CPI và ứng dụng trong kinh tế hiện nay

Hàng ngày, chúng ta vẫn nghe nhiều về lạm phát, về biến động kinh tế, sự thay đổi chóng mặt giá của hàng hoá thị trường .Tại sao cùng một loại hàng hoá nhưng hôm qua là một giá, hôm nay lại là một giá và có thể ngày mai là một giá khác.Cái gì có thể đo lường sự biến động mức giá đó? Nó ảnh hưởng gì đến mức sống chung của nền kinh tế một đất nước? Câu trả lời chính là CPI. 1.Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI: Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. 2.Lạm phát Lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.(kinh tế học).Nói cách khác,lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu CPI và ứng dụng trong kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung trình bày I.Đặt vấn đề CPI là gì Sự cần thiết phải nghiên cứu về CPI. II.Nội dung nghiên cứu Cách tính CPI Chỉ số CPI mách bảo điều gì So sánh GDP và CPI Vận dụng CPI trong thực tiễn hiện nay Số liệu CPI của tỉnh Thừa Thiên Huế III.Kết luận chung Giái pháp kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng. I.Đặt vấn đề Hàng ngày, chúng ta vẫn nghe nhiều về lạm phát, về biến động kinh tế, sự thay đổi chóng mặt giá của hàng hoá thị trường .Tại sao cùng một loại hàng hoá nhưng hôm qua là một giá, hôm nay lại là một giá và có thể ngày mai là một giá khác.Cái gì có thể đo lường sự biến động mức giá đó? Nó ảnh hưởng gì đến mức sống chung của nền kinh tế một đất nước? Câu trả lời chính là CPI. 1.Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI: Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. 2.Lạm phát Lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.(kinh tế học).Nói cách khác,lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. 2.Sự cần thiết phải nghiên cứu , tìm hiểu về CPI. Giúp chúng ta biết được mức giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. CPI được xem xét để đo lường lạm phát và ứng dụng của nó trong thực tiễn. Mọi người đều muốn biết về CPI.Chính phủ sử dụng CPI để xác định hướng điều chỉnh chi phí sinh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế, ngân hàng sử dụng để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền cho vay, người tiêu dùng cần CPI để biết rằng mình đã phải chi thêm bao nhiêu tiền để mua được một lượng hàng hoá như cũ nhằm duy trì mức sống trước đây của họ.Ví dụ như ở Mỹ, CPI được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và các hoạt động kinh tế khác. Cục an ninh xã hội Mỹ  thường xem xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc thuế của Cục dự trữ Liên bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp, và các ông chủ thì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viên cho phù hợp với chi phí sinh hoạt. các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo giờ và theo tuần, tổng thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với CPI để lý giải các chỉ số có liên quan trong thời kì không có ảnh hưởng của lạm phát. Nói tóm lại, CPI là một một “ hàn thử biểu” của nền kinh tế, do thay đổi trong CPI có tác động trực tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế của mọi người dân trong xã hội. II.Nội dung trình bày 1.Cách tính CPI Để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, các nhà thống kê kinh tế chọn năm cơ sở/năm gốc.Tiếp đến họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của đất nước để xác định “ giỏ hàng hoá” và dịch vụ điển hình mà dân cư mua trong năm cơ sở .Hiện nay, giỏ hàng hoá đặc trưng để tính CPI của Việt Nam được hình thành bởi 10 nhóm hàng cấp I, 34 nhóm hàng cấp II và 86 nhóm hàng cấp III. Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở (qti) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t, với t=0 ở năm cơ sở và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở. Giả sử năm cơ sở là năm 2002 và giỏ hàng hoá điển hình chỉ bao gồm là 10 kg gạo và 5 kg cá Bước2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng hoá cố định cho các năm (pti+) Giả sử như trong bảng sau Năm Giá gạo (1.000/kg) Giá cá (1.000đ/kg) Chi tiêu (1.000đ) CPI Tỷ lệ lạm phát(%/năm) 2002 3 15 105 100 2003 4 17 125 119.0 19 2004 5 22 160 152.4 28 Bước3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm. Chi phí cho giỏ hàng của từng năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm được với nhau.Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm nên Chi phí giỏ hàng ở năm t= ∑ pti q0i Bước 4 Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm CPI của một năm hay thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị chi phí giỏ hàng của năm đó và giá trị chi phí giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100. Đó là CPI=(∑ pti q0i /∑ p0i q0i).100 Ở bảng trên, CPI năm 2003 là 119 cho biết rằng mức giá năm 2003 cao hơn mức giá năm 2002 là 19%. Bước5: Tính tỷ lệ lạm phát (∏) Đây là công việc cuối cùng giúp chúng ta hiểu được ứng dụng của CPI trong phân tích kinh tế, cụ thể là để tính lạm phát.Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung.Do đó tỷ lệ lạm phát chính là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó ∏’ = 100% x CPI t - CPI t-1 CPI t-1 Trong đó, ∏’ và CPI t là tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng ở năm t. Ở ví dụ trên, tỷ lệ lạm phát tính được là 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004 hay mức giá chung của giỏ hàng hoá tiêu dùng đã tăng lên 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004. Điều đó có nghĩa là so với năm 2002, chi phí người tiêu dùng điển hình phải bỏ ra để mua cùng một giỏ hàng đã tăng lên 19% trong năm 2003 và tiếp tục tăng lên 28% trong năm 2004. 2. Chỉ số CPI mách bảo điều gì ? Các số liệu về CPI sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát, có nguy cơ làm suy sup cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao.Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn. Chúng ta thường nhìn nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt. Và thực tế điều này có thể là tốt trong một chừng mực nào đó.Ví dụ, giá của dịch vụ điện thoại đã liên tục giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì Internet ngày càng chiếm ưu thế.Và chắc chắn rằng chẳng người tiêu dùng nào phàn nàn về điều này.Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không có nổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức giá cực kì hấp dẫn. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lạm phát.Điển hình là ở Đức vào những năm 20,lạm phát của Đức trong thời gian này đã có lúc đạt mức 3.25 triệu phần trăm một tháng. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, Hy Lạp có mức lạm phát 8.55 tỉ phần trăm một tháng, Hungary thì thậm chí còn kinh khủng hơn. Hungary đã cho phát hành giấy bạc mệnh giá 100 triệu Pengo vào năm 1946 nhưng vào thời điểm này tờ giấy bạc này chả có nghĩa gì.Do đó chính phủ buộc phải định giá lại đồng tiền của nước mình.Giấy bạc 1 triệu pengo giờ đây cũng chỉ có giá tương đương với 1 pengo trước kia, và nghiễm nhiên nó trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. Đưa ra ví dụ này để thấy được cho dù chỉ số CPI có biến động theo chiều nào thì nó vẫn khiến cho nhiều người phải lo sợ. 3.Một số vấn đề cần lưu ý khi đo lường CPI Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có 3 vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây: Lệch thay thế Lệch do hàng hoá mới Lệch do chất lượng hàng hoá thay đổi được cải thiên 1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định.Mặc dù giá hàng hoá và dịch vụ thay đổi từ năm này qua năm khác nhưng không phải giá của mọi hàng hoá thay đổi với cùng tỷ lệ như nhau.Một số hàng hoá có giá tăng nhiều hơn một số hàng hoá khác. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá. Một số nhà kinh tế mỹ đã tính toán và nêu lên rằng trung bình hàng năm con số tỷ lệ lạm phát công bố cao hơn mức lẽ ra của nó là từ 1 đến 2 phần trăm (Parkin:1996;Mankiw:2001). Để giảm bớt những vấn đề về sai lệch,Tổng cục thống kê đã định kỳ rà soát, sửa đổi và bổ sung giỏ hàng dùng tính CPI.Hiện nay, chúng ta đang dùng giỏ hàng cố định của năm 2005.Tuy nhiên, cho dù giỏ hàng có được cập nhật thì CPI cũng chỉ có giá trị hạn chế trong việc tiến hành các so sánh chi phí sinh hoạt cho những thời kỳ dài và thậm chí nó cũng chưa phải là một thước đo tốt để đo lường tỷ lệ lạm phát hằng năm. 2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.Ví dụ hiện nay, máy vi tính đã thế chỗ máy đánh chữ, và người ta đã sử dụng máy ảnh kỹ thuật số thay thế máy chụp phim thông thường.. 3. CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.Trên thực tế, chất lượng của đài, tivi, thiết bị điện tử các loại cao hơn ở năm sau so với năm trước.Cải thiện chất lượng đồng nghĩa với sự tăng lên của giá cả. Song sự gia tăng đó tất nhiên không phải là lạm phát. 4.Xem xét giữa CPI và GDP Giống nhau Giống nhau cơ bản giữa GDP và CPI đều là đo lường mức giá chung của nền kinh tế, hoạch định những chính sách kinh tế xã hội. Khác nhau: Điểm khác biệt thứ nhất GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước, trong khi CPI đo lường mức giá trung bình của mọi hàng hoá dịch vụ mà một gia đình điển hình tiêu dùng. Như vậy có hàng hoá là một bộ phận của GDP nhưng không thuộc về giỏ hàng hoá do người tiêu dùng mua.Ví dụ như xe tăng,máy bay quân sự. Hay ví dụ như hãng tivi Samsung của Hàn Quốc tăng giá bán tivi.Tivi Samsung được sản xuất tại Hàn Quốc nên được tính vào GDP Hàn Quốc chứ không phải GDP của Việt Nam.Do có nhiều người tiêu dùng mua tivi Samsung nhập khẩu vào Việt nam nên tivi là một bộ phận của giỏ hàng hoá tiêu dùng điển hình của Việt Nam.