Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họxây dựng và thửnghiệm các lý
thuyết đểlý giải thếgiới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họsửdụng lý
thuyết của mình với mục đích làm cho thếgiới trởnên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua
đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cảvà
lượng hàng hóa bán ra nhưthếnào. Chúng ta cũng đã thấy các sựkiện khác nhau làm
thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng nhưthếnào.
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cung, cầu và chính sách của chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 1
CHƯƠNG 4
CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý
thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý
thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua
đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và
lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm
thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng như thế nào.
Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây, chúng ta phân
tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như
các bạn sẽ thấy, phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Các
chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay
dự kiến trước.
Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm soát giá cả trực tiếp. Ví dụ, luật về
kiểm soát tiền thuê nhà quy định mức tiền thuê tối đa mà chủ nhà được phép thu từ người
thuê nhà. Luật về tiền lương tối thiểu quy định tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp
được phép trả cho công nhân. Những quy định về kiểm soát giá cả thường được đưa ra khi
các nhà hoạch định chính sách tin rằng giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ nào đó
không công bằng đối với người mua hoặc người bán. Song như chúng ta sẽ thấy, chính các
chính sách này cũng có thể tạo ra sự bất công.
Sau khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của
thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục thị trường,
vừa để tạo nguồn thu cho các mục tiêu công cộng. Cho dù tính phổ biến của thuế trong nền
kinh tế của chúng ta rất rõ ràng, nhưng hiệu quả của chúng thì khó hiểu hơn. Ví dụ khi chính
phủ đánh thuế vào tiền lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân, doanh nghiệp hay công
nhân phải chịu gánh nặng về thuế này? Câu trả lời chỉ trở nên rõ ràng khi chúng ta sử dụng
các công cụ mạnh mẽ là cung và cầu.
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ CẢ
Để phân tích ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát giá cả đối với các kết cục thị trường, một
lần nữa chúng ta lại xem xét thị trường kem. Như chúng ta đã thấy trong chương 4, nếu kem
được bán trên thị trường cạnh tranh, không có sự can thiệp của chính phủ, thì giá kem sẽ điều
chỉnh để cân bằng cung và cầu: Tại mức giá cân bằng, lượng kem mà người mua muốn mua
đúng bằng lượng kem mà người bán muốn bán. Cụ thể, chúng ta giả sử giá cân bằng là 3 đô
la một chiếc kem.
Không phải ai cũng cũng vui mừng với kết quả mà thị trường tự do tạo ra. Giả sử Hiệp
hội những người ăn kem Mỹ phàn nàn rằng giá 3 đô la quá cao và mọi người không thể
thưởng thức mỗi ngày một chiếc kem (định mức ăn kem mà họ đưa ra). Trong khi đó, Tổ
chức Quốc gia các nhà sản xuất kem lại kêu ca rằng mức giá 3 đô la - kết quả của sự
“cạnh tranh cắt cổ” - đang làm cho thu nhập của các thành viên của họ quá thấp. Cả hai
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 2
nhóm này đều vận động chính phủ thông qua một đạo luật nhằm thay đổi kết cục thị
trường bằng cách kiểm soát giá cả trực tiếp.
Tất nhiên, do người mua bất kỳ hàng hóa nào cũng muốn có giá thấp hơn trong khi người bán
lại muốn bán với giá cao hơn, cho nên lợi ích của hai nhóm người này xung đột nhau. Nếu
nhóm người ăn kem thành công trong việc vận động hành lang, chính phủ sẽ thông qua một
mức giá tối đa cho kem, gọi là trần giá. Nếu nhóm các nhà sản xuất kem thành công, chính
phủ sẽ thông qua một mức giá tối thiểu, gọi là sàn giá. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét ảnh
hưởng của các chính sách này.
