Công nhân Sài Gòn – Gia Định góp phần vào thắng lợi Đại thắng Mùa Xuân 1975

Tóm tắt Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra thời kì mới của dân tộc Việt Nam – thời kì đất nước được độc lập, thống nhất. Công nhân Sài Gòn – Gia Định đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc. Công nhân Sài Gòn – Gia Định thực hiện tốt, phối hợp với nhân dân bảo vệ trang thiết bị, hồ sơ tại nhà máy, xí nghiệp hạn chế sự phá hoại của địch. Họ đã đảm bảo các hoạt động của nhà máy (nhà máy điện và nước) diễn ra bình thường sau khi Sài Gòn giải phóng.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nhân Sài Gòn – Gia Định góp phần vào thắng lợi Đại thắng Mùa Xuân 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8(33) - Thaùng 10/2015 89 Công nhân Sài Gòn – Gia Định góp phần vào thắng lợi Đại thắng Mùa Xuân 1975 Sai Gon – Gia Dinh worker’s contributions for The great victory in the spring of 1975 ThS. Đỗ Cao Phúc Trường Đại học Sài Gòn M.A. Do Cao Phuc Sai Gon University Tóm tắt Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra thời kì mới của dân tộc Việt Nam – thời kì đất nước được độc lập, thống nhất. Công nhân Sài Gòn – Gia Định đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc. Công nhân Sài Gòn – Gia Định thực hiện tốt, phối hợp với nhân dân bảo vệ trang thiết bị, hồ sơ tại nhà máy, xí nghiệp hạn chế sự phá hoại của địch. Họ đã đảm bảo các hoạt động của nhà máy (nhà máy điện và nước) diễn ra bình thường sau khi Sài Gòn giải phóng. Từ khóa: công nhân, Sài Gòn, chiến dịch Hồ Chí Minh... Abstract The Ho Chi Minh Campaign Spring 1975 marked the end of 21 year resistance against the US for national salvation of Viet Nam. This event had opened the new age for Vietnamese people –the period of the national independence and unity. Sai Gon – Gia Dinh worker’s had great contributions for the victory of the nation. Workers in Sai Gon – Gia Dinh had cooperation dramatically with people to protect the equipments, factory records, and enterprises; to limit the enemy sabotages. They guaranteed the operation of the plants (power station and waterworks) working normally when Sai Gon was liberated. Key words: workers, Sai Gon, The Ho Chi Minh Campaign 1. Đặt vấn đề Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam cộng hòa đồng thời là trung tâm kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa lớn nhất của miền Nam (1954-1975). Nơi đây tập trung cơ quan chính quyền trung ương, các tổ chức đảng phái chính trị, bộ máy chỉ đạo chiến tranh xâm lược của Mỹ và Việt Nam cộng hòa. Trong thời kì Pháp tiến hành khai thác thuộc địa thì Sài Gòn được biết đến là một trong những nơi hình thành và tập trung đông đảo lực lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sau Hiệp định Giơnevơ (Genève) được kí kết vào năm 1954, Mỹ thay chân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Đội ngũ công nhân Sài Gòn trong giai đoạn đầu chiếm đông đảo do áp lực chiến tranh, diễn ra quá trình di dân lớn vào các đô thị, trong đó đông đảo nhất là Sài Gòn - Gia Định. Đội ngũ công nhân đông đảo ở Sài Gòn - Gia Định bị bóc 90 lột nặng nề và có tinh thần đấu tranh vì quyền lợi giai cấp và có lòng yêu nước, giữ vai trò trung tâm trong các cuộc đấu tranh chính trị ở đây. Dưới ảnh hưởng của Đảng và sự giác ngộ cách mạng, công nhân Sài Gòn - Gia Định đã có nhiều công hiến góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn 1954-1975. 