phẩm vaccine từ chuối và cà chua hoặc rau salad có thể ăn trực tiếp được. Khoai tây vaccine được người ta ăn như thế nào? Như thế một vấn đề mới đặt ra: Khi con người được bổ sung thực phẩm vaccine thì con đường chủng vaccine theo phương pháp truyền thống sẽ như thế nào??!! Đây là vấn đề rất mới, cần phải có một thực tiển ứng dụng để chứng minh. Thực phẩm Vaccine (tt) Advantages Thực vật sản xuất vaccine ăn được có thể tăng trưởng nhanh trong các nước Thế giới thứ ba, bởi sự sản xuất rất đơn giản của nó. Thực vật sinh trưởng tạo ra antigen giá thành thấp hơn rất nhiều so với sản xuất vaccine truyền thống từ nuôi cấy vi khuẩn hoặc virus. Vaccine thực vật sẵn sàng được sử dụng như là thực phẩm thuốc hoặc làm nguyên liệu cho ngành dược bào chế vaccin tinh khiết Sản phẩm nông nghiệp này có thể chuyên chở đi khắp nơi trên thế giới với gá thành rất rẻ mà không cần phải cấp đông hay chống nhiểm trùng phức tạp. Vaccine thực vật không thể gây bệnh cho vật chủ là con người hay động vật được. Vì vậy nó là loại vaccine không gây nguy hiểm gì cho vật chủ nếu như có rơi đổ ra môi trường, bởi vì nó không biến đổi thành mầm bệnh được. Tiện lợi của Vaccin thực vật Thực vật là cơ thể sống, nó cũng biến đổi, vậy nó có tiếp tục sản xuất vaccione mãi mãi được không? Điều này không có gì bảo đảm được?!?. Sự tiêu thụ thực vật rất khác biệt về số lượng. Vậy khi ăn vaccine thực vật với liều lượng khác nhau nhiều, liệu tác dụng chức năng vaccine sẽ như thế nào so với phương pháp chủng vaccine truyền thống đúng theo liều chỉ dẫn. Phương pháp nào sản sinh kháng thể tốt hơn? Nêu như vaccine tăng trưởng trên đồng ruộng hay vườn cây thì vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm cho con người có trở thành vấn đề lớn hay không? Khi mà nó gây dị ứng khi ăn chúng cũng giống như dị ứng khi chủng vaccin. Liều vaccine có thể rất khác nhau. Ví dụ, trái chuối có chứa vaccine trọng lượng khác nhau, thì việc tiêu thụ nó với số lượng vaccine khác nhau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Phản ứng của cơ thể với liều lượng khác nhau sẽ như thế nào?!?... Vaccine ăn được có thể trở nên bất lợi nếu như nó là cây ăn quả, được người ta tiêu thụ một số lượng lớn trái cây chứa vaccine không theo chỉ dẫn của BS thì liệu nó có an toàn không?!?... Sự bất tiện của Vaccine thực vật Thực vật chuyển gen như là nguồn vaccin để chống lại bệnh nhiệt thán (Anthrax) Thực vật họ thuốc lá được sinh sản vô tính để sản xuất vaccine phòng chống bệnh nhiệt thán. Ref: Aziz MA, Singh S, Anand Kumar P, Bhatnagar R. Expression of protective antigen in transgenic plants: a step towards edible vaccine against anthrax. Biochem Biophys Res Commun. 2002 Dec 6;299(3):345-51. Xác định gen được chuyển trên bảng đồ gen DNA bởi sự khuếch đại PCR Bộ gen DNA được chiết xuất từ lá cây thuốc lá đã được sử dụng như là khuôn mẫu để sản xuất vaccine. Phân tích phân tử (Molecular analysis) Ly trích antigen và xác định nó bằng kỹ thuật phân tích kháng thể sinh ra khi phản ứng với antigen. Hiệu lực chức năng được xác minh bằng đánh giá độc lực của nó. - Thực vật có thể được sử dụng để sản xuất kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) dùng trong trị bệnh Thuốc lá, bắp, khoai tây, đậu nành, cỏ alfalfa, gạo cũng là đối tượng nghiên cứu để sản xuất kháng thể. Những sản phẩm kháng thể trên, nhằm mục