Công tác xã hội học đường: Nhu cầu và vai trò hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong các trường học

Tóm tắt. Với sự phát triển chuyên sâu của công tác xã hội trong trường học ở nhiều nước trên thế giới, công tác xã hội đã chứng minh được vai trò của nghề nghiệp trong hỗ trợ và chăm sóc sức khoẻ tâm thần, nhằm đảm bảo cho trẻ em có môi trường phát triển tối đa năng lực của mình. Mặc dù được coi là một nghề mới được công nhận và phát triển ở Việt Nam theo Đề án 32 của Chính phủ, công tác xã hội đã có những chiến lược phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có trong các trường học. Trước nhu cầu cấp thiết và ngày càng tăng về nhu cầu thực tiễn về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong môi trường trường học, bài viết này phân tích nhu cầu của Việt Nam hiện nay và vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em. Phần cuối bài viết đưa ra một số gợi mở cho việc đào tạo cho nhân viên công tác xã hội trong trường học về lĩnh vực này.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác xã hội học đường: Nhu cầu và vai trò hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong các trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0049 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 198-202 This paper is available online at CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC ĐƯỜNG: NHU CẦU VÀ VAI TRÒ HỖ TRỢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Nguyễn Thị Thái Lan Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Với sự phát triển chuyên sâu của công tác xã hội trong trường học ở nhiều nước trên thế giới, công tác xã hội đã chứng minh được vai trò của nghề nghiệp trong hỗ trợ và chăm sóc sức khoẻ tâm thần, nhằm đảm bảo cho trẻ em có môi trường phát triển tối đa năng lực của mình. Mặc dù được coi là một nghề mới được công nhận và phát triển ở Việt Nam theo Đề án 32 của Chính phủ, công tác xã hội đã có những chiến lược phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có trong các trường học. Trước nhu cầu cấp thiết và ngày càng tăng về nhu cầu thực tiễn về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong môi trường trường học, bài viết này phân tích nhu cầu của Việt Nam hiện nay và vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em. Phần cuối bài viết đưa ra một số gợi mở cho việc đào tạo cho nhân viên công tác xã hội trong trường học về lĩnh vực này. Từ khóa: Công tác xã hội trường học, sức khoẻ tâm thần, học sinh. 1. Mở đầu Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của công tác xã hội, công tác xã hội trong trường học (Công tác xã hội học đường) được triển khai rất sớm và chỉ đi sau một thời gian ngắn sau khi nền móng công tác xã hội được thiết lập: đó là ở Anh vào năm 1871 bắt nguồn từ nhiệm vụ của xã hội giao phó cho trường học trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho tất cả trẻ em và mọi người [3]. Nhân viên công tác xã hội học đường (School social worker) giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lí xã hội để học sinh có thể phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện tốt quá trình học tập. Chính vì vậy không thể phủ nhận trọng trách của công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh, sinh viên trong các trường học. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ, Úc, Anh, Canađa, Singapore, Philippines, cho thấy cho đến nay vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong các trường học chủ yếu được nhân viên công tác xã hội trong trường học đảm nhiệm. Những vấn đề phổ biến nhân viên công tác xã hội học đường tiếp nhận ở Mỹ, vị trí số một là các vấn đề về sức khoẻ tâm thần [6]. Kimberly và các tác giả đã phân tích vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ thâm thần của học sinh trong các trường học ở Mỹ và xu hướng thực hành trong lĩnh vực này của công tác xã hội không vẫn duy trì sự cần thiết trong suốt hai thập kỉ gần đây [4]. Ngày nhận bài: 21/1/2016. Ngày nhận đăng: 30/4/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Thái Lan, e-mail: nguyenthailan@yahoo.com 198 Công tác xã hội học đường: nhu cầu và vai trò hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần... Ở Việt Nam trước nhu cầu của xã hội, công tác xã hội gần đây được công nhận là một nghề cùng với Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32). Mặc dù mới được triển khai, nhưng công tác xã hội đã có nhiều hướng đi chuyên sâu vào