2. Vài nét về tình hình công nhân Sài Gòn Trong những năm đầu của chiến tranh Việt Nam, do quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Gia Định tăng nhanh cùng với việc xây dựng các cơ sở vật chất, căn cứ quân sự, đội ngũ công nhân Sài Gòn - Gia Định phát triển nhanh chóng, thành phần xuất thân của công nhân chủ yếu là tầng lớp nông dân, bên cạnh đó còn có thợ thủ công, dân nghèo thành thị, tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, công chức mất việc, những học sinh là con em công nhân và các tầng lớp lao động khác ở thành thị vì gia đình nghèo không có điều kiện đi học nên phải đi làm sinh sống [9]. Đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn, bị bóc lột của một số bộ phận giới chủ và o ép bởi chính sách đàn áp của cầm quyền. Tuy nhiên, công nhân Sài Gòn vẫn nung nấu tinh thần đấu tranh vì quyền lợi dân sinh, dân chủ. Cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Gia Định càng hàm chứa đấu tranh chính trị, đấu tranh yêu nước chống lại chiến tranh xâm lược và đòi thống nhất đất nước. Thành phố Sài Gòn là nơi tập trung số lượng dân cư đông đảo ở miền Nam, nơi có lực lượng công nhân công nghiệp (vốn có mối quan hệ gần gũi với nông dân vùng nông thôn Nam Bộ và với công nhân các đồn điền cao su). Công nhân Sài Gòn có truyền thống đấu tranh yêu nước liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, Thành ủy Sài Gòn đã có sự nhạy bén trong việc thâm nhập, giác ngộ và lôi cuốn đội ngũ công nhân trong các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Sài Gòn - Gia Định chống Mỹ và tay sai. 3. Công nhân Sài Gòn trong Đại Thắng Mùa Xuân 1975 Thất bại trên chiến trường miền Nam trong năm 1972 và thất bại trong tập kích không quân ở miền Bắc cuối tháng 12 năm 1972, buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và kí kết Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Dưới ảnh hưởng của sự kiện này, phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Gia Định đã có những bước chuyển biến mới trước tình hình chính trị miền Nam. Được sự chỉ đạo của Ban Công vận, Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, công nhân tiếp tục các cuộc đấu tranh chính trị chuẩn bị lực lượng ủng hộ cách mạng. Trước những thất bại nặng nề dẫn tới nguy cơ tan rã của chính quyền Sài Gòn, đầu tháng 4-1975, Đảng ủy của Ban công vận nội thành Sài Gòn đã tích cực chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa của công nhân ở các vùng địa bàn chiến lược. Ngày 12.4.1975, Ban Thường vụ Thành ủy ra chỉ thị hướng dẫn “những việc cần làm ngay trong các giai đoạn: trước, trong và sau khi thành phố được giải phóng”. Chỉ thị khẳng định: “Hiện nay chúng ta đang ở thời kỳ trực tiếp cách mạng thành phố, là giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân”. “Thời cơ 20 năm mới có một lần”[4]. Nghị quyết Đảng yêu cầu công nhân Sài Gòn - Gia Định chuẩn bị lực lượng khi chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra. Chấp hành nghị quyết đó, theo chủ trương của Ban Công vận thì lực lượng công nhân sẽ tham gia khởi nghĩa chủ yếu là ở khu phố, còn một bộ phận có nhiệm vụ chiếm lĩnh và bảo vệ các xí nghiệp, nhà máy không cho địch phá hoại. Để quán triệt tinh thần này cho công nhân, Đảng ủy của Ban công vận nội thành 91 Sài Gòn đã vạch rõ phương hướng khởi nghĩa: thứ nhất, trong trường hợp khi đại quân ta bất thần tấn công vào thành