đích để ngăn chặn bệnh truyền nhiểm do virus, và vi khuẩn… Ví dụ: ung thư, bệnh mục xương răng, virus đơn hình gây mụn rộp, virus gây bệnh đường hô hấp ** Bắp GE có thể sản xuất hơn 1 kg kháng thể trên một đơn vị diện tích ha Mỹ (acre) và có thể dự trử ở RT trên 5 năm! Sản xuất Kháng thể thực vật Plantibodies Humphreys DP et al. Curr Opin Drug Discover Dev 2001; 4:172-85. Sản xuất rau có chứa kháng thể, ăn rau để chống bệnh tật Kết luận “nước đôi” cho thực phẩm GM Tiện lợi Bất tiện 1. Cây trồng biến đổi gen tăng năng suất, giảm bệnh tật và sâu bệnh, từ đó giảm sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thiểu ô nhiểm môi trường. 2. Thêm vào đó chất dinh dưỡng và mùi vị được cải thiện, có hiệu quả cho sức khỏe người tiêu thụ. 3. Thực phẩm biến đổi gen có thể làm tăng hoạt chất thuốc, nhất là những thực phẩm có chức năng vaccine sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch của con người đối với bệnh tật nan y như viêm gan siêu vi B,…, mà thực phẩm thông thường không thể có được. 4. Rau sản xuất kháng thể, có thể ăn để trị bệnh nhiểm trùng. 1. Hiện tại người ta chưa biết được một cách chắc chắn thực phẩm biến đổi gen gây hại cho con người và môi trường như thế nào? 2. Do thận trọng nên thực phẩm GMO khó có cơ hội để phát triển nhanh được. Người ta sợ rằng thực phẩm chuyển gen tổng hợp ra một loại protein gây dị ứng có hại đến sức khỏe lâu dài của con người. 3. Mặt khác thực phẩm chuyển gen có thể là nguyên nhân làm mất tính đa dạng sinh học mà thiên nhiên đã tạo hóa ra qua một quá trình thích ứng lâu dài, sẽ mất đi khả năng thích nghi của các sinh vật. 4. Từ cây thực phẩm GM, các gen GM thụ phấn chéo lên cỏ dại sẽ ra sao?!?.. Sự thụ phấn chéo giữa Cải dầu chuyển gen GM kháng thuốc diệt cỏ sang cỏ dại Cỏ họ củ cải dại Cò dại Buchan weed Cỏ dại Charlock Cỏ Brassica tournefortii Cải dầu GM GM Canola Sự thụ phấn chéo giữa lúa chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ sang cỏ dại của lúa weedy red rice Takeshi MATSUOKA IAI Center for Food Quality, Labeling and Consumer Services Dán nhãn & phương pháp xác định sản phẩm biến đổi gen ở Nhật Bản 1 Đậu nành kháng thuốc diệt cỏ. 1 Đậu nành có Oleic cao (High Oleic Soybean) 2 Bắp kháng côn trùng (Insect Resistant Corn) 5 Bắp kháng thuốc diệt cỏ (Herbicide Tolerant Corn) 3 Bắp kháng côn trùng và thốc diệt cỏ 14 Cải kháng thuốc diệt cỏ (Herbicide Tolerant Canola) 2 Khoai tây kháng côn trùng (Insect Resistant Potato) 4 Bông vải kháng thuốc diệt cỏ (Herbicide Tolerant Cotton) 2 Bông vải kháng côn trùng (Insect Resistant Cotton) 1 Củ cải đường kháng thuốc diệt cỏ (Herbicide Tolerant Beet) Sự thừa nhận thương mại hóa những sản phẩm cây trồng biến đổi gen ở Nhật Bản đến (July. 2001) 35 sản phẩm tiêu thụ trên thị trường từ những cây trồng biến đổi gen sau đây ở Nhật Bản: Luật: Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (MAFF) Luật về vệ sinh thực phẩm (MHLW) Bắt buột dán nhãn: Thông báo đúng cho ngơời tiêu thụ Bắt buột phải thực hiện: Tháng 3, 2001 Hệ thống dán nhãn thực phẩm biến đổi gen ở Nhật Bản Phạm vi dán nhãn: Thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm sản xuất từ cây trồng biến đổi gen phải được đánh giá là an toàn thực phẩm bởi cơ quan quản lý nhà nước. Thực phẩm chế biến ra từ chủ yếu là cây trồng biến đổi gen, với một tỷ lệ không nhỏ hơn 5% trong