Ảnh hưởng của trần giá tới kết quả hoạt động của thị trường
Khi chính phủ áp đặt một mức trần giá cho thị trường kem do bị mủi lòng vì những lời ca
thán của người ăn kem, hai kết cục có thể xảy ra. Trong phần (a) của hình 1, chính phủ định
mức trần giá là 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, trần giá được coi là không ràng
buộc do giá cân bằng cung cầu (3 đô la) thấp hơn trần giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy
nền kinh tế về trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và trần giá không gây ra ảnh hưởng gì.
Phần (b) của hình 1 chỉ ra một khả năng khác thú vị hơn. Trong trường hợp này, chính
phủ ấn định trần giá là 2 đô la một chiếc kem. Do giá cân bằng là 3 đô la cao hơn trần giá,
nên trần giá này không phải là một điều kiện ràng buộc trên thị trường. Các lực lượng
cung cầu có xu hướng đẩy giá cả về mức giá cân bằng. Nhưng khi giá thị trường đụng vào
trần giá, nó không thể tăng cao hơn nữa. Do đó, giá thị trường phải bằng trần giá. Tại mức
giá này, lượng cầu về kem (125 chiếc như trong hình vẽ) vượt quá lượng cung về kem (75
chiếc). Do xảy ra tình trạng thiếu hụt kem, nên một số người muốn mua kem ở mức giá
cao hơn không mua được kem.
Khi tình hình thiếu hụt kem xảy ra do tác động của trần giá, một cơ chế nào đó sẽ tự nhiên
phát sinh để phân phối lượng kem này. Cơ chế này có thể là nguyên tắc xếp hàng: Những
người mua sẵn sàng đến sớm và chờ đợi sẽ mua được kem, trong khi những người không
sẵn sàng chờ đợi không mua được kem. Hoặc người bán có thể phân phối số kem này theo
sự thiên vị cá nhân của họ, chẳng hạn chỉ bán cho bạn bè, họ hàng, người cùng dân tộc
hay chủng tộc. Cần chú ý rằng mặc dù trần giá được đưa ra nhằm mục đích giúp đỡ người
mua kem, nhưng không phải tất cả người mua đều được hưởng lợi từ chính sách này. Một
số người được lợi vì được mua kem với giá thấp hơn, nhưng họ phải xếp hàng, trong khi
những người khác không mua được một chiếc kem nào.
Ví dụ về thị trường kem chỉ ra một nguyên tắc chung: Khi chính phủ áp đặt một trần giá
ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và
người bán phải phân phối lượng hàng hóa khan hiếm này cho một số lớn người mua tiềm
tàng. Các cơ chế phân phối phát sinh dưới tác động của trần giá này hiếm khi đáng mong
muốn. Việc xếp hàng dài là không có hiệu quả, vì nó làm mất thời gian của người mua.
Sự phân biệt đối xử theo thiên kiến của người bán vừa không hiệu quả (vì hàng hóa không
đến được người mua đánh giá nó cao nhất), vừa có khả năng không công bằng. Ngược lại,
cơ chế phân phối trong thị trường cạnh tranh tự do vừa có hiệu quả, vừa khách quan. Khi
thị trường kem đạt trạng thái cân bằng, bất kỳ ai muốn trả theo giá thị trường đều mua
được kem. Thị trường tự do phân phối hàng hóa thông qua giá cả.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 3
Hình 1. Thị trường với trần giá. Trong phần (a), chính phủ định mức trần giá là 4 đô la.
Do mức trần giá này cao hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên nó không có tác dụng gì và thị
trường có thể đạt tới trạng thái cân bằng cung cầu. Tại trạng thái cân bằng, lượng cung
bằng lượng cầu là 100 chiếc kem. Trong phần (b), chính phủ định ra trần giá là 2 đô la. Do
trần giá này thấp hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên giá thị trường chỉ là 2 đô la. Tại mức giá
này, lượng cầu bằng 125 chiếc kem nhưng lượng cung chỉ bằng 75 chiếc kem. Do vậy, mức
thiếu hụt là 50 chiếc kem.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: XẾP HÀNG TẠI TRẠM XĂNG
Như chúng ta đã phân tích trong chương trước, vào năm 1973 Tổ chức Các nước Xuất khẩu
Dầu mỏ (OPEC) đã làm tăng giá dầu trên thị trường dầu thô thế giới. Do dầu thô là đầu vào
chủ yếu dùng để sản xuất xăng, nên giá dầu thô cao hơn đã làm giảm cung về xăng. Tình
trạng xếp hàng dài trước các trạm xăng trở nên phổ biến và lái xe thường phải chờ đợi hàng
giờ chỉ để mua được vài thùng xăng.
Ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng xếp hàng dài để mua xăng này? Hầu hết mọi người đổ
lỗi cho OPEC. Chắc chắn là nếu OPEC không làm tăng giá dầu thô, thì tình trạng thiếu xăng
không xảy ra. Thế nhưng các nhà kinh tế lại đổ lỗi cho các quy định của chính phủ nhằm giới
hạn giá mà các công ty xăng dầu được phép tính cho xăng.
Cung
Giá trần
0 100 Lượng kem
(lượng cân bằng)
Giá
kem
4 $
3 $
Cầu Thiếu hụt
Cung
Giá trần
0 75 125 Lượng kem
lượng cung lượng cầu
Giá
kem
3 $
2 $
Cầu
(a) Giá trần không ràng buộc (b) Giá trần ràng buộc
Cung, S1
Giá trần
0 Q1 Lượng xăng
Giá
xăng
P1
Cầu
1. Ban
đầu giá
trần
không có
tính ràng
buộc, ...
(a) Giá trần không ràng buộc của xăng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 4
Hình 2. Thị trường xăng với trần giá. Phần (a) cho thấy thị trường xăng khi trần giá không
ràng buộc bởi vì giá cân bằng P1 thấp hơn trần. Phần (b) cho thấy thị trường xăng sau khi
sự gia tăng giá dầu (một đầu vào cho sản xuất xăng) làm dịch chuyển đường cung sang trái
từ S1 tới S2. Trong thị trường không bị kiểm soát, giá sẽ tăng từ P1 lên P2. Tuy nhiên, trần
giá ngăn cản không cho điều này xảy ra. Tại mức trần giá ràng buộc, người tiêu dùng sẵn
sàng mua lượng QD, nhưng người sản xuất xăng chỉ sẵn sàng bán lượng QS. Mức chênh lệch
giữa lượng cầu và lượng cung QD - QS chính là lượng xăng bị thiếu hụt.
Hình 2 cho biết điều gì đã xảy ra. Như được minh họa trong phần (a), trước khi OPEC làm
tăng giá dầu thô, giá cân bằng của xăng là P1, thấp hơn trần giá. Do đó, quy định về giá cả
không có tác dụng gì. Tuy nhiên, khi giá dầu thô tăng lên thì tình hình thay đổi. Việc dầu thô
lên giá làm tăng chi phí sản xuất xăng và điều này làm giảm cung về xăng. Phần (b) cho thấy,
sự dịch chuyển sang trái của đường cung từ S1 tới S2 đã làm tăng giá cân bằng. Trong thị
trường không bị kiểm soát, sự dịch chuyển của đường cung này sẽ làm tăng giá xăng cân
bằng từ P1 lên P2, và kết quả là không có tình trạng thiếu hụt xăng. Song trần giá đã ngăn
cản không cho giá tăng lên đến mức cân bằng. Tại mức trần giá này, các nhà sản xuất chỉ sẵn
sàng bán lượng QS và người tiêu dùng sẵn sàng mua lượng QD. Bởi vậy, sự dịch chuyển của
đường cung gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng tại mức giá bị kiểm soát.
