CƠ CHẾ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
Hoàng Giang Quỳnh Anh| LTIT
BBT - “Động lực” là từ được nhắc đến ở hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Trong học tập, giờ đây nó trở thành một mối quan tâm lớn cho những
người làm giáo dục, bởi dù cho giáo viên có dạy tốt đến đâu trong khi người
học không có được động lực học tập thì mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.
Vậy làm thế nào để tạo được động lực cho người học? Theo quan điểm của
tác giả bài viết này, nỗ lực nên được bắt đầu từ việc tìm hiểu các cơ chế của
động lực, giống như đi từ gốc rễ của vấn đề.
Động lực là gì?
Động lực từ lâu được coi là nguyên
nhân chính khởi nguồn cho các hành vi
mang tính cá nhân. Những nghiên cứu
của Tolman (1932) và Lewin (1938) đã
mang đến kì vọng về mối quan hệ từ
lí thuyết nhận thức đến hành vi. Kể từ
đó, những nghiên cứu khoa học đã tập
trung về sự phát triển của động lực.
Chủ đề về động lực là chủ đề thường
gây tranh cãi trong giới nghiên cứu, và
đến nay, vẫn thiếu một sự đồng thuận
về định nghĩa động lực. Định nghĩa
được Pinder1 (1988) tranh luận và đưa
ra là định nghĩa được chấp nhận vì phù
hợp với những nghiên cứu hiện nay.
Pinder giải thích những khó khăn khi nêu định nghĩa động lực, có lẽ bởi
vì có quá nhiều “định hướng mang tính triết học về bản chất con người và
về những điều có thể biết về con người”. Ông cho rằng động lực là “một tập
hợp các năng lượng có nguồn gốc từ cả bên trong lẫn bên ngoài của một cá
nhân để bắt đầu một hành vi có liên quan có xác định hình thức, định hướng,
cường độ và thời gian”. Có hai điểm đáng chú ý trong định nghĩa mà Pinder
đưa ra; thứ nhất, động lực được xác định là một tập hợp các năng lượng,
tức là có thể tạo ra hoạt động của con người từ tập hợp năng lượng này.
Thứ hai, tập hợp năng lượng này có ý nghĩa, nó có thể tích cực hoặc tiêu
cực, để tạo nên hình thức, định hướng, cường độ hành vi của con người,
điều này giải thích con người được thúc đẩy để thực hiện điều gì và họ sẽ
đạt được thành công như thế nào khi thực hiện theo những điều đó, khi
nào họ sẽ dừng lại.
Mặc dù định nghĩa về động lực vẫn còn những vấn đề tồn tại, nhưng
một vài nhà nghiên cứu Morley, Moore, Hearty và Ginnigle (1998)2 cũng
đồng thuận với quan điểm của Pinder rằng động lực là một tập hợp quá
trình khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi của con người hướng
đến thực hiện một vài mục đích. Do đó, động lực không phải là một
trạng thái cố định mà là một trạng thái linh hoạt, là kết quả từ những
ảnh hưởng cá nhân và những nhân tố môi trường. Những thay đổi này
trong nhân tố cá nhân và xã hội sẽ ảnh hưởng đến mức độ động lực của
con người.