phố, địch không kịp thiết quân luật thì công nhân đồng loạt nổi dậy chiếm lĩnh xí nghiệp và bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ cho kì được nhà máy, không để địch có thời gian phá hoại; thứ hai, đề phòng tình hình địch có thể thiết quân luật trước khi quân ta nổ súng tấn công, công nhân không thể tới xưởng được, thì ngoài nhiệm vụ phải khởi nghĩa ở đường phố, còn cần phải bố trí sẵn sàng một lực lượng công nhân có mặt thường trực ở xí nghiệp để có thể vừa chiếm lĩnh vừa bảo vệ nhà máy, chống địch ngoan cố phá hoại [9]. Tiếp nhận được văn bản chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, ngày 10.4.1975, Liên hiệp Công đoàn Gia Định - Thủ Đức ra lời kêu gọi: “Anh chị em công nhân lao động hãy dũng cảm tiến lên, đoàn kết lại, phất cao ngọn cờ tiên phong, cầm búa dao đánh đổ ngụy nguyền, giành lại cơm áo tự do” [4]. Trên phương hướng này, từ sau ngày 12.4.1975 tại nhiều nhà máy, công nhân đã có kế hoạch khởi nghĩa, bảo vệ nhà máy, kho tàng điện nước. Ngày 26.4.1975 chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu, đến chiều thì Ban Công vận Sài Gòn - Gia Định phổ biến lệnh tổng khởi nghĩa cho tất cả các cơ sở và tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị chống địch phá hoại ở các nhà máy điện, nước Thủ Đức Tại Thủ Đức, nơi có những cơ sở trọng điểm chiến lược như nhà máy điện, nhà máy nước và một số nhà máy quan trọng khác, mặc dù địch ra sức kèm kẹp, nhưng Ban Công vận quận đã xây dựng được cơ sở Đảng và nòng cốt bí mật, đồng chí Nguyễn Văn Muốn (đảng viên hoạt động tại chỗ) được chỉ thị của Ban Công vận quận do đồng chí Nam Đô truyền đạt là đề phòng địch phá hoại nhà máy trước khi rút chạy [5]. Trong hai ngày 27 và 28 tháng 4, nòng cốt công nhân đã lập đội bảo vệ nhà máy. Hàng trăm công nhân và kỹ sư liên tục bám giữ máy, không cho địch phá, bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho thành phố cả nước và sau khi giải phóng. Ngay trong ngày 30.4.1975, Trung đoàn đặc công 116 quân giải phóng đến nơi, được công nhân đón tiếp nồng nhiệt. Kíp công nhân trực máy vẫn làm việc bình thường để có thể đảm bảo cho điện cung cấp cho toàn thành phố. Tại nhà máy điện Chợ Quán, ngay lúc chính quyền Sài Gòn thi hành thiết quân luật, công nhân đã thay phiên nhau đi sửa chữa đường dây, ổn định dòng điện để có thể đảm bảo khi Quân giải phóng tiến vào. Bên cạnh đó, công nhân phát động kêu gọi binh lính chính quyền Sài Gòn quay về với chính nghĩa, ủng hộ hành động nổi dậy của công nhân. Riêng nhà máy dệt Liên Phương, đại đội tự vệ bí mật của công nhân được thành lập gồm 20 người. Sáng 30.4, công nhân treo cờ Giải phóng trước cổng nhà máy, in truyền đơn, dán khẩu hiệu “Chính quyền về tay nhân dân”, “Công nhân làm chủ nhà máy” Công nhân xưởng Ba Son tháo gỡ hết chất nổ địch gài lại, bảo vệ được nguyên vẹn nhà máy khi quân giải phóng tiến vào. Công nhân của các hãng Esso, Shell, thành lập các Ủy ban công nhân võ trang bảo vệ kho xăng Nhà Bè. Công nhân các xí nghiệp Vimytes, Sicovina, Vinatexco, Biopharma và hàng loạt hãng, xưởng khác bất chấp công an, mật vụ, đã nổi dậy chiếm xưởng bảo vệ máy móc. Các cơ sở cách mạng và quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh, cắm cờ tại trụ sở khóm 2, phường Huyện Sĩ, ngã ba Thủ Khoa Huân, đường Lê Thánh Tôn, chợ Bến Thành, cư xá Đô Thành, ty cảnh sát quận 3, Sở văn hóa... Một bộ phận đã giữ gìn và trao lại nguyên vẹn cho cách mạng toàn bộ Phòng báo chí Phủ tổng thống của Hoàng Đức Nhã (đặt tại số 116 đường Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị 92 Minh Khai). 