Cuối cùng thì đạo luật về kiểm soát giá xăng cũng bị bãi bỏ. Các nhà làm luật đã hiểu ra rằng
họ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc làm cho rất nhiều người Mỹ mất thời gian chờ
đợi xếp hàng mua xăng. Hiện nay khi giá dầu thô thay đổi, giá xăng có thể điều chỉnh để làm
cho cung và cầu cân bằng nhau.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ TRONG NGẮN HẠN
VÀ DÀI HẠN
Một ví dụ phổ biến của trần giá là chính sách kiểm soát tiền thuê nhà. Tại nhiều thành phố,
chính phủ địa phương quy định mức trần cho tiền thuê mà các chủ nhà có thể thu từ người
(b) Giá trần mang tính ràng buộc của xăng
S2 S1
Giá trần
0 QS QD Q1 Lượng xăng
Cầu
3. ... giá trần trở
nên ràng buộc
2. ... nhưng khi cung giảm ...
Giá
xăng
P2
P14. ... gây
ra thiếu
hụt
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 5
thuê nhà. Mục tiêu của chính sách này là trợ giúp người nghèo thông qua việc làm cho nhà ở
trở nên rẻ hơn. Các nhà kinh tế thường chỉ trích chính sách kiểm soát tiền thuê nhà này với
lập luận rằng đó là một cách kém hiệu quả để giúp người nghèo nâng cao mức sống. Một nhà
kinh tế đã gọi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà là “cách tốt nhất để phá hủy một thành phố,
ngoài ném bom”.
Quảng đại quần chúng không thấy ngay những tác động tiêu cực của chính sách kiểm soát
tiền thuê nhà, bởi vì chúng chỉ xảy ra sau nhiều năm. Trong ngắn hạn, chủ nhà chỉ có một số
lượng các căn hộ cho thuê cố định và họ không thể nhanh chóng thay đổi con số này khi tình
hình thị trường thay đổi. Hơn nữa, số người muốn thuê nhà trong một thành phố có thể không
phản ứng mạnh đối với tiền thuê nhà trong ngắn hạn, bởi vì người ta cần có thời gian để điều
chỉnh nhà ở của mình. Do đó trong ngắn hạn, cung và cầu về nhà ở tương đối ít co giãn.
Phần (a) của hình 3 chỉ rõ các tác động ngắn hạn của chính sách kiểm soát tiền thuê nhà đối
với thị trường nhà ở. Cũng như với bất kỳ trần giá nào, chính sách kiểm soát tiền thuê nhà
gây ra tình trạng thiếu hụt. Song do cung và cầu không co giãn trong ngắn hạn, nên mức thiếu
hụt ban đầu do chính sách kiểm soát tiền thuê nhà gây ra thấp. Tác động chính trong ngắn hạn
là làm giảm tiền thuê nhà.
Hình 3. Đạo luật về kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn và dài hạn. Phần (a) cho thấy
tác động ngắn hạn của luật kiểm soát tiền thuê nhà: Vì cung và cầu về nhà ở tương đối không
co giãn, mức trần giá được quy định bởi luật kiểm soát tiền thuê nhà chỉ gây ra sự thiếu hụt
nhỏ về nhà ở. Phần (b) cho thấy tác động dài hạn của luật kiểm soát giá cả: Vì cung và cầu về
nhà ở co giãn nhiều hơn, nên luật kiểm soát tiền thuê nhà gây ra lượng thiếu hụt lớn.
Diễn biến trong dài hạn lại rất khác bởi vì theo thời gian, người thuê và người cho thuê nhà
phản ứng mạnh hơn đối với các điều kiện thị trường. Về phía cung, chủ nhà phản ứng lại
tiền thuê nhà thấp bằng cách không xây thêm các căn hộ mới và không bảo dưỡng các căn
hộ hiện có. Về phía cầu, tiền thuê nhà thấp khuyến khích mọi người tìm thuê căn hộ riêng
(thay vì sống với cha mẹ hay thuê chung với người khác) và gây ra tình trạng ngày càng có
nhiều người đổ về thành phố. Do đó, cả cung và cầu đều co giãn nhiều hơn trong dài hạn.