81 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Công nghệ giáo dục - Số 5, tháng 10/2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Số 5, tháng 10/2014
HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG
Lưu hành nội bộ
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................4
TIN TỨC SỰ KIỆN...............................................................................7
Seminar tìm hiểu việc học................................................................8
BEST PRACTICES........................................................................................9
Cơ chế tạo động lực học tập..........................................................10
Các mô hình tự định hướng học tập...............................................17
Đánh giá quá trình: Trứng để đúng giỏ chưa?................................24
Học tập kết nối...................................................................................32
TỪ THỰC ĐỊA..............................................................................................35
Phỏng vấn trong lớp học..................................................................36
Giảng viên Đại học FPT tạo động lực cho sinh viên như
thế nào?.............................................................................................42
TỦ SÁCH GIÁO DỤC..............................................................................49
How learning works – Một cuốn sách giáo viên cần đọc.............50
Những nhà quản lý trường học cần phải biết về công nghệ
kỹ thuật số và truyền thông xã hội.......................................................52
TƯ LIỆU.......................................................................................................59
Kinh nghiệm tốt cho việc giảng dạy năm đầu tiên
của bậc đại học .................................................................................60
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
4
LỜI NÓI ĐẦU
“Làm thế nào để sinh viên học tốt” luôn là câu hỏi bám đuổi những
người làm giáo dục hết ngày này qua ngày khác. Trên thế giới, đã có
không ít nỗ lực trong lĩnh vực khoa học nhận thức, phát triển, tâm lý học
xã hội, nhân chủng học, giáo dục học và nhiều ngành nghiên cứu khác
nhằm tìm ra lời đáp cho câu hỏi tưởng chừng như rất đỗi bình thường
đó. Các nỗ lực đó hầu như đều dẫn đến việc phải tìm hiểu sâu sắc cơ chế
học tập và động cơ của người học, từ đó ứng dụng vào trong công việc
giảng dạy hằng ngày. Như giáo sư Herbert A. Simon, một trong những
người sáng lập và nhận giải Nobel trong lĩnh vực Khoa học Nhận thức
thì: “việc học chỉ đến từ những gì người học làm và tư duy, và giáo viên chỉ
có thể phát triển việc học của họ bằng cách tác động đến những gì người
học nghĩ và làm”. Có thể hiểu quan điểm của Herbert rằng, để dạy tốt,
trước hết giáo viên phải hiểu rõ bản chất của việc học và động cơ của
người học.
Cơ chế học tập, những yếu tố tham gia vào quá trình học, những mô
hình học tập từ sơ khai đến hiện đại, những yếu điểm giáo viên cần nắm
bắt để tác động vào trong quá trình dạy và động cơ của người học. Từ
đó giáo viên lựa chọn vai trò của mình, lựa chọn cách đánh giá, dự đoán
những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giảng dạy dựa trên sự hiểu
biết về việc học, đưa ra những chiến lược giảng dạy và sử dụng tài nguyên
phù hợp.
Tạp chí Công nghệ giáo dục số 5 sẽ cùng bạn tìm hiểu một vài nét phác
thảo về các nguyên lí của việc học và động cơ của người học, cách áp
dụng nó trong các tình huống trong giảng dạy, cũng như tham khảo cách
thức động viên có vẻ “không giống sách” của những giảng viên đang trực
tiếp giảng dạy. Bên cạnh đó, tạp chí số này cũng cung cấp một số gợi ý
để dạy tốt, cách đánh giá thúc đẩy việc học, và cách giúp đỡ sinh viên trở
thành những người học tập tự định hướng.
Ban biên tập
Lời Nói Đầu
LƯU HÀNH NỘI BỘ
5
Tin tức
Sự kiện
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
6
Tin tức - Sự kiện
SEMINAR TÌM HIỂU VIỆC HỌC
Nguyễn Hương Giang| LTIT
Ngày 20/9/2014, dự án Công nghệ Giáo dục đã tổ chức buổi sinh hoạt
chuyên đề tìm hiểu về việc học và các chiến lược giảng dạy phù hợp cho
giáo viên (tên tiếng Anh How learning works) với sự tham gia của các
thành viên trong dự án, giáo viên đại học và cao đẳng FPT cùng một số
người quan tâm.
Thành viên dự án đã trình bày về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của
học sinh, sinh viên, cùng với những câu hỏi “trăn trở” trong thực tiễn
dạy và học ở Việt Nam từ trước đến nay. Các nội dung được chia sẻ trong
buổi seminar gồm:
• Kiến thức cũ có ảnh hưởng đến việc học thế nào?