15 giờ ngày 30 tháng 4 tất cả cán bộ Thành ủy cánh A (đã bí mật vào từ đêm 29 tháng 4) tập kết nhận nhiệm vụ tại khu trường Pétrus Ký. Cán bộ, chiến sĩ cánh B của Thành ủy có mặt cùng nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổi dậy giành chính quyền, giành quyền làm chủ từ ấp, xã đến thị trấn ngoại thành, cũng đã hội tụ về nhận nhiệm vụ tại dinh tỉnh trưởng Gia Định. Công nhân ở hầu hết các xí nghiệp quan trọng khác tại Sài Gòn – Gia Định đã dũng cảm kiên cường đấu tranh để bảo vệ xí nghiệp, kho tàng, giữ gìn tài sản để bàn gia cho cách mạng. Tại vùng Ngã bảy (giao lộ của các con đường Ngô Gia Tự, Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong) một vị trí sát trung tâm thành phố, đầu mối giao thông với các tỉnh khác của Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đông đảo lực lượng công nhân lao động đã tích cực chuẩn bị, xuống đường, phối hợp với các cánh quân chính trị và vũ trang tiến vào giải phóng Sài Gòn vào 30.4.1975. Nhìn chung, khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, công nhân đã phối hợp các cơ sở cách mạng và quần chúng lao động nội thành kịp thời nổi dậy chiếm lĩnh và bảo vệ các cơ sở kinh tế, chính trị văn hóa quan trọng, bảo đảm mọi sinh hoạt bình thường của một thành phố mới giải phóng. Công nhân Sài Gòn chấp hành chỉ thị của Thành ủy và Ủy ban khởi nghĩa đã nhanh chóng chiếm và làm chủ nhà máy, xí nghiệp, công sở của chính quyền Sài Gòn, không cho đối phương và những phần tử xấu phá hoại, lấy cắp hoặc tẩu tán máy móc, vật liệu sản xuất, kho tàng, bảo vệ hồ sơ, tài liệu và phương tiện làm việc của các công sở chính quyền cũ để bàn giao cho Ủy ban quân quản [6]. Công nhân Sài Gòn - Gia Định cùng với các lực lượng học sinh sinh viên, báo giới, trí thức, tiểu thương yêu nước đấu tranh kêu gọi các lính Sài Gòn bỏ vũ khí đề đầu hàng quân Giải phóng. Trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ ra mắt của Ủy ban quân quản thành phố ngày 7.5.1975, thượng tướng Trần Văn Trà đã nhấn mạnh: “Đặc biệt cả nước nhiệt liệt biểu dương tinh thần vùng lên làm chủ của toàn thể giai cấp đô thành bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc, đã dũng cảm, kiên cường đấu tranh bảo vệ xí nghiệp, kho tàng, công sở, trường học, trao cho chính quyền cách mạng và tự mình quản lý mọi công việc cho guồng máy sinh hoạt của cả thành phố lớn này chạy liên tục bình thường không hề gián đoạn”[9]. Trong dịp kỉ niệm 85 ngày thành lập công đoàn Việt Nam, bài phát biểu đồng chí Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM) có đề cập đến nhận định của đồng chí Nguyễn Văn Linh: “ một điều đặc biệt là lúc ta tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh thì giai cấp tư sản nhất là bọn tư sản mại bản biết chúng thất bại nên muốn phá hoại, muốn gỡ bỏ các bộ phận máy móc hoặc đốt kho. Nhưng chính công nhân, kể cả công nhân ở những nơi chi bộ ta bị bắt hết, nhưng có ảnh hưởng lãnh đạo của Đảng, những công nhân trước kia địch định bôi đen để ta không nhuộm đỏ được, chính họ đã bảo vệ nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, nguyên liệu. Lúc đó cán bộ ta đâu đã đến kịp để tiếp quản các cơ sở ấy. Những công nhân ở đây đã tự bàn bạc với nhau để khôi phục sản xuất. Và đặc biệt, ta giải phóng một thành phố như thế, nhưng không một giờ nào dòng điện bị tắt, không một giờ nào nước bị tắt và đài vô tuyến truyền hình chỉ 12 giờ sau khi ta giải phóng lập tức phát hình chương trình của ta” [11]. 4. Kết luận Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là thắng lợi có sự đóng góp sức mạng tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân Sài Gòn - Gia Định. Nhờ sự 93 tuyên truyền, giác ngộ của Đảng, công nhân Sài Gòn - Gia Định sớm đứng vào trận tuyến đấu tranh giành toàn thắng. Công nhân đã thực hiện đúng những yêu cầu của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Họ đã chủ động đấu tranh giữ gìn máy móc, bảo vệ xí nghiệp, cơ quan, không cho đối phương phá hoại; kết hợp với thanh niên, học sinh viên viên vận động đồng bào xuống đường, giữ gìn trật tự, trị an đường phố, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, phối hợp bộ đội truy tìm ác ôn [8] Hai mươi mốt năm đấu tranh ròng rã, công nhân Sài Gòn - Gia Định đã hoàn thành vẻ vang sứ mạng mà lịch sử giao phó, cùng quân và dân Sài Gòn - Gia Định cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ giành thắng lợi thắng lợi cuối cùng tại Sài Gòn vào 30 tháng 4 năm 1975. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Liên đoàn lao động TP.Hồ Chí Minh (1993), Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nxb Lao động. 2. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sử Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VIII - Toàn thắng, Nxb Chính trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội. 3. Bộ Nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II (2010), Về đại thắng mùa xuân 1975 – Qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc Gia – Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1930 - 1975, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.981. 5. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam bộ kháng chiến (2012), Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam bộ kháng chiến 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 6. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam bộ kháng chiến (2012), Biên niên sử kiện lịch sử Nam bộ kháng chiến 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 7. Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Lưu Văn Quyết, Hà Kim Phương (2007), Lịch sử Sài Gòn thời kì 1945-1975, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Lê Hậu Hãn (CB), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2007), Đại cương Lịch sử Việt Nam (1945-2005), Tập III, Nxb Giáo dục. 9. Cao Văn Lượng (1977), Công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Lưu Phương Thanh, Trần Hải Phụng (1994), Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến 1945-1975, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Báo Người lao động online (26/7/2014), Xứng đáng là lực lượng tiên phong, truy cập từ luong-tien-phong-20140726172336034.htm Ngày nhận bài: 30/3/2015 Biên tập xong: 15/10/2015 Duyệt đăng: 20/10/2015 TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8(33) - Thaùng 10/2015 94 Hiện tượng nói dối trong giao tiếp xã hội Phenomenn lie in social communication ThS. Nguyễn Thị Tuyết Ngân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM M.A. Nguyen Thi Tuyet Ngan University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City Tóm tắt Bài viết đề cập tới nói dối như một hiện tượng giao tiếp xã hội với khá