Tiền thuê bị
kiểm soát
thiếu hụt
Cầu
Cung
0 Lượng căn hộ
Tiền
thuê
căn
hộ
(b) Kiểm soát tiền thuê nhà trong dài hạn
(cung và cầu co giãn mạnh)
(a) Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn
hạn (cung và cầu ít co giãn)
thiếu hụt Cầu
Cung
Tiền thuê bị
kiểm soát
0 Lượng căn hộ
Tiền
thuê căn
hộ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 6
Phần (b) của hình 3 minh họa cho thị trường nhà ở trong dài hạn. Khi chính sách kiểm soát
tiền thuê nhà làm cho tiền thuê nhà thấp hơn mức cân bằng, lượng cung về căn hộ giảm, trong
khi lượng cầu về căn hộ tăng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở trầm trọng.
Ở các thành phố áp dụng chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, chủ nhà sử dụng nhiều cơ chế để
phân phối nhà. Một vài chủ nhà có một danh sách dài các khách chờ. Người khác thì ưu tiên
người thuê chưa có con. Lại có những người phân biệt đối xử với khách hàng theo chủng tộc.
Cũng có khi các căn hộ lại được dành cho người thuê nhà sẵn sàng đút lót những kẻ trông nom
khu nhà ấy. Về bản chất, các khoản hối lộ này làm cho tổng tiền thuê nhà của căn hộ (bao gồm
cả tiền hối lộ) gần với mức giá cân bằng.
Để hiểu đầy đủ các tác động của chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, chúng ta phải nhớ lại
một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1: Con người phản ứng với
các kích thích. Trong thị trường tự do, chủ nhà cố gắng giữ nhà sạch và an toàn, bởi vì các
căn hộ đó có giá cao. Ngược lại, khi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà tạo ra sự thiếu hụt và
chờ đợi, chủ nhà mất động cơ quan tâm tới lợi ích của người thuê nhà. Tại sao chủ nhà lại
phải chi tiền để bảo dưỡng và nâng cấp nhà cho thuê trong khi người có cầu thuê đang xếp
hàng để thuê chúng trong tình trạng hiện tại? Xét cho cùng thì mọi người thuê được nhà với
giá rẻ hơn, nhưng họ cũng phải chấp nhận ngôi nhà kém chất lượng hơn.
Các nhà hoạch định chính sách thường phản ứng với các tác động do chính sách kiểm soát
giá gây ra bằng cách đưa ra các quy định mới. Ví dụ, có các đạo luật quy định rằng việc phân
biệt chủng tộc khi cho thuê nhà ở là phạm pháp và yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng điều kiện
sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Song việc thực hiện các đạo luật này rất khó khăn và tốn kém.
Ngược lại, nếu chính sách kiểm soát tiền thuê nhà bị bãi bỏ và thị trường nhà ở được điều tiết
bởi các lực lượng cạnh tranh, những đạo luật như trên sẽ trở nên ít cần thiết hơn. Trong thị
trường tự do, tiền thuê nhà tự điều chỉnh để loại trừ tình trạng thiếu hụt - một nguyên nhân
gây ra nhiều hành vi không mong muốn của người cho thuê nhà.
Tác động của sàn giá tới kết cục thị trường
Để xem xét ảnh hưởng của một loại chính sách kiểm soát giá khác của chính phủ, chúng ta
hãy quay lại với thị trường kem. Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng chính phủ bị
thuyết phục bởi những lời khẩn cầu do Tổ chức Quốc gia của các nhà sản xuất Kem đưa ra.
Trong trường hợp này, chính phủ có thể thiết lập một sàn giá. Sàn giá, cũng như trần giá, là
một cố gắng của chính phủ nhằm duy trì giá cả ở một mức khác với mức giá cân bằng. Trong
khi trần giá áp đặt mức tối đa cho giá cả, thì sàn giá lại áp đặt mức tối thiểu.
Khi chính phủ quy định sàn giá cho thị trường kem, hai khả năng có thể xảy ra. Nếu chính
phủ áp đặt sàn giá 2 đô la một chiếc kem trong khi giá cân bằng là 3 đô la, chúng ta sẽ có kết
quả như trong phần (a) của hình 4. Trong trường hợp này, sàn giá không có tính ràng buộc
bởi vì giá cân bằng cao hơn sàn giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh tế tới trạng thái
cân bằng một cách tự nhiên và sàn giá không có tác đụng gì.
Phần (b) của hình 4 cho thấy điều gì xảy ra khi chính phủ áp đặt sàn giá bằng 4 đô la một
chiếc kem. Trong trường hợp này, sàn giá có tính chất ràng buộc trên thị trường bởi vì giá cân
bằng 3 đô la thấp hơn sàn giá. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá thị trường về mức
cân bằng, nhưng khi chạm sàn, nó không thể xuống thấp hơn nữa. Giá thị trường phải bằng
sàn giá. Tại mức sàn giá này, lượng kem cung ra (120 chiếc) vượt quá lượng cầu (80 chiếc).
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 7
Một số người muốn bán kem với giá hiện hành không bán được kem. Do đó, sàn giá ràng
buộc gây ra tình trạng thặng dư.
Nếu trần giá và sự thiếu hụt có thể dẫn đến các cơ chế phân phối không mong muốn, thì sàn
giá và sự thặng dư cũng vậy. Trong trường hợp áp dụng sàn giá, một số người bán không thể
bán hết lượng kem mà họ muốn bán với giá thị trường. Những người bán biết chiều theo
khuynh hướng cá nhân của người mua, có thể do mối liên hệ gia đình hay chủng tộc, sẽ bán
được nhiều kem hơn so với những người không có điều kiện này. Ngược lại trong thị trường
tự do, giá đóng vai trò là cơ chế phân phối và người bán có thể bán được tất cả lượng kem họ
muốn bán tại mức giá cân bằng.
Hình 4. Thị trường với sàn giá. Trong phần (a), chính phủ áp đặt sàn giá bằng 2 đô la. Vì
sàn giá thấp hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên nó không có tác động gì. Giá thị trường điều
chỉnh để cân bằng cung cầu. Tại mức giá cân bằng, cả lượng cung và lượng cầu đều là 100
chiếc. Trong phần (b), chính phủ áp đặt sàn giá bằng 4 đô la, cao hơn giá cân bằng là 3 đô
la. Do đó, giá thị trường là 4 đô la. Do có 120 chiếc kem được cung ứng tại mức giá này
trong khi lượng cầu chỉ bằng 80 chiếc kem, nên mức thặng dư bằng 40 chiếc kem.
Cung
Giá sàn
0 100 Lượng kem
(lượng cân bằng)
Giá
kem
3$
2$
Cầu
(a) Giá sàn không ràng buộc
Cầu
Dư thừa
Cung
Giá sàn
Giá
kem
4$
3$
(giá
cân
bằng)
0 80 120 Lượng kem
lượng cầu lượng cung
(b) Giá sàn ràng buộc
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 8
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: LUẬT TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
Một ví dụ quan trọng về chính sách sàn giá là tiền lương tối thiểu. Các đạo luật về tiền lương
tối thiểu quy định mức giá thấp nhất mà giới chủ có thể trả cho người lao động. Quốc hội Mỹ
lần đầu tiên quy định tiền lương tối thiểu trong Đạo luật về Tiêu chuẩn lao động bình đẳng
vào năm 1938 nhằm đảm bảo cho người lao động một mức sống tối thiểu. Vào năm 1996,
tiền lương tối thiểu theo luật Liên bang là 4,75 đô la/giờ. Một số bang còn có tiền lương tối
thiểu cao hơn.
Để phân tích tác động của tiền lương tối thiểu, chúng ta hãy xem xét thị trường lao động.
Phần (a) của hình 5 mô tả thị trường lao động phụ thuộc vào cung và cầu như tất cả các thị
trường khác. Người lao động quyết định cung về lao động và các doanh nghiệp quyết định
cầu về lao động. Nếu chính phủ không can thiệp, tiền lương sẽ điều chỉnh để cân