• Cách tổ chức thông tin ảnh hưởng như thế nào đến việc học?
• Làm thế nào để tạo động lực cho người học?
• Người học phát triển sự thành thạo như thế nào?
• Thực hành và phản hồi thế nào để thúc đẩy việc học?
• Sự phát triển của sinh viên và môi trường ảnh hưởng thế nào đến
việc học?
• Sinh viên trở thành người biết tự định hướng như thế nào?
Diễn giả đã đưa ra các mô hình được đưa ra trong cuốn sách How
Learning Works để mô tả cơ chế của các vấn đề, để trả lời các câu hỏi
trên. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc làm thế nào để học sinh,
sinh viên luôn có động lực học tập.
Sau phần trình bày của diễn giả, những người tham gia đã cùng nhau
thảo luận các vấn đề xoay quanh việc: Làm thế nào để sinh viên có được
động lực tự thân? Đó là một câu hỏi còn rất mở, chứa đựng nhiều trăn
trở của các giảng viên.
Lịch sinh hoạt chuyên môn của dự án CNGD tháng 10/2014
Tuần 2: Động viên người học.
Tuần 4: Phản biện thuyết Kiến tạo.
LƯU HÀNH NỘI BỘ
7
Best
Practices
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
8
Tin tức - Sự kiện
CƠ CHẾ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
Hoàng Giang Quỳnh Anh| LTIT
BBT - “Động lực” là từ được nhắc đến ở hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Trong học tập, giờ đây nó trở thành một mối quan tâm lớn cho những
người làm giáo dục, bởi dù cho giáo viên có dạy tốt đến đâu trong khi người
học không có được động lực học tập thì mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.
Vậy làm thế nào để tạo được động lực cho người học? Theo quan điểm của
tác giả bài viết này, nỗ lực nên được bắt đầu từ việc tìm hiểu các cơ chế của
động lực, giống như đi từ gốc rễ của vấn đề.
Động lực là gì?
Động lực từ lâu được coi là nguyên
nhân chính khởi nguồn cho các hành vi
mang tính cá nhân. Những nghiên cứu
của Tolman (1932) và Lewin (1938) đã
mang đến kì vọng về mối quan hệ từ
lí thuyết nhận thức đến hành vi. Kể từ
đó, những nghiên cứu khoa học đã tập
trung về sự phát triển của động lực.
Chủ đề về động lực là chủ đề thường
gây tranh cãi trong giới nghiên cứu, và
đến nay, vẫn thiếu một sự đồng thuận
về định nghĩa động lực. Định nghĩa
được Pinder1 (1988) tranh luận và đưa
ra là định nghĩa được chấp nhận vì phù
hợp với những nghiên cứu hiện nay.
Pinder giải thích những khó khăn khi nêu định nghĩa động lực, có lẽ bởi
vì có quá nhiều “định hướng mang tính triết học về bản chất con người và
về những điều có thể biết về con người”. Ông cho rằng động lực là “một tập
hợp các năng lượng có nguồn gốc từ cả bên trong lẫn bên ngoài của một cá
nhân để bắt đầu một hành vi có liên quan có xác định hình thức, định hướng,
cường độ và thời gian”. Có hai điểm đáng chú ý trong định nghĩa mà Pinder
đưa ra; thứ nhất, động lực được xác định là một tập hợp các năng lượng,
tức là có thể tạo ra hoạt động của con người từ tập hợp năng lượng này.
Thứ hai, tập hợp năng lượng này có ý nghĩa, nó có thể tích cực hoặc tiêu
cực, để tạo nên hình thức, định hướng, cường độ hành vi của con người,
điều này giải thích con người được thúc đẩy để thực hiện điều gì và họ sẽ
đạt được thành công như thế nào khi thực hiện theo những điều đó, khi
nào họ sẽ dừng lại.