các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong trường học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng về sức khoẻ tâm thần của trẻ em tại trường học hiện nay Nhiều nghiên cứu và báo cáo của các cơ quan Nhà nước, các bệnh viện và các tổ chức quốc tế cho thấy mức độ phổ biến của những rối nhiễu tâm lí và các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của học sinh tại Việt Nam. Theo bác cáo của Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, những vấn đề thường gặp trong học đường hiện nay ở Việt Nam như bạo lực học đường hay học sinh tự tử đề có liên quan đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến những tổn thương về tâm lí, tinh thần cho học sinh. Những vấn đề này đã và đang trở thành nỗi lo lắng và quan tâm của các nhà quản lí, giáo dục, thầy, cô giáo, phụ huynh và của toàn xã hội [13]. Nhận định của Viện Tâm thần Trung ương cũng khẳng định sự lo ngại về những rối nhiễu tâm lí trẻ em ở độ tuổi đến trường khá phổ biến trong tổng số tỉ lệ 15-20% dân số người có rối nhiễu tâm lí ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu stress thanh thiếu niên được tiến hành qua mạng và phỏng vấn do Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng thực hiện tại 3 trường phổ thông trung học trên địa bàn đã làm rõ hơn mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khoẻ tâm thần của các em học sinh với tỉ lệ 20% học sinh nam và 10% học sinh nữ bị rối nhiễu tâm lí [6]. Nghiên cứu của tổ chức Plan vào năm 2014 với sự tham gia của 3000 học sinh ở 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy cho tới 80% học sinh trả lời đã từng bị bạo lực ít nhất 1 lần và 71% kể lại là các em bị bạo lực trong vòng 6 tháng gần đây. Tuy nhiên điều đáng quan tâm hơn là hình thức bạo lực tinh thần được xét là hình thức cao nhất với tỉ lệ 73% [10]. Một nghiên cứu khác về rối nhiễu cảm xúc trên 466 học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội và Hải Phòng của nhóm tác giả Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Hội cho thấy có đến 74,9% các em có rối nhiễu cảm xúc từ mức nhẹ (50,3%) đến những biểu hiện rối nhiễu ở mức trung bình (19,5%) và ở mức nặng 5,1%). Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự cần thiết của những hỗ trợ tâm lí với tỉ lệ rất cao: 95,1% với các em học sinh, 88,9% với các bậc phụ huynh, và 95,5% với giáo viên [5]. Với những trẻ em có rối nhiễu tâm lí các em phải chịu nhiều ảnh hưởng cả về thể chất (mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, giảm cân, có một số triệu chứng đau thực thể, v.v), tinh thần (buồn chán, lo âu, mất tin thần yêu cuộc sống) và hành vi (thu mình hoặc hung dữ, không muốn giao tiếp, không muốn kết bạn, nhút nhát, thụ động, tự tử...). Và kết quả là các em học hành giảm thiểu và mất đi hoặc sa sút thực hiện các chức năng xã hội. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối nhiễu tâm lí của trẻ em trong trường học được chỉ ra gồm nhiều loại hình khác nhau. Thứ nhất là do các em phải chịu nhiều áp lực học tập, sự kì vọng của cha mẹ và gia đình lên việc học tập. Thứ hai là nguyên nhân từ những vấn đề trong gia đình như bạo lực gia đình, sự sao nhãng trong chăm sóc và dạy bảo các em. Thứ ba là từ chính tại nhà trường nơi một số em phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề bạo lực học đường. Bên cạnh đó với một số em đang ở độ tuổi phát triển như vị thành niên dễ có những ảnh hưởng tâm lí khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và nếu các em không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, các em có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Trước thực trạng về những khó khăn về tâm lí dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ tâm thần của trẻ em trong các trường học, có thể thấy rõ ràng nhu cầu cần thiết phải có các dịch vụ công tác xã hội trong trường học để hỗ trợ các em chăm sóc sức khoẻ tâm thần. 199 Nguyễn Thị Thái Lan 2.2. Vai trò của công tác xã hội học đường trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần Như đã đề cập công tác xã hội trong các trường học ở nhiều nước trên thế giới trong quá trình phát triển chuyên nghiệp hoá các dịch vụ hỗ trợ đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em. Công tác xã hội trong trường học đã khẳng định vai trò của mình trong thực hiện các vai trò ở các cấp độ: phòng ngừa (prevention), trị liệu/ can thiệp (treatment/ interventions), và phục hồi chức năng (rehabilitation). Ở cấp độ phòng ngừa, vai trò của công tác