Công tác vận động cựu chiến binh, tổ chức và hoạt động của hội cựu chiến binh ở cơ sơ

Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác vận động cựu chiến binh, tổ chức và hoạt động của hội cựu chiến binh ở cơ sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ I. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH 1. KHÁI NIỆM CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ. CỰU CHIẾN BINH LÀ LƯC LƯỢNG TO LỚN BAO GỒM: - Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945. (Cụ thể như: Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo) 2- Cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. (Gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ QĐNDVN thuộc các thứ quân nêu trên, tính từ ngày 30/4/1975 trở về trước) - Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm: + Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20/7/1954 trở về trước. + Cán bộ, chiến sỹ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước, ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước. - Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. (từ ngày 30/4/1975 trở về trước) - Cán bộ, chiến sĩ QĐND, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm: + Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân viên quốc phòng thuộc QĐNDVN, cán bộ, chiến sỹ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. + Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành. 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CỰU CHIẾN BINH VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH 32.1 Quan điểm của Đảng về Cựu chiến binh Việt Nam - CCB VN là những người đã chiến đấu, trưởng thành, được rèn luyện thử thách trong chiến tranh cách mạng, đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp GPDT, XD và BVTQ. - CCB VN là lực lượng cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng. + Kiên định mục tiêu lý tưởng, trung thành chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh + Trung thành và tin tưởng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng + Kiên quyết chống những quan điểm sai trái phản động, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN - CCB VN có kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước + Được rèn luyện, trưởng thành trong QĐNDVN – một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất + Nguyên là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn trên nhiều lĩnh vực được đào tạo trong và ngoài nước + Phát huy cao độ truyền thống anh “Bộ đội Cụ Hồ” * Học hỏi, nâng cao nhận thức * Lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo * Xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền * Giữ vững và giáo dục truyền thống - Trong lực lượng CCB, phần lớn còn sức lao động. + Hơn 4 triệu thành viên, gồm nhiều thế hệ, nhiều độ tuổi khác nhau (lớp lão thành quân đội khoảng 15%; từ 45 đến 65 tuổi khoảng 60%; trên dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ 25%0 + Lực lượng CCB trẻ tiếp tục được tăng lên từ các đối tượng mới được kết nạp. 2.2 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH * Công tác vận động CCB là một trong những công tác VĐQC quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các ngành các cấp, của toàn xã hội, trong đó Hội CCB là nòng cốt nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của CCB góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 4* Nhiệm vụ vận động cựu chiến binh: - Bồi dưỡng CCB tiếp tục rèn luyện phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luât của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, KHKT Kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm sai trái, ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, công thần. + Bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị cho CCB. + Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh cho CCB. + Không ngừng nâng cao kiến thức mọi mặt cho CCB. + Ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, công thần. - Động viên CCB tích cực học tập, phát huy tiềm năng, kinh nghiệm của mình cùng các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang: + Tham gia phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, các cuộc vận động, các phong trào cách mạng ở địa phương. + Thực hành dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, các tệ nạn xã hội. + Xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững ổn định chính trị và QP,AN 5- Giúp đỡ thiết thực, cụ thể phong trào CCB đoàn kết, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa trong hội viên CCB. + Giúp nhau xoá đói, giảm nghèo. + Giải quyết tốt các chính sách. + Giúp đỡ hoạt động tình nghĩa. + Chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách. 6- Động viên CCB phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và bằng sự gương mẫu của mình giáo dục con cháu xây dựng gia đình văn hóa mới, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ. - Tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 3. NHIỆM VỤ CỦA HỘI CCB VÀ VAI TRÒ CỦA CẤP UỶ ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CCB. 3.1 Nhiệm vụ của Hội CCB. - Tham mưu giúp cấp uỷ đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. 7- Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh hoạt hội viên. Coi trọng sinh hoạt tư tưởng văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng đội; đi sâu vào từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi CCB, các vùng, miền khác nhau, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chính. - Đối với anh chị em hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, Hội CCB các cấp phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cơ quan quân sự địa phương, các ngành chức năng cùng cấp, bằng các hình thức thích hợp, tập hợp, bồi dưỡng, động viên anh chị em phát huy vai trò tích cực và tiềm năng của cựu quân nhân trong các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở. 3.2 NHIỆM VỤ CẤP UỶ ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN - Thường xuyên chỉ đạo, phổ biến kịp thời và động viên CCB thực hiện tốt những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về chính trị, tư tưởng, tổ chức và định hướng hoạt động của các cấp Hội, nhất là ở cơ sở. - Tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội góp ý kiến xây dựng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp hoạt động với Hội CCB trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị. - Chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. II. HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI Ở CƠ SỞ. 81. Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội, đại diện ý chí và quyền lợi của cựu chiến binh, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội. 2. Hệ thống tổ chức của Hội và tổ chức Hội cơ sở. 2.1 Hệ thống tổ chức hội Cựu chiến binh Việt Nam: - Hội được tổ chức theo hệ thống 4 cấp: Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cấp cơ sở - Trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng tổ chức Hội theo quy định của pháp lệnh CCB, Điều lệ Hội. - Hội được tổ chức dựa theo hệ thống tổ chức của Đảng. 2.2 Tổ chức Hội ở cơ sở - Tổ chức cơ sở Hội được thành lập ở các xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp. - Tổ chức cơ sở Hội là nền tảng, nguồn gốc sức mạnh của Hội. -Điều kiện để thành lập tổ chức hội: phải có từ 7 CCB trở lên có nguyện vọng thành lập tổ chức hội và làm đơn xin thành lập tổ chức hội; được Đảng uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhất trí; được BCH Hội cấp trên ra quyết định thành lập. - Những Tổ chức cơ sở hội có đông hội viên hoặc hoạt động phân tán thành lập ra các chi hội, dưới chi hội là phân hội. 3. Hoạt động của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở 3.1 Nguyên tắc: Hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và Điều lệ Hội 9- Tuân thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, tôn trọng và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, hợp tác chặt chẽ với các đoàn thể nhân dân ở địa phương. - Bám sát nhiệm vụ của địa phương, tham gia xây dựng và củng cố địa phương vững mạnh về mọi mặt. - Chấp hành nghiêm Điều lệ Hội. 3.2 Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở - Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và trình độ kiến thức cho hội viên. - Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tham gia giám sát và phản biện xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở. - Hướng dẫn hoạt động của hội viên và vận động CCB thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, các phong trào của Hội. - Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình. - Xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh. * Các tổ chức cơ sở Hội ở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp có nhiệm vụ: + Tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn, động viên CCB giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, tích cực góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị mình. + Gương mẫu chấp hành các quy tắc, chế độ công tác, hoàn thành tốt chức trách người cán bộ, công nhân viên chức; chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất. + Tích cực phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm, thực hành pháp luật về dân chủ ở cơ quan, đơn vị. 10 11