1 - Pinder, C.C (1998) Work Motivation and Organizational Behaviour. Upper Saddle River,
N.J: Prentice - Hall
LƯU HÀNH NỘI BỘ
9
Mặc dù định nghĩa về động lực vẫn còn những vấn đề tồn tại, nhưng
một vài nhà nghiên cứu Morley, Moore, Hearty và Ginnigle (1998)2 cũng
đồng thuận với quan điểm của Pinder rằng động lực là một tập hợp quá
trình khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi của con người hướng
đến thực hiện một vài mục đích. Do đó, động lực không phải là một
trạng thái cố định mà là một trạng thái linh hoạt, là kết quả từ những
ảnh hưởng cá nhân và những nhân tố môi trường. Những thay đổi này
trong nhân tố cá nhân và xã hội sẽ ảnh hưởng đến mức độ động lực của
con người.
Các lý thuyết về động lực
I. Các lí thuyết về nội dung của động lực
Các lí thuyết về nội dung nhấn mạnh nguyên lí cơ bản rằng một cá
nhân sẽ muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, và tin rằng nhu
cầu của một người là một nhân tố cơ bản không thể thiếu nhất của
động lực. Nhận thức của một người về nhu cầu là quan trọng, nó xác
định việc họ cần sử dụng bao nhiêu năng lượng để đạt được nhu cầu
cần thiết. Murray (1938) cung cấp một định nghĩa về thuật ngữ này,
đó là “một tập hợp trí tuệ, tri giác, nhận thức và hành động trong
một cách thức nào đó để chuyển trực tiếp sang một hướng khác biệt
với tình huống hiện tại”. Định nghĩa này đã hé mở ánh sáng về bối
cảnh của động lực và chỉ ra rằng một nhu cầu có thể được đánh giá
một cách trực tiếp, không tập trung, và do đó có thể tìm ra sự tồn tại
của động lực bằng cách trực tiếp, như là quan sát hành vi của một
cá nhân. Murray cũng bổ sung thêm rằng, một nhu cầu có thể “yếu
hoặc mạnh, tức thời hoặc kéo dài” và kết quả thể hiện qua hành vi
“có thể thay đổi hoàn cảnh theo cách thức mà kết thức. Có 3 lí thuyết
về nội dung của động lực, đó là các lí thuyết của Abraham Maslow về
hệ thống cấp độ nhu cầu (Maslow’s need Hierarchy)(1943), thuyết
E.R.G của Alderfer và cuối cùng là thuyết của McClelland.
Lý thuyết về hệ thống cấp độ nhu cầu của Maslow3 cho rằng, con
người có một hệ thống phân cấp nhu cầu theo cấp độ kim tự tháp
từ dưới lên trên. Bắt đầu chỉ từ sinh lí, dần dần, theo sự phát triển
vòng tròn của xã hội, tài năng của con người sẽ tự được thực hiện.
Điểm quan trọng của lí thuyết này là Maslow cảm thấy rằng nếu các
nhu cầu ở cấp thấp hơn chưa được đáp ứng, sẽ ngăn chặn con người
2 - Morley, M., Moore, D., Hearty., N., and Gunnigle, P (1998). Principles of Organizational
Behaviour: An Irish Text, Dublin: Gill and Macmillan
3 - Maslow, A.H (1970) Motivation and Personality, New York: Harper Collins Publishers
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
10
Best Practices
Sinh lý
(Physiological)
Thức ăn, nước, nhiệt độ
An toàn
(Safety)
Bảo vệ, trú ẩn
Thuộc về
(Belonging)
Bạn bè, gia đình, cộng đồng
Tự trọng
(self - esteem)
Thành công, làm chủ,
công nhận
Tự thể hiện
(self - actualization)
Theo đuổi tài năng, sự sáng tạo, tự
thực hiện
bước lên bước tiếp theo.Theo đó, nhu cầu được chia làm hai loại:
nhu cầu thiếu hụt (sinh lí và an toàn), nhu cầu phát triển (thuộc về,
lòng tự trọng và tự thể hiện). Nếu nhu cầu thiếu hụt không được đáp
ứng, con người sẽ cảm thấy không hài lòng và hạn chế sự phát triển
của mình.