xã hội hướng đến việc làm giảm các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến những rối nhiễu tâm lí của trẻ. Nhân viên công tác xã hội trong trường học tham gia vào tổ chức các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về sức khoẻ, sức khoẻ tâm thần cho trẻ em, giáo viên và gia đình các em. Trẻ em trong các trường học, giáo viên và gia đình các em cần có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ của bản thân và có những phát hiện sớm ngăn chặn kịp thời những yếu tố nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần. Ở cấp độ trị liệu/can thiệp, vai trò của nhân viên công tác xã hội trọng tâm vào các hoạt động làm giảm và giải quyết các rối nhiễu về tâm lí và rối loạn thực hiện chức năng của trẻ em từ việc đánh giá, sàng lọc, chuẩn đoán sớm đến các hoạt động can thiệp và trị liệu. Nhân viên công tác xã hội sẽ tập trung vào xem xét trẻ em có những dấu hiệu đang trải qua những vấn đề về tâm thần, sang trấn về tình cảm, các vấn đề trong các mối quan hệ, căng thẳng thần kinh hay khủng hoảng. Các công việc cụ thể bao gồm cung cấp các dịch vụ trực tiếp: tham vấn cho trẻ em và gia đình, can thiệp khủng hoảng, trị liệu tâm lí, thực hiện vai trò biện hộ và điều phối, kết nối các nguồn lực cho trẻ em và gia đình khi cần thiết. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện quản lí ca với các em để có thể giúp các em tiếp cận với nhiều nguồn lực từ nhiều ngành khác nhau để giúp các em sử dụng tối đa các nguồn lực một cách hiệu quả. Ở cấp độ phục hồi, vai trò của công tác xã hội thể hiện ở việc làm giảm những ảnh hưởng sau khi trẻ em bị rối nhiễu tâm lí và rối loạn chức năng. Nhân viên công tác xã hội sẽ tập huấn lại và phục hồi chức năng cho trẻ em để các em có thể sử dụng năng lực cá nhân của mình vượt qua những khó khăn. Trẻ em, giáo viên và gia đình được trang bị thêm kiến thức giúp đỡ trẻ phục hồi lại những chức năng bị ảnh hưởng do vấn đề tâm thần mắc phải gây ra. Đơn cử như việc một số em bị trầm cảm và có rối loạn chức năng trong hoà nhập và giao tiếp, các em sẽ được dạy và trang bị kĩ năng học cách hoà nhập và giao tiếp với các bạn ở trường học và các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và cha mẹ. Cách thức tiếp cận của nhân viên công tác xã hội trong trường học thường sử dụng trong hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm thần là hình thức tiếp cận hệ thống sinh thái (ecological system) nhấn mạnh đến sự tiếp tục hỗ trợ và kết hợp nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến trẻ em. Liệu pháp can thiệp phổ biến được áp dụng là trị liệu nhận thức - hành vi (cognitive-behavior interventions) [4]. Đây là liệu pháp đi từ giúp các em nhận thức được vấn đề sức khoẻ tâm thần mình gặp phải từ đó giúp thay đổi và xây dựng chiến lược có các hành vi phù hợp và lành mạnh. 2.3. Gợi mở cho đào tạo công tác xã hội học đường ở Việt Nam Từ những phân tích thực tiễn về thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của trẻ em trong các trường học ở Việt Nam, có thể thấy rõ sự cần thiết phải có những hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho các em. Vai trò của công tác xã hội trong trường học ở lĩnh vực này cần được thực hiện ở cả ba cấp độ: tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khoẻ tâm thần cho trẻ em, giáo viên và gia đình; Cung cấp các dịch vụ tham vấn cá nhân, nhóm, các hoạt động trị liệu như trị liệu nhận thức-hành vi; Thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng để giúp trẻ em hoà nhập trong trường học và đảm bảo các em có thể quay trở lại với cuộc sống 200 Công tác xã hội học đường: nhu cầu và vai trò hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần... bình thường. Để có thể thực hiện tốt những vai trò này, nhân viên công tác xã hội trong trường học cần trang bị những kiến thức về sức khoẻ tâm thần và những kĩ năng trị liệu/ can thiệp những vấn đề về sức khoẻ tâm thần cho trẻ em. Nhưng kiến thức bao gồm: những vấn đề chung về tâm bệnh học, những vấn đề về sức khoẻ tâm thần mà các em học sinh hay gặp phải như lo âu, căng thẳng thần kinh, sang chấn, trầm cảm, rối loạn hành vi gây hấn, rối loạn hành vi cư xử, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỉ. Những kĩ năng nhân viên công tác xã hội cần được thực hành và nâng cao bao gồm: các kĩ năng sử dụng các công cụ đánh giá, sàng lọc (công cụ sàng lực trầm cảm, công cụ sàng lọc, đánh giá rối loạn lo âu, công cụ đánh giá nguy cơ tự sát, v.v); Các kĩ năng xây dựng kế hoạch chăm sóc; Các kĩ năng tham vấn; Các kĩ năng trị liệu/can thiệp về sức khoẻ tâm thần; Các kĩ năng đánh giá, khai thác, kết nối các nguồn lực. Chính vì vậy các trường đào tạo nên bổ sung các môn học cả về lí thuyết và đặc biệt là thực hành liên quan đến chăm sóc và trị liệu sức khoẻ tâm thần trong nội dung chương trình đào tạo. 3. Kết luận Đảm bảo cho trẻ em nói chung và trẻ em trong trường học nói riêng có sức khoẻ lành mạnh và thực hiện các chức năng, cần phải quan tâm đến hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho các trẻ em, nhất là trong bối cảnh hiện nay dưới nhiều yếu tố tác động khác nhau trẻ em đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Công tác xã hội trong trường học cần giữ vai trò trọng tâm hỗ trợ đảm bảo trẻ em trong trường học được tạo mọi điều kiện sống trong môi trường giúp các em phát triển tối đa năng lực và trở thành những chủ nhân tương lai khoẻ mạnh của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amy N. Mendenhall and Susan Frauenholtz, 2013. Mental Health Literacy: Social Work’s Role in Improving Public Mental Health. Social Work 58 (4). doi: 10.1093/sw/swt038 c© 2013 National Association of Social Workers pp. 365-368 [2] Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Lê Trang, Nguyễn Thị Thái Lan, 2011. Nhập môn Công tác xã hội cá nhân và gia đình. Nxb Lao động Xã hội. [3] Farley William, Smith Larry. L và Boyle Scott, 2000. Introduction to social work. Allyn & Bacon publisher. [4] Kimberly H. McManama O’Brien, Stephanie C. Berzin, Michael S. Kelly, Andy J. Frey, Michelle E. Alvarez, and Gary L Shajfer, 2011. Mental Health Problems: Examining Different Practice Approaches. Children & School 33 (2), pp. 97-105. [5] Lorraine deKruyf, Richard W. Auger, Shannon trice-Black, 2011. The role of chool counsellors in meeting students’ mental health needs. ASCA/Professional school counselling, 16 (5). pp. 271-282. [5] Nguyễn Thị Minh Hằng, 2015. Chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lí cho học sinh trung học cơ sở. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam". Nxb Đại học Sư phạm, tr. 107-116. [6] Nguyễn Ngọc Hường, Nguyễn Thu Trang, 2015. Chuẩn thực hành công tác xã hội với thanh thiếu niên và công tác xã hội với thanh thiếu niên trong môi trường học đường: Giới thiệu mô hình của Mỹ và gợi ý cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, tr. 27-36. 201 Nguyễn Thị Thái Lan [7] Nguyễn Thị Thái Lan, 2015. Công tác xã hội trong trường học: Nhu cầu và triển vọng phát triển ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam". Nxb Đại học Sư phạm, tr.124-129. [8] Nguyễn Thị Thái Lan, 2008. Giáo trình Công tác xã hội nhóm. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. [9] Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai, 2011. Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình. Nxb Lao động Xã hội. [10] Plan, 2014. Thu thập thông tin về thực trạng về bạo lực trên cơ sở giới trong trường học. -dang-16/ [11] Quyết định số 32/2010/QĐ-TT Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Thủ Tướng Chính phủ. [12] Thanh Hương, 2015. Rối nhiễu tâm lí ở lứa tuổi học đường: Đáng lo ngại!. Bảo hiểm xã hội. -ngai-229f625d.aspx [13] Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Các vấn đề thường gặp trong trường học và nhu cầu phát triển công tác xã hội ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam". Nxb Đại học Sư phạm, tr. 67-69. ABSTRACT School social work: needs and roles in supporting mental health care for children in schools Alongside specialized development of school social work in various countries in the world, the social work profession in Vietnam has improved in its ability to provide mental health care service to students. This is to ensure that students are provided a healthy environment so that they can reach their full potential. Although social work is a newly recognized field in Vietnam, as per Government Decision 32, this profession has expanded in many areas, including activities at schools. To meet the urgent and increasing need for mental health care at schools, this paper provides an analysis of the current need for mental health care support at schools in Vietnam. In addition, the role of social work in addressing this issue is also addressed, as is social work education in the area of mental health care. Keywords: School social work, mental health care, students. 202
Tài liệu liên quan