thực phẩm phải được dán nhãn thông báo. 5 loại cây trồng và 24 loại thực phẩm chế biến có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen được tìm thấy ở Nhật bản Khái niệm sản phẩm không biến đổi gen Thực phẩm được chế biến từ những giống, loài không biến đổi gen được xác định trong vùng, khu vực hoàn toàn không sản xuất các giống biến đổi gen để tránh thụ phấn chéo. Tránh những trường hợp lẫn lộn vô ý thức giữa sản phẩm cây trồng chuyển gen và cây trồng không chuyển gen không phân biệt sau thu họach. Loại dán nhãn (ví dụ: Đậu nành) Đậu nành (đã biến đổi gen) Đậu nành (Không biến đổi gen) Đậu nành hỗn hợp (không biến đổi gen hoặc hỗn hợp với biến đổi gen) Nội dung dán nhãn và thi hành Ngưỡng cho phép có thể lẫn lộn tối đa: 5% cho đậu nành, bắp 1. Đậu hủ (Tofu) 2. Sản phẩm đậu hủ (Frozen-tofu, yuba and other tofu products) 3. Natto 4. Sữa đậu nành (Soy milk) 5. Tương (Miso paste) 6. Đậu luột (Boiled soybeans) 7. Đậu hộp, hoặc kẹo (Canned or bottled soybeans) 8. Bột đậu nành (Soy powder) 9. Đậu chiêng nướng (Roasted soybeans) 10. Thực phẩm chế biến 1–9 loại (Processed food made from 1~9) 11. Thực phẩm chế biến từ đậu nành (Processed food made from soybeans) 12. Thực phẩm chế biến từ bột đậu nành (Processed food made from soy powder) Hệ thống dán nhãn thực phẩm đã chế biến từ những cây trồng chuyển gen GMO 13. Thực phẩm chế biến từ protein đậu nành 14. Thực phẩm chế biến từ đậu nành còn xanh 15. Thực phẩm chế biến từ giá đậu nành 16. Snack bắp 17. Tinh bột bắp 18. Bỗng bắp 19. Bắp đông lạnh 20. Bắp đóng hộp hoặc keo thủy tinh 21. Thực phẩm chế biến từ bột bắp. 22. Thực phẩm chế biến từ hạt bắp lức 23. Thực phẩm chế biến từ bắp 24. Thực phẩm chế biến tử 16~20 Nơi chủ tâm kiểm tra: Kiểm tra định lượng bởi Trung tâm đánh giá chất lượng thực phẩm, dán nhãn và dịch vụ người tiêu thụ (Center for Food Quality, Labeling and Consumer Service) Kiểm tra định lượng sản phẩm GMO 1. Lấy mẫu 2. Ly trích DNA 3. Định tính DNA bằng PCR 4. Định lượng DNA bằng PCR 5. Đo lường để ngăn ngừa sự ô nhiểm sản phẩm chuyển gen vào thực phẩm. Sách hướng dẫn phân tícvh JAS (JAS Analytical Handbook)[Hướng dẫn kiểm tra và phân tích thực phẩm biến đổi gen GM-Foods] MHLW Hướng dẫn phương pháp kiểm tra (cho phân tích thực phẩm GMO) Dành cho đánh giá an toàn của sản phẩm có GMO. Một số nội dung của sách hướng dẫn phân tích (JAS Analytical Handbook) Mục tiêu: Kiểm tra dán nhãn bởi cơ quan kiểm dịch và cơ quan dịch vụ sức khỏe Quận 2. Dành cho sản phẩm không có GMO để đề phòng) Mục tiêu: Kiểm tra và phòng những sản phẩm nhập khẩu bởi cơ quan kiểm dịch (Đối tượng kiểm tra: Đu đủ kháng virus gây bệnh; Khoai tây kháng virus và côn trùng gây bệnh; Bắp starLink (StarLink corn). Vì đây là những sản phẩm chuyển gen còn đang theo dõi, chưa được phép đưa ra thị trường. SOURCE: AMS National Organic Program Q&A Trang trại hữu cơ làm mất lòng tin khách hàng, nếu như sử dụng cây trồng, vật nuôi biến đổi gen?!?... SOURCE: AMS National Organic Program Q&A Không phải như vậy; Trang trại hữu cơ sử dụng những phương pháp hợp lý, với phương thức canh tác và với cây trồng đã được chấp nhận an tòan thực phẩm, được kiểm tra theo dõi qua một thời gia dài thực sự an toàn. Thực phẩm biến đổi gen trên TG Video clips Những quan điểm về thực phẩm biến đổi di truyền ở châu Âu Video clips Additional References