Lý thuyết mô hình ERG của Alderfer (1969)4 xây dựng dựa trên
tháp nhu cầu của Maslow nhưng ông chia thành 3 loại: Sự tồn
tại (Existence), Yếu tố liên quan (Relatedness) và Sự phát triển
(Growth.), trong đó:
• Sự tồn tại: bao gồm tất cả những vật liệu và ham muốn sinh lí
(ví dụ như thực phẩm, nước, không khí, quần áo, an toàn, tình
yêu và tình cảm) Điều này tương ứng với hai cấp độ đầu tiên
của Maslow.
• Yếu tố liên quan: bao gồm bên trong và bên ngoài xã hội (ví dụ
những mối quan hệ với những người quan trọng như gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp). Điều này tương ứng với cấp độ thứ 3 và
thứ 4 của Maslow.
4 - Alderfer, C. P (1969) An empirical test of a new theory of human needs. Organizational
Behaviour and Human Performance : 142 - 175
LƯU HÀNH NỘI BỘ
11
• Sự phát triển: tương ứng với cấp độ thứ 4 và thứ 5 của Maslow,
bao gồm nhu cầu muốn được sáng tạo và hoàn thành những
nhiệm vụ có ý nghĩa.
Mặc dù nhu cầu từ người này sang người khác có những ưu tiên
khác nhau, nhưng Alberger ưu tiên trong nguyên tắc cụ thể của
từng loại, nhu cầu tồn tại là cụ thể nhất và dễ xác minh nhất so
với nhu cầu cụ thể về sự tồn tại (phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ
giữa hai hay nhiều người). Cuối cùng nhu cầu phát triển thể hiện
rõ nhất thông qua các mục tiêu cụ thể, phụ thuộc vào tính cách
của từng người.
Lý thuyết ERG khác với lý thuyết của Maslow trên ba phương diện:
(1) một nhu cầu cấp thấp hơn không nhất thiết phải được làm hài
lòng mới phát triển lên mức độ cao hơn có liên quan (ví dụ, một
người có thể đáp ứng nhu cầu ở bàn tay, có hoặc không có một
nhu cầu trước đó đã được thỏa mãn);
(2) nếu nhu cầu tương đối quan trọng không được làm hài lòng,
mong muốn thỏa mãn một nhu cầu ít quan trọng hơn sẽ tăng
lên (tức là, sự thất vọng trong việc đáp ứng nhu cầu cao để có
thể dẫn tới đòi hỏi về nhu cầu thấp);
(3) lý thuyết ERG cung cấp một số hệ thống phân cấp cụ thể nhưng
nó cũng cho phép có những thứ tự của các nhu cầu khác nhau
cho những người khác nhau.
Lý thuyết của McClelland5 cho rằng động lực của một con người xây
dựng dựa trên ba nhu cầu:
Động lực thành công (n – ach): động lực thúc đẩy con người tìm
kiếm thành công, tìm kiếm thành tích, đạt được những mục tiêu
thực tế nhưng đầy thử thách. Những người có động lực thành công
cao sẽ có mong muốn tìm kiếm các cơ hội, họ thích làm việc một
mình hoặc với những người thành đạt ở mức độ cao.