Ở đây, sự tăng giá của Tivi lại được phản ánh vào CPI chứ không được đề cập tới trong GDP. GPD và CPI còn phân biệt nhau ở một khía cạnh khác tinh tế hơn, đó là làm sao quy quyền số cho các giá cả khác nhau để thu được một số duy nhất về mức giá chung. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định ở năm tính toán với giá của giỏ hàng hoá đó ở năm cơ sở.Giỏ hàng tiêu dùng thỉnh thoảng mới được Tổng cục thống kê thay đổi đo đó nó thường được giữ cố định nhiều năm.Trong khi đó, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của những hàng hoá được sản xuất ra trong năm hiện hành với giá của cùng hàng hoá ấy trong năm cơ sở.Vì vậy nhóm hàng hoá và dich vụ dùng để tính chỉ số GDP tự động thay đổi theo thời gian. Khi tất cả giả cả đều thay đổi theo cùng tỷ lệ thì sự khác biệt này là không quan trọng song nếu giá của những hàng hoá và dịch vụ khác nhau không thay đổi theo cùng tỷ lệ ,việc gán quyền số cho các giả cả khác nhau tác động mạnh tới tỷ lệ lạm phát chung. 5.Vận dụng CPI trong thực tiễn hiện nay Ở Việt Nam, hàng tháng nhân viên tổng cục thống kê cùng các chi cục thống kê ở các tỉnh, thành trong cả nước tiến hành quan sát ghi chép giá cả của các mặt hàng trong từng nhóm hàng thuộc giỏ hàng đã cố định. Khi đã có đầy đủ số liệu, họ tính CPI thông qua việc tính chi tiêu cho giỏ hàng hoá và dịch vụ theo giá hiện hành của kỳ tính toán. Giá trị tính được này sau đó được đem so sánh với giá trị của giỏ hàng hoá trong kỳ cơ sở. Bảng1: Giỏ hàng hoá dịch vụ điển hình Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) C  Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 01  I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 011   1. Lương thực 8,18 012   2. Thực phẩm 24,35 013   3. Ăn uống ngoài gia đình 7,40 02  II. Đồ uống và thuốc lá 4,03 03  III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 04  IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 10,01 05  V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 06  VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 07  VII. Giao thông 8,87 08  VIII. Bưu chính viễn thông 2,73 09  IX. Giáo dục 5,72 10  X. Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83 11  XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34 Nguồn: taichinhdautu.com Hiện nay, Tổng cục Thống kê tính chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspeyres, đó là CPI=∑(CPIi .doi )/∑doi Trong năm 2010, giá một số mặt hàng tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong khoảng 6 tháng đầu và tăng mạnh vào những tháng cuối năm, nguy cơ lạm phát cao Nguyên nhân Do việc điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ trình hội nhập, các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ phát huy tác dụng ở mức độ sâu và rộng... đã góp phần làm giá hàng hóa tăng lên. Giá thế giới tăng tác động làm tăng giá trong nước. So với cùng kỳ năm 2009: Giá xăng dầu tăng: 30%, khí hóa lỏng: 33,14%, thép thành phẩm: 28,14%, phôi thép: 28,04%, giấy: 28%, chất dẻo: 24,26%, bông xơ: 41,94%... Giá xuất khẩu gạo tăng: 4,66%, cao su: 80%, nhân điều: 22%... Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình hình hạn hán, bão lụt; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm gây thiệt hại nặng nề về người và của ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đẩy chi phí sản xuất và giá cả tăng. Ngoài ra, nguy cơ lạm phát cao trong năm nay bởi vì một số nhân tố do bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP, trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89 %. Trong năm 2009, lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm - người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Năm 2010, kinh tế đã vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng tăng mạnh và gây áp lực lạm phát cao. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao trong 2009 là áp lực rất mạnh lên mặt bằng giá năm 2010, nhập siêu đang có chiều hướng tăng cao trở lại, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm. Thời gian qua, giá vàng giá đôlla không ngừng biến động đã ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, năm 2010 lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vì lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ 2009 chuyển qua, sức mua tăng lên nhờ được tăng lương, giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng lên ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung. Bảng2: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm THÁNG 2005 2006 2007 2008 2009 Tháng trước = 100% 1 101,1 101,2 101,1 102,4 100,3 2 102,5 102,1 102,2 103,6 101,2 3 100,1 99,5 99,8 103,0 99,8 4 100,6 100,2 100,5 102,2 100,4 5 100,5 100,6 100,8 103,9 100,4 6 100,4 100,4 100,9 102,1 100,6 7 100,4 100,4 100,9 101,1 100,5 8 100,4 100,4 100,6 101,6 100,2 9 100,8 100,3 100,5 100,2 100,6 10 100,4 100,2 100,7 99,8 100,4 11 100,4 100,6 101,2 99,2 100,6 12 100,8 100,5 102,9 99,3 101,4 Bình quân tháng 100,7 100,5 101,0 101,5 100,5 Tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước 108,4 106,6 112,6 119,9 106,5 Biếu đồ1: Tăng trưởng CPI tính theo năm Bảng 3:Chỉ số CPI của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ Tháng 2006 2007 2008 2009 1 101,35 101,01 103 100,48 2 103,03 102,40 104.43 101,24 3 98,66 99,98 103.96 99,33 4 100 100,44 102.03 99,86 5 100 100,73 102.78 100,39 6 100,35 100,7 102.04 100,61 7 100,25 100,76 101.18 100,53 8 100,25 100,65 101,98 100,05 9 100,5 100,43 99,58 100,95 10 100,48 101,6 99,99 100,95 11 100,9 101,25 99,63 100,52 12 101,24 103,06 99,17 101,02 Tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước 107,32 113,58 121,94 106,41 Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009 Có thể thấy rằng chỉ số giá tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế giảm vào những tháng đầu năm và tăng mạnh những tháng cuối năm.So với cùng kỳ năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 vẫn có xu hương giảm ở 8 tháng đầu năm và tăng cao vào 4 tháng cuôi năm.Đây cũng là điều dễ lý giải vì đó là thời điểm gần đến dịp Têt Nguyến Đán, chi tiêu trung bình một gia đình Việt Nam bao giờ cũng tăng. III.Kết luận chung -Nghiên cứu về CPI và những ứng dụng của CPI trong nền kinh tế giúp các nhà kinh tế có cơ sở để đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia, giúp cho người tiêu dùng có căn cứ để thực hiện chính sách chi tiêu hợp lý cho gia đình. -Biến động tăng giảm của CPI đều ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, nên các cơ quan chức năng cần thận trọng khi đưa ra các chính sách điều chỉnh về CPI. -Các giải pháp để bình ổn chỉ số giá tiêu dùng Tổ chức kiểm tra giá tại ba miền ,tổ chức một số đoàn công tác tại 3 miền (Bắc, Trung, Nam) để kiểm tra và nắm tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại địa phương.Nếu phát hiện vi phạm, phải xử lý kiên quyết, nghiêm túc và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Với những mặt hàng thiết yếu như sữa, thép xây dựng và vật liệu xây dựng, khí gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi.... sẽ thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá đối mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá theo quy định. Kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký giá, kê khai giá bất hợp lý, tăng giá quá cao so với biến động của yếu tố đầu vào và mặt bằng giá thị trường Tiếp tục thực hiện chính sách bình ổn giá xăng dầu... Giải pháp bình ổn thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011, Sở Tài chính các địa phương phối hợp với Sở Công thương chủ động cân đối cung cầu hàng hoá trên địa bàn, chú trọng các mặt hàng thực phẩm, lương thực để phục vụ nhu cầu tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Chính phủ cũng đã có chỉ thị đưa ra những giải pháp bình ổn giá cả. Nhưng lạm phát ở Việt Nam là căn bệnh khó trị.Giải pháp để trị căn bệnh này một cách triệt để nằm ở tỷ giá, từ đó giải bài toán nhập siêu, kiềm hãm đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hạn chế nhập siêu và ổn định tỷ giá. Ở Việt Nam, trong số hàng hoá lương thực ,thực phẩm ăn uống trong CPI chiếm tỷ lệ tới 40%, trong khi đây là những mặt hàng thường biến động bởi thời tiết. Nói chung, muôn giải bài toán lạm phát phải giải bài toán bội chi và đầu tư.(TS kinh tế Trần Hoàng Ngân-TP HCM). Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của cả nhóm, xin chân thành cảm ơn cô Phan Thu Hương đã tận tình hướng dẫn cho chúng em hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.Rất mong nhận được ý kiến của các bạn để hoàn thiện chuyên đề này. Nhóm 8-K41 TKKD
Tài liệu liên quan