nhiều dạng thức cùng với các đặc điểm khác nhau nhìn từ cách thức giao tiếp và đối tượng tham gia giao tiếp N i ối t àm mất lòng tin nhưng n thực sự à một h ạt động nh m đ p ứng nh ng nh c c thực c đời ống c n người Từ khóa: nói dối, giao tiếp xã hội, mất lòng tin, dối lòng Abstract The paper discusses lies as a social communication phenomenon in its various formats, with its different characteristics depending on the form of communication and the subjects involved. Although lies do undermine trust, it is a kind of social activities that is undertaken to satisfy some real needs of human beings in the daily life. Keywords: lie, social communication, undermine trust, self deception N i ối à một hiện tượng c ân tộc nà c ng c và c từ rất â đời Tr ng một ố ại h nh văn học ân gi n th n th ại tr ện c t ch thành ng t c ng đ thấ c nhiề ế tố c hiện tượng nà Theo quan niệm ch ng c hội n i ối ư n được m à ph n gi trị n ị ngăn cấm và hạn chế ng T vậ ch tới n n c n t n tại rất ph iến và ph t triển rất đ ạng (Pamela Meyer, tác gi cuốn sách “Li p tting: Proven T chniq t D t ct D c pti n” nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cho r ng, trung bình một người nói dối từ 10 - 200 l n/ngày [10]) Điề nà ch thấ đâ à hiện tượng tất ế m ng t nh văn h - hội và c nh ng gi trị ri ng iệt T nhi n như một hiện tượng văn h ng n từ n i ối c n t được q n tâm h ặc q n tâm chư được thỏa đ ng Tr ng c c tài iệ th ộc phạm vi ngành ng n ng c ch ng t i chư t m được tài iệ nà đề cập đến hiện tượng nà Ở phạm vi rộng h n n i ối th ộc nh vực n o ng gi c n người với c n người n c mối liên quan trực tiếp đến c c nghi n cứu triết h c, tâm lý h c, gi o d c c, o c c, khoa h c giao tiếp và nghiên c u lối sống c a các ch thể i n q n Nh ng tài iệ nghi n cứ trực tiếp về n i ối tr ng c c ngành nà c ng h ng nhiề c tài iệu nghiên cứu ch yếu xuất phát từ phư ng Tâ một số sách vở b ng tiếng Việt ít nhiề c đề cập đến 95 nói dối thì ch yếu là tài liệu dịch hoặc biên dịch từ tiếng nước ngoài. Trong số các tài liệu không nhiều b ng tiếng iệt và tiếng nước ngoài ấy, m ng tài liệu phong ph h n c là thuộc về ngành tâm lý học nh m gi i th ch ý người ta nói dối, ví d "Why We Lie: The Evolutionary Roots of Deception and the Unconscious Mind" c a D. L. Smith [13], hoặc hiến kế tránh bị lừ đ o, ví d : "Không thể bị lừa dối" c a D.J. Lieberman [3]... 1. Định nghĩa nói dối 1.1. c định ngh về nói dối c a nhiều ngôn ng (t. Anh, Pháp, Nga, B Đà Nh đều tập trung sự ch ý và đặc trưng c i n i ối là nói không đúng sự thật. Trọng tâm c a thuật ng “n i ối” không n m ở ch “n i” mà n m ở ch “ ối” m ngu n t iển i t am c L Ngọc Tr tr ng ph n “Tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt” gi i ngh dối à “ hi ễ h ng thật di (dối ” [2, tr. 286]. Nhưng tr ng c c từ điển Hán -Việt c a Đà D Anh [1], Viện Ngôn ng học [17], Nguyễn Lân [5] đều không có từ “ ối” Trong tiếng Hán có từ “hoang” (謊) là “lời nói dối” (danh từ), “dối trá, lừ đ ” động từ), “hư gi , không thật” t nh từ) và từ “đà” (訑) là “ ối tr ” động từ). Trong tiếng Việt “n i ối” à một từ ghép g m có hai bộ phận tr ng đ về ng pháp, nói là thành ph n chính chỉ họat động ngôn từ, và dối là ph n ph chỉ tính chất, cách thức hoạt động; nhưng về mặt ng ngh th ngược lại, dối đ ng v i tr chính chỉ tính chất đ nh gi đ i hi người ta s d ng dối như một động từ tư ng đư ng với nói dối. Trong lời bài dân ca Qua c
Tài liệu liên quan