• Cơ quan / công suất động cơ (n-pow): Người được gọi là n-pow
có nhu cầu ‘thúc đẩy quyền lực’. Có một nhu cầu mạnh mẽ để
dẫn dắt họ áp dụng những ý tưởng. Ngoài ra còn có động lực và
nhu cầu ngày càng tăng đối với tình trạng cá nhân và uy tín của cá
nhân đó. Nhu cầu của một người quyền lực (n-pow) có thể là một
trong hai loại - cá nhân và tổ chức. Những người cần quyền lực
cá nhân muốn chỉ đạo người khác, người cần sức mạnh thể chế
(còn gọi là quyền lực xã hội) muốn tổ chức, sắp xếp những nỗ
lực của người khác để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
5 - McClelland, D.C (1987) Human Motivation. New York: Cambridge University Press
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
12
Best Practices
• Động lực liên kết (n-affil): Người được gọi là n-affil có nhu
cầu ‘thúc đẩy liên kết’, có một nhu cầu về các mối quan hệ thân
thiện và thúc đẩy hướng tới tương tác với người khác. Họ cần
những mối quan hệ hài hòa với những người khác và cần phải
cảm thấy sự chấp nhận của người khác.
McClelland nói rằng hầu hết mọi người sở hữu và biểu lộ một
sự kết hợp của những đặc điểm này. Một số người biểu hiện một
xu hướng mạnh mẽ đến nhu cầu động lực đặc biệt. Lý thuyết
McClelland cũng cho thấy sự hình thành nhu cầu của một người;
chương trình đào tạo có thể được sử dụng để thay đổi nhu cầu của
một người.
II. Các lí thuyết về quy trình của động lực
Lí thuyết kì vọng (expectancy theory) của Vroom
Một trong những lí thuyết khởi đầu về động lực mang sức ảnh
hưởng đó là lí thuyết kì vọng (expectancy theory) của Vroom
(1964) cung cấp một nền tảng lí thuyết để giải thích những ảnh
hưởng cơ bản đến động lực hành vi của con người.
Lí thuyết kì vọng6 quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nhận thức
và mối quan hệ giữa nhận thức và động lực. Lí thuyết kì vọng cho
rằng động lực được xây dựng dựa trên sự tin tưởng của con người
về mối quan hệ giữa những nỗ lực họ đưa ra tại nơi làm việc, hiệu
suất làm việc, từ đó dẫn đến nỗ lực và những phần thưởng họ nhận
được từ sự nỗ lực và hiệu suất ấy. Lí thuyết kì vọng được Vroom
xây dựng dựa trên 4 giả định: giả định thứ nhất là về những người
tham gia kì vọng về nhu cầu, động lực và những kinh nghiệm từ
trước đó; giả định thứ hai là hành vi của một cá nhân được coi là
kết quả của sự lựa chọn có ý thức; giả định thứ ba là con người
muốn làm những điều khác nhau từ các tổ chức; giả thiết thứ tư là
con người sẽ tối ưu hóa kết quả cho cá nhân họ. Lí thuyết kì vọng
cho rằng một người sẽ thúc đẩy được đến mức độ mà người đó tin
rằng (a) những nỗ lực sẽ dẫn đến hiệu suất có thể chấp nhận được
(kì vọng) (b) hiệu suất sẽ được tặng thưởng (công cụ hữu ích) và
(c) giá trị của phần thưởng là rất tích cực. (Xem hình 1)
6 Fred C. Lunenburg (2011), Expectancy Theory of Motivation: Motivating by Altering
Expectations, Sam Houston State University
LƯU HÀNH NỘI BỘ
13
Kì vọng
(Expectancy)
Phương tiện
(Instrumentality)
Nỗ lực
(Effort)
Hiệu suất
(Performance)
Tặng thưởng
(Reward)
Động lực
(Motivation)
= Kì vọng
(Expectancy)
x Phương tiện
(Instrumentality)
x Sức hấp dẫn
(Valence)
Trong đó:
Kì vọng (Expectancy): là ước tính xác suất của một người mà nỗ
lực trong công việc liên quan sẽ dẫn đến mức độ nhất định về hiệu
suất. Kì vọng được xác định dựa trên xác suất và có phạm vi từ 0
đến 1. Nếu một người không có cơ hội nhìn thấy nỗ lực sẽ dẫn đến
mức độ hiệu suất mong muốn thì kì vọng bằng 0. Mặt khác, nếu
người đó hoàn toàn chắc chắn về mức độ hoàn thành vông việc, kì
vọng có giá trị bằng 1.
Phương tiện (Instrumentality): là ước tính của một cá nhân về mức
độ thực hiện nhiệm vụ dẫn đến kết quả làm việc khác nhau. Cũng
giống như kì vọng, phương tiện nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Sức hấp dẫn từ bên trong (Valence), liên quan đến vấn đề cảm xúc.
Không giống như phương tiện và kì vọng, sức hấp dẫn có thể tích
cực hoặc tiêu cực. Vroom cho thấy động lực, kì vọng và phương
tiện có liên quan đến nhau theo phương trình:
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
14
Best Practices
Có rất nhiều lí thuyết về động lực, từ những tranh luận của giới
chuyên môn, những quan điểm trái chiều, chúng ta có thể thấy
không dễ dàng để nắm bắt được sự phức tạp của động lực thúc đẩy
hành vi của con người một cách đơn giản, tự nhiên. Động lực là
điều cần thiết cho hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Tự nhiên
cũng có một động lực nội tại, những gì không có hoặc có trong
chính nó. Có lẽ bởi vậy mà thuật ngữ “động lực” thường được sử
dụng trong các tài liệu tham khảo để học tập, và làm việc, trong
khi hoạt động là một hoạt động bẩm sinh của con người, công việc
hay học tập thì không. Bốn lí thuyết trên đây không phải là toàn
bộ lí thuyết, quan điểm về động lực nói chung và động lực học tập
nói riêng. Nhưng đó có thể được coi là bốn lí thuyết có ảnh hưởng
đến những lí thuyết động lực tiếp theo sau này như thuyết của John
Stacy Adam, Fredrich Winslow Taylor,... Chúng tôi mong muốn có
thể cung cấp một cái nhìn sơ bộ về vấn đề “động lực”. Ở những số
tạp chí tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp những tổng hợp
nghiên cứu về động lực cũng như các chiến lược để thúc đẩy động
lực cho người học.
LƯU HÀNH NỘI BỘ
15
CÁC MÔ HÌNH TỰ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
Nguyễn Thị Vân | LTIT
Bước vào đại học, sinh viên chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn mới: tự
học tập - tự nghiên cứu. Để làm được điều này, các em cần có năng lực tự
định hướng việc học. Hầu hết giảng viên đại học đều mặc nhiên coi sinh
viên của mình đã có sẵn khả năng đó mà không cần hướng dẫn thêm.Tuy
nhiên trên thực tế, khả năng tự định hướng học tập cần có quá trình rèn
luyện từ các cấp học phổ thông, trong khi giáo dục của Việt Nam chưa làm
được điều đó. Vì vậy có một khoảng cách khá lớn giữa kỳ vọng của giảng
viên và khả năng của sinh viên, gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả
học tập của sinh viên. Nội dung bài viết dưới đây đưa ra một số thông tin
sơ bộ về học tập tự định hướng thông qua các khái niệm, mô hình và gợi ý
giảng dạy cho giáo viên để trả lời cho các câu hỏi: thế nào là học tập tự định
hướng? làm sao để sinh viên đạt được kỹ năng này?
Học tập tự định hướng là gì?
Theo Knowles1, học tập tự định hướng là một quá trình cá nhân chủ
động (có hoặc không có sự trợ giúp của người khác) phán đoán nhu cầu
học tập, thiết lập mục tiêu học tập, xác định các nguồn tư liệu học tập
hoặc người hỗ trợ, chọn chiến lược học tập thích hợp và đánh giá được
kết quả học tập.
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ2 chỉ ra rằng định hướng là một phần
của siêu nhận thức, còn siêu nhận thức chỉ quá trình phản tư